BigBoy
23-01-2021, 18:33
Cặp cô dâu chú rể của tộc người Tidong sẽ phải trải qua thử thách 3 ngày không đi vệ sinh khiến cho ai cũng phải kinh ngạc.
Người Tidong (hay còn gọi Tidung) là một nhóm dân tộc bản địa sinh sống ở đông bắc đảo Borneo và các đảo nhỏ xung quanh. Người dân thuộc tộc người này sống chủ yếu ở biên giới giữa Malaysia và Indonesia.
Cho đến nay, cộng đồng Tidong vẫn giữ được nhiều nét văn hóa và trang phục truyền thống đẹp mắt. Tuy nhiên, điều khác lạ trong đám cưới của người Tidong khiến cho những ai chưa biết sẽ phải tròn mắt ngạc nhiên.
Theo đó, cô dâu và chú rể mới cưới người Tidong không đi vệ sinh trong 3 ngày. Tục lệ này được người Tidong coi trọng và lưu giữ qua nhiều năm.
Những người thuộc cộng đồng Tidong cấm các cặp cô dâu, chú rể mới kết hôn đi đại tiện hay đi tiểu tiện trong 3 ngày đêm và ra khỏi nhà trong thời gian này.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/01/21/tuc-le-dam-cuoi-ky-ladocx-1611239226585.jpeg
Nhấn để phóng to ảnh
Người Tidong (hay còn gọi Tidung) là một nhóm dân tộc bản địa sinh sống ở đông bắc đảo Borneo và các đảo nhỏ xung quanh.
Phong tục kỳ lạ nói trên vẫn chưa được nhiều người ngoài dân tộc Tidong biết đến. Cho đến khi, Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản của Malaysia công bố điều khó tin này trong một chương trình hồi năm 2006. Chương trình đã giới thiệu các điệu múa văn hóa và nghi lễ kết hôn của các dân tộc Suluk, Tidong, Sungai và Kagayan ở nước này.
Giải thích về ý nghĩa, quan niệm liên quan đến tục lệ này, ông Marukin Dollah, 72 tuổi, người đứng đầu cộng đồng người Tidong ở Sungai Tiram, Malaysia cho biết, người Tidong tin rằng những người làm trái với điều này có thể khiến hôn nhân đổ vỡ, hiếm muộn hoặc con cái yểu mệnh.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/01/21/tuc-le-dam-cuoi-ky-ladocx-1611239227265.jpeg
Nhấn để phóng to ảnh
Người Tidong vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc đặc biệt là các điệu nhảy.
Theo vị này, để các cặp đôi vượt qua thử thách sẽ có người được giao theo dõi và chỉ cho ăn một lượng đồ ăn cùng nước uống tối thiểu. Sau 3 ngày, cô dâu chú rể mới được tắm. Nhẫn cưới không phải do chồng sắp cưới đeo vào tay cho cô dâu mà do mẹ chồng đích thân trao.
Trong khi đó, tộc người Suluk ở Malaysia tổ chức đính hôn trước cưới chưa đến 1 tuần và cô dâu không được phép ra khỏi nhà trong thời gian đó.
Người đứng đầu cộng đồng Suluk ở Sandakan, Malaysia - ông Mustaffah Mohd Hassan, 41 tuổi cho biết thời gian đính hôn ngắn nhằm tránh những sự cố không đáng có. Một yếu tố quan trọng khác trong hôn lễ của người Suluk là phải tuyệt đối đúng giờ. Bất cứ chàng rể nào đến muộn sẽ phải nộp phạt, hình thức nộp phạt thường là một chiếc nhẫn.
Thậm chí, trước lúc chính thức thành vợ chồng, chú rể không được phép nhìn mặt cô dâu cho đến khi hát xong vài bài hát tình ca. Khi hát xong, bức màn ngăn giữa 2 người được kéo lên cũng là lúc tân lang và tân nương nhìn mặt nhau.
Người Tidong (hay còn gọi Tidung) là một nhóm dân tộc bản địa sinh sống ở đông bắc đảo Borneo và các đảo nhỏ xung quanh. Người dân thuộc tộc người này sống chủ yếu ở biên giới giữa Malaysia và Indonesia.
Cho đến nay, cộng đồng Tidong vẫn giữ được nhiều nét văn hóa và trang phục truyền thống đẹp mắt. Tuy nhiên, điều khác lạ trong đám cưới của người Tidong khiến cho những ai chưa biết sẽ phải tròn mắt ngạc nhiên.
Theo đó, cô dâu và chú rể mới cưới người Tidong không đi vệ sinh trong 3 ngày. Tục lệ này được người Tidong coi trọng và lưu giữ qua nhiều năm.
Những người thuộc cộng đồng Tidong cấm các cặp cô dâu, chú rể mới kết hôn đi đại tiện hay đi tiểu tiện trong 3 ngày đêm và ra khỏi nhà trong thời gian này.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/01/21/tuc-le-dam-cuoi-ky-ladocx-1611239226585.jpeg
Nhấn để phóng to ảnh
Người Tidong (hay còn gọi Tidung) là một nhóm dân tộc bản địa sinh sống ở đông bắc đảo Borneo và các đảo nhỏ xung quanh.
Phong tục kỳ lạ nói trên vẫn chưa được nhiều người ngoài dân tộc Tidong biết đến. Cho đến khi, Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản của Malaysia công bố điều khó tin này trong một chương trình hồi năm 2006. Chương trình đã giới thiệu các điệu múa văn hóa và nghi lễ kết hôn của các dân tộc Suluk, Tidong, Sungai và Kagayan ở nước này.
Giải thích về ý nghĩa, quan niệm liên quan đến tục lệ này, ông Marukin Dollah, 72 tuổi, người đứng đầu cộng đồng người Tidong ở Sungai Tiram, Malaysia cho biết, người Tidong tin rằng những người làm trái với điều này có thể khiến hôn nhân đổ vỡ, hiếm muộn hoặc con cái yểu mệnh.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/01/21/tuc-le-dam-cuoi-ky-ladocx-1611239227265.jpeg
Nhấn để phóng to ảnh
Người Tidong vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc đặc biệt là các điệu nhảy.
Theo vị này, để các cặp đôi vượt qua thử thách sẽ có người được giao theo dõi và chỉ cho ăn một lượng đồ ăn cùng nước uống tối thiểu. Sau 3 ngày, cô dâu chú rể mới được tắm. Nhẫn cưới không phải do chồng sắp cưới đeo vào tay cho cô dâu mà do mẹ chồng đích thân trao.
Trong khi đó, tộc người Suluk ở Malaysia tổ chức đính hôn trước cưới chưa đến 1 tuần và cô dâu không được phép ra khỏi nhà trong thời gian đó.
Người đứng đầu cộng đồng Suluk ở Sandakan, Malaysia - ông Mustaffah Mohd Hassan, 41 tuổi cho biết thời gian đính hôn ngắn nhằm tránh những sự cố không đáng có. Một yếu tố quan trọng khác trong hôn lễ của người Suluk là phải tuyệt đối đúng giờ. Bất cứ chàng rể nào đến muộn sẽ phải nộp phạt, hình thức nộp phạt thường là một chiếc nhẫn.
Thậm chí, trước lúc chính thức thành vợ chồng, chú rể không được phép nhìn mặt cô dâu cho đến khi hát xong vài bài hát tình ca. Khi hát xong, bức màn ngăn giữa 2 người được kéo lên cũng là lúc tân lang và tân nương nhìn mặt nhau.