BigBoy
10-01-2021, 04:49
Bà lão ấy hờ con suốt đêm. Bao giờ cũng vậy, cứ hết đường đất để làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng, buộc bụng nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi.
Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã phải vội vàng đi lấy chồng ngay. Nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải còm cõi, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm, ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đây, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào vét sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.
Tuy vậy, bà vẫn phải ăn – Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng, sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng: những bà già tính cẩn thận và sạch sẽ, không lơ lẻo như trẻ con; vả lại các cụ tuổi tác rồi, ăn chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí là đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm…Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán. Người ta nhận ra rằng: thuê một đứa trẻ con có phần còn thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu, những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu: ác! Nhưng bà lão đầu bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng run run. Cơm vương vãi, tương mắm dớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta phải tìm cớ tống bà đi. Bà lại phải gạ gẫm ở cho nhà khác….Không đầy một năm trời bà thay đổi đến năm, sáu chủ. Mỗi lần đổi chủ là một lần hạ giá. Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng. Rồi cơm nuôi tháng năm hào. Rồi cơm nuôi một năm bốn đồng. Rồi hai đồng. Rồi chẳng có đồng nào. Đến nước ấy mà cũng chẳng ma nào chịu được. Một hôm, người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước. Bà bảo: bà chỉ có thể mang một lọ. Y đã lấy sự ấy làm khó chịu, nhưng cố nhịn. Nhưng một lọ không xong. Bà xách một lọ nước đầy ở dưới cầu ao bước lên bờ, chẳng biết bẩy rẩy thế nào mà ngã khuỵu xuống, vỡ tan cái lọ và què một bên tay. Nghe tiếng bà kêu, chủ nhà phải chạy ra đỡ bà về. Không có ai thừa cơm nuôi báo cô bà. Y bèn đãi bà năm hào và cho bà về hưu trí.
Từ ngày ấy đến nay, tính ra đã hơn ba tháng rồi.
Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu còn được ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng, bà không còn sức mà khóc nữa. Bà nằm ẹp bụng xuống chiếu, nghĩ ngợi. Có người nói: những lúc đó, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế. Bà ra đi…..
Cứ đi được một quãng ngắn, bà lại phải ngồi xuống nghỉ. Nghỉ một lúc lâu, trống ngực bà mới hết đánh, tai bà bớt lùng bùng, mắt bà bớt tối tăm, người tàm tạm thôi quay quắt. Bà nghỉ tất cả năm, sáu quãng. Thành thử đến tận non trưa, bà mới tới nhà mình định tới: ấy là nhà bà phó Thụ, nuôi cái đĩ. Bà quen gọi như vậy, ngay từ khi nó còn nhỏ; cái đĩ tức là đứa con của anh con trai đã cướp công bà để về với đất, yên thân và mặc tất cả những gì bà ngày nay.
Bà nghĩ đến con, để mà ghen với nó thêm lần nữa, trong khi ngồi nghỉ ngoài đầu ngõ nhà bà phó Thụ. Ngoài đầu ngõ nhà bà phó Thụ, có một cây sung lớn. Bà tựa lưng vào gốc. Từ đầu ngõ vào đến nhà, còn những hai lần cổng. Có gọi thật to, ở trong nhà mới nghe tiếng. Mà bà thì còn hơi sức đâu mà gọi. Tiếng bà bải hoải. Hơi nói to một chút, nó đã ra đằng lỗ tai. Vả lại, chó nhà giàu dữ lắm. Nhà bà phó Thụ có những ba con chó đẫy đà, lực lưỡng. Lúc thiến, người ta đã rắc mảnh trai tán nhỏ vào. Vết thiến lành giúm mảnh trai ở bên trong gây cho con vật một nỗi đau ngứa ngáy, suốt đời không khỏi. Nỗi đau làm tội nó. Nó bứt rứt, khổ sở, cáu kỉnh nên bạ thấy người lạ nào cũng lăn sả vào chân, hoặp một miếng, ray thịt người ta cho hả giận. Trời ơi! Những con chó nhà bà phó Thụ, chúng ghê gớm lắm. Bà lão nghĩ đến chúng còn chết khiếp. Cái lần bà đưa cái đĩ vào, một người nhà đã phải cầm một cái gậy to tướng ra đe. Ấy thế mà cả ba con chó cùng hồng hộc chạy ra. Chúng vây lấy bà già rách rưới. Con nào cũng uốn cong cái lưng xuống, hếch cãi mõm đen thui lên, nhe ra những cái răng trắng hơn hớn và nhọn sắc. Bị cái gậy của người nhà cản lại, chúng càng tức tối. Chúng lồng lộn chung quanh, chúng nhảy chồm lên. Chúng ngoạm những cái cột giậu, kêu sồn sột. Chúng lay thật mạnh, hục hặc như muốn bẻ gãy cái cột, để lao vào đầu người ta…Bà lão với đứa cháu cứ rúm cả chân tay lại. Cháu nép vào bà, bà nép vào người bà phó Thụ. Chị người nhà thì luôn tay vụt cái gậy bên này, bên nọ, đằng sau, đằng trước và quát mắng. Ấy thế mà một con chó còn xông vào được, và chỉ một tí nữa nó đã xơi chân bà một miếng. Nhưng chị người nhà đánh kịp. Nó mới đấm được mồm vào cái bắp chân gầy đét của bà lão thôi. Hú hồn!… Bây giờ, dám gọi sao? Chó thính tai mà lại rất mau chân. Chúng xộc cả ra thì khốn. Ấy thế là bà lão đành ngồi đợi dịp. Cái đĩ bế em ra ngõ chơi chẳng hạn…Hay có người nào trong nhà đi đâu…Hay là có người đàn ông khỏe mạnh nào đến nhà bà phó Thụ, để cho bà đi ghẹ…Bà ngồi rỗi, tưởng tượng ra đủ cái may mắn tương tự thế. Chỉ có mỗi một cái mà bà chưa nghĩ đến: ấy là lúc chính bà phó Thụ đi chợ về. Mới thoạt trông thấy bà lão, bà tưởng là một con mẹ ăn mày. Bà hơi cau mặt:
Ai kia? Ai ngồi làm gì kia? Chó nó ra, nó lôi mỡ ra cho đấy. Sao mà bạo thế? Bà lão quay lại mỉm cười móm mém:
Bẩm bà đi chợ về!…
Bà phó Thụ mở to đôi mắt đỏ ngầu, nhìn kỹ hơn một chút. Bà nhận ra bà cái đĩ ở. Tức thì mặt bà nguỷu
xuống. Bà lão này còn muốn quấy quả gì nữa đây? Để vòi tiền thêm chăng? Bà lão rên một tiếng và chống tay lên đầu gối, bẩy rẩy đứng lên. Bà phó hỏi:
– Bà đi đâu thế?
Bà lão lại rên tiếng nữa để mở đầu câu nói. (Bà rên cũng như một vài người khác bạ lúc nào cũng thở dài. Cái ấy thành thói quen)
Bẩm bà, con lên chơi với cháu. Lâu lắm, cháu không được về, con nhớ cháu quá!
Úi dào ôi! Vẽ cái con chuột chết! Nó phải làm chứ có rỗi đâu mà bà chơi với nó? Nhà tôi không có cơm cho nó ăn để nó cứ nồng nỗng nó chơi. Bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về nhà, tìm cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hãy bảo nó lên. Tôi không giữ. Bà tưởng nó đã làm giàu, làm có cho tôi rồi đấy, hẳn?
Bà cần phải ráo riết ngay để chặn họng, không cho bà lão mở mồm vòi vĩnh. Bà lão, bị những lời tàn nhẫn ấy hắt vào mặt, quả nhiên không còn nói sao được nữa. Bà cúi đầu, như một con mẹ ăn cắp lúa, bị tuần sương tóm được. Bà phó chiếp chiếp mồm luôn mấy cái, rồi vác mặt lên trời mà bảo:
Chơi với bời! Cái lúc nó mới đến, trông như con giun chết, cạy gỉ mũi chưa sạch mà không thấy chơi với bời! Người ta nuôi mãi, bây giờ mới trơn lông đỏ da một tí, đã phải đến mà giở quẻ. Tưởng báu ngọc lắm đấy! Tưởng người ta đã phải giữ khư khư lắm đấy!… Úi chào! Có phải mả tổ nhà người ta đâu mà người ta giữ? Muốn bắt nó về, cho nhà nào nó nuôi làm bà cô tổ nhà nó thì cứ bắt. Ai người ta thiết? Cứ trả lại tiền người ta!
Bà lão rưng rưng nước mắt. Khốn nạn, bà có ý quắt quéo thế đâu? Bà mếu máo:
Bẩm bà, bà dạy thế thật oan con quá. Trời để con sống bằng này tuổi đầu, con còn dám lừa lọc hay sao? Thật có trời trên kia làm chứng, nếu con quả định đến đây để dỗ dành cháu về để đem cho người khác thì trời cứ vật con chết đi! Con chỉ xin bà cho được trông thấy cháu, bà cháu chơi với nhau một lúc. Cũng chẳng còn mấy chốc nữa mà con chết, con cũng tưởng đi chơi dối già một bận….
Nó không được rỗi mà chơi với bà. Chẳng chơi bời gì cả! Bà đã trót lên thì vào đây, tôi cho một bữa cơm. Bận sau đừng vẽ cái con khỉ nữa. Nhà tôi không có thời phép cho chúng nó như thế được. Con tôi đi học tận Hà Nội, dễ tôi cũng phải nay ra chơi, mai ra chơi với nó đấy! Đã đi ở mà còn không biết phận….Chơi với bời!…
Môi bà lại chiệp chiệp và xìa ra…
Cái đĩ trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu, nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó cúi đầu, khẽ hỏi:
Bà đi đâu đấy?
Bà đến xin bà phó Thụ một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm.
Câu nói rất thật thà ấy, bà lão dùng giọng đùa mà nói. Như thế người ta gọi là nửa đùa nửa thật. Một cách lấp liếm cái ý định của mình bằng cách nói toạc nó ra. Cái đĩ bế em, dắt bà ra đầu chái, để không ai nhìn nữa…
Bà lên làm gì thế?
Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại!
Cái đĩ không tin thế. Nhưng nó cũng không hỏi nữa. Nó nhìn bà một lúc…
Da bà xấu quá! Sao bà gầy thế?
Chỉ đói đấy thôi cháu ạ. Chẳng sao hết
Lớp này bà ở cho nhà ai?
Chẳng ở với nhà ai.
Thế lại đi buôn à?
Vốn đâu mà đi buôn. Với lại có vốn cũng không đi được. Người nhọc lắm.
Thế thì lấy gì mà ăn?
Chỉ nhịn đói thôi chứ lấy gì mà ăn!
Bà cháu mới kịp trao đổi với nhau ngần ấy câu thì bà phó đã the thé hỏi:
– Nó bế em đi đâu rồi?
Ấy là dấu hiệu bà sắp gọi. Cái đĩ vội đặt em xuống đất, bảo:
– Bà giữ nó hộ con một tý.
Nó cởi dải yếm lấy ra một cái túi rút con con. Trong túi xóc xách mấy đồng trinh. Nó rút ra, đếm lấy hai xu, giúi cho bà…
Con biếu bà để bà ăn bánh đúc. Bà về đi! Tiếng bà phó giục:
Cái đĩ đâu rồi? Đem em về đây rồi quét nhà, dọn cơm.
Vâng!
Nó tất tưởi bế em chạy về. Bà lão hãi chó, lẽo đẽo đi theo cháu. Bà phó trông thấy mà lộn ruột! Bà xa xả:
Bà đừng theo đít nó thế. Bà cứ ngồi một chỗ rồi mà ăn cơm. Khiếp thật thôi!
Vơ ơ ơng!…
Bà lão “vâng” thành một tiếng rên. Bà vào nhà, ngồi xón vén vào một xó; ngay xuống đất. Bà phó cất lấy con. Cái đĩ lụt cụt chạy xuống nhà dưới. Một lát sau, tiếng đũa bát bắt đầu lạch cạch….Bà phó bảo:
– Bà xuống dưới này mà ăn cơm.
Bà bế con ra. Bà lão theo sau. Tiếng khung cửi đã ngừng. Mấy cô dệt cửi đều là con gái hoặc con nuôi bà Thụ, đang tới tấp, cô xới cơm, cô bỏ rau, cô sẻ mắm, chung quanh cái mâm gỗ đặt ngay trên mặt đất. Cả nhà quây quần vào, chỉ ngồi có một mâm. Bà lão chẳng đợi ai phải bảo, ngồi ngay xuống cạnh cháu, tay run run so đũa. Trông bà so đũa mà ngứa mắt! Bà phó Thụ muốn giật xoét lấy, làm thật nhanh cho đỡ bực. Nhưng bà nhịn được, bà chỉ chép miệng và lừ lừ đôi mắt, tỏ ý khó chịu. Cái đĩ hiểu nên chỉ nhìn xuống đất. Nó giận bà nó lắm. Nó đã bảo bà nó về đi mà bà nó không chịu về…
Bà phó chẳng nói nửa lời, bê lấy cái bát cơm ăn. Mặt bà vẫn hầm hầm. Lũ con gái, con nuôi, con ở biết hiệu, vội vàng cũng làm theo. Chậm một tý, bà chửi cho phải biết! Có khi bà hắt cả bát cơm vào mặt. Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:
– Mời bà phó…
Nhưng bà vừa mới há mồm ra thì bà phó đã cau mặt, quát:
– Thôi, bà ăn đi! Đừng mời!
Bà lão vội vàng ăn ngay. Nhưng họ ăn nhanh quá. Mọi người đều lặng lẽ, cắm cúi, mải mốt. Đôi đũa này lên lại đôi khác xuống. Liên tiếp luôn như vậy. Cứ tăm tắp tăm tắp. Tay bà lão lờ rờ, không biết lợi dụng lúc nào để gắp rau vào bát mắm. Lập cập quá, bà lão đánh rớt cả mắm ra ngoài bát. Bà phó lại cau mặt, gắt:
– Xẻ riêng cho bà ấy một bát mắm, để ra cạnh mâm cho bà ấy.
Một cô vội làm ngay. Từ đấy, bà lão dễ xoay xở hơn một chút. Nhưng bà lão mới ăn được hết hai lượt cơm thì bà phó đã quăng bát đũa xuống đất. Chỉ một thoáng sau, mọi người khác cũng thôi. Họ thôi gần đều một lượt. In như bà mẹ ra hiệu cho họ vậy. Thật ra thì lệ mỗi người chỉ được ăn có ba vực cơm thôi. Mà phải ăn nhanh để còn làm. Nhưng bà lão nhà nghèo đã quen sống vô tổ chức, làm gì hiểu trong những nhà thừa thóc, thừa tiền, lại có cái sự hạn chế miệng ăn như vậy? Bà đoán rằng họ khảnh ăn. No dồn, đói góp. Người đói mãi, vớ được một bữa, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn đi. Ăn đến kì no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật. Cái đĩ ngượng quá, duỗi cổ ra, trợn mắt, nuốt vội mấy miếng cơn còn lại như một con gà nuốt nhái. Rồi nó buông bát đũa. Bà bảo cháu:
Ăn nữa đi, con ạ. Nồi cơm còn đấy. Đưa bát bà xới cho. Nó chưa kịp trả lời thì bà phó đã mắng át đi:
– Mặc nó! Nó không ăn nữa! Bà ăn bằng nào cho đủ thì cứ ăn!
À! Bây giờ thì bà đã hiểu. Người ta đứng lên tất cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì tiếc. Vả lại đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn và bảo con bé cháu:
Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?
Khô mặc kệ nó! Bà có ăn hết được thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nữa. Ăn cho nứt bụng ra thì ăn làm gì?
Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thỏa thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm, ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần nhọc hơn là chưa ăn. Ối chào!…
Xế chiều hôm ấy, bà lão mới ra về được. Bà bảo: về muộn cho đỡ nắng. Thật ra thì bà tức bụng, không đi nổi. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đỡ khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng. Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch. Vào khoảng nửa đêm, bà hơi thấy đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau bà đã thấy đâu quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lỵ. Ruột bà đau quằn quặn. Ăn một tí gì vào cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy, rồi bà chết. Bà phó Thụ nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm bài học để dạy lũ con gái, con nuôi:
Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!….
Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã phải vội vàng đi lấy chồng ngay. Nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải còm cõi, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm, ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đây, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào vét sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.
Tuy vậy, bà vẫn phải ăn – Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng, sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng: những bà già tính cẩn thận và sạch sẽ, không lơ lẻo như trẻ con; vả lại các cụ tuổi tác rồi, ăn chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí là đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm…Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán. Người ta nhận ra rằng: thuê một đứa trẻ con có phần còn thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu, những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu: ác! Nhưng bà lão đầu bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng run run. Cơm vương vãi, tương mắm dớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta phải tìm cớ tống bà đi. Bà lại phải gạ gẫm ở cho nhà khác….Không đầy một năm trời bà thay đổi đến năm, sáu chủ. Mỗi lần đổi chủ là một lần hạ giá. Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng. Rồi cơm nuôi tháng năm hào. Rồi cơm nuôi một năm bốn đồng. Rồi hai đồng. Rồi chẳng có đồng nào. Đến nước ấy mà cũng chẳng ma nào chịu được. Một hôm, người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước. Bà bảo: bà chỉ có thể mang một lọ. Y đã lấy sự ấy làm khó chịu, nhưng cố nhịn. Nhưng một lọ không xong. Bà xách một lọ nước đầy ở dưới cầu ao bước lên bờ, chẳng biết bẩy rẩy thế nào mà ngã khuỵu xuống, vỡ tan cái lọ và què một bên tay. Nghe tiếng bà kêu, chủ nhà phải chạy ra đỡ bà về. Không có ai thừa cơm nuôi báo cô bà. Y bèn đãi bà năm hào và cho bà về hưu trí.
Từ ngày ấy đến nay, tính ra đã hơn ba tháng rồi.
Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu còn được ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng, bà không còn sức mà khóc nữa. Bà nằm ẹp bụng xuống chiếu, nghĩ ngợi. Có người nói: những lúc đó, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế. Bà ra đi…..
Cứ đi được một quãng ngắn, bà lại phải ngồi xuống nghỉ. Nghỉ một lúc lâu, trống ngực bà mới hết đánh, tai bà bớt lùng bùng, mắt bà bớt tối tăm, người tàm tạm thôi quay quắt. Bà nghỉ tất cả năm, sáu quãng. Thành thử đến tận non trưa, bà mới tới nhà mình định tới: ấy là nhà bà phó Thụ, nuôi cái đĩ. Bà quen gọi như vậy, ngay từ khi nó còn nhỏ; cái đĩ tức là đứa con của anh con trai đã cướp công bà để về với đất, yên thân và mặc tất cả những gì bà ngày nay.
Bà nghĩ đến con, để mà ghen với nó thêm lần nữa, trong khi ngồi nghỉ ngoài đầu ngõ nhà bà phó Thụ. Ngoài đầu ngõ nhà bà phó Thụ, có một cây sung lớn. Bà tựa lưng vào gốc. Từ đầu ngõ vào đến nhà, còn những hai lần cổng. Có gọi thật to, ở trong nhà mới nghe tiếng. Mà bà thì còn hơi sức đâu mà gọi. Tiếng bà bải hoải. Hơi nói to một chút, nó đã ra đằng lỗ tai. Vả lại, chó nhà giàu dữ lắm. Nhà bà phó Thụ có những ba con chó đẫy đà, lực lưỡng. Lúc thiến, người ta đã rắc mảnh trai tán nhỏ vào. Vết thiến lành giúm mảnh trai ở bên trong gây cho con vật một nỗi đau ngứa ngáy, suốt đời không khỏi. Nỗi đau làm tội nó. Nó bứt rứt, khổ sở, cáu kỉnh nên bạ thấy người lạ nào cũng lăn sả vào chân, hoặp một miếng, ray thịt người ta cho hả giận. Trời ơi! Những con chó nhà bà phó Thụ, chúng ghê gớm lắm. Bà lão nghĩ đến chúng còn chết khiếp. Cái lần bà đưa cái đĩ vào, một người nhà đã phải cầm một cái gậy to tướng ra đe. Ấy thế mà cả ba con chó cùng hồng hộc chạy ra. Chúng vây lấy bà già rách rưới. Con nào cũng uốn cong cái lưng xuống, hếch cãi mõm đen thui lên, nhe ra những cái răng trắng hơn hớn và nhọn sắc. Bị cái gậy của người nhà cản lại, chúng càng tức tối. Chúng lồng lộn chung quanh, chúng nhảy chồm lên. Chúng ngoạm những cái cột giậu, kêu sồn sột. Chúng lay thật mạnh, hục hặc như muốn bẻ gãy cái cột, để lao vào đầu người ta…Bà lão với đứa cháu cứ rúm cả chân tay lại. Cháu nép vào bà, bà nép vào người bà phó Thụ. Chị người nhà thì luôn tay vụt cái gậy bên này, bên nọ, đằng sau, đằng trước và quát mắng. Ấy thế mà một con chó còn xông vào được, và chỉ một tí nữa nó đã xơi chân bà một miếng. Nhưng chị người nhà đánh kịp. Nó mới đấm được mồm vào cái bắp chân gầy đét của bà lão thôi. Hú hồn!… Bây giờ, dám gọi sao? Chó thính tai mà lại rất mau chân. Chúng xộc cả ra thì khốn. Ấy thế là bà lão đành ngồi đợi dịp. Cái đĩ bế em ra ngõ chơi chẳng hạn…Hay có người nào trong nhà đi đâu…Hay là có người đàn ông khỏe mạnh nào đến nhà bà phó Thụ, để cho bà đi ghẹ…Bà ngồi rỗi, tưởng tượng ra đủ cái may mắn tương tự thế. Chỉ có mỗi một cái mà bà chưa nghĩ đến: ấy là lúc chính bà phó Thụ đi chợ về. Mới thoạt trông thấy bà lão, bà tưởng là một con mẹ ăn mày. Bà hơi cau mặt:
Ai kia? Ai ngồi làm gì kia? Chó nó ra, nó lôi mỡ ra cho đấy. Sao mà bạo thế? Bà lão quay lại mỉm cười móm mém:
Bẩm bà đi chợ về!…
Bà phó Thụ mở to đôi mắt đỏ ngầu, nhìn kỹ hơn một chút. Bà nhận ra bà cái đĩ ở. Tức thì mặt bà nguỷu
xuống. Bà lão này còn muốn quấy quả gì nữa đây? Để vòi tiền thêm chăng? Bà lão rên một tiếng và chống tay lên đầu gối, bẩy rẩy đứng lên. Bà phó hỏi:
– Bà đi đâu thế?
Bà lão lại rên tiếng nữa để mở đầu câu nói. (Bà rên cũng như một vài người khác bạ lúc nào cũng thở dài. Cái ấy thành thói quen)
Bẩm bà, con lên chơi với cháu. Lâu lắm, cháu không được về, con nhớ cháu quá!
Úi dào ôi! Vẽ cái con chuột chết! Nó phải làm chứ có rỗi đâu mà bà chơi với nó? Nhà tôi không có cơm cho nó ăn để nó cứ nồng nỗng nó chơi. Bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về nhà, tìm cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hãy bảo nó lên. Tôi không giữ. Bà tưởng nó đã làm giàu, làm có cho tôi rồi đấy, hẳn?
Bà cần phải ráo riết ngay để chặn họng, không cho bà lão mở mồm vòi vĩnh. Bà lão, bị những lời tàn nhẫn ấy hắt vào mặt, quả nhiên không còn nói sao được nữa. Bà cúi đầu, như một con mẹ ăn cắp lúa, bị tuần sương tóm được. Bà phó chiếp chiếp mồm luôn mấy cái, rồi vác mặt lên trời mà bảo:
Chơi với bời! Cái lúc nó mới đến, trông như con giun chết, cạy gỉ mũi chưa sạch mà không thấy chơi với bời! Người ta nuôi mãi, bây giờ mới trơn lông đỏ da một tí, đã phải đến mà giở quẻ. Tưởng báu ngọc lắm đấy! Tưởng người ta đã phải giữ khư khư lắm đấy!… Úi chào! Có phải mả tổ nhà người ta đâu mà người ta giữ? Muốn bắt nó về, cho nhà nào nó nuôi làm bà cô tổ nhà nó thì cứ bắt. Ai người ta thiết? Cứ trả lại tiền người ta!
Bà lão rưng rưng nước mắt. Khốn nạn, bà có ý quắt quéo thế đâu? Bà mếu máo:
Bẩm bà, bà dạy thế thật oan con quá. Trời để con sống bằng này tuổi đầu, con còn dám lừa lọc hay sao? Thật có trời trên kia làm chứng, nếu con quả định đến đây để dỗ dành cháu về để đem cho người khác thì trời cứ vật con chết đi! Con chỉ xin bà cho được trông thấy cháu, bà cháu chơi với nhau một lúc. Cũng chẳng còn mấy chốc nữa mà con chết, con cũng tưởng đi chơi dối già một bận….
Nó không được rỗi mà chơi với bà. Chẳng chơi bời gì cả! Bà đã trót lên thì vào đây, tôi cho một bữa cơm. Bận sau đừng vẽ cái con khỉ nữa. Nhà tôi không có thời phép cho chúng nó như thế được. Con tôi đi học tận Hà Nội, dễ tôi cũng phải nay ra chơi, mai ra chơi với nó đấy! Đã đi ở mà còn không biết phận….Chơi với bời!…
Môi bà lại chiệp chiệp và xìa ra…
Cái đĩ trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu, nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó cúi đầu, khẽ hỏi:
Bà đi đâu đấy?
Bà đến xin bà phó Thụ một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm.
Câu nói rất thật thà ấy, bà lão dùng giọng đùa mà nói. Như thế người ta gọi là nửa đùa nửa thật. Một cách lấp liếm cái ý định của mình bằng cách nói toạc nó ra. Cái đĩ bế em, dắt bà ra đầu chái, để không ai nhìn nữa…
Bà lên làm gì thế?
Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại!
Cái đĩ không tin thế. Nhưng nó cũng không hỏi nữa. Nó nhìn bà một lúc…
Da bà xấu quá! Sao bà gầy thế?
Chỉ đói đấy thôi cháu ạ. Chẳng sao hết
Lớp này bà ở cho nhà ai?
Chẳng ở với nhà ai.
Thế lại đi buôn à?
Vốn đâu mà đi buôn. Với lại có vốn cũng không đi được. Người nhọc lắm.
Thế thì lấy gì mà ăn?
Chỉ nhịn đói thôi chứ lấy gì mà ăn!
Bà cháu mới kịp trao đổi với nhau ngần ấy câu thì bà phó đã the thé hỏi:
– Nó bế em đi đâu rồi?
Ấy là dấu hiệu bà sắp gọi. Cái đĩ vội đặt em xuống đất, bảo:
– Bà giữ nó hộ con một tý.
Nó cởi dải yếm lấy ra một cái túi rút con con. Trong túi xóc xách mấy đồng trinh. Nó rút ra, đếm lấy hai xu, giúi cho bà…
Con biếu bà để bà ăn bánh đúc. Bà về đi! Tiếng bà phó giục:
Cái đĩ đâu rồi? Đem em về đây rồi quét nhà, dọn cơm.
Vâng!
Nó tất tưởi bế em chạy về. Bà lão hãi chó, lẽo đẽo đi theo cháu. Bà phó trông thấy mà lộn ruột! Bà xa xả:
Bà đừng theo đít nó thế. Bà cứ ngồi một chỗ rồi mà ăn cơm. Khiếp thật thôi!
Vơ ơ ơng!…
Bà lão “vâng” thành một tiếng rên. Bà vào nhà, ngồi xón vén vào một xó; ngay xuống đất. Bà phó cất lấy con. Cái đĩ lụt cụt chạy xuống nhà dưới. Một lát sau, tiếng đũa bát bắt đầu lạch cạch….Bà phó bảo:
– Bà xuống dưới này mà ăn cơm.
Bà bế con ra. Bà lão theo sau. Tiếng khung cửi đã ngừng. Mấy cô dệt cửi đều là con gái hoặc con nuôi bà Thụ, đang tới tấp, cô xới cơm, cô bỏ rau, cô sẻ mắm, chung quanh cái mâm gỗ đặt ngay trên mặt đất. Cả nhà quây quần vào, chỉ ngồi có một mâm. Bà lão chẳng đợi ai phải bảo, ngồi ngay xuống cạnh cháu, tay run run so đũa. Trông bà so đũa mà ngứa mắt! Bà phó Thụ muốn giật xoét lấy, làm thật nhanh cho đỡ bực. Nhưng bà nhịn được, bà chỉ chép miệng và lừ lừ đôi mắt, tỏ ý khó chịu. Cái đĩ hiểu nên chỉ nhìn xuống đất. Nó giận bà nó lắm. Nó đã bảo bà nó về đi mà bà nó không chịu về…
Bà phó chẳng nói nửa lời, bê lấy cái bát cơm ăn. Mặt bà vẫn hầm hầm. Lũ con gái, con nuôi, con ở biết hiệu, vội vàng cũng làm theo. Chậm một tý, bà chửi cho phải biết! Có khi bà hắt cả bát cơm vào mặt. Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:
– Mời bà phó…
Nhưng bà vừa mới há mồm ra thì bà phó đã cau mặt, quát:
– Thôi, bà ăn đi! Đừng mời!
Bà lão vội vàng ăn ngay. Nhưng họ ăn nhanh quá. Mọi người đều lặng lẽ, cắm cúi, mải mốt. Đôi đũa này lên lại đôi khác xuống. Liên tiếp luôn như vậy. Cứ tăm tắp tăm tắp. Tay bà lão lờ rờ, không biết lợi dụng lúc nào để gắp rau vào bát mắm. Lập cập quá, bà lão đánh rớt cả mắm ra ngoài bát. Bà phó lại cau mặt, gắt:
– Xẻ riêng cho bà ấy một bát mắm, để ra cạnh mâm cho bà ấy.
Một cô vội làm ngay. Từ đấy, bà lão dễ xoay xở hơn một chút. Nhưng bà lão mới ăn được hết hai lượt cơm thì bà phó đã quăng bát đũa xuống đất. Chỉ một thoáng sau, mọi người khác cũng thôi. Họ thôi gần đều một lượt. In như bà mẹ ra hiệu cho họ vậy. Thật ra thì lệ mỗi người chỉ được ăn có ba vực cơm thôi. Mà phải ăn nhanh để còn làm. Nhưng bà lão nhà nghèo đã quen sống vô tổ chức, làm gì hiểu trong những nhà thừa thóc, thừa tiền, lại có cái sự hạn chế miệng ăn như vậy? Bà đoán rằng họ khảnh ăn. No dồn, đói góp. Người đói mãi, vớ được một bữa, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn đi. Ăn đến kì no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật. Cái đĩ ngượng quá, duỗi cổ ra, trợn mắt, nuốt vội mấy miếng cơn còn lại như một con gà nuốt nhái. Rồi nó buông bát đũa. Bà bảo cháu:
Ăn nữa đi, con ạ. Nồi cơm còn đấy. Đưa bát bà xới cho. Nó chưa kịp trả lời thì bà phó đã mắng át đi:
– Mặc nó! Nó không ăn nữa! Bà ăn bằng nào cho đủ thì cứ ăn!
À! Bây giờ thì bà đã hiểu. Người ta đứng lên tất cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì tiếc. Vả lại đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn và bảo con bé cháu:
Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?
Khô mặc kệ nó! Bà có ăn hết được thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nữa. Ăn cho nứt bụng ra thì ăn làm gì?
Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thỏa thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm, ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần nhọc hơn là chưa ăn. Ối chào!…
Xế chiều hôm ấy, bà lão mới ra về được. Bà bảo: về muộn cho đỡ nắng. Thật ra thì bà tức bụng, không đi nổi. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đỡ khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng. Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch. Vào khoảng nửa đêm, bà hơi thấy đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau bà đã thấy đâu quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lỵ. Ruột bà đau quằn quặn. Ăn một tí gì vào cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy, rồi bà chết. Bà phó Thụ nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm bài học để dạy lũ con gái, con nuôi:
Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!….