BigBoy
10-01-2021, 03:39
Biết ơn những ngày xưa tuy còn thiếu thốn ấy nhưng vẫn luôn được sống trong chiếc nôi gia đình đầm ấm, ngập tràn yêu thương, giúp tôi thấu hiểu một điều rằng "gia đình là điều tuyệt vời nhất"
... nhớ cái thời rúc rích... ổ rơm!
Đối với người dân vùng quê nghèo cách đây khoảng 30 năm về trước, ổ rơm là biện pháp chống rét rất hữu hiệu mà không hề tốn kém. Mỗi buổi tối mùa đông, chị em chúng tôi thường xà vào ổ rơm, nhảy nhót khoái chí đến nỗi nhiều hôm quên cả giờ đi ngủ.
Quê tôi trước đây không có chăn đệm phong phú chủng loại như bây giờ nên khi đông về là các gia đình tấp nập chuẩn bị rơm ngay từ sau khi thu hoạch vụ mùa để làm ổ chống chọi với cái lạnh thấu xương. Nhà ít người thì một ổ, nhà đông người thì 2-3 ổ.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/01/07/rom-1610027297317.jpg
Nhấn để phóng to ảnh
Ở các vùng quê nghèo trước đây, mỗi độ đông về là các gia đình thường chuẩn bị rơm để bện ổ
Bà nội tôi chọn những lọn rơm nếp cái hoa vàng đã được phơi thật khô và tuốt hết các mùn nhỏ để bện ổ. Vì thế, đêm nằm vẫn dễ dàng cảm nhận được hương thơm thoang thoảng của lúa nếp tỏa ra từ những cọng rơm.
Đệm rơm thường được trải với độ dày chừng 15 cm nên khá êm và ấm. Mỗi mùa đông qua, đệm rơm lại được thay mới để tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng, đảm bảo vệ sinh. Sau khi dỡ ra, rơm được tái sử dụng để đun nấu.
Còn nhớ, những buổi tối mùa đông rét căm căm, sau khi học bài xong là mấy chị em tôi, lại tung chiếc chăn bông nô đùa rúc rích, nhảy tưng tưng trên chiếc ổ rơm. Khi thấm mệt thì cả bọn ngồi chơi tam cúc bôi nhọ nồi. Có hôm thì cả nhà quây quần trên ổ vừa trò chuyện vừa ăn ngô rang.
Nhà nào có gái đẻ thì ổ rơm càng cần thiết để giữ ấm cho em bé. Vừa bế em bé, vừa ngồi ổ rơm thì chẳng còn biết lạnh là gì.
Vào những năm 90, các gia đình ở làng tôi dùng chăn chiên, chăn sợi là chủ yếu nên nhà nào có chăn bông là quý lắm dù nó nặng trịch. Nhà tôi có chiếc chăn bông 5kg kích thước 2,2m x 1,8m, mỗi lần mang ra phơi là chiếc dây phơi lại oằn cả xuống. Vì thế, ông nội tôi đã làm một cái sao tre rất chắc chắn, chỉ dùng để phơi những đồ nặng như chăn bông.
Chăn bông nhà tôi dù khá dày nhưng vào những ngày rét như cắt da cắt thịt, chui vào chăn phải rùng mình mấy cái rồi một lúc mới bắt đầu thấy ấm.
Chiếc chăn bông cũng được dùng làm quà cưới cho các cặp vợ chồng hay món quà của con cháu gửi tặng ông bà, cha mẹ để thể hiện lòng hiếu thảo.
Cứ mỗi độ đông về là làng tôi lại vang lên tiêng rao quen thuộc của những người thợ bật bông "Ai bật bông đi, ai bật bông nào!". Thợ bật bông thường đi theo tốp, nhiều người trong số họ đến từ các tỉnh khác nhau như Thái Bình. Họ không chỉ nhận làm chăn mới mà còn gia cố lại những chiếc chăn cũ lâu năm, chẳng hạn như độn thêm bông cho chăn quá mỏng.
Có chăn bông đã là quý nhưng lại được lồng vào vỏ chăn con công thì càng sang hơn. Vỏ chăn có màu đỏ sặc sỡ với chi tiết hoa phù dung, con công trang trí, có độ bền cao.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/01/07/vochanconcong-1610027297002.jpg
Nhấn để phóng to ảnh
Vỏ chăn con công được coi là đồ dùng giá trị một thời
Tôi còn nhớ như in, nhà tôi ban đầu chỉ dùng vỏ chăn là vải thô sẫm màu; nhưng sau đó, bố tôi đi công tác về, "chơi sang" mua liền lúc 2 chiếc vỏ chăn con công. Khi lồng vào ruột chăn bông chần, làm chiếc chăn nổi bật hẳn lên. Bà nội tôi tấm tắc khen "đúng là đáng đồng tiền bát gạo".
Từ đầu những năm 2000 khi thị trường xuất hiện nhiều loại chăn mới thì nghề bật bông dần mất chỗ và vỏ chăn con công cũng không còn thịnh hành như trước nữa. Nhà tôi cũng sắm mấy ruột chăn bông siêu nhẹ và thay vỏ chăn mới. Bà nội tôi vẫn tiếc vỏ chăn con công nên cất đi.
Đến khi tôi sinh bé đầu lòng, bà tôi tận dụng chiếc vỏ chăn con công làm thành mấy chiếc khăn nhỏ để quấn cho cu cậu trong những ngày rét mướt. Dù nhiều năm không dùng đến, nhưng chăn con công vẫn rất mềm, mịn.
Giờ đây, làng quê đã đổi mới nhiều, không ai còn sử dụng ổ rơm nữa; nhưng với nhiều người, thì ổ rơm, chiếc chăn bông nặng trĩu hay vỏ chăn con công đã trở thành một phần của ký ức tuổi thơ không thể xóa nhòa.
Hà Nội đang trải qua những ngày đông rét buốt. Nằm trong chăn êm đệm ấm, tôi vẫn nhớ về hình ảnh của chiếc ổ rơm ngày nào với một sự trân trọng và biết ơn lớn lao. Biết ơn những ngày xưa tuy còn thiếu thốn ấy nhưng vẫn luôn được sống trong chiếc nôi gia đình đầm ấm, ngập tràn yêu thương, giúp tôi thấu hiểu một điều rằng "gia đình là điều tuyệt vời nhất".
Đi qua những ngày xưa ấy, giúp tôi biết cảm thông nhiều hơn với những mảnh đời còn khó khăn, thiếu may mắn, để trái tim mình rộng mở và yêu thương nhiều hơn!
Thảo My
... nhớ cái thời rúc rích... ổ rơm!
Đối với người dân vùng quê nghèo cách đây khoảng 30 năm về trước, ổ rơm là biện pháp chống rét rất hữu hiệu mà không hề tốn kém. Mỗi buổi tối mùa đông, chị em chúng tôi thường xà vào ổ rơm, nhảy nhót khoái chí đến nỗi nhiều hôm quên cả giờ đi ngủ.
Quê tôi trước đây không có chăn đệm phong phú chủng loại như bây giờ nên khi đông về là các gia đình tấp nập chuẩn bị rơm ngay từ sau khi thu hoạch vụ mùa để làm ổ chống chọi với cái lạnh thấu xương. Nhà ít người thì một ổ, nhà đông người thì 2-3 ổ.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/01/07/rom-1610027297317.jpg
Nhấn để phóng to ảnh
Ở các vùng quê nghèo trước đây, mỗi độ đông về là các gia đình thường chuẩn bị rơm để bện ổ
Bà nội tôi chọn những lọn rơm nếp cái hoa vàng đã được phơi thật khô và tuốt hết các mùn nhỏ để bện ổ. Vì thế, đêm nằm vẫn dễ dàng cảm nhận được hương thơm thoang thoảng của lúa nếp tỏa ra từ những cọng rơm.
Đệm rơm thường được trải với độ dày chừng 15 cm nên khá êm và ấm. Mỗi mùa đông qua, đệm rơm lại được thay mới để tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng, đảm bảo vệ sinh. Sau khi dỡ ra, rơm được tái sử dụng để đun nấu.
Còn nhớ, những buổi tối mùa đông rét căm căm, sau khi học bài xong là mấy chị em tôi, lại tung chiếc chăn bông nô đùa rúc rích, nhảy tưng tưng trên chiếc ổ rơm. Khi thấm mệt thì cả bọn ngồi chơi tam cúc bôi nhọ nồi. Có hôm thì cả nhà quây quần trên ổ vừa trò chuyện vừa ăn ngô rang.
Nhà nào có gái đẻ thì ổ rơm càng cần thiết để giữ ấm cho em bé. Vừa bế em bé, vừa ngồi ổ rơm thì chẳng còn biết lạnh là gì.
Vào những năm 90, các gia đình ở làng tôi dùng chăn chiên, chăn sợi là chủ yếu nên nhà nào có chăn bông là quý lắm dù nó nặng trịch. Nhà tôi có chiếc chăn bông 5kg kích thước 2,2m x 1,8m, mỗi lần mang ra phơi là chiếc dây phơi lại oằn cả xuống. Vì thế, ông nội tôi đã làm một cái sao tre rất chắc chắn, chỉ dùng để phơi những đồ nặng như chăn bông.
Chăn bông nhà tôi dù khá dày nhưng vào những ngày rét như cắt da cắt thịt, chui vào chăn phải rùng mình mấy cái rồi một lúc mới bắt đầu thấy ấm.
Chiếc chăn bông cũng được dùng làm quà cưới cho các cặp vợ chồng hay món quà của con cháu gửi tặng ông bà, cha mẹ để thể hiện lòng hiếu thảo.
Cứ mỗi độ đông về là làng tôi lại vang lên tiêng rao quen thuộc của những người thợ bật bông "Ai bật bông đi, ai bật bông nào!". Thợ bật bông thường đi theo tốp, nhiều người trong số họ đến từ các tỉnh khác nhau như Thái Bình. Họ không chỉ nhận làm chăn mới mà còn gia cố lại những chiếc chăn cũ lâu năm, chẳng hạn như độn thêm bông cho chăn quá mỏng.
Có chăn bông đã là quý nhưng lại được lồng vào vỏ chăn con công thì càng sang hơn. Vỏ chăn có màu đỏ sặc sỡ với chi tiết hoa phù dung, con công trang trí, có độ bền cao.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/01/07/vochanconcong-1610027297002.jpg
Nhấn để phóng to ảnh
Vỏ chăn con công được coi là đồ dùng giá trị một thời
Tôi còn nhớ như in, nhà tôi ban đầu chỉ dùng vỏ chăn là vải thô sẫm màu; nhưng sau đó, bố tôi đi công tác về, "chơi sang" mua liền lúc 2 chiếc vỏ chăn con công. Khi lồng vào ruột chăn bông chần, làm chiếc chăn nổi bật hẳn lên. Bà nội tôi tấm tắc khen "đúng là đáng đồng tiền bát gạo".
Từ đầu những năm 2000 khi thị trường xuất hiện nhiều loại chăn mới thì nghề bật bông dần mất chỗ và vỏ chăn con công cũng không còn thịnh hành như trước nữa. Nhà tôi cũng sắm mấy ruột chăn bông siêu nhẹ và thay vỏ chăn mới. Bà nội tôi vẫn tiếc vỏ chăn con công nên cất đi.
Đến khi tôi sinh bé đầu lòng, bà tôi tận dụng chiếc vỏ chăn con công làm thành mấy chiếc khăn nhỏ để quấn cho cu cậu trong những ngày rét mướt. Dù nhiều năm không dùng đến, nhưng chăn con công vẫn rất mềm, mịn.
Giờ đây, làng quê đã đổi mới nhiều, không ai còn sử dụng ổ rơm nữa; nhưng với nhiều người, thì ổ rơm, chiếc chăn bông nặng trĩu hay vỏ chăn con công đã trở thành một phần của ký ức tuổi thơ không thể xóa nhòa.
Hà Nội đang trải qua những ngày đông rét buốt. Nằm trong chăn êm đệm ấm, tôi vẫn nhớ về hình ảnh của chiếc ổ rơm ngày nào với một sự trân trọng và biết ơn lớn lao. Biết ơn những ngày xưa tuy còn thiếu thốn ấy nhưng vẫn luôn được sống trong chiếc nôi gia đình đầm ấm, ngập tràn yêu thương, giúp tôi thấu hiểu một điều rằng "gia đình là điều tuyệt vời nhất".
Đi qua những ngày xưa ấy, giúp tôi biết cảm thông nhiều hơn với những mảnh đời còn khó khăn, thiếu may mắn, để trái tim mình rộng mở và yêu thương nhiều hơn!
Thảo My