BigBoy
22-12-2020, 04:40
HONOLULU, Hawaii (AP) – Núi lửa Kilauea trên Đảo Lớn (Big Island) ở Hawaii đã bùng ra khuya Chủ Nhật, rạng sáng ngày Thứ Hai, 21 Tháng Mười Hai, tạo cột khói hơi nước khổng lồ trên bầu trời trong khoảng một giờ đồng hồ, theo một giới chức cơ quan khí tượng quốc gia NWS.
Vụ núi lửa bùng phát này khởi sự từ khuya ngày Chủ Nhật, bên trong miệng núi lửa Halema’uma’u, theo cơ quan Khảo Sát Địa Chất Mỹ (USGS). Núi lửa Kilauea này nằm trong khu công viên núi lửa quốc gia Hawaii Volcanoes National Park. Núi lửa thường có nhiều hơn là một “miệng” (crater).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/TS-HawaiiVolcano-122120.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/TS-HawaiiVolcano-122120.jpg)
Dung nham tràn ra từ miệng núi lửa Halema’uma’u của núi lửa Kilauea hôm Chủ Nhật, 20 Tháng Mười Hai. (Hình: U.S. Geological Survey via AP)
Ông Tom Birchard, một chuyên gia tại NWS ở Hawaii, nói rằng dung nham từ núi lửa trào ra đã quyện vào số lượng nước ngập trong miệng núi lửa, tạo ra hơi nước phun lên trời ở độ cao khoảng 30,000 foot (chừng 9 km).
Cơ quan khí tượng ở Honolulu đưa ra khuyến cáo về việc tro bụi từ miệng núi lửa có thể rơi xuống tạo sự khó thở và xốn mắt cho người dân sống gần núi lửa này.
Sau đó, cơ quan này cho biết việc bùng phát của núi lửa đã dịu xuống, dù rằng đám mây hơi nước nhỏ vẫn còn thấy trong khu vực.
Tới một giờ sáng ngày Thứ Hai, giờ địa phương, các giới chức USGS nói với đài truyền hình Hawaii News Now rằng dung nham nay bắn ra từ miệng núi lửa, lên cao khoảng 150 foot (50 m).
Ông David Phillips, một phát ngôn viên thuộc đài quan sát núi lửa ở Hawaii, nói họ đang theo dõi các biến chuyển ở núi lửa Kilauea này và các nơi khác tại Hawaii và thông báo với công chúng.
Một trận động đất vào khoảng 4.4 Richter cũng xảy ra khoảng một giờ sau khi núi lửa bằng đầu bùng ra.
Cơ quan USGS nói nhận được hơn 500 báo cáo địa chấn nhưng không thấy có thiệt hại gì đáng kể cho nhà cửa hay các kiến trúc khác.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/TS-Kilauea-122120.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/TS-Kilauea-122120.jpg)
Tro bụi và hơi nước phun ra từ núi lửa Kilauea năm 2018. (Hình: Mario Tama/Getty Images)
Núi lửa Kilauea bùng ra năm 2018, phá hủy hơn 700 căn nhà và tràn ra số lượng dung nham đủ làm đầy 320,000 hồ bơi Thế Vận Hội.
Một hồ bơi Thế Vận Hội có kích thước là dài 50 m, rộng 25 m và sâu tối thiểu là 2 m, nghĩa là chứa lượng nước khoảng 2,500 mét khối.
Trong lần bùng phát năm 2018, dung nham núi lửa Kilauea tiếp tục tràn ra trong bốn tháng, và khi khô lại đã che phủ khu vực rộng bằng nửa khu Manhattan ở New York, với độ dầy có nơi tới 80 feet (24 m)
Vụ núi lửa bùng phát này khởi sự từ khuya ngày Chủ Nhật, bên trong miệng núi lửa Halema’uma’u, theo cơ quan Khảo Sát Địa Chất Mỹ (USGS). Núi lửa Kilauea này nằm trong khu công viên núi lửa quốc gia Hawaii Volcanoes National Park. Núi lửa thường có nhiều hơn là một “miệng” (crater).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/TS-HawaiiVolcano-122120.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/TS-HawaiiVolcano-122120.jpg)
Dung nham tràn ra từ miệng núi lửa Halema’uma’u của núi lửa Kilauea hôm Chủ Nhật, 20 Tháng Mười Hai. (Hình: U.S. Geological Survey via AP)
Ông Tom Birchard, một chuyên gia tại NWS ở Hawaii, nói rằng dung nham từ núi lửa trào ra đã quyện vào số lượng nước ngập trong miệng núi lửa, tạo ra hơi nước phun lên trời ở độ cao khoảng 30,000 foot (chừng 9 km).
Cơ quan khí tượng ở Honolulu đưa ra khuyến cáo về việc tro bụi từ miệng núi lửa có thể rơi xuống tạo sự khó thở và xốn mắt cho người dân sống gần núi lửa này.
Sau đó, cơ quan này cho biết việc bùng phát của núi lửa đã dịu xuống, dù rằng đám mây hơi nước nhỏ vẫn còn thấy trong khu vực.
Tới một giờ sáng ngày Thứ Hai, giờ địa phương, các giới chức USGS nói với đài truyền hình Hawaii News Now rằng dung nham nay bắn ra từ miệng núi lửa, lên cao khoảng 150 foot (50 m).
Ông David Phillips, một phát ngôn viên thuộc đài quan sát núi lửa ở Hawaii, nói họ đang theo dõi các biến chuyển ở núi lửa Kilauea này và các nơi khác tại Hawaii và thông báo với công chúng.
Một trận động đất vào khoảng 4.4 Richter cũng xảy ra khoảng một giờ sau khi núi lửa bằng đầu bùng ra.
Cơ quan USGS nói nhận được hơn 500 báo cáo địa chấn nhưng không thấy có thiệt hại gì đáng kể cho nhà cửa hay các kiến trúc khác.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/TS-Kilauea-122120.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/TS-Kilauea-122120.jpg)
Tro bụi và hơi nước phun ra từ núi lửa Kilauea năm 2018. (Hình: Mario Tama/Getty Images)
Núi lửa Kilauea bùng ra năm 2018, phá hủy hơn 700 căn nhà và tràn ra số lượng dung nham đủ làm đầy 320,000 hồ bơi Thế Vận Hội.
Một hồ bơi Thế Vận Hội có kích thước là dài 50 m, rộng 25 m và sâu tối thiểu là 2 m, nghĩa là chứa lượng nước khoảng 2,500 mét khối.
Trong lần bùng phát năm 2018, dung nham núi lửa Kilauea tiếp tục tràn ra trong bốn tháng, và khi khô lại đã che phủ khu vực rộng bằng nửa khu Manhattan ở New York, với độ dầy có nơi tới 80 feet (24 m)