BigBoy
04-12-2020, 05:40
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vào nửa đầu thế kỷ XV, có hai chiến thắng lớn mang tầm mức chiến lược, xảy ra gần thành Đông Quan (Hà Nội), hầu như đă làm tê liệt lực lượng giặc lúc bấy giờ. Chiến thắng Bồ Cô (1409) mở đầu cho cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt. Chiến thắng sau, trận Ninh Kiều (1426), tạo nên bước ngoặt lịch sử dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Người đọc sử cần t́m hiểu về sự thành bại, được mất của hai chiến thắng này. Dựa vào thư tịch Trung Hoa, tác giả đă đối chiếu với sử Việt Nam để soi sáng lại hai sự kiện trên, nhằm rút ra bài học của cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Trận Bồ Cô
Bồ Cô là tên một bến đ̣ thuộc xă Bồ Cô, nay thuộc huyện Ư Yên, tỉnh Hà Nam. Đại Việt sử kư toàn thư (1), chép về trận này như sau:
“Tháng 12, ngày 14, quốc công Đặng Tất cả phá quân Minh tại Bồ Cô hăn. Bấy giờ nhà Minh sai tổng binh Mộc Thạnh mang tước Kiềm Quốc công, đeo ấn Chinh Di tướng quân, đem 5 vạn quân từ Vân Nam đến Bồ Cô, vừa khi vua Giản Định cũng từ Nghệ An tới, quân dung nghiêm chỉnh, gặp lúc nước triều lên gấp, gió thổi mạnh, sai các quân đóng cọc giữ và lên hai bên bờ đắp lũy. Thạnh cũng chia quân thủy, quân bộ cùng cầm cự. Vua cầm dùi đánh trống, hạ lệnh các quân thừa cơ xông đánh từ giờ Tỵ [khoảng 11 giờ] đến giờ Thân [16 giờ], quân Minh thua chạy, chém được Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn, Đô ty Lữ Nghị, cùng quân mới, quân cũ đến hơn 10 vạn tên. Chỉ một ḿnh Mộc Thạnh chạy thoát trốn về thành Cổ Lộng.” (2)
Sử liệu từ Minh thực lục cũng xác nhận chiến thắng này, c̣n cho biết rơ hơn về lư lịch các tướng lănh, quan lại cao cấp của nhà Minh tử trận, bản dịch như sau:
Ngày 24 tháng 12, năm Vĩnh Lạc thứ 6 (9-1-1409)
“Ngày hôm nay quan Tổng binh Giao Chỉ Kiềm Quốc công Mộc Thạnh giao tranh với đầu đảng giặc Giao Chỉ, Giản Định, tại sông Sinh Quyết (3) bị thua. Đô đốc Thiêm sự Lữ Nghị, Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn, Tham chính Giao Chỉ Bố chánh ty Lưu Dục đều chết.
Lữ Nghị người đất Hạng Thành, Hà Nam; khởi đầu giữ chức Bách hộ vệ Tế Dương; thời Hoàng thượng Tĩnh Nạn, Nghị theo chinh phạt mấy lần lập kỳ công, được thăng đến chức Đô Chỉ huy Đồng tri. Năm Vĩnh Lạc thứ ba thăng Đô đốc Thiêm sự, cùng với Hoàng Trung luyện binh tại Quảng Tây; lại cùng mang binh đem cháu vương An Nam là Trần Thiên B́nh về nước. V́ làm trái chiếu chỉ, nên Nghị không tránh được thất bại ở Kê Lăng; rồi được tha tội cho giữ nguyên chức ṭng chinh, mệnh sung Ưng Dương Tướng quân. Giao Chỉ b́nh, có công được giữ chức Đô ty Giao Chỉ. Nghị tính thâm trầm, dũng lược, đánh trận thâm nhập; bị hăm chết trận.
Lưu Tuấn người đất Giang Lăng, Hồ Quảng; đậu tiến sĩ năm Ất Sửu; thời Hồng Vũ, giữ chức Chủ sự bộ Binh, rồi được thăng lên Tả Thị lang bộ này. Thời Kiến Văn (4) giữ chức Thị trung; khi Thiên tử [Thành Tổ] tức vị, được thăng hàm Thượng thư. Tuấn cẩn thận, cần mẫn trong công việc, có mưu trí, giỏi ứng biến, nên được tín nhiệm. Trước đây quan Tổng binh chinh phạt Giao Chỉ, mệnh Tuấn tham mưu quân vụ, góp nhiều công ích, nên sau khi b́nh Giao Chỉ được ban thưởng. Rồi lại được cử sang Giao Chỉ để tham mưu quân vụ cho Thạnh. Thạnh bại, Tuấn bị vây, bèn thắt cổ tự tử.
Lưu Dục người Vũ Thành, Sơn Đông; xuất thân từ Lại khoa Cấp Sự trung, thăng Thông chính Sứ ty Tả Thông chính, rồi đến chức Tả Tham chính ty Bố chánh Hà Nam; được đổi đến Giao Chỉ giữ chức Hữu Tham chính. Dục tính hà khắc, ít nói, thiếu ân; tuy nhiên làm việc giỏi, đến nơi nào thuộc lại và dân cũng đều sợ, đến nay cùng chết với Tuấn.” (5).
Sau chiến thắng này, quan điểm về tiến, thủ của vua Giản Định và Quốc công Đặng Tất hoàn toàn khác nhau. Toàn thư chép:
“Vua bảo các quân:
“Hăy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch, như sét đánh không kịp bịt tai, tiến đánh thành Đông Quan th́ chắc chắn phá được chúng”.
Tất tâu:
“Hăy bắt hết bọn giặc c̣n sống sót, không nên để mối lo về sau”.
Do dự măi không quyết định được. Quân giữ thành Đông Quan đến cứu viện, đón Mộc Thạnh về.”
Từ sự việc này, nội bộ vua tôi nhà hậu Trần trở nên chia rẽ, mấy tháng sau vua nghe lời gièm, giết Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất. Con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị, con Đặng Tất là Đặng Dung tức giận bỏ đi, pḥ Trần Quí Khoách lên làm vua.
Vua Giản Định tuy được vua mới (Trần Quí Khoách) tôn làm Thái Thượng hoàng, nhưng không có thực quyền, rồi chẳng bao lâu bị đạo quân của Trương Phụ tăng viện cho Mộc Thạnh truy kích và bắt sống. Sự việc được chép trong Minh thực lục như sau:
Ngày 10 tháng 11, năm Vĩnh Lạc thứ 7 (16-12-1409)
“Quan Tổng binh Giao Chỉ Anh Quốc công Trương Phụ, chinh di Tướng quân Kiềm Quốc công Mộc Thạnh bắt được bọn giặc Giản Định. Lúc bấy giờ Định tới sách Cự Lặc, rồi từ sách Địa đến trấn Thiên Quan tụ tập chống trả. Thạnh mang binh từ Lỗi Giang hướng về sách Cự Lặc; bọn Đô đốc Chu Vinh, Đô Chỉ huy La Văn dùng lính đi thuyền theo sông Lỗi Giang lên Ngưu Tỵ quan; Trương Phụ điều bọn Đô đốc Chu Quảng, Đô Chỉ huy Trần Hoài dùng bộ binh và kỵ binh từ Lỗi Giang lên sách Địa để kịp đến trấn Thiên Quan. Giản Định lại từ sách Đông Hoàng hướng đến sách Đa Bôi, quan quân đuổi tới huyện Mỹ Lương (6), sách Cát Lợi. Giản Định vừa mới trú tại nhà dân, nh́n đằng xa thấy quan quân đến, bèn bỏ các vật như ngựa, ấn tín, chạy trốn vào rừng. Quan quân lục soát không bắt được, bèn vây chặt rừng, rồi bắt sống được Giản Định cùng các tướng giặc Trần Hy Cát, Nguyễn Nhữ Lệ, Nguyễn Yến.” (7).
Xét về sự thất bại, có thể do vua tôi nhà hậu Trần phạm những lỗi lầm sau đây:
– Việc binh, có sự thảo luận tham gia ư kiến lúc bàn bạc tham mưu, nhưng một khi đă quyết định th́ mọi người phải ḥa thuận để thi hành, nên người xưa gọi quân môn là “ḥa môn”. Nói cách khác, đạo quân không thể nào chiến thắng trong t́nh trạng bất ḥa, “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.
– Trong khi hai bên tương tranh, rất kỵ t́nh huống “nằm ngủ trên chiến thắng”. Nếu ta không có hoạt động để triển khai thành quả chiến thắng, th́ kẻ địch sẽ thay ta làm chủ chiến trường và t́nh thế sẽ đảo ngược, như đă thấy ở trên.
Trận Ninh Kiều
Chiến công về trận Ninh Kiều cũng được ghi lại trong các bộ chánh sử của nước ta và Trung Quốc. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép như sau:
“Nghe nói các tướng Đinh Lễ và Lê Xí đang đóng tại Thanh Đàm, Lê Triện bèn sai báo gấp cho họ đến tiếp ứng. Bọn Lễ và Xí lựa lấy 3000 quân tinh nhuệ và 2 thớt voi, tức tốc ngay ban đêm đến hội quân ở Cao Bộ. Họ chia quân đặt phục tại Tốt Động và Chúc động.
Bắt được gián điệp của địch, ta đă biết Vương Thông tiến đóng tại Ninh Kiều, ngầm cho kỳ binh tiến nhanh đến phía sau quân của Triện, c̣n chính binh của Thông sẽ vượt sông tiến lên phía trước. Chúng hẹn nhau hễ nghe tiếng súng pháo nổ, th́ các mũi quân địch cùng lúc đánh khép lại. Hồi canh năm đêm ấy, bọn Lễ sai quân bắn súng pháo ở nơi yếu hại để đánh lừa giặc. Giặc nghe súng nổ đều đổ xô đi chiếm lấy chỗ thuận lợi. Chúng lùa quân đi tắt vào. Bấy giờ trời mưa, đường lầy lội, chúng kéo đến Tốt Động, bị phục binh ta bốn bề nổi dậy. Quân ta hợp sức chiến đấu, cả phá được quân giặc. Chém Thượng thư Trần Hiệp, và Nội quan Lư Lượng. Quân Minh cùng giày xéo chồng chất lên nhau, chết đến hơn 5 vạn. Số quân địch chết đuối cũng rất nhiều, làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang.”
Sử Trung Quốc, Nam Việt truyện (8) của danh thần Vương Thế Trinh thuộc đời Gia Tĩnh triều Minh, xác nhận số quân Minh bị chết khoảng hai, ba vạn người, trong đó có Thượng thư Trần Hiệp.
Riêng Minh thực lục chép đầu đuôi trận đánh này như sau:
Ngày 9 tháng 11, năm Tuyên Đức thứ nhất (7/12/1426)
“Ngày hôm nay quan Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông tiến binh đánh giặc bị thua to, giặc bèn vây thành Đông Quan.
Trước đó tướng giặc Lê Thiện [Triện] chia quân làm 3 đạo, tới đánh thành Giao Chỉ. Một đạo từ cửa phía tây đánh vào thành đất Thanh Oai, một đạo từ Giáo Trường đánh Hạ Quan; bị Đô đốc Trần Tuấn dùng súng lửa, hỏa tiễn đánh lui; một đạo đánh vào cửa nhỏ tại ven sông gặp Sự quan Lư An mang quân tinh nhuệ giao chiến, giặc bị chết rất nhiều, nửa đêm bèn rút lui.
Lúc này Thông điều quân chia đường mà tiến. Tham tướng Đô đốc Mă Ánh mang quân đến Thanh Oai gặp giặc, đánh bại chúng. Rồi đến huyện Thạch Thất họp quân với Thông, cả hai mang quân đến huyện Ứng B́nh, trú quân tại Ninh Kiều. Các tướng nói đất này hiểm trở nên lập trại để xem t́nh h́nh, không nên coi thường mà tiến. Thông không nghe, cho điều quân qua cầu, đường sá lầy trơn, người ngựa lặn lội, phục binh nổi lên, quan quân bị bại; Thượng thư Trần Hiệp chết, Chỉ huy Lư Đằng bị chết vào tay giặc, Thông trúng thương nên quay về. Lê Lợi tại Nghệ An nghe tin bèn mang đại quân tới Thanh Đàm, đánh các xứ tại Bắc Giang, rồi vây thành Đông Quan.”(9).
Đúng như Minh thực lục chép, các bộ sử nước ta đều xác nhận sau chiến thắng Ninh Kiều, Lê Lợi đích thân dẫn đại quân và 20 thớt voi chia hai đường thủy, bộ ngày đêm đi gấp. Quân ta lần lượt chiếm các mục tiêu chung quanh thành Đông Đô, rồi bắt đầu vây thành này. Để chặn đường tiếp viện, cùng làm suy yếu tinh thần quân Minh đang bị vây, nhà vua sai các tướng chiếm các thành tŕ nằm trên trục lộ huyết mạch qua Trung Quốc như các thành Điêu Diêu (10), Thị Cầu (11), Tam Giang (12), Xương Giang (13), Khâu Ôn (14).
Thế lực quân Minh lúc này bị co cụm lại, Vương Thông tại thành Đông Quan sa vào t́nh thế tuyệt vọng, đành phải giao lại đất đai từ Thanh Hóa trở vào nam cho Lê Lợi và ra lệnh quan quân đóng tại các nơi này phải rút lui về thành Đông Quan gấp.
Bấy giờ có tên Tri châu Thanh Hóa tên là La Trung mang nhiều tội ác với dân ta, sợ ra khỏi thành sẽ bị giết, nên đánh liều giữ thành không chịu ra; sự việc chép trong Minh thực lục như sau:
Ngày 5 tháng 12, năm Tuyên Đức thứ nhất (1/1/1427)
“Ngày hôm nay giặc họ Lê đánh châu Thanh Hóa không hạ được. Trước đó, từ khi thất bại tại Ninh Kiều, Thành Sơn hầu Vương Thông không c̣n vững ḷng như trước, tự tiện cho Lê Lợi cai quản từ Thanh Hóa trở vào nam, truyền hịch cho quan quân tại nơi này rút về thành Đông Quan. Riêng châu Thanh Hóa không chịu nghe lệnh.
Trước đó Lê Lợi đánh Thanh Hóa, Tri châu La Thông, Chỉ huy Đả Trung suất quân dân kiên thủ, có lúc mang quân đánh núi đất, sát thương giặc nhiều, thế giặc bớt căng thẳng. Lúc này hịch tới, người trong thành kinh sợ. Thông nói với Trung rằng:
‘Bọn chúng ta chống cự, mấy lần đánh bại giặc, ra khỏi thành th́ không sống được; nay tại đây thành cao, hào sâu, lương nhiều, dân đông; so với việc chịu trói, chi bằng tận trung mà chết, mà chưa chắc đă chết đâu! Bọn [Vương] Thông bán thành cho giặc, lệnh này không thể theo được.’
Rồi cùng với Trung tưởng lệ quân sĩ, giữ thành vững thêm; giặc đánh không hạ được, bèn bỏ đi. Khi Vương Thông bỏ Giao Chỉ, bọn [La] Thông cũng trở về kinh đô.”(15)
Qua văn bản nêu trên, cần phải nhấn mạnh rằng Thanh Hóa là quê hương của Lê Lợi. Trong những ngày đầu khởi nghĩa, La Thông và bè lũ quân Minh tại đây đă gây nhiều tội ác đối với gia đ́nh nhà vua cùng nghĩa quân; như việc con gái vương bị Mă Kỳ đưa sang Tàu làm nô tỳ rồi chết tại đó(16). Đối với người b́nh thường, ở vào địa vị Lê Lợi, ắt phải dùng đại quân đánh vào thành này, trừng trị cho hả giận. Nhưng nhà vua nghĩ đến đại sự trước việc riêng tư, thấy thành này không cần đánh cũng có thể cô lập được, nên để yên cho bọn chúng sống. Với tầm nh́n chiến lược của bậc thiên tài quân sự, nhà vua quyết định dùng quân đánh vào thành Xương Giang, nằm trên con đường huyết mạch đến biên giới Việt Hoa, dù tổn thất cũng đánh cho kỳ được. Trận tấn công rất gay go; Minh thực lục mô tả như sau:
Ngày 2 tháng 4, năm Tuyên Đức thứ hai (28/4/1427)
“Ngày hôm nay giặc Giao Chỉ Lê Lợi công hăm thành Xương Giang. Lợi cho rằng Xương Giang là nơi quan trọng, [trên đường] đại quân ra vô; bèn dùng hơn 8 vạn quân đánh. Quan giữ thành Đô Chỉ huy Lư Nhiệm, Chỉ huy Cố Phúc ra lệnh già, trẻ, phụ nữ đều lên mặt thành, giương cờ ḥ hét, ngày đêm chống cự; bọn Nhiệm bất ngờ mang quân tinh nhuệ ra công kích, đốt phá dụng cụ đánh thành. Bốn phía giặc đều xây núi đất, dùng phi minh bắn vào thành; Nhiệm sai quân cảm tử ban đêm mở cửa thành ra đánh, giết giặc giữ núi đất. Mưu tập kích doanh trại, giặc đào địa đạo vào thành, Nhiệm sai đào hào ngang chặn địa đạo, rồi ném đá xuống, khiến giặc chết nhiều.
Giặc nghe tin đại binh của Chinh di Tướng quân [Liễu Thăng] sắp tới, sợ sẽ dùng thành này làm chỗ dựa, bèn tăng cường thêm quân và voi tấn công. Tên đá bắn vào như mưa. Nhiệm dùng trăm cách để chống cự, trải qua 9 tháng trời, giao tranh hơn 30 trận; khởi đầu trong thành có hơn 2000 tướng sĩ, lúc này chết và tật bệnh đến một nửa, nhưng giặc vẫn quyết vây đánh, dùng thang mây leo lên thành, rồi đoạt cửa, Nhiệm điều lính quyết tử ba lần đánh lui, nhưng giặc lại xua voi và lính vào. Bọn Nhiệm kiệt sức, đánh không xuể, Nhiệm và Phúc đều tự tử; quan trong thành là Phùng Trí khóc ṛng, hướng về phía bắc bái tạ, rồi cùng Chỉ huy Lưu Thuận, Tri phủ Lưu Tử Phụ thắt cổ chết. Trong thành các quan quân, cùng trai gái chết rất đông; giặc phóng hỏa đốt, cướp phá đến sạch không.”(17)
Nỗi gian khổ về cuộc tấn công tại thành Xương Giang được đền bù một cách xứng đáng, v́ đă làm suy sụp đoàn quân tiếp viện, cùng đem lại chiến thắng cuối cùng. Sau khi quân tiên phong bị phục kích chết cùng Liễu Thăng tại núi Mă Yên, lực lượng c̣n lại do Thôi Tụ chỉ huy đến thành Xương Giang, th́ được tin thành này đă mất, chúng càng kinh hoàng sợ hăi; quân ta tấn công, đại quân giặc tan ră tại đó. Minh thực lục cố t́nh nói bớt sự tổn thất, nhưng cũng không thể chối bỏ sự thất bại hoàn toàn của đoàn quân cứu viện:
Ngày 9 tháng 9, năm Tuyên Đức thứ 2 (29/9/ 1427)
“Ngày hôm nay quân của quan Tổng binh An Viễn hầu Liễu Thăng đến Ải Lưu Quan; Lê Lợi cùng các Đầu mục lớn nhỏ sai người đến cửa quân dâng thư xin băi binh để yên dân, lập con cháu họ Trần làm chủ đất này. Bọn Thăng nhận thư, không mở ra xem, sai người tâu về kinh. Những chỗ quan quân đi qua, giặc làm trại để thủ, quan quân liên tiếp công phá, đến ngay ải Trấn Di, như vào chỗ không người. Ư Thăng xem thường. Lúc này Tả Phó Tổng binh Bảo Định bá Lương Minh, Tham tán quân sự Thượng thư Lư Khánh đều bệnh; Lang trung bộ Lễ Sử An, Chủ sự Trần Dung nói với Khánh rằng:
“Xem lời lẽ, sắc mặt của chủ tướng có vẻ kiêu; kiêu là điều tối kỵ của nhà binh. Vả lại bọn giặc ngụy trá, hoặc có thể làm ra vẻ yếu để dụ chúng ta; huống tỷ thư dụ rơ ràng là phải pḥng ngừa giặc đặt phục binh. Đây là phút an nguy, Ngài nên nói gấp”.
Khánh rán ngồi dậy, gặp Thăng, hết sức can gián. Thăng ừ ào, nhưng vẫn không nghiêm chỉnh pḥng bị. Đến Đảo Mă pha, cùng với hơn trăm quân kỵ qua cầu; nửa chừng cầu bị sập, quân đằng sau không tiến được. Thăng rơi xuống vũng lầy, phục binh giặc nổi lên bốn phía, Thăng bị đâm chết bằng giáo, đám quân theo Thăng cũng bị giết sạch. Lúc này Hữu Tham tướng Đô đốc Thôi Tụ thu thập quan quân, chỉnh đốn đội ngũ. Cũng ngày hôm đó Lương Minh bệnh chết, lại ngày hôm sau Lư Khánh cũng chết. Rồi đến ngày hôm sau nữa, Thôi Tụ điều quan quân tiến; đến Xương Giang gặp giặc, quan quân ít mà giặc th́ đông, cố gắng đánh nhưng giặc xua voi vào trợ chiến, nên quân loạn, Thôi Tụ bị bắt sống.
Giặc hô lớn: ‘Kẻ hàng không bị giết.’
Quan quân hoặc tử trận, hoặc chạy về biên giới, không một ai hàng. Lang trung Sử An, Chủ sự Trần Dung, Lư Tông Phương đều chết vào ngày hôm đó; duy một ḿnh Chủ sự Phan Hậu thoát trở về được…” (18).
Nam Việt truyện (19) chép về trận đánh này: “Bảy vạn người không c̣n sót ai” (thất vạn nhân vô di giả); có thể hiểu là tất cả bảy vạn quân Minh đă bị chết hoặc bị bắt.
Từ chiến thắng Ninh Kiều trở về sau, nghĩa quân của Lê Lợi tấn công liên tiếp, khiến Vương Thông phải nhượng bộ giao đất đai từ Thanh Hóa trở vào nam cho quân ta. Rồi sau khi đoàn quân tiếp viện của Liễu Thăng thất bại, Thông hoảng hốt không đợi lệnh vua, tự tiện làm lễ hội thề với Lê Lợi để được rút quân về nước:
Ngày 7 tháng 2 năm Tuyên Đức thứ 3 (21/2/1428)
Bọn quan Tổng binh Giao Chỉ Thành Sơn hầu Vương Thông sai người đến tâu rằng:
“… Thần trộm nghĩ phụng mệnh diệt giặc, đáng dốc ḷng trung thành liều chết để đợi viện binh, nhưng trong thành quân ít, ḷng người kinh sợ, chí không vững; bọn giặc lại điên cuồng giảo hoạt hơn trước, các đường thủy bộ quan trọng đều bị chúng chiếm, cho dù có viện binh cũng khó đến ngay được. Nếu thành tŕ bị hăm, không khỏi phải hưng binh một lần nữa; v́ một góc đất mà mệt nhọc nhiều người trong thiên hạ, khiến đấng quân phụ phải lo, không hợp với ḷng trung thành của kẻ thần tử. Thần và chúng [quan] bàn rằng nhân cơ hội này, chỉnh đốn quân lữ, vượt trở về đất sống rồi tái mưu đồ hậu sự. Thần đă đốc suất các nha lại trực thuộc Giao Chỉ cùng quan quân trở về Nam Ninh, Quảng Tây để phục mệnh, và trông đợi Hoàng thượng xét Trần Cảo có đúng danh nghĩa con cháu nhà Trần không? Hoặc sai sứ qua lại xem xét, nếu có sự giả mạo, xin ước lượng cho thêm quân mă thủy bộ chia đường cùng tiến thảo; nếu c̣n một lần nữa không có hiệu quả, bọn thần xin chịu tru lục. Kính cẩn phủ phục đợi mệnh.”
Thiên tử xem tờ tấu, nói với thị thần rằng: “Quan Tổng binh ở ngoài tự tiện liên lạc với giặc, không đợi mệnh lệnh của triều đ́nh mà mang quân trở về, không c̣n theo lễ của bề tôi nữa!”(20).
Hai chiến thắng Bồ Cô và Ninh Kiều tầm cỡ ngang ngửa như nhau, nhưng một đằng v́ bất ḥa dẫn đến thất bại, một đằng được chỉ đạo khéo léo tài t́nh, mang lại thắng lợi cuối cùng. Thành quả chiến thắng ở đây không phải chỉ được hưởng một lần. Trải qua mấy trăm năm dưới triều đại nhà Minh, về phía nước ta cũng có những thời điểm suy vi, như lúc Mạc Đăng Dung tự trói, nộp ḿnh đầu hàng vào năm Canh Tư [1540], nhưng nhà Minh đă không dám lợi dụng cơ hội này để đặt chân đến nước ta. Phải chăng dân ta hái được cái “quả” b́nh yên lúc đó, cũng là nhờ “nhân” tốt của trận Ninh Kiều và những chiến thắng kế tiếp đă làm tởn ḷng quân giặc!
Theo Talawas-2006
Trận Bồ Cô
Bồ Cô là tên một bến đ̣ thuộc xă Bồ Cô, nay thuộc huyện Ư Yên, tỉnh Hà Nam. Đại Việt sử kư toàn thư (1), chép về trận này như sau:
“Tháng 12, ngày 14, quốc công Đặng Tất cả phá quân Minh tại Bồ Cô hăn. Bấy giờ nhà Minh sai tổng binh Mộc Thạnh mang tước Kiềm Quốc công, đeo ấn Chinh Di tướng quân, đem 5 vạn quân từ Vân Nam đến Bồ Cô, vừa khi vua Giản Định cũng từ Nghệ An tới, quân dung nghiêm chỉnh, gặp lúc nước triều lên gấp, gió thổi mạnh, sai các quân đóng cọc giữ và lên hai bên bờ đắp lũy. Thạnh cũng chia quân thủy, quân bộ cùng cầm cự. Vua cầm dùi đánh trống, hạ lệnh các quân thừa cơ xông đánh từ giờ Tỵ [khoảng 11 giờ] đến giờ Thân [16 giờ], quân Minh thua chạy, chém được Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn, Đô ty Lữ Nghị, cùng quân mới, quân cũ đến hơn 10 vạn tên. Chỉ một ḿnh Mộc Thạnh chạy thoát trốn về thành Cổ Lộng.” (2)
Sử liệu từ Minh thực lục cũng xác nhận chiến thắng này, c̣n cho biết rơ hơn về lư lịch các tướng lănh, quan lại cao cấp của nhà Minh tử trận, bản dịch như sau:
Ngày 24 tháng 12, năm Vĩnh Lạc thứ 6 (9-1-1409)
“Ngày hôm nay quan Tổng binh Giao Chỉ Kiềm Quốc công Mộc Thạnh giao tranh với đầu đảng giặc Giao Chỉ, Giản Định, tại sông Sinh Quyết (3) bị thua. Đô đốc Thiêm sự Lữ Nghị, Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn, Tham chính Giao Chỉ Bố chánh ty Lưu Dục đều chết.
Lữ Nghị người đất Hạng Thành, Hà Nam; khởi đầu giữ chức Bách hộ vệ Tế Dương; thời Hoàng thượng Tĩnh Nạn, Nghị theo chinh phạt mấy lần lập kỳ công, được thăng đến chức Đô Chỉ huy Đồng tri. Năm Vĩnh Lạc thứ ba thăng Đô đốc Thiêm sự, cùng với Hoàng Trung luyện binh tại Quảng Tây; lại cùng mang binh đem cháu vương An Nam là Trần Thiên B́nh về nước. V́ làm trái chiếu chỉ, nên Nghị không tránh được thất bại ở Kê Lăng; rồi được tha tội cho giữ nguyên chức ṭng chinh, mệnh sung Ưng Dương Tướng quân. Giao Chỉ b́nh, có công được giữ chức Đô ty Giao Chỉ. Nghị tính thâm trầm, dũng lược, đánh trận thâm nhập; bị hăm chết trận.
Lưu Tuấn người đất Giang Lăng, Hồ Quảng; đậu tiến sĩ năm Ất Sửu; thời Hồng Vũ, giữ chức Chủ sự bộ Binh, rồi được thăng lên Tả Thị lang bộ này. Thời Kiến Văn (4) giữ chức Thị trung; khi Thiên tử [Thành Tổ] tức vị, được thăng hàm Thượng thư. Tuấn cẩn thận, cần mẫn trong công việc, có mưu trí, giỏi ứng biến, nên được tín nhiệm. Trước đây quan Tổng binh chinh phạt Giao Chỉ, mệnh Tuấn tham mưu quân vụ, góp nhiều công ích, nên sau khi b́nh Giao Chỉ được ban thưởng. Rồi lại được cử sang Giao Chỉ để tham mưu quân vụ cho Thạnh. Thạnh bại, Tuấn bị vây, bèn thắt cổ tự tử.
Lưu Dục người Vũ Thành, Sơn Đông; xuất thân từ Lại khoa Cấp Sự trung, thăng Thông chính Sứ ty Tả Thông chính, rồi đến chức Tả Tham chính ty Bố chánh Hà Nam; được đổi đến Giao Chỉ giữ chức Hữu Tham chính. Dục tính hà khắc, ít nói, thiếu ân; tuy nhiên làm việc giỏi, đến nơi nào thuộc lại và dân cũng đều sợ, đến nay cùng chết với Tuấn.” (5).
Sau chiến thắng này, quan điểm về tiến, thủ của vua Giản Định và Quốc công Đặng Tất hoàn toàn khác nhau. Toàn thư chép:
“Vua bảo các quân:
“Hăy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch, như sét đánh không kịp bịt tai, tiến đánh thành Đông Quan th́ chắc chắn phá được chúng”.
Tất tâu:
“Hăy bắt hết bọn giặc c̣n sống sót, không nên để mối lo về sau”.
Do dự măi không quyết định được. Quân giữ thành Đông Quan đến cứu viện, đón Mộc Thạnh về.”
Từ sự việc này, nội bộ vua tôi nhà hậu Trần trở nên chia rẽ, mấy tháng sau vua nghe lời gièm, giết Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất. Con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị, con Đặng Tất là Đặng Dung tức giận bỏ đi, pḥ Trần Quí Khoách lên làm vua.
Vua Giản Định tuy được vua mới (Trần Quí Khoách) tôn làm Thái Thượng hoàng, nhưng không có thực quyền, rồi chẳng bao lâu bị đạo quân của Trương Phụ tăng viện cho Mộc Thạnh truy kích và bắt sống. Sự việc được chép trong Minh thực lục như sau:
Ngày 10 tháng 11, năm Vĩnh Lạc thứ 7 (16-12-1409)
“Quan Tổng binh Giao Chỉ Anh Quốc công Trương Phụ, chinh di Tướng quân Kiềm Quốc công Mộc Thạnh bắt được bọn giặc Giản Định. Lúc bấy giờ Định tới sách Cự Lặc, rồi từ sách Địa đến trấn Thiên Quan tụ tập chống trả. Thạnh mang binh từ Lỗi Giang hướng về sách Cự Lặc; bọn Đô đốc Chu Vinh, Đô Chỉ huy La Văn dùng lính đi thuyền theo sông Lỗi Giang lên Ngưu Tỵ quan; Trương Phụ điều bọn Đô đốc Chu Quảng, Đô Chỉ huy Trần Hoài dùng bộ binh và kỵ binh từ Lỗi Giang lên sách Địa để kịp đến trấn Thiên Quan. Giản Định lại từ sách Đông Hoàng hướng đến sách Đa Bôi, quan quân đuổi tới huyện Mỹ Lương (6), sách Cát Lợi. Giản Định vừa mới trú tại nhà dân, nh́n đằng xa thấy quan quân đến, bèn bỏ các vật như ngựa, ấn tín, chạy trốn vào rừng. Quan quân lục soát không bắt được, bèn vây chặt rừng, rồi bắt sống được Giản Định cùng các tướng giặc Trần Hy Cát, Nguyễn Nhữ Lệ, Nguyễn Yến.” (7).
Xét về sự thất bại, có thể do vua tôi nhà hậu Trần phạm những lỗi lầm sau đây:
– Việc binh, có sự thảo luận tham gia ư kiến lúc bàn bạc tham mưu, nhưng một khi đă quyết định th́ mọi người phải ḥa thuận để thi hành, nên người xưa gọi quân môn là “ḥa môn”. Nói cách khác, đạo quân không thể nào chiến thắng trong t́nh trạng bất ḥa, “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.
– Trong khi hai bên tương tranh, rất kỵ t́nh huống “nằm ngủ trên chiến thắng”. Nếu ta không có hoạt động để triển khai thành quả chiến thắng, th́ kẻ địch sẽ thay ta làm chủ chiến trường và t́nh thế sẽ đảo ngược, như đă thấy ở trên.
Trận Ninh Kiều
Chiến công về trận Ninh Kiều cũng được ghi lại trong các bộ chánh sử của nước ta và Trung Quốc. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép như sau:
“Nghe nói các tướng Đinh Lễ và Lê Xí đang đóng tại Thanh Đàm, Lê Triện bèn sai báo gấp cho họ đến tiếp ứng. Bọn Lễ và Xí lựa lấy 3000 quân tinh nhuệ và 2 thớt voi, tức tốc ngay ban đêm đến hội quân ở Cao Bộ. Họ chia quân đặt phục tại Tốt Động và Chúc động.
Bắt được gián điệp của địch, ta đă biết Vương Thông tiến đóng tại Ninh Kiều, ngầm cho kỳ binh tiến nhanh đến phía sau quân của Triện, c̣n chính binh của Thông sẽ vượt sông tiến lên phía trước. Chúng hẹn nhau hễ nghe tiếng súng pháo nổ, th́ các mũi quân địch cùng lúc đánh khép lại. Hồi canh năm đêm ấy, bọn Lễ sai quân bắn súng pháo ở nơi yếu hại để đánh lừa giặc. Giặc nghe súng nổ đều đổ xô đi chiếm lấy chỗ thuận lợi. Chúng lùa quân đi tắt vào. Bấy giờ trời mưa, đường lầy lội, chúng kéo đến Tốt Động, bị phục binh ta bốn bề nổi dậy. Quân ta hợp sức chiến đấu, cả phá được quân giặc. Chém Thượng thư Trần Hiệp, và Nội quan Lư Lượng. Quân Minh cùng giày xéo chồng chất lên nhau, chết đến hơn 5 vạn. Số quân địch chết đuối cũng rất nhiều, làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang.”
Sử Trung Quốc, Nam Việt truyện (8) của danh thần Vương Thế Trinh thuộc đời Gia Tĩnh triều Minh, xác nhận số quân Minh bị chết khoảng hai, ba vạn người, trong đó có Thượng thư Trần Hiệp.
Riêng Minh thực lục chép đầu đuôi trận đánh này như sau:
Ngày 9 tháng 11, năm Tuyên Đức thứ nhất (7/12/1426)
“Ngày hôm nay quan Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông tiến binh đánh giặc bị thua to, giặc bèn vây thành Đông Quan.
Trước đó tướng giặc Lê Thiện [Triện] chia quân làm 3 đạo, tới đánh thành Giao Chỉ. Một đạo từ cửa phía tây đánh vào thành đất Thanh Oai, một đạo từ Giáo Trường đánh Hạ Quan; bị Đô đốc Trần Tuấn dùng súng lửa, hỏa tiễn đánh lui; một đạo đánh vào cửa nhỏ tại ven sông gặp Sự quan Lư An mang quân tinh nhuệ giao chiến, giặc bị chết rất nhiều, nửa đêm bèn rút lui.
Lúc này Thông điều quân chia đường mà tiến. Tham tướng Đô đốc Mă Ánh mang quân đến Thanh Oai gặp giặc, đánh bại chúng. Rồi đến huyện Thạch Thất họp quân với Thông, cả hai mang quân đến huyện Ứng B́nh, trú quân tại Ninh Kiều. Các tướng nói đất này hiểm trở nên lập trại để xem t́nh h́nh, không nên coi thường mà tiến. Thông không nghe, cho điều quân qua cầu, đường sá lầy trơn, người ngựa lặn lội, phục binh nổi lên, quan quân bị bại; Thượng thư Trần Hiệp chết, Chỉ huy Lư Đằng bị chết vào tay giặc, Thông trúng thương nên quay về. Lê Lợi tại Nghệ An nghe tin bèn mang đại quân tới Thanh Đàm, đánh các xứ tại Bắc Giang, rồi vây thành Đông Quan.”(9).
Đúng như Minh thực lục chép, các bộ sử nước ta đều xác nhận sau chiến thắng Ninh Kiều, Lê Lợi đích thân dẫn đại quân và 20 thớt voi chia hai đường thủy, bộ ngày đêm đi gấp. Quân ta lần lượt chiếm các mục tiêu chung quanh thành Đông Đô, rồi bắt đầu vây thành này. Để chặn đường tiếp viện, cùng làm suy yếu tinh thần quân Minh đang bị vây, nhà vua sai các tướng chiếm các thành tŕ nằm trên trục lộ huyết mạch qua Trung Quốc như các thành Điêu Diêu (10), Thị Cầu (11), Tam Giang (12), Xương Giang (13), Khâu Ôn (14).
Thế lực quân Minh lúc này bị co cụm lại, Vương Thông tại thành Đông Quan sa vào t́nh thế tuyệt vọng, đành phải giao lại đất đai từ Thanh Hóa trở vào nam cho Lê Lợi và ra lệnh quan quân đóng tại các nơi này phải rút lui về thành Đông Quan gấp.
Bấy giờ có tên Tri châu Thanh Hóa tên là La Trung mang nhiều tội ác với dân ta, sợ ra khỏi thành sẽ bị giết, nên đánh liều giữ thành không chịu ra; sự việc chép trong Minh thực lục như sau:
Ngày 5 tháng 12, năm Tuyên Đức thứ nhất (1/1/1427)
“Ngày hôm nay giặc họ Lê đánh châu Thanh Hóa không hạ được. Trước đó, từ khi thất bại tại Ninh Kiều, Thành Sơn hầu Vương Thông không c̣n vững ḷng như trước, tự tiện cho Lê Lợi cai quản từ Thanh Hóa trở vào nam, truyền hịch cho quan quân tại nơi này rút về thành Đông Quan. Riêng châu Thanh Hóa không chịu nghe lệnh.
Trước đó Lê Lợi đánh Thanh Hóa, Tri châu La Thông, Chỉ huy Đả Trung suất quân dân kiên thủ, có lúc mang quân đánh núi đất, sát thương giặc nhiều, thế giặc bớt căng thẳng. Lúc này hịch tới, người trong thành kinh sợ. Thông nói với Trung rằng:
‘Bọn chúng ta chống cự, mấy lần đánh bại giặc, ra khỏi thành th́ không sống được; nay tại đây thành cao, hào sâu, lương nhiều, dân đông; so với việc chịu trói, chi bằng tận trung mà chết, mà chưa chắc đă chết đâu! Bọn [Vương] Thông bán thành cho giặc, lệnh này không thể theo được.’
Rồi cùng với Trung tưởng lệ quân sĩ, giữ thành vững thêm; giặc đánh không hạ được, bèn bỏ đi. Khi Vương Thông bỏ Giao Chỉ, bọn [La] Thông cũng trở về kinh đô.”(15)
Qua văn bản nêu trên, cần phải nhấn mạnh rằng Thanh Hóa là quê hương của Lê Lợi. Trong những ngày đầu khởi nghĩa, La Thông và bè lũ quân Minh tại đây đă gây nhiều tội ác đối với gia đ́nh nhà vua cùng nghĩa quân; như việc con gái vương bị Mă Kỳ đưa sang Tàu làm nô tỳ rồi chết tại đó(16). Đối với người b́nh thường, ở vào địa vị Lê Lợi, ắt phải dùng đại quân đánh vào thành này, trừng trị cho hả giận. Nhưng nhà vua nghĩ đến đại sự trước việc riêng tư, thấy thành này không cần đánh cũng có thể cô lập được, nên để yên cho bọn chúng sống. Với tầm nh́n chiến lược của bậc thiên tài quân sự, nhà vua quyết định dùng quân đánh vào thành Xương Giang, nằm trên con đường huyết mạch đến biên giới Việt Hoa, dù tổn thất cũng đánh cho kỳ được. Trận tấn công rất gay go; Minh thực lục mô tả như sau:
Ngày 2 tháng 4, năm Tuyên Đức thứ hai (28/4/1427)
“Ngày hôm nay giặc Giao Chỉ Lê Lợi công hăm thành Xương Giang. Lợi cho rằng Xương Giang là nơi quan trọng, [trên đường] đại quân ra vô; bèn dùng hơn 8 vạn quân đánh. Quan giữ thành Đô Chỉ huy Lư Nhiệm, Chỉ huy Cố Phúc ra lệnh già, trẻ, phụ nữ đều lên mặt thành, giương cờ ḥ hét, ngày đêm chống cự; bọn Nhiệm bất ngờ mang quân tinh nhuệ ra công kích, đốt phá dụng cụ đánh thành. Bốn phía giặc đều xây núi đất, dùng phi minh bắn vào thành; Nhiệm sai quân cảm tử ban đêm mở cửa thành ra đánh, giết giặc giữ núi đất. Mưu tập kích doanh trại, giặc đào địa đạo vào thành, Nhiệm sai đào hào ngang chặn địa đạo, rồi ném đá xuống, khiến giặc chết nhiều.
Giặc nghe tin đại binh của Chinh di Tướng quân [Liễu Thăng] sắp tới, sợ sẽ dùng thành này làm chỗ dựa, bèn tăng cường thêm quân và voi tấn công. Tên đá bắn vào như mưa. Nhiệm dùng trăm cách để chống cự, trải qua 9 tháng trời, giao tranh hơn 30 trận; khởi đầu trong thành có hơn 2000 tướng sĩ, lúc này chết và tật bệnh đến một nửa, nhưng giặc vẫn quyết vây đánh, dùng thang mây leo lên thành, rồi đoạt cửa, Nhiệm điều lính quyết tử ba lần đánh lui, nhưng giặc lại xua voi và lính vào. Bọn Nhiệm kiệt sức, đánh không xuể, Nhiệm và Phúc đều tự tử; quan trong thành là Phùng Trí khóc ṛng, hướng về phía bắc bái tạ, rồi cùng Chỉ huy Lưu Thuận, Tri phủ Lưu Tử Phụ thắt cổ chết. Trong thành các quan quân, cùng trai gái chết rất đông; giặc phóng hỏa đốt, cướp phá đến sạch không.”(17)
Nỗi gian khổ về cuộc tấn công tại thành Xương Giang được đền bù một cách xứng đáng, v́ đă làm suy sụp đoàn quân tiếp viện, cùng đem lại chiến thắng cuối cùng. Sau khi quân tiên phong bị phục kích chết cùng Liễu Thăng tại núi Mă Yên, lực lượng c̣n lại do Thôi Tụ chỉ huy đến thành Xương Giang, th́ được tin thành này đă mất, chúng càng kinh hoàng sợ hăi; quân ta tấn công, đại quân giặc tan ră tại đó. Minh thực lục cố t́nh nói bớt sự tổn thất, nhưng cũng không thể chối bỏ sự thất bại hoàn toàn của đoàn quân cứu viện:
Ngày 9 tháng 9, năm Tuyên Đức thứ 2 (29/9/ 1427)
“Ngày hôm nay quân của quan Tổng binh An Viễn hầu Liễu Thăng đến Ải Lưu Quan; Lê Lợi cùng các Đầu mục lớn nhỏ sai người đến cửa quân dâng thư xin băi binh để yên dân, lập con cháu họ Trần làm chủ đất này. Bọn Thăng nhận thư, không mở ra xem, sai người tâu về kinh. Những chỗ quan quân đi qua, giặc làm trại để thủ, quan quân liên tiếp công phá, đến ngay ải Trấn Di, như vào chỗ không người. Ư Thăng xem thường. Lúc này Tả Phó Tổng binh Bảo Định bá Lương Minh, Tham tán quân sự Thượng thư Lư Khánh đều bệnh; Lang trung bộ Lễ Sử An, Chủ sự Trần Dung nói với Khánh rằng:
“Xem lời lẽ, sắc mặt của chủ tướng có vẻ kiêu; kiêu là điều tối kỵ của nhà binh. Vả lại bọn giặc ngụy trá, hoặc có thể làm ra vẻ yếu để dụ chúng ta; huống tỷ thư dụ rơ ràng là phải pḥng ngừa giặc đặt phục binh. Đây là phút an nguy, Ngài nên nói gấp”.
Khánh rán ngồi dậy, gặp Thăng, hết sức can gián. Thăng ừ ào, nhưng vẫn không nghiêm chỉnh pḥng bị. Đến Đảo Mă pha, cùng với hơn trăm quân kỵ qua cầu; nửa chừng cầu bị sập, quân đằng sau không tiến được. Thăng rơi xuống vũng lầy, phục binh giặc nổi lên bốn phía, Thăng bị đâm chết bằng giáo, đám quân theo Thăng cũng bị giết sạch. Lúc này Hữu Tham tướng Đô đốc Thôi Tụ thu thập quan quân, chỉnh đốn đội ngũ. Cũng ngày hôm đó Lương Minh bệnh chết, lại ngày hôm sau Lư Khánh cũng chết. Rồi đến ngày hôm sau nữa, Thôi Tụ điều quan quân tiến; đến Xương Giang gặp giặc, quan quân ít mà giặc th́ đông, cố gắng đánh nhưng giặc xua voi vào trợ chiến, nên quân loạn, Thôi Tụ bị bắt sống.
Giặc hô lớn: ‘Kẻ hàng không bị giết.’
Quan quân hoặc tử trận, hoặc chạy về biên giới, không một ai hàng. Lang trung Sử An, Chủ sự Trần Dung, Lư Tông Phương đều chết vào ngày hôm đó; duy một ḿnh Chủ sự Phan Hậu thoát trở về được…” (18).
Nam Việt truyện (19) chép về trận đánh này: “Bảy vạn người không c̣n sót ai” (thất vạn nhân vô di giả); có thể hiểu là tất cả bảy vạn quân Minh đă bị chết hoặc bị bắt.
Từ chiến thắng Ninh Kiều trở về sau, nghĩa quân của Lê Lợi tấn công liên tiếp, khiến Vương Thông phải nhượng bộ giao đất đai từ Thanh Hóa trở vào nam cho quân ta. Rồi sau khi đoàn quân tiếp viện của Liễu Thăng thất bại, Thông hoảng hốt không đợi lệnh vua, tự tiện làm lễ hội thề với Lê Lợi để được rút quân về nước:
Ngày 7 tháng 2 năm Tuyên Đức thứ 3 (21/2/1428)
Bọn quan Tổng binh Giao Chỉ Thành Sơn hầu Vương Thông sai người đến tâu rằng:
“… Thần trộm nghĩ phụng mệnh diệt giặc, đáng dốc ḷng trung thành liều chết để đợi viện binh, nhưng trong thành quân ít, ḷng người kinh sợ, chí không vững; bọn giặc lại điên cuồng giảo hoạt hơn trước, các đường thủy bộ quan trọng đều bị chúng chiếm, cho dù có viện binh cũng khó đến ngay được. Nếu thành tŕ bị hăm, không khỏi phải hưng binh một lần nữa; v́ một góc đất mà mệt nhọc nhiều người trong thiên hạ, khiến đấng quân phụ phải lo, không hợp với ḷng trung thành của kẻ thần tử. Thần và chúng [quan] bàn rằng nhân cơ hội này, chỉnh đốn quân lữ, vượt trở về đất sống rồi tái mưu đồ hậu sự. Thần đă đốc suất các nha lại trực thuộc Giao Chỉ cùng quan quân trở về Nam Ninh, Quảng Tây để phục mệnh, và trông đợi Hoàng thượng xét Trần Cảo có đúng danh nghĩa con cháu nhà Trần không? Hoặc sai sứ qua lại xem xét, nếu có sự giả mạo, xin ước lượng cho thêm quân mă thủy bộ chia đường cùng tiến thảo; nếu c̣n một lần nữa không có hiệu quả, bọn thần xin chịu tru lục. Kính cẩn phủ phục đợi mệnh.”
Thiên tử xem tờ tấu, nói với thị thần rằng: “Quan Tổng binh ở ngoài tự tiện liên lạc với giặc, không đợi mệnh lệnh của triều đ́nh mà mang quân trở về, không c̣n theo lễ của bề tôi nữa!”(20).
Hai chiến thắng Bồ Cô và Ninh Kiều tầm cỡ ngang ngửa như nhau, nhưng một đằng v́ bất ḥa dẫn đến thất bại, một đằng được chỉ đạo khéo léo tài t́nh, mang lại thắng lợi cuối cùng. Thành quả chiến thắng ở đây không phải chỉ được hưởng một lần. Trải qua mấy trăm năm dưới triều đại nhà Minh, về phía nước ta cũng có những thời điểm suy vi, như lúc Mạc Đăng Dung tự trói, nộp ḿnh đầu hàng vào năm Canh Tư [1540], nhưng nhà Minh đă không dám lợi dụng cơ hội này để đặt chân đến nước ta. Phải chăng dân ta hái được cái “quả” b́nh yên lúc đó, cũng là nhờ “nhân” tốt của trận Ninh Kiều và những chiến thắng kế tiếp đă làm tởn ḷng quân giặc!
Theo Talawas-2006