PDA

View Full Version : Truyện ngắn: Chuyện phố nhỏ



BigBoy
28-11-2020, 20:50
Chập tối, ông Văn giục vợ: - Bà lo cơm nước sơm sớm rồi ḿnh sang nhà cái Vân! - Xong cả rồi đây, ông ăn luôn để tôi dọn, bà Hảo mau mắn, tay sắp bát đũa.

Bữa cơm của hai vợ chồng già cũng giản đơn. Đĩa rau muống luộc, mấy miếng đậu rán cùng khúc cá kho. Thêm dăm quả cà pháo ăn kèm với bát nước rau luộc dầm sấu là xong bữa. Khác với mọi ngày, hôm nay ông không khề khà chén rượu thuốc với mấy củ lạc rang mà ăn cơm luôn. Cũng là ăn cho có cữ, thường vào bữa, ông bà mỗi người chỉ lưng cơm. Già cả rồi, ăn chẳng bao nhiêu, nhất là buổi tối.





http://cdn.kinhtedothi.vn/524/2017/10/21/chuyen-pho-nho.jpg Minh họa Quỳnh Hoa.






Dù nhà Vân chỉ cách một quăng đường, ông Văn cũng thay đồ, áo bỏ trong quần cẩn thận. Cũng như ông, bà thay bộ đồ mặc ở nhà bằng chiếc đầm tươm tất. Nh́n ông bà dắt tay nhau, ai cũng nghĩ họ đi dến dự một cuộc gặp gỡ quan trọng nào đó.

Trời chưa tối hẳn mà đường phố đă lên đèn. Cũng phải nói đôi chút về cái khu dân cư nằm kề con đường vành đai của thành phố này. Hai chục năm trước, khi ông bà dọn về đây ở trong căn hộ hai tầng mà ông được cấp theo tiêu chuẩn sĩ quan cao cấp, xung quanh c̣n là băi đất hoang cùng ruộng rau muống. Chỉ độ mươi năm trở lại đây, đường sá mở mang, nhà cửa san sát.

Nhất là từ đận khu đất của một nhà máy cơ khí bỏ hoang bao năm ở phía sau khu gia binh, mọc lên mấy ṭa chung cư cao tầng, đèn điện sáng choang, diện mạo khu dân cư khác hẳn. Cũng nhờ thế mà con đường chạy sau khu tập thể quân đội của ông bà trở nên nhộn nhịp. Mọi nhà đều mở ra cửa sau. Ai có khả năng th́ buôn bán, làm dịch vụ, người không có điều kiện th́ cho thuê. Chí ít th́ cũng mở cửa ra đằng sau để tiện đi lại, mua bán.

Chỉ một quăng phố nhỏ chưa đầy trăm mét mà đủ cả, từ hiệu thuốc, pḥng chữa răng, tiệm sửa xe máy cho đến quán cà phê, cắt tóc, gội đầu… Riêng hàng ăn cũng khá phong phú, có đến ba hàng phở, một hàng bún riêu cua, riêu ốc, một hàng bánh cuốn, rồi bánh ḿ, xôi, cháo sườn…

Đó là chưa kể một hàng bún đậu mắm tôm chỉ bán một loáng buổi trưa mà khách ăn cũng đông, đa phần là công nhân, viên chức các cơ quan gần đó. V́ là hàng quà ở khu ven đô, giá cả cũng b́nh dân nên lại càng đông khách. Cũng chính một lần bà Hảo nhờ ông đi mua cho thằng cháu nội quả trứng vịt lộn mà ông bà biết, rồi quen với gia đ́nh cô Vân, người mà họ đang đến thăm tối nay.

Số là từ ngày có mấy ṭa nhà cao tầng mọc lên trên băi đất hoang, phong trào đi bộ trong khu vực cũng nhờ thế mà phát triển. Cùng với những ṭa chung cư, hệ thống đường nội bộ cũng được hoàn thiện, có vỉa hè, trồng thuần một loại cây nghe nói nhập từ bên Lào, có cái tên là lạ: hoa Đoọc Khun, dịch sang tiếng ta nghĩa là “Phúc lành”. Cứ vào độ tháng Tư, tháng Năm cây lại nở những chùm hoa vàng tươi, như những chùm chuông gió lẫn trong tán lá xanh mướt.

Đặc biệt, hoa của loại cây này rất bền, mùa hoa kéo dài đến hai tháng hè. Cứ đợt này, tiếp đợt kia. Có hôm ban đêm trời trở giông gió, hoa rụng tơi tả, thành một thảm vàng trên mặt đất, lúc đi bộ thể dục buổi sáng, ông Văn cứ tránh không muốn giẫm chân lên làm mấy ông bạn già cười chê lẩn thẩn.

Vậy mà chỉ mấy hôm sau, đợt hoa kế tiếp lại treo những chiếc chuông nhỏ xíu vàng tươi trong nắng. Có lẽ bởi vậy mà loài hoa này được người ta gắn với sự may mắn, tốt lành... Trong những buổi sáng đi bộ như vậy, ông Văn hay để ư quan sát nhịp sinh hoạt của cộng đồng Phố Ngang, cái tên dân cư đặt cho đoạn phố mới h́nh thành đằng sau khu gia binh. Lúc ông mở cửa sau nhà để bắt đầu làm mấy động tác khởi động, th́ cũng là lúc các hàng quà lục tục mở cửa. Sớm nhất có lẽ là hàng bún riêu cua riêu ốc. Chẳng biết hàng họ chuẩn bị từ bao giờ, nhưng cứ lúc ông Văn đi hết ṿng thứ nhất là thấy ông chủ, trạc ngoại ngũ tuần, cầm rổ rau sống vung lên vảy cho ráo nước một cách điệu nghệ.

Cứ nh́n vào cung cách ấy, chắc nhà này làm ăn sạch sẽ, thảo nào khách đông, trong đó có bà Hảo nhà ông. Khi ông đi đến ṿng thứ hai th́ quán phở gà 25k bắt đầu đón khách. Gọi vậy là bởi theo lệ, quán này chỉ bán mỗi bát phở đúng 25 ngàn, mà khá chiều khách. Có lần, bà Hảo bận không nấu ăn sáng, ông vào ăn thử, với sức ông ăn bát phở như thế cũng là vừa đủ. Khi ông đi đến ṿng thứ ba, th́ hầu hết các hàng quà đều đă mở hàng, khách ăn đă kin kín mấy bộ bàn ghế nhựa, kê vụng ra vỉa hè, tranh thủ lúc buổi sớm mấy anh dân pḥng, trật tự chưa hoạt động.

Cũng trong những buổi đi bộ như thế, vô t́nh ông đă quan sát một gia đ́nh nhỏ, mới đến cư ngụ. Họ thuê một căn nhà nhỏ, phần sau căn hộ của một bà góa của ông đại tá đă quá cố, nằm cuối dăy, chỗ con đường bắt đầu thắt lại. Từ chỗ này, con đường chạy vào một ngơ nhỏ, ngoằn nghoèo thông ra một con phố lớn.

Cách đây gần hai chục năm, thành phố đă có dự án giải phóng mặt bằng, mở rộng ngơ thành một con đường chạy thẳng ra khu dân cư hiện đại. Một vị lănh đạo thành phố, khi tiếp xúc cử tri tại đây đă khẳng định con đường sẽ được mở sớm trong nay mai để giải tỏa, gánh đỡ cho trục lộ phía ngoài thường xuyên ách tắc. Dân chúng được một phen mừng rỡ, giá nhà, giá đất ở đó cũng rục rịch lên cơn sốt. Thế rồi thời gian trôi đi, vị lănh đạo nọ chuyển lên Trung ương, trở thành một nhân vật quan trọng, quyền lực, con đường vẫn chưa được mở và những người mua đất đón quy hoạch cách nay gần hai thập kỷ vẫn cứ sống trong hi vọng…

Lại nói về gia đ́nh nọ, mặc dù ở vị trí không mấy thuận lợi, họ vẫn mở một cửa hàng nho nhỏ bán xôi, cháo sườn và trứng vịt lộn. Buổi sáng đi bộ thấy họ trương tấm biển “Xôi, cháo sườn, trứng vịt lộn”, về nhà ông cứ áy náy bảo với bà: Mở hàng ở góc ấy th́ ai mua, không khéo lại ế th́ khổ!

Vậy mà cái quán nhỏ của vợ chồng Vân, tên cô chủ quán, không ế. Nói như các nhà kinh tế bây giờ, họ đă chọn đúng cái “phân khúc thị trường” của ḿnh. Cùng với mấy khối chung cư cao tầng, trên khu đất vốn là nhà máy cơ khí xưa c̣n có một trường mầm non công lập, hai ba nhà trẻ, trường mầm non tư thục. Rồi lại trường tiểu học gần đó.

Tụi trẻ vốn khó ăn, thường được bố mẹ dựng dậy, đưa đi học trong lúc c̣n ngái ngủ. Những tô bún, tô phở chỉ phù hợp cho ngày nghỉ, thời gian rảnh rỗi. C̣n ngày đi học, chỉ cần quả trứng vịt lộn, cốc sữa đậu nành là đủ chất. Vội quá th́ gói xôi, kèm tí ruốc cho các cô cậu vừa ngồi sau xe mẹ vừa ăn cho kịp giờ vào học. Đă vậy, đồ ăn ở quán nhỏ này lại khá sạch sẽ, riêng món xôi th́ có thể nói là đặc biệt. Có lần, trong lúc đi bộ buổi sáng, ông Văn c̣n nghe mấy bà kháo nhau: Nhà “xôi trứng” người Công giáo nên thật thà, chất phác.

Gạo nếp, cô Vân mang lên từ Hải Hậu, một vùng quê nổi tiếng gạo ngon. Ruốc thịt cũng tự tay cô làm từ thịt lợn quê, không sợ lẫn bă sắn dây. Quả trứng của nó cũng ngon ngon là! Là người ưa của nếp, ông Văn nhanh chóng trở thành khách quen của quán cô Vân. Cũng nhờ vậy mà ông biết gia cảnh của vợ chồng Vân, dần dà, giữa hai ông bà già về hưu sống xa con cháu với cái gia đ́nh nhỏ ấy kết một mối gắn bó thân thiết.

Từ một làng quê vùng biển Hải Hậu, vợ chồng Vân lên Hà Nội t́m kế sinh nhai. Lúc đầu, chồng chạy xe ôm, vợ đi làm giúp việc cho các gia đ́nh. Khác với nhiều người khác, Vân không nhận giúp việc theo lối ở riêng cho một gia đ́nh.

Cô nhận giúp việc theo giờ. Người dễ coi, ăn nói nhỏ nhẹ, làm cẩn thận, dần dà Vân có nhiều mối. Tuần nào cũng kín lịch. Cũng từ việc dọn dẹp cho các gia đ́nh, cô c̣n kiếm thêm chút ít từ việc buôn bán hàng đồng nát. Chắt bóp, dành dụm, hai vợ chồng đă có số vốn nho nhỏ, đủ mở quán quà sáng b́nh dân. Đấy cũng là lúc họ dọn về dăy phố nhỏ này. Khi đă gần gũi, vợ chồng Vân chia sẻ với ông bà, họ lên Hà Nội một phần cũng là do nghĩ đến tương lai của hai đứa con.

Hai năm trước, cái gia đ́nh nhỏ này đứng trước một lựa chọn. Con bé Thủy, con gái đầu của họ thi đỗ đại học. Cũng lạ. Con nhà nông dân, chỉ lấy sự no cơm tẻ làm đầu, không học thêm học nếm ở đâu, chỉ ôn thi theo hướng dẫn của thầy cô trong trường cấp ba vùng biển mà con bé thi đỗ, lại c̣n đủ điểm vào cái trường mà nó mơ ước. Trong niềm vui thấy con ngoan ngoăn, giỏi giang, vợ chồng nhà Vân lại nảy một nỗi lo: Lấy đâu ra tiền để trang trải cho những phí tổn 5 năm học của con bé ở cái đất Hà Nội đắt đỏ, đến nắm lá xông cũng phải mua? Cái khó ló cái khôn, hay đúng hơn là cái liều. Lúc ấy Vân đă giúp việc cho một gia đ́nh ở Hà Nội được vài năm. Công việc cũng nhàn, ăn ở luôn tại nhà chủ! Sau mấy đêm bàn tính, hai vợ chồng quyết định gửi nhà cửa, vườn tược cho bố mẹ hai bên trông nom, cả nhà khăn gói lên Hà Nội.

Vợ giúp việc theo giờ, chồng chạy xe ôm. Con bé lớn, ngoài giờ đi học cũng phụ giúp mẹ. Tất cả vào một nồi, quấn túm nhau trong căn nhà trọ thuê ở đầu cầu Vĩnh Tuy. Và rồi họ chuyển về đây mở quán xôi trứng. Giờ th́ đến thằng em. Theo gương chị, ở Hà Nội, chẳng theo một lớp luyện thi nào mà thi đại học cũng 28,5 điểm. Cao thế, nhưng vẫn không đủ điểm vào cái trường mà nó mơ ước là Đại học Y Hà Nội. Không từ bỏ mong ước trở thành bác sĩ, nó chấp nhận vào Y Thái B́nh. Vậy là một lần nữa, gia đ́nh nhỏ ấy lại chuyển hướng.

Một lần đến dọn dẹp, Vân tâm sự với bà Hảo:

- Có nhẽ chúng con chuyển về Thái B́nh ông bà ạ. Cháu Thủy nó cũng cứng cáp rồi, lại mới nhận được mấy chỗ làm gia sư, cũng đă tự lo được. Chúng con về đấy ít năm cho thằng bé nó ổn định rồi lại tính tiếp.

- Quán xôi đang đông khách, bỏ đi cũng tiếc. Mà thời buổi thi cử thật lạ, điểm cao thế mà vẫn cứ trượt!

- Chúng con cũng tiếc lắm, bà ạ. Nhất là cái t́nh của mọi người. Nhưng chúng con cũng lo cho cháu…

- Anh chị đi chúng tôi cũng nhớ. Nhưng thôi, ở đâu cũng vậy, cứ lam làm là chẳng lo đói, bà Hảo động viên.

Thế là ngày mai, gia đ́nh Vân rời cái phố ngang này. Mới quen biết ít lâu nhưng ông bà đă thấy gắn bó, quyến luyến các thành viên của cái gia đ́nh nhỏ ấy. Và họ cũng quư mến ông bà. Ngay như Quư, chồng Vân, hễ ông bà đi đâu, chỉ cần hẹn trước là anh thu xếp để đưa đón cẩn thận.

Đă thế lại c̣n nhất định không lấy tiền, khiến ông Văn phải làm mặt giận, dọa sẽ gọi người khác mới thôi. Tuần hai lần, Vân đến dọn dẹp nhà cửa, giúp ông bà những công việc lặt vặt. Lâu lâu, thành t́nh thân. Hôm nay, ông bà sang nhà họ, để chia tay, cho thằng cu mới đỗ đại học chút quà. Vừa là động viên nó, vừa muốn tỏ cái t́nh với những người dân quê chân chất ấy.

Đi bên bà, ông cứ ngẫm đi ngẫm lại cái điều mà lát nữa ông sẽ nói với họ: Dù đi đâu, từ nay họ có thêm một chốn đi về là cái phố ngang này, nơi có ngôi nhà của ông bà. Và ông tin, họ cũng sẽ nghĩ như ông vậy…