PDA

View Full Version : Giáo sư Văn Tạo với công tŕnh Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam – những chứng tích lịch sử



BigBoy
23-11-2020, 04:27
Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam được xem là nạn đói thảm khốc nhất trong lịch sử đất nước, đă cướp đi tính mạng của hơn hai triệu người và để lại hậu quả tang thương cho biết bao thế hệ. Đây là sự kiện lịch sử lớn cần được đi sâu nghiên cứu về ư nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử về tội ác của quân phiệt Nhật đối với nhân dân Việt Nam, lên án chiến tranh xâm lược hủy diệt, củng cố tăng cường sự hiểu biết và t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam – Nhật Bản. V́ vậy, năm 1995, hai Giáo sư Văn Tạo và Furuta Moto (đại diện cho Tiểu ban hợp tác Việt – Nhật nghiên cứu về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam) đă chủ biên và cho ra mắt công tŕnh Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam – những chứng tích lịch sử. Công tŕnh ra đời đă giúp cho công chúng có cái nh́n sâu sắc, toàn cảnh về sự kiện này. Tạp chí Xưa&Nay đă có cuộc phỏng vấn Giáo sư Văn Tạo để hiểu hơn về ư nghĩa của công tŕnh khoa học này.



https://xuanay.vn/data/uploads/2018/01/bia-sach.jpg


Xưa&Nay: Thưa Giáo sư, trong rất nhiều vấn đề về lịch sử Việt Nam, v́ sao Giáo sư lại chọn vấn đề nạn đói năm 1945 để nghiên cứu, xin được biết đôi điều về những khó khăn và thuận lợi trong quá tŕnh thực hiện đề tài?

Văn Tạo: Đề tài nạn đói năm 1945 được biết đến từ làng tôi, 500 khẩu th́ chết một phần ba, có nhà chết một nửa, có nhà chết hết. Tôi đau buồn từ đó, trong cái tâm tôi khi làm sử học, tôi cũng nghĩ rằng cần phải làm rơ, sau này lên Việt Bắc, đến khi vào Ban Văn Sử Địa th́ mới có điều kiện tiếp xúc với tài liệu liên quan. Tôi đă nghĩ rằng, làm ǵ th́ làm nhưng lịch sử về Cách mạng tháng Tám th́ không bỏ qua được, đặc biệt về sự kiện nạn đói khủng khiếp năm 1945. Tôi bắt đầu chú ư đến từ khi c̣n công tác ở Việt Bắc nhưng điều kiện c̣n khó khăn, v́ thế chưa thể thực hiện nghiên cứu được về sự kiện này.


Cho đến nay, hơn 60 năm đă trôi qua, nhưng trong kư ức của nhân dân Việt Nam, nạn chết đói năm 1945 vẫn c̣n là một cơn ác mộng, một nỗi đau nhức nhối, khó quên. Trong lương tri nhân loại, đó vẫn là một sự thực lịch sử cần làm rơ, một tội ác cần lên án.


Tại sao vậy? Bởi v́, với nhân dân Việt Nam, hàng triệu người chết đói đến nay tuy đă xương tan thịt nát, nhưng vẫn c̣n để lại đau thương trong ḷng con cháu họ. Tổn thất này chưa được ai bù đắp và những băn khoăn, day đứt vẫn c̣n tồn tại trong ḷng những người đang sống. Cụ thể ở xă Tây Lương, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái B́nh, gia đ́nh ông Tô Trạch (c̣n gọi là Tô Nuôi, v́ đi làm con nuôi người khác mà được cứu sống) có 4 người, chỉ c̣n lại một ḿnh ông. Nếu tính cả ḍng họ Tô có 35 người, chỉ c̣n sống sót 4 người (tức chết đói 31 người). Hay như gia đ́nh cụ Hoàng Phác, bốn thế hệ chung sống với nhau cộng tất cả là 31 người, chết đói mất 26 người, chỉ c̣n sống sót 2 và 2 người tha phương cầu thực, đến nay vẫn c̣n mất tích.


Những người c̣n sống sót này đă từng đặt câu hỏi: Ông bà, anh em, chú bác họ chết v́ đâu? Kẻ nào đă gây nên nạn đói khủng khiếp cướp đi mất cả những người thân của họ? Họ yêu cầu những câu hỏi này phải được giải đáp, những nợ nần này phải được đền trả. Hơn thế nữa, cho đến nay hàng trăm nấm mồ của những người chết đói c̣n chôn chung một hố (gọi là những nấm mồ “tập thể”), tức đào một hố to rồi xếp xác người chết đói chồng lên nhau, v́ xác chết quá nhiều, không có điều kiện chôn cất tử tế được. Có hố chôn tới hàng chục, hàng trăm người, vẫn chưa được cải táng. Có nơi do yêu cầu cần xây dựng mới đă cải táng, nhưng những nấm mồ mới đó vẫn chưa được tu tạo.


Ai có trách nhiệm giải quyết những tồn tại lịch sử này?


C̣n trong nhân loại, nỗi đau của mỗi dân tộc do phát xít gây ra cũng là nỗi đau chung của mọi con người có lương tri trên trái đất.


Trong Hội thảo khoa học với chủ đề “Ḥa b́nh châu Á và vai tṛ của Nhật Bản” do Ủy ban Đoàn kết Á, Phi, Mỹ Latinh của Nhật Bản tổ chức vào tháng 12 năm 1992 ở Tokyo mà tôi có tham dự, tại hội thảo, các nhà khoa học đă nhấn mạnh đến hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh Thái B́nh Dương do quân phiệt Nhật gây ra. Tất cả tập trung sự quan tâm vào “nỗi đau khổ không chỉ của riêng ai”.

Đó là nỗi đau:


– Về khoảng hơn ba triệu người Nhật Bản đă bị chôn vùi trong chiến tranh.


– Hơn hai triệu người Việt Nam chết đói do quân phiệt Nhật gây nên.


– Những nạn nhân Trung Quốc bị sát hại trong cuộc thảm sát ở Nam Kinh.


– Hàng ngh́n chiến sĩ du kích Philippin đă bị quân phiệt Nhật tiêu diệt.


– Hàng vạn nhà yêu nước Malaixia bị truy lùng và giết hại.


Và đáng chú ư hơn nữa là nỗi đau về hàng vạn phụ nữ Triều Tiên bị quân phiệt Nhật hăm hiếp, giết chóc.


Trong kế hoạch hai điểm về châu Á công bố vào tháng 9 năm 1994, Thủ tướng Nhật đă nêu rơ: Hành động của nước ta trong quá khứ không những chỉ làm cho nhân dân nước ta phải chịu đựng nhiều hy sinh mà c̣n để lại cho nhân dân các nước láng giềng châu Á những vết thương mà đến nay vẫn c̣n khó điều trị. Với tinh thần hối hận sâu sắc trước những nỗi buồn và nhũng nỗi đau khổ khó chịu đựng nổi của nhiều người do hành vi xâm lược và thống trị thuộc địa của nước ta gây ta, tôi nghĩ rằng: con đường mà Nhật Bản phải đi theo trong thời gian tới là quyết không làm chiến tranh và tập trung toàn lực lượng xây dựng ḥa b́nh thế giới. Đồng thời, với mỗi nước bị xâm lược và bị tổn thất, chính phủ Nhật đă từng bước có sự bồi thường thỏa đáng.


Năm 1994, tôi nhận được thư của ông Furuta Moto, Giáo sư trường Đại học Tokyo, Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt – Nhật, về vấn đề ông được thừa kế một số tiền theo di chúc của người cha trước khi qua đời, là dành cho công việc có ích liên quan đến Việt Nam, người cha đó luôn ủng hộ và khích lệ ông Furuta Moto nghiên cứu tại Việt Nam. Và Giáo sư đă dùng số tiền đó cho chương tŕnh hợp tác khoa học của Hội Hữu nghị Việt – Nhật về đề tài “Quan hệ Việt – Nhật thời kỳ 1940-1945” và đề nghị tôi chủ tŕ.


Vậy là mọi khó khăn về tài chính đă được tháo gỡ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khai thác tư liệu từ nhiều nguồn và chủ yếu là khảo sát, điều tra thực địa trên 23 điểm thuộc 21 tỉnh, thành từ Quảng Trị trở ra, công việc phải khẩn trương bởi những nhân chứng ngày một già yếu và mất đi, sẽ bất lợi cho việc thu thập cứ liệu lịch sử.



Qua ba đợt điều tra 1992, 1993-1994, 1994-1995, đă huy động nhân lực của hàng trăm nhà nghiên cứu , công tŕnh đă được hoàn tất với công sức của cả một tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Sử học Việt Nam mà người chủ tŕ là tôi cùng GS. Furuta Moto.


Công tŕnh này cũng đă nhận được sự ủng hộ nhiệt tâm của những người c̣n sống có người thân chết v́ nạn đói, họ làm với tấm ḷng như một sự trả nghĩa, một nén nhang thắp cho những người thân của họ.


Những người làm công tŕnh này cũng thực tâm muốn gửi đến toàn nhân loại một thông điệp: Hăy lên án chiến tranh xâm lược hủy diệt, củng cố ḥa b́nh, tăng cường hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.


Xưa&Nay: Xin cảm ơn Giáo sư!