PDA

View Full Version : Vai tṛ của lực lượng nô lệ trong xă hội Đại Việt thời Lư



BigBoy
23-11-2020, 03:34
T́m hiểu lịch sử Đại Việt thời Lư (1009 – 1225), chúng ta cần làm sáng tỏ một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự sung túc của đất nước thời kỳ này. Đó là lực lượng nhân công được “nhập khẩu” về từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao… đă tham gia trong hầu hết các hoạt động kinh tế với thân phận nô lệ, góp phần tạo nên nhiều kiến trúc và công tŕnh văn hóa trong giai đoạn đầu tự chủ. Bài viết đóng góp một giả thuyết mới vào vấn đề Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không, từng là vấn đề được nhiều nhà sử học quan tâm và tranh luận.


Chùa Láng (Hà Nội) được khởi dựng từ thời Lư.Đại Việt dưới thời Lư được biết đến như vương triều đầu tiên trong lịch sử xác lập được nền độc lập tự chủ thực sự với một nền kinh tế phát triển cao, với đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Nếu lịch sử chiến tranh được ghi chép khá đầy đủ trong chính sử th́ lịch sử kinh tế – xă hội thời Lư lại khá mờ nhạt và hầu như không có tài liệu nào chuyên ghi chép về lĩnh vực này. Cùng lắm cũng chỉ là đôi ḍng hiếm hoi, ghi chép chung chung, ngẫu nhiên trong những cuốn sử biên niên, tài liệu tôn giáo, địa lư hoặc văn học. Tuy nhiên những tài liệu này thường được biên soạn dưới thời kỳ Nho giáo đă trở thành quốc giáo, v́ vậy nhăn quan chính trị đă chi phối và làm lu mờ một mảng lớn của lịch sử Đại Việt thời cổ đại.


Một mảng màu đậm nét hơn trong đời sống tôn giáo của Đại Việt dưới thời Lư là sự hưng thịnh tột bậc của Phật giáo, trong cả văn bia và thư tịch cổ đều ghi nhận Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ trong dân gian và cả chốn cung đ́nh. Dưới sự bảo trợ của nhà nước, các công tŕnh kiến trúc phục vụ cho nhu cầu tôn giáo được xây dựng với quy mô lớn, trang trí cầu kỳ phản ánh một nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển rực rỡ mà những di vật khảo cổ học là minh chứng. Nhưng điều này lại đưa tới câu hỏi: lực lượng xă hội nào đă trực tiếp tham gia kiến tạo, xây dựng những công tŕnh có quy mô to lớn như thế?


Trên cơ sở khai thác những nguồn tư liệu cổ, cùng một góc nh́n ngược chiều với quan điểm cũ, bài viết muốn đặt ra vấn đề về sự tồn tại và vai tṛ của lực lượng nô lệ trong đời sống kinh tế xă hội Đại Việt, và nhà Lư có thực sự là một thiết chế quân chủ Phật giáo thân dân như chúng ta từng nh́n nhận hay không?


Giàu có về vàng, khan hiếm về nhân lực


Theo các nguồn thư tịch cổ th́ Đại Việt được biết đến như xứ sở của vàng, tác giả Lĩnh ngoại đại đáp là Chu Khứ Phi đă ghi lại: “Khe, động Ung Châu và vùng biên giới An Nam đều có mỏ vàng, châu Vĩnh Yên thuộc Ung Châu và Giao Chỉ cách nhau một con suối, các loại thủy cầm như ngỗng, vịt bơi sang sông phía Giao Chỉ kiếm ăn trở về để lại phân có vàng… Giao Chỉ có cái lợi mỏ vàng mới mua dân ta về làm nô”(1). Theo biên niên sử Việt Nam, nhà nước từng tổ chức khai thác vàng, Đại Việt sử kư toàn thư có ghi mùa đông, tháng 10, năm 1143 sai Thái phó Hoàng Nghĩa Hiền và viên ngoại lang Khổng Trường đem quân các khe động dọc biên giới về đường bộ đi đăi vàng ở các xứ Như Cá(2)… Khai thác vàng mang lại một nguồn lợi vô cùng lớn để sung vào ngân sách quốc gia. Triều đ́nh đă tổ chức khai thác vàng trên quy mô lớn vừa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa để trao đổi, cống nạp. Nguồn tư liệu từ chính sử cho biết những lần khai thác được vàng sống có khối lượng lớn như: “Tháng 5, năm 1039, động Vũ Kiến thuộc châu Quảng Nguyên dâng khối vàng sống nặng 112 lạng”, năm 1129, đại thủ lĩnh châu Tây Nông là Hà Văn Quảng dâng hai khối vàng sống nặng 33 lạng, 5 đồng cân, “Nội nhân hỏa đầu là Hứa Viên dâng khối vàng sống nặng 66 lạng”. Dân gian c̣n truyền câu ca: “Sắt Nga Hoàng, vàng Định Công, đồng Kẻ Sặt”. Định Công tức Định Công Thượng, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội có nghề kim hoàn nổi tiếng, tương truyền có từ thời Lư Nam Đế (571 – 603) do ba anh em họ Trần sáng lập. Sự giàu có về vàng của Đại Việt thời cổ đại c̣n được biết đến qua những ghi chép về đồ cống nạp cho nhà Tống: “Đồ cống nạp rất đắt tiền tất cả các thứ trong thư đều được viết bằng vàng. Các phẩm vật bằng vàng cân nặng 1200 cân và một nửa số đó được trang trí bằng vàng hoặc các thứ quư giá: 100 hạt ngọc trai đựng trong những chiếc b́nh bằng vàng mà 3 trong số đó lớn bằng quả cà dê, 6 viên lớn bằng hạt mít, 24 viên lớn bằng hạt đào, 17 viên to như mọng dừa và 50 viên bằng hạt chà là… 850 kiện gấm vàng trang trí h́nh rồng”(3). Ngoài ra sự giàu có về vàng của nước ta dưới thời Lư cũng chính là nguyên nhân của sự nḥm ngó từ phía nhà Tống. Vua Tống đă xuống chiếu sai Quách Quỳ mang quân xâm lược nước ta với mong muốn chiếm được nguồn tài nguyên quư giá này: “Nghe nói vùng khe động có nhiều của quư. Sau khi Giao Chỉ thua, hăy đặt thành quận huyện mà cai trị, và hăy sung công của cải”. Đến thế kỷ XIII khi chính quyền chuyển sang tay nhà Trần th́ Đại Việt dường như vẫn chưa vơi bớt vàng đi bao nhiêu. Theo Từ Minh Thiện, ở cuối tập Thiên Nam hành kư, cho biết năm 1289, vua Trần đă gửi tặng vua Nguyên nhiều thứ hàng nghệ thuật gồm: 1 ḥm gỗ khảm vàng cả khóa và ch́a, 1 con thuần tượng có yên vàng và một cỗ bành ngồi, 1 quả cầu bằng sừng tê khảm vàng, bịt bạc, 7 đạc đồng khảm vàng, 1 đệm bằng vóc đỏ có thêu chỉ vàng, 1 mâm để trước án ngự bằng gỗ khảm vàng, mạ bạc, 1 b́nh lưu ly có nắp bằng vàng, 1 mâm bằng sừng tê khảm vàng, mạ bạc, 1 cặp chân đèn bằng vàng, 1 chén bằng trầm hương khảm vàng có cả chân và nắp, 1 hộp đựng lá sen vàng, 1 bầu bằng vàng, 1 bộ bát đũa vàng, 1 hộp bằng vàng, 1 xóc bịt vàng, 4 dây đeo bằng vàng, 1 gậy khắc chữ khảm vàng, mạ bạc, 3 sừng tê ngưu có hoa và đế vàng, 5 chuông bằng vàng, 100 tấm lụa ngũ sắc, 100 tấm gấm màu…(4).


https://xuanay.vn/data/uploads/2018/01/chua-lang.jpg

Đến thế kỷ thứ XV trong ghi chép của Nguyễn Trăi th́ trữ lượng vàng của nước ta vẫn c̣n phong phú lắm.“Các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta có nhiều mỏ kim loại quư như mỏ bạc tại Ngân Sơn, vàng tại Tống Tinh… mỏ vàng và Đan Sa”(5). Nguồn thông tin thứ hai cho biết sự giàu có về vàng của Đại Việt dưới thời Lư được gián tiếp thể hiện qua sự tiêu dùng của Nhà nước đối với kim loại quư này, năm 1014 vua cho phát 310 lạng vàng ở trong kho để đúc chuông treo ở chùa Hưng Thiên(6), năm 1057 tượng hai vị Phạn Vương và Đế Thích được đúc bằng vàng đặt trong chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ, ở điện Vĩnh Thọ thời Lư có đặt tượng đầu rồng bằng vàng(7).


Nếu khai thác vàng có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của Nhà nước th́ để đáp ứng nhu cầu này cần có một lượng lớn nhân công sử dụng. Ghi chép của Chu Khứ Phi một mặt chỉ ra sự giàu có về tài nguyên vàng của Đại Việt nhưng cũng gắn thêm thông tin về sự khan hiếm nguồn nhân lực dưới thời Lư, mặt khác lại cho thấy trong xă hội Đại Việt có sự tồn tại của lực lượng nô lệ và chính họ trực tiếp tham gia vào quá tŕnh khai thác vàng. Chỉ dụ năm 1043 của vua Lư cho thấy hiện tượng mua bán nô lệ rất phổ biến trong xă hội, c̣n chỉ dụ năm 1118 lại phản ánh sự tồn tại của nô lệ như một thành phần trong cơ cấu chung của xă hội, thậm chí người nông dân b́nh thường cũng có khả năng sở hữu nô lệ.


Lấy những thông tin này bổ sung cho nhau sẽ phản ánh thực tế xă hội Đại Việt dưới thời Lư thiếu nhân công một cách trầm trọng. Nhu cầu về vàng và nhân công gắn liền với sự phát triển của Phật giáo ở trong nước. Phật giáo được coi trọng là nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự xuất hiện các công tŕnh có quy mô đồ sộ, đương nhiên việc xây dựng những công tŕnh như thế cũng cần một lượng nhân công không nhỏ. Trong bài văn bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh thời Lư đă cho thấy sự tiêu tốn nhân lực trong việc xây dựng chùa tháp như sau: “…Từ đó đến nay, đâu cũng sùng thượng. Gần th́ kinh đô, xa th́ rừng núi. Hoặc gánh đất, khiêng gỗ, tạc chân dung để phụng thờ; hoặc thêu gấm đúc vàng, làm tượng thánh để chiêm ngưỡng”(8).


Được sự cổ vũ và ủng hộ của nhà nước mà không khí xây dựng chùa tháp, tạc tượng đúc chuông sôi nổi khắp trấn ngoài biên dưới thời Lư. Đây là không khí, nhịp độ xây dựng chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh vào khoảng năm 1118: “Chùa chiền ngăn nắp, tượng Phật trang nghiêm. Đă chọn đất nặn h́nh vi diệu; lại nấu vàng đúc tượng đoan nghiêm… Thế là suất lĩnh quan lại và hiền tài trong ấp ngoài biên, đem đồng núi Thú Sơn tiến cúng hơn 3 ngh́n cân, lại t́m thợ giỏi đúc 3 pho tượng Như Lai. Thực là đem cái không có tướng làm ra sự có tướng, rơ ràng là cái cơ của tuyệt tướng; đem cái sự bất sinh, bất diệt gợi bảo cho chúng sinh. Cho nên lửa mạnh tắt mà đầy đủ mười thân, khói biếc tan mà uyển chuyển trăm phúc”(9). Trên tinh thần ấy, tượng Phật thời Lư được đúc với số lượng lớn: Chỉ riêng năm 1040 Lư Thái Tông đă cho mở hội Long Tŕ khánh thành hơn ngh́n pho tượng Phật(10). Năm 1114, cho xây lầu Thiên Phật để 1.000 pho tượng Phật ở chùa Thắng Nghiêm(11). Thư tịch cổ và văn bia thời Lư c̣n cho biết nhà Lư coi việc tạc tượng, đúc chuông là những sự kiện lớn như năm 1036 đúc xong pho tượng Đại Nguyện đă được nhà nước tổ chức khánh thành rất long trọng, cũng từ nguồn sử liệu này ta c̣n biết được tên gọi, chất liệu và kích thước của tượng Phật thời Lư. Nhờ đó mà ta biết được chư Phật thời Lư khá đông đúc với chất liệu chủ yếu là vàng, đồng, đá, đất nung… Đây là những “chất thiêng” trong quan niệm Phật giáo nhưng lại đưa đến nhu cầu cao hơn về nhân công cùng kỹ nghệ chế tác, v́ vậy nó cũng chứng tỏ trong thời Lư có một lực lượng lao động chuyên biệt làm riêng công việc chế tác tượng và xây dựng chùa tháp – cũng có nghĩa là có một bộ phận lao động tách khỏi nông nghiệp. Nếu như vàng là vật liệu có thể khai thác được trong nước th́ đồng để đúc tượng, đúc chuông chủ yếu được nhập về từ Trung Quốc bởi thời gian này nhà Lư vẫn chưa thể tự sản xuất được kim loại này. Thực tế ấy cũng được phản ánh bằng chỉ dụ năm 1133 của vua Cao Tông nhà Tống nhằm ngăn chặn ḍng chảy của tiền đồng từ Trung Quốc sang Đại Việt.


Thời Lư là thời kỳ xây nhiều chùa tháp lớn nhất của cả nước. Được Nhà nước ủng hộ nên làm sư tăng là một niềm vinh hạnh: không phải chịu sưu thuế, không phải đăng lính, ngoài ra lại được ăn lộc của nhà vua và dân cúng nên có thể nói rằng sư tăng chính là lực lượng không trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Điều này thêm một lần nữa cho thấy Đại Việt dưới thời Lư thiếu nhân công một cách trầm trọng. Xây dựng chùa tháp cũng đặt nhu cầu cao hơn hẳn với hàng gốm sứ và vật liệu xây dựng, có nghĩa là ở một mặt nào đó, sự phát triển của Phật giáo lại trở thành động lực phát triển các ngành thủ công và thương nghiệp. Các ngành nghề như làm gốm, đóng gạch, chế tác đá…không đơn giản chỉ sử dụng những người thợ thủ công mà thôi, mỗi ngành nghề cũng cần tới hàng ngàn lao động, chẳng hạn như ngành gốm bao gồm nhiều khâu sản xuất, một món đồ sứ có thể qua tay 10 đến 12 người trước khi hoàn thành. Nghề chế tác đá làm tượng ít phức tạp hơn nhưng lại rất tốn nhân lực trong khâu khai thác, vận chuyển đá về nơi sử dụng. Số lượng lớn chùa tháp được xây dựng dưới thời Lư đă nói lên rằng nhu cầu về nhân công của Đại Việt là thường xuyên và có quy mô rất lớn. Theo nguồn tài liệu đương thời là Lĩnh Ngoại đại đáp th́ một nửa dân số Đại Việt vào thế kỷ XII đến từ miền Nam Trung Hoa; đây có thể là một sự phóng đại, nhưng nói như vậy cũng có đôi phần sự thật. Với nhu cầu cao về nhân công, Đại Việt thời Lư đă mở rộng cửa đón nhận dân nhập cư và trở thành miền đất hứa cho những người Trung Hoa di cư và lánh nạn mà sau này trong những ghi chép của chính sử cũng thừa nhận nguồn gốc Trung Hoa của tổ nhà Trần hay nhà Mạc.


Thời Lư, Đại Việt không chỉ có quan hệ với Trung Hoa, Chămpa mà c̣n có quan hệ trực tiếp với Tam Phật Tề, Trảo Oa, Trà Nha, Xiêm La, Lộ Lạc… Thuyền buôn các nước này đến Đại Việt khá nhiều. Do đó thương cảng Vân Đồn chính thức được thành lập, đó cũng là thời kỳ có cuộc cách mạng thương mại đầu tiên của Trung Hoa vào thời nhà Tống, và nằm ở trung tâm của tam giác kinh tế: Vịnh Bắc Bộ, Khâm Châu và Hải Nam nên Đại Việt đă tham gia vào một khu vực kinh tế năng động, tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của các ngành nghề thủ công nghiệp mà đôi khi sự phát triển của một ngành nào đó không phải do yêu cầu của thị trường trong nước mà cao hơn là đáp ứng nhu cầu của thị trường bên ngoài như ngành sản xuất muối, làm đồ gốm…


Trong bối cảnh lịch sử ấy cho thấy nhà Lư cần một nguồn nhân lực khổng lồ vừa để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và những hoàng nam khỏe mạnh để sung vào quân đội đảm bảo cho sức mạnh quân sự chống lại ư đồ nḥm ngó của nhà Tống. Từ cách nh́n này sẽ đưa đến nhận xét về chính sách phân cấp hộ nông dân dưới thời Lư có lẽ không phải là biểu hiện của việc Nhà nước quan tâm tới quyền sở hữu tối cao về ruộng đất mà thay vào đó là sự coi trọng lực lượng lao động, lấy nhân công là phần thưởng ban cấp cho những người có công với nước.


Chúng tôi cho rằng lực lượng lao động và binh lính không phải tất cả đều là cư dân Đại Việt, mà một lực lượng không nhỏ trong số họ là những người từ bên ngoài đến bằng nhiều nguồn khác nhau, như thông qua các thương vụ mua bán nô lệ, tù binh chiến tranh hay những người v́ bất măn với chính quyền sở tại mà tự nguyện đến Đại Việt. Chúng tôi dành sự quan tâm tới hai thành phần là nô lệ và tù binh chiến tranh, những người mà thân phận nô dịch của họ đă trở thành điều kiện, khiến họ cống hiến toàn bộ sức lao động của ḿnh trong công cuộc xây dựng một Đại Việt hùng mạnh trong lịch sử.


Nô lệ – lực lượng lao động đặc biệt quan trọng trong xă hội Đại Việt thời Lư


Nếu như các thương gia người Chăm được biết tới với những thương vụ buôn bán nô lệ th́ chẳng ai nói rằng Đại Việt đă có thể có một nguồn “cầu” khổng lồ đối với loại hàng hóa đặc biệt này. Một cuốn sách của Trung Hoa nói về cuộc sống và phong tục ở Quảng Tây và vùng vịnh Bắc Bộ vào thế kỷ XIII viết rằng: “Chẳng có nhiều người địa phương trong đất nước [Đại Việt] này, một nửa dân số là người Quảng Đông và Quảng Tây. Các nhà buôn đến miền Nam sẽ vờ mua người làm kẻ giúp việc và khi đến những vùng núi hoang sơ th́ họ trói những người này lại và bán cho sắc dân ở đó. Giá mỗi người là 2 lạng vàng. Các dân miền núi này sẽ bán cho Giao Chỉ với giá 3 lạng vàng. Hiếm năm nào mà không có hàng trăm, hàng ngh́n người bị bán. Những người có kỹ năng nào đó sẽ có giá gấp đôi, những người biết đọc, biết viết sẽ có giá gấp đôi lần nữa”(12). Một nguồn tư liệu khác cũng chứng tỏ những người Trung Hoa bị lừa bán sang Đại Việt, tháng 10, năm Thiệu Hưng thứ 3 (1133) Quảng Tây tuyên dụ là Minh Đức dâng bản tâu: “Vùng Ung Châu, phía nam tiếp giáp Giao Chỉ. Các động quanh sông Tả Giang và Hữu Giang phần lớn là loại dân vô lại, thường lừa dụ người buôn vào bán trong nước đó”(13). Ghi chép của biên niên sử Việt Nam cũng ghi nhận vai tṛ quan trọng của các nô lệ dưới thời Lư, theo bộ Đại Việt sử kư toàn thư th́ những kỹ năng kỳ ảo của một nô lệ gốc Đại Lư (tỉnh Vân Nam) đă được nuôi trong nhà Nguyễn Văn Thịnh mà sau này vị đại khoa đầu tiên đă dùng những phép thuật của người nô lệ nhằm thực hiện sự phản nghịch nhưng bị phát hiện phải phạt đi đày ở Thao Giang(14).


Một bằng chứng về sự có mặt của lực lượng lao động đặc biệt này trong hoạt động kinh tế nông nghiệp là việc năm 1088, Nhà nước đặt thêm chức quan “đề cử” để quản lư ruộng đất và tài sản ở nhà chùa bởi bấy giờ nhà chùa có điền nô và kho chứa đồ vật(15). Theo suy luận của chúng tôi, những điền nô làm việc trong nhà chùa chính là những nô lệ của nhà nước ban cấp cho chùa hoặc do nhà chùa mua về để canh tác trên ruộng đất nhà chùa vốn có diện tích không nhỏ, mặt khác những điền nô này có thể là lực lượng ủng hộ tích cực của các ngành công nghiệp thủ công v́ những nhu cầu của chính nhà chùa đối với những mặt hàng này.


Không chỉ quan lại, quư tộc sở hữu nô lệ mà hiện tượng sở hữu nhân lực lao động c̣n khá phổ biến trong dân gian, chỉ dụ của nhà vua năm 1118 cấm nô bộc các nhà dân trong và ngoài thành không được thích mực vào ngực đă chứng tỏ lực lượng xă hội này khá đông đảo, góp phần không nhỏ trong kinh tế hộ gia đ́nh. Sang thời Trần, những nô lệ như Yết Kiêu, Dă Tượng đă góp sức không nhỏ trong chiến thắng Mông Nguyên th́ đặt trong tương quan lịch sử là sự chuyển giao quyền lực khá êm thấm giữa hai triều đại có thể đoán định được dưới thời nhà Lư, nô lệ cũng được dùng làm chiến binh cho công cuộc đánh Tống, b́nh Chiêm.


Ngoài những nô lệ được mua về từ Trung Hoa th́ một nguồn cung cấp nhân lực cho Đại Việt thời kỳ này là những nô lệ bị bắt ở Chiêm Thành và Chân Lạp. Trong tác phẩm Tuệ tư trị thông giám trường biên của Lư Đào đời Tống có nhắc đến việc này: “Chiêm Thành, Chân Lạp từ lâu nay bị Giao Chỉ cướp, nay vương sư sang đánh Giao Chỉ để phạt tội. Các nước ấy nên thừa cơ hội, hiệp lực mà trừ nó. Ngày nào đánh dẹp xong, Trẫm sẽ ban thưởng cho. Trẫm nghe nói rằng người dân nước ấy bị Giao Chỉ bắt về, trong số ấy có cả cựu vương Chiêm Thành”(16). Rơ ràng việc thiếu nhân lực là nguyên nhân chủ yếu của những vụ việc buôn người và bắt người. Hiện tượng bắt người bán làm nô lệ có lẽ khá phổ biến dưới thời Lư, không chỉ người Việt có nhu cầu mua nô lệ mà chính người Việt đôi khi cũng bị bắt để bán đi nơi khác. Năm 1132, Lệnh thư gia châu Nghệ An là Trần Lưu bắt được ba người Chiêm Thành, trước đây những người này thường nấp ở nơi hiểm yếu, bắt người châu Nghệ An bán cho nước Chân Lạp(17). Nô lệ c̣n là món quà tặng quư giá mà quan lại dâng lên nhà vua để được trọng thưởng: “Lễ hội quan trọng nhất của nước Đại Việt nhằm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Vào ngày đó mọi gia đ́nh đều trao quà tặng cho nhau. Các quan lại dâng nô lệ lên nhà vua, và để đáp lại vua sẽ ban yến tiệc cho các quan vào ngày 16”(18).


Hiện tượng bắt làm nô lệ giải thích cho việc quan hệ thư từ thường xuyên giữa Trung Hoa thời nhà Tống và Đại Việt thời nhà Lư về việc cướp bóc và trả người, nhiều nô lệ Trung Hoa đă trở thành binh lính trong quân đội Đại Việt, trong khi đó thư tịch cổ cũng cho biết có những người thợ Chămpa đă trực tiếp tham gia kiến tạo các kiến trúc Phật giáo ở trung tâm chính trị là kinh thành Thăng Long(19). Nếu đặt thông tin này bên cạnh ghi chép của Đại Việt sử kư toàn thư, năm 1069 vua đánh Chiêm Thành bắt được vua nước ấy là Chế Củ và 5 vạn người, hẳn nhiên hai thông tin này sẽ bổ sung cho nhau và làm sáng rơ thân phận của những tù binh chiến tranh bị bắt dưới thời Lư. Họ bị biến thành nô lệ và phải lao động cưỡng bức dưới sự chỉ đạo của chỉ huy người Việt mà dấu ấn của họ vẫn hiển hiện qua hệ thống di vật, di tích kiến trúc Phật giáo thời Lư hiếm hoi c̣n sót lại. Các kiến trúc chùa tháp như Phật Tích, Tường Long, Chương Sơn có niên đại thế kỷ XI đều được gắn các đố chạm lá đề, đây là mô típ trang trí rất quen thuộc trong các kiến trúc đền tháp của Chămpa. Bộ ba nhân vật thần thoại Lư (tiên nữ- Apsara, nhạc công – Gandharva, nữ thần chim – Kinnari) cũng chịu ảnh hưởng đậm của nghệ thuật Chămpa(20), c̣n Trần Lâm Biền th́ cho rằng kiến trúc nghệ thuật thời Lư không phải là sản phẩm thuần Việt mà có sự tham gia tích cực của những thợ thủ công Chămpa(21). Cũng ở Thăng Long c̣n có mặt các cung nữ Chămpa được ở cung riêng. Rất có thể những cung nữ này chính là tù binh bị bắt trong những lần giao tranh giữa hai nước và v́ các vua nhà Lư rất ưa thích ca múa nhạc Chămpa nên những cung nữ này được cho ở cung riêng để luyện tập và tŕnh diễn trên đất Đại Việt. Đặc biệt những phát hiện mới nhất về khảo cổ học ở Hoàng thành Thăng Long cũng cho thấy ảnh hưởng đậm nét của nghệ thuật và kiến trúc Chăm, chắc hẳn những di vật mang dấu vết Chăm không phải do bàn tay của những thợ thủ công người Việt làm mà đó là sản phẩm của những nô lệ Champa dưới sự chỉ đạo của chỉ huy người Việt.


Thật khó mà tưởng tượng rằng Đại Việt thời Lư giàu có về kinh tế, hùng mạnh về quân sự buộc nhà Tống phải dè nể lại chỉ đặt trên một nền tảng kinh tế nông nghiệp thuần túy. Tuy nhiên, với cái nh́n từ biển, Li Tana đă chỉ ra mối liên hệ giữa Đại Việt với thời đại thương mại Trung Hoa thời nhà Tống, đồng thời chứng tỏ sự sung túc, năng động của một nền kinh tế hướng về xuất khẩu như đồ gốm, muối…và c̣n là thị trường trung chuyển ngựa giữa Trung Hoa và Chămpa(22). Những thương vụ mua bán lớn thường được thực hiện bởi thương nhân của triều đ́nh, mặt hàng họ mang theo thường là vàng bạc, tiền xu bằng đồng, gỗ trầm, những loại gỗ hương và ngọc trai, ngà voi, sừng tê giác…và thời gian mặc cả có thể kéo dài tới hàng tháng nên các thương gia người Hán thường làm nhà để ở chờ thương gia người Việt nản ḷng(23). Địa điểm trao đổi là Khâm Châu, cách khá xa kinh thành Thăng Long, bởi vậy cũng cần một lực lượng nhân công khá cao để vận chuyển hàng đi và về. Ghi chép của Đại Việt sử kư toàn thư đưa tới mối liên hệ về thân phận của những người nô lệ của nhà dân v́ phạm lỗi mà bị sung công làm nô lệ cho triều đ́nh(24). Tức là triều đ́nh cũng sở hữu nô lệ để thực hiện các khâu trung gian trong hoạt động buôn bán vốn rất phát triển thời bấy giờ.



[B]Kết luận


Từ những thông tin được chắt lọc trên đây gợi ra câu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời ở mức độ làm hài ḷng các nhà nghiên cứu. Trong khi chúng ta vẫn mặc nhiên thừa nhận sự phát triển cực thịnh của Phật giáo thời Lư cùng các kiến trúc có quy mô lớn, sự sung túc, giàu có về của cải của Đại Việt thời kỳ này và mức độ hùng hậu, dũng mănh của hệ thống quân đội th́ ít khi chúng ta chú ư tới vai tṛ của một bộ phận cư dân đến từ bên ngoài với thân phận bị nô dịch đă cống hiến sức lực như thế nào trong công cuộc kiến thiết Đại Việt hùng mạnh. Tuy nhiên chúng ta biết rất ít về cách tổ chức, sử dụng nô lệ của triều đ́nh và dân gian như thế nào cũng như mức độ lệ thuộc của họ đối với những chủ sở hữu.