PDA

View Full Version : Facebook và người già



Quada09
21-10-2020, 15:57
FACE BOOK VÀ NGƯỜI GIÀ

Tác Giả: Hoàng Nga

http://saigonecho.com/images/FacebookCS.jpg (http://saigonecho.com/images/FacebookCS.jpg)

Tự dưng tôi nhận ra lúc này người già lại vào Facebook nhiều hơn người trẻ. Tôi đă tự hỏi có phải chăng già rồi nên thấy ḿnh cần phải… update, phải technology cho có với người ta.

Và không biết có phải v́ già mà thấy Facebook dễ xài hơn Instagram hay Pinterest hay không?

Nhưng nói cho đúng ra, để “update” th́ bây giờ báo chí nhan nhản, để biết… Alzheimer là bịnh ǵ, ai là tổng thống của Mỹ, chuyện ǵ đang xảy ra ở Trung Đông, ở Châu Âu, ở quê nhà, vân vân và vân vân, không cần nhờ tới Facebook cũng có thể “update” được vậy.

Tại một số vùng, người Việt không “thèm” biết tiếng của người bản xứ, cũng có thể cập nhật đủ mọi loại tin tức. Từ tin muốn… tức, cho tới những tin giúp ích cho sức khỏe bên cạnh những tin chó cán xe, xe cán chó, thậm chí có những cái tin chỉ nh́n thấy cái tựa đă biết nội dung chứa những ǵ!

Trong một lần nói chuyện với ông bạn… già như tôi, người cũng từng có thời học và làm việc ǵ đó với IT, computer, tôi hỏi bạn suy nghĩ như thế nào về chuyện người già và Facebook.

Ông bạn ngon lành trả lời hệt như ư của tôi:

– Chắc tại v́ muốn nói là ḿnh vẫn c̣n phong độ.
Cũng biết kỹ thuật hiện đại ǵ ǵ đó.

Tôi chậc lưỡi:

– Kỹ thuật hiện đại thiếu ǵ thứ, đâu phải chỉ sử dụng Facebook mới gọi là biết tới technology. Nội chuyện có thể đi nhà băng, có thể xài thẻ tín dụng cũng có thể xem như đă biết sử dụng công nghệ hiện đại rồi.

Ông bạn trầm ngâm một hồi rồi trêu, hay là người già muốn biết chuyện chính chị chính em.

Tôi ph́ cười, những chuyện trên Facebook giữa tôi và ông bạn này đâu có dính dáng tới ba cái vụ thời sự, chính trị trong nhà ngoài ngơ.

Mà có lẽ cũng phải nói là sống lâu lên lăo làng, chứng kiến nhiều thứ, gánh gồng đời sống cho đến ngần tuổi này đă oằn vai, đâu có ai muốn xía vào những chuyện nhức đầu.

Bất đắc dĩ phải có mặt, phải tham gia, th́ người già nhiều lắm, chỉ giơ nổi… một cánh tay lên hô “đả đảo”, hay “hoan hô” là cùng.

Biểu vô căn cứ, vô bưng, hay nằm nhà lao coi bộ không mấy ai hưởng ứng rồi. Trừ chí sĩ, chứ khi tuổi đang về chiều, xương cốt đau nhức mỗi ngày mà dính vào những thứ như vậy e hiếm người!

Nhưng đúng là… già, nói qua nói lại một hồi, tôi quên mất chuyện ḿnh đang đề cập, mà bạn tôi chừng cũng không nhớ nữa.

Hai đứa chuyển qua đề tài con cái. Tôi hỏi:

– B́nh thường tụi nhỏ có hay nói chuyện với bạn không?

Nói cái ǵ? Bạn tôi “ờ, ờ”:

– Th́ chuyện nhà… Lâu lâu tụi nó kể chuyện chỗ làm.

Tôi đồng t́nh:

– Vậy hả? Con tui cũng hay kể chuyện chỗ làm… Nhưng chỉ có điều toàn chuyện nó bị người ta làm bực ḿnh không hà.

Bạn tôi lại “ờ”:

– Con ḿnh cũng vậy. Về tới nhà có dịp xả xú bắp, nhiều lúc nói không ngưng luôn.

Tôi thở dài:

– Stress quá mà, phải không?

Bạn tôi “hồ hởi phấn khởi”:

– Cái đám có chức quyền lúc nào cũng muốn đ́ tụi nó.Tôi “cám cảnh” chuyện sếp lớn sếp nhỏ ở chỗ làm, bảo bên này hay bên kia địa cầu ǵ cũng giống nhau, cứ hễ c̣n làm việc là c̣n phải đương đầu với cấp trên cấp dưới.

Bạn tôi kể v́ c̣n ở quê nhà, nên phải “gánh vác” thêm ba cái vụ phong b́, hay trả tiền nhậu cho sếp những khi sếp “có công chuyện”.

Tôi kể lại chuyện con tôi ở hải ngoại không phải “đảm đương” ba cái tṛ chướng tai gai mắt đó, nhưng cũng có hàng tá thứ căng thẳng.

Rồi tôi nói “tụi nhỏ cực quá”.

Bạn tôi ừ, tụi nó cực quá.

Sau đó hai đứa cùng chép miệng thương tâm. Chúng tôi quên mất ḿnh cũng đă từng “cực quá”. Mà có thể nói c̣n cực gấp trăm lần đám nhóc nữa là khác.

Cái thời tôi và bạn lớn lên là thời đất nước thay đổi, cơm không có ăn, áo không có mặc, lại phải sống trong sự sợ hăi mỗi ngày ở bất cứ nơi nào, hai chữ “cực quá” có lẽ không thể nào diễn tả hết được những cay đắng mà chúng tôi đă trải qua.

Nhưng y như hàng triệu cha mẹ khác, chỉ cần nghe con kể như vậy là sốt ruột, là thương cảm ngay.Chuyện nọ xọ chuyện kia, lan man thêm một lúc, tôi sực nhớ ông bạn già của ḿnh có vẻ cũng … lủi thủi vào ra hàng ngày như ḿnh, nên hỏi:

– Có bao giờ tụi nhỏ hỏi bạn làm ǵ trong ngày không? Bạn tôi ngẩn ngơ một lúc:

– Ờ, th́ cũng có…

– Chẳng hạn như ǵ?

Bạn tôi im rất lâu. Và sau một hồi làm thinh, bạn tôi nhẹ giọng:

– Tụi ḿnh già rồi, có vấn đề ǵ đâu mà để tụi nó hỏi han chớ.

Cái giọng bùi ngùi của ông bạn làm tôi không nói được điều ǵ.

Ban đầu tôi đồng ư nhưng nghĩ tới nghĩ lui một hồi, tôi nói già th́ có vấn đề của người già. Và già th́ cũng cần được hỏi han chứ không lẽ đợi cho tới có “vấn đề” mới nhận được câu thăm nom hay sao?

Bạn tôi lại im.Tôi nghĩ khi lớn tuổi, nhu cầu đời sống dường như sẽ ít lại, khái niệm bon chen từ từ giảm đi và có khi biến mất lúc nào không hay.

Hẳn nhiên là trừ một số người không nằm trong đại đa số, thường khi không c̣n thanh xuân, ra đường phụ nữ sẽ ít son phấn lại, sẽ không chú ư đến đôi giày cái áo nhiều như lúc trẻ, và đàn ông th́ quên cạo râu, quên chải tóc…

Việc ăn uống lại càng giảm thiểu hơn để bảo vệ sức khoẻ, nếu gặp phải căn bịnh nào đó là c̣n bị hạn chế tối đa những thức ăn có đường, có mỡ, có bột nữa là khác.

Có một số người khác có khi th́ dễ chịu, ăn uống “sao cũng được”. Nhất là những vị sống một ḿnh, không cứ nam nhân nhưng phụ nữ lắm lúc nghe đến hai chữ vào bếp đă thấy mệt huống ǵ phải khua nồi khua chảo.
Một miếng bánh ḿ, bát cơm nguội, tô mỳ ly, thậm chí chút bánh ngọt cũng có thể xong bữa.

Tôi nói với bạn:

– Nhưng về tinh thần, về tâm linh th́ tăng lên đó. Vào nhà thờ hay chùa chiền, ở đâu cũng sẽ thấy người già nhiều hơn người trẻ.

Bên này khi có những sinh hoạt cộng đồng, tỉ lệ khán giả, thành viên tham gia cũng nghiêng về phía người lớn hơn là thanh thiếu niên đó bạn.

Tui nghĩ cái nhu cầu đó chắc xuất phát từ sự cô đơn, thiếu người thông cảm, thiếu người hiểu ḿnh.
Bạn tôi nói “có thể”.

Tôi chậc lưỡi:

– Bạn ở bên nhà c̣n gặp nhiều người để hàn huyên tâm sự, nhiều người để “tám”, chớ tui bên này, nhiều khi buồn bă sao đó không biết nói với ai… Cộng đồng nhỏ xíu, nói với người ta th́ sợ người ta nhiều chuyện kể lung tung, ai cũng biết nỗi ḷng ḿnh, c̣n nói với con th́ sợ con buồn.
V́ vậy cuối cùng tôi… thôi.

Bạn tôi bật cười:

– Ở đây người đông th́ có đông thiệt, nhưng kiếm ra người chịu khó nghe ḿnh nói cũng khó lắm bạn à.

Tôi thở dài, “căng quá ha”.

Bạn tôi đáp “ừ, căng lắm”.

Lát sau bạn tôi tiếp:

– Thời buổi nào, độ tuổi nào cũng có nhiều điều cần nói ra, cần giăi bày, chỉ là không biết giăi bày với ai, nói với ai thôi.

Riêng con cái, th́ tụi ḿnh chênh lệch tụi nó ít nhất là hai mươi tới hai lăm tuổi, nên cũng rất khó cho tụi nó hiểu ḿnh. Y như ngày xưa ḿnh đâu có hiểu ba mẹ ḿnh ra sao.

Tôi làm thinh.

Bạn tôi nói:

– Tui với bạn là những người may mắn, con cái thuận thảo, lo cho ḿnh tới nơi tới chốn, cần ǵ tụi nó cũng đáp ứng, tui nghĩ lỡ như tụi nó có… quên không thăm hỏi th́ cũng không sao.

Tôi lại làm thinh. V́ không làm thinh thật không biết… làm ǵ!

Th́nh ĺnh bạn tôi trở lại chuyện Facebook, nói:

– Tui hay cám ơn Zuckerberg lắm, v́ không có ổng, không biết ḿnh giải tỏa nỗi cô đơn ở đâu!!!

Rồi sau đó giọng bạn tôi vui tươi, lạc quan hơn:

– Nhiều người than phiền Facebook nọ kia nhưng ai nói ǵ th́ nói, chớ tui thấy Facebook… được quá. Chẳng hạn tui với bạn mấy chục năm không thấy mặt nhau, không nhờ “nhịp cầu tri âm” Facebook th́ c̣n không biết nhau ở đâu chớ nói ǵ tới chuyện tṛ thăm hỏi.

Nếu con cái bận bịu không thăm hỏi th́ tui với bạn thăm hỏi nhau vậy.
Tui thấy tụi ḿnh nói chuyện với nhau c̣n dễ hiểu, dễ thông cảm hơn là nói với tụi nó nhiều. Đúng không?

Ví dụ như nội chuyện thơ văn hay ca nhạc đi, tui với bạn nghe, đọc, có gu thưởng thức khác hẳn tụi nó, thấy cái ǵ hay, tui share lên, bạn sẽ cảm ra ngay điều tui muốn nói.

Chớ với tụi nó, muốn chia sẻ cảm nghĩ hay kể cái ǵ ra là phải bưng nguyên tiểu sử, phải tóm tắt bài viết, bài hát của người nào để giải thích muốn chết mà cuối cùng tụi nó cũng đâu có thấy những ǵ ḿnh đă thấy.

Tôi ừ.

Nghĩ cũng đúng, post một bài lên Facebook th́ bạn tôi đọc tôi, chớ con tôi nếu có đọc mà hiểu một phần ba ư tôi muốn nói ǵ chắc là chuyện “huyền thoại”.

Đó là chưa kể có lúc ḷng tôi “trào dâng cảm xúc” khi nghe một bài nhạc cũ th́ con tôi lại cười hi hí nói nhạc ǵ rầu rĩ vậy mà mẹ cũng nghe!

Thôi th́ chắc là phải bắt chước bạn, cám ơn Mark Zuckerberg vậy!