Quada09
26-09-2020, 19:22
Con Mẹ Hàng Xóm
Tác Giả: Tiểu Tử
http://saigonecho.com/images/Hang-xom.jpg (http://saigonecho.com/images/Hang-xom.jpg)
Hắn tên là Cui, Đặng Văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”.
Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ! Bởi vì tiếng “Cui” một mình vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa!
Thật ra, hồi đi làm khai sanh, ông già hắn đặt tên hắn là “Qui”, nghĩa là “Về”, vừa văn vẻ lại vừa nhắc nhở năm đó ông đưa vợ con trở về quê làm ruộng sau một thời gian dài “bôn ba bá nghệ” ở Sài Gòn Chợ Lớn.
Nhưng không biết tại vì ông phát âm không rõ hay tại vì ông chánh lục bộ lãng tai mà tiếng “Qui” trở thành “Cui” trong sổ bộ!
Thành ra, trong gia đình và trong xóm người ta gọi hắn là “Qui”, còn trong trường và sau này khi ra đời, hắn vẫn mang cái tên “Cui” cứng ngắt đó và thường bị người ta hỏi “Cui là gì?”.
Coi vậy chớ tên “Cui” có vẻ như là cái tên… “tiền định”, bởi vì rất hạp với con người và tánh tình của hắn.
Con người hắn không đến nỗi quá cục mịch nhưng, thật tình, cũng không có nét gì thanh tú hết! Người gầy gầy, nước da đen đen như người Miên, mắt lộ, gò má cao, môi mỏng dánh, giọng nói thì nhọn hoắt.
Vậy mà trong cử động đi đứng, hắn lại rất lanh lẹ, không… ù lì chút nào. Còn tánh tình thì cứng cỏi, thẳng răng, gan góc… như cây dùi cui!
Hồi đó – cái thời còn là lính quốc gia – hắn đánh giặc hăng lắm. Khi lâm trận, mặt nào địch bắn rát nhứt là có Cui Đen phóng tới. Làm như hắn không biết sợ là gì.
Vậy mà suốt cuộc đời “binh nghiệp” của hắn, chưa bao giờ hắn bị thương! Bạn đồng đội nói: “Chắc thằng Cui Đen nó có vô bùa!”.
Hắn đánh giặc “hết mình” như vậy, không phải tại vì hắn có lý tưởng này lý tưởng nọ hay có ý thức chánh trị gì gì, mà tại vì hắn nghĩ rất đơn giản: “Nhà ai nấy ở. Mắc mớ ông cha gì tụi nó mà tụi nó kéo vô đánh mình?
Rõ ràng là tụi nó muốn đánh chiếm xứ mình để đô hộ như tụi Tàu tụi Tây hồi đó. Mẹ bà nó! Phải đánh chết cha tụi nó hết!”.
Đánh giặc “chết bỏ” như Cui Đen vậy mà Trời không thương. Cho nên mới có ngày 30 tháng Tư năm 1975…
… Được lịnh đầu hàng, hắn tức muốn ói máu! Hắn cắn chặt môi, chĩa súng lên trời bắn như điên. Bắn hết đạn, hắn liệng súng vào đống binh cụ.
Trước khi quay đi, hắn nhìn lại võ khí, ánh mắt câm hờn dịu xuống. Hắn nhìn với cái nhìn của người đàn ông nhìn cô nhân tình lần cuối, nhưng hắn lại đưa tay lên trán chào như hắn chào người đồng đội vừa vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường…
Trong đời đánh giặc của hắn, hắn đã từng chào như vậy. Nhưng lần này hắn nghe như hắn đang chào vĩnh biệt một cái gì to lớn hơn, một cái gì quan trọng hơn, một cái gì quí giá hơn người lính Cộng Hòa chết trận.
“Cái gì đó” hắn không định nghĩa được nhưng hắn cảm nhận được. “Cái gì đó” cũng bất thần lãnh một viên đạn vào đầu, cũng ngã gục xuống không kịp trối.
Nhưng, trong “cái gì đó”, hắn thấy rõ có hắn, có vợ con hắn, có bà con hắn, có đồng bào hắn nữa. Xưa nay, Cui Đen không biết khóc. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên hắn nghe hai mắt mình xót xót…
Một người bạn trong đơn vị chở Cui Đen về nhà bằng Honda.
Nhà Cui Đen ở gần chợ Bà Chiểu, trong một hẻm ngắn nhưng rộng, xe hơi vào được. Đó là loại phố trệt, có sân trước sân sau, và tường rào cao cỡ đầu người.
Cui Đen, vợ và hai con nhỏ, ở căn cuối cùng trong hẻm. Vợ chồng hắn ở đó từ thời chưa có con, nên cả hẻm đó đều biết hắn. Ở đây, người ta gọi hắn là “Ba Cui”.
Ba Cui bước vào sân thấy cửa nhà đóng im ỉm. Mở cửa vội vã, thấy đồ đạc còn y nguyên, kể cả chiếc xe đạp của hắn.
Hắn bước nhanh vào trong, vừa bước vừa gọi lớn: “Lựu! Lựu à! Mẹ con em đâu? Anh về đây nè!”.
Im lặng. Im lặng kéo dài ra tới sân sau. Căn nhà bỗng như rộng minh mông… Trong cái trống vắng đó, Ba Cui nghe như muốn ngộp thở.
Hắn trở ra nhà trước, kéo ghế ngồi. Bỗng hắn để ý đến một tờ giấy trắng xếp hai nằm dưới cái gạt tàn thuốc. Lấy lên xem, thì ra là thơ của vợ hắn. Thơ viết vắn tắt:
“Em và hai con di tản theo anh Sáu. Anh ở lại, nhớ nhìn kỹ Thẩm Thúy Hằng để mà sống. Em Lựu”.
Đọc câu đầu, hắn nghe yên tâm vì anh Sáu – anh vợ hắn – là trung tá Hải Quân. Đọc câu sau, hắn “xì” một tiếng, bỏ lá thơ lên bàn rồi lấy tay vỗ lên đó nghe một cái bốp, miệng lẩm bẩm: “Đến nước này mà còn viết móc lò, móc chảo!”
Nói như vậy, bởi vì Ba Cui vốn mê đào hát. Hắn cắt hình mấy cô minh tinh trong mấy tờ báo Tết, lộng vô khuôn kiếng treo đầy tường. Người mà hắn thường ngắm say mê nhứt là Thẩm Thúy Hằng!
Ba Cui đốt điếu thuốc, vừa hút vừa nhìn quanh. Rồi theo thói quen, mắt hắn dừng lại ở khuôn hình người minh tinh mà hắn ái mộ. Cặp mắt quá đẹp! Cái mũi quá đẹp! Nụ cười quá đẹp!
Bỗng hắn nghĩ: “Chẳng lẽ trong cái chộn rộn sanh tử của mấy ngày này mà Lựu còn nghĩ tới chuyện con nít như vậy à?”. Một lúc lại nghĩ: “À! Mà xưa nay Lựu đâu có ghen về vụ này!”. Rồi hắn lại nhìn chầm chầm khuôn hình, miệng lẩm nhẩm: “Nhớ-nhìn-kỹ-Thẩm-Thúy-Hằng…
Tại sao phải nhìn kỹ? Mà tại sao để-mà-sống? Và tại sao lại gạch đít trọn câu này? Chắc Lựu muốn nói gì đây!”
Hắn đứng lên, bước lại gần để nhìn. Nhìn một lúc, rồi tò mò, hắn nhắc khuôn hình xuống, lật xem phía sau: Trên miếng gỗ ép dính bụi có nhiều dấu tay nho nhỏ. Hắn chạy xuống bếp lấy con dao rồi cạy bật mấy cây đinh gài miếng gỗ ép. Miếng gỗ được lật ra, dán dính ở mặt trong bằng băng keo là ba lượng vàng. Ba Cui đứng ngẫn ngơ, quên mất điếu thuốc trên môi đang cháy dở!
Sau ngày 30 tháng Tư là chuỗi dài… bận rộn! Đi mết tinh. Rồi họp rồi hội rồi học tập. Rồi họp rồi hội rồi học tập nữa. Khi tàm tạm yên, kiểm điểm lại thì những người trong hẻm không có ai đi di tản hết.
Thành ra Ba Cui phải nói trớ là vợ con hắn về dưới quê “sống dễ thở hơn”.
Thời gian sau, lần lần người trong hẻm đổi nghề. Có lẽ cho hạp với thời cuộc, với cái gọi là “đổi đời” mà bọn Việt Cộng lúc nào “lên lớp” cũng nói.
Cho nên thấy thầy Trân nghỉ dạy tiểu học ở phường Sáu, thầy giáo đó bây giờ… “tháo giày” đi làm thợ hồ.
Thấy bác Năm thợ bạc bây giờ ngồi bán chuối chiên ở đầu ngõ.
Thấy ông thầy chích hạ bảng “Y tá có bằng cấp” rồi sơn viết lại “Hớt tóc bình dân”.
Thấy bà Ba “thớt thịt” nghỉ bán thịt heo ở chợ Bà Chiểu, tối ngày nằm nghe băng nhạc cải lương, để chồng con chạy áp phe tuốt trong Chợ Lớn.
Thấy ông “Chánh Ký” chuyên cho mướn xe ba bánh bây giờ bán hết dàn xe rồi ra đứng nấu mì cho thằng con có tiệm cà phê ở ngang hông chợ… vv.
Còn Ba Cui thì đi đạp xích lô!
Một hôm, trong lúc đạp rề rề trước nhà thương để đón khách, Ba Cui bị xe bộ đội chạy loạn đụng gãy chân mặt. Hắn phải mang băng bột cả tháng. Lúc nào xê dịch cũng phải chống hai cây nạng gỗ. Hắn tức lắm!
Khi người trong hẻm qua thăm, hắn thường cầm cây nạng gõ vô ống băng bột cốp cốp, để nói: “Mẹ bà nó! Hồi đó đánh giặc, tụi nó không bắn được tôi bị thương. Bây giờ yên rồi, tụi nó cũng ráng đụng cho tôi gãy chân, tụi nó mới nghe! Quân chó chết!”.
Hồi còn ở nhà thương, khi nhận hai cây nạng gỗ, hắn cặp hai bên nách rồi chĩa thẳng về phía trước như hai cây súng.
Mắt hắn trừng lên, hắn bắn bằng miệng: “Pằng! Pằng! Pằng! Pằng!…”. Cho… đỡ tức!
Sau đó, hắn gỡ bỏ hai gù cao su của đầu nạng, để mỗi lần hắn chống đi có tiếng côm cốp khô khan sắc bén.
Hay khi hắn nói chuyện, hắn gõ đầu nạng xuống mặt gạch nghe cành cạch. Cho… đỡ tức!
Hôm đi cắt băng bột, Ba Cui nói với đôi nạng gỗ: “Tụi bây chịu trận với tao bữa nay nữa là… lễ tất!”
Nào dè, sau khi cắt băng, chân mặt bây giờ ngắn hơn chân trái, mà chỗ xương gãy lại cong cong, thành ra chân bị thương đó bây giờ không còn chống chỏi mạnh như xưa nữa.
Hắn tức giận, quăng cặp nạng vào góc tường, chửi lớn: “Mẹ bà nó! Gia tài có cặp giò để đạp xích lô mà bị như vầy thì còn làm ăn khỉ gì được?”
Cô y tá nói nhỏ: “Tại số anh xui. Hôm đó anh nhập viện nhằm ca của ông bác sĩ ngoài đó…”
Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó!”.
Rồi lò cò lại góc tường lượm đôi nạng lên chĩa thẳng về phía trước, miệng bắn lớn: “Pằng! Pằng! Pằng! Pằng!…”.
Mà lần này, hắn bắn đến ba bốn đợt nhưng sao vẫn chưa nghe hả tức! Bỗng hắn thèm có khẩu M16 để hắn… ria một hơi…
Về sau, Ba Cui sắm thùng đồ nghề rồi ngày ngày đạp xe ra góc đường gần Ủy Ban Nhân Dân ngồi sửa xe đạp. Và lúc nào cũng có đôi nạng gỗ, bây giờ đầu dưới có bịt sắt! Cho nó… oai!
… Thầy Hai Khuê ở khít vách Ba Cui, hồi thời trước làm thơ ký kế toán cho một hãng buôn ở Chợ Cũ, sau thời gian đổi nghề đi đan mây tre chắc chịu không nổi nên… bán nhà.
Người chủ mới là đàn bà, cỡ tuổi Ba Cui, con người thanh tú, “coi được lắm”. Cô ta ở một mình. Làm việc ở đâu không biết, nhưng ngày nào cũng thấy đi, thấy về bằng chiếc xe Vélo-Solex.
Vì vậy, trong hẻm gọi cô ta là “cô Hai Sô Lết”.
Cô Hai không giống người trong xóm. Thời buổi này mà cô ta vẫn ăn mặc như hồi đó, vẫn áo dài màu in bông trang nhã quần hàng trắng ống thon thon. Vẫn chút phấn chút son chút dầu thơm loại “xịn”. Cho nên người trong xóm cũng ngại, không muốn gần, mặc dầu thấy cô Hai Sô Lết cũng dễ thương, gặp ai cũng chào cũng hỏi.
Riêng Ba Cui thì thẳng thừng: “Con mẹ này… Tôi coi không vô! Cái thứ đàn bà ở một mình mà tối ngày son phấn… tôi nghi lắm”.
Cho nên, gặp cô ta mấy lần mà hắn chẳng hỏi thăm xã giao một tiếng. Chỉ gật đầu lấy lệ rồi đi luôn!
Một buổi tối, tên công an phường đi xe Honda tới nhà cô Hai Sô Lết với một anh bạn. Họ và cô Hai chào hỏi nhau, giọng điệu chứng tỏ họ đã quen thân nhau từ lâu.
Ba Cui nằm trên ghế bố đặt ở phòng khách – hắn ngủ ở đây cho nó mát – nghe cái lối chào đón của “con mẹ hàng xóm” mà phát ghét. Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó! Tao nói có sai đâu! Cái thứ này… xài không được!”
Bên kia, chắc họ bày biện ăn uống ở ngoài sân nên Ba Cui nghe rõ mồn một:
– Biết bà chị neo đơn nên chúng tôi có mang đến thịt quay và phá lấu đây này.
– Các anh bày vẽ. Hồi trưa, ở cơ quan, em đã bảo đừng mang gì hết. Em có bia nè. Em có tôm khô củ kiệu nè. Em có cua rang muối nè.
– Đấy! Đồng chí thấy không? Tôi đã bảo là chị Tâm chu đáo lắm mà đồng chí không tin.
– Ấy! Đây là lần đầu, tớ cũng phải có cái gì để ra mắt bà chị chứ!
– Mình là người nhà với nhau hết, mấy anh đừng khách sáo. Em không thích đâu.
– Vâng! Thế thì cho tôi xin bà chị. Lần sau sẽ đàng hoàng hơn.
Nằm bên nây, Ba Cui vừa lắng nghe vừa suy nghĩ:
“Con mẹ này ghê lắm chớ không phải vừa. Thằng công an mà còn gọi bằng chị thì không phải thứ cóc cắn đâu.
Theo cách nói chuyện của con mẻ thì con mẻ vô ra cơ quan của bọn Việt Cộng như đi chợ. Vậy là người của tụi nó rồi”.
Nghĩ đến đó, hắn có ngay một thái độ: “Mẹ bà nó! Mình phải coi chừng. Trong hẻm này toàn là dân chế độ cũ không mà con mẻ chen vô đây làm gì? Phải có ý đồ gì đó! Mình phải cho lối xóm biết mới được”.
Sau đó, cứ năm bảy hôm là cô Hai Sô Lết có nấu nướng ăn nhậu với bọn công an. Rồi công an kéo theo công an. Họ nói năng cười cợt như chỗ không người. Cả xóm đều biết.
Cho nên mọi người đều dè dặt lẩn tránh cô Hai Sô Lết. Chỉ có Ba Cui là làm ngược lại.
Trước đây, hắn không thèm chào một tiếng. Bây giờ thì hắn nghĩ: “Mình phải làm cho nó thấy là mình biết nó là ai. Mình phải đương đầu với nó để cho nó thấy rằng mình không sợ nó, mặc dầu nó là bà chằn hay ông kẹ gì gì. Mẹ bà nó! Phải như hồi đó, tao ria cho một trận là chết cha hết!”.
Cho nên, có hôm, nghe Ba Cui nhái giọng nửa Bắc nửa Nam của “tụi giải phóng” để hỏi cô Hai Sô Lết – hỏi trổng:
– Thế nào? Tốt chứ!
– Dạ… Cám ơn anh. Cũng tàm tạm.
– Chà… Dạo này thấy… béo ra đấy!
– Em thấy em cũng vậy, hà.
– Có chứ! Cứ ăn nhậu mãi là phì ra thôi!
Bỗng cô Hai nhìn thẳng vào mắt Ba Cui, nghiêm giọng:
– Anh Ba à! Mình ăn cây nào mình rào cây nấy, chớ anh!
Hắn phun nước miếng xuống đất, khoát tay rồi chống nạng cành cạch đi vô nhà. Thiếu chút nữa là hắn phun thẳng vào mặt con mẹ hàng xóm đó! Cho bỏ ghét!
Càng ngày, cô Hai Sô Lết càng tiếp đãi “tụi nó” thường hơn, đông hơn và nhiều thành phần hơn. Có cả cán bộ đến bằng xe hơi có tài xế nữa!
Ngoài việc ăn uống – hình như chủ nhà có tài nấu nướng nên lúc nào cũng nghe “thực khách” hết lời khen ngợi thán phục – không biết họ có… “làm gì” nữa không?
Ba Cui nhiều lần cố ý rình nghe nhưng chẳng thấy có gì khả nghi hết. Nhưng, đối với Ba Cui, nguyên cái sự ăn uống cười đùa thân mật thoải mái của “tụi nó” cũng đủ làm cho hắn “tức con mắt”.
Còn con mẹ hàng xóm thì hắn dứt khoát: Cái giống gì mà hắn… hửi không vô! “Cái giống” đó cõng rắn cắn gà nhà, mở ngõ đưa đường cho tụi ngoài đó vô xâm chiếm thống trị miền Nam rõ ràng mà nói là “đi phỏng…”. Mẹ bà nó!
Một đêm đó, cũng gần khuya, trong lúc bên kia, hai tên công an và gia chủ còn chuyện trò, bên nây Ba Cui tắt đèn nằm trên ghế bố nghĩ vẩn vơ chờ giấc ngủ, thì nghe tiếng xe hơi chạy vào thắng gấp trước nhà cô Hai. Hắn lẩm bẩm: “Giờ này mà còn kéo tới nữa! Thiệt… cái lũ này…”.
Nhưng sao không có tiếng mở cửa đóng cửa xe mà lại nghe có tiếng chân người phóng xuống. Vậy là thuộc loại xe “gíp” chớ không phải xe nhà. Lại nghe tiếng súng khua và tiếng lên cò lách cách. Ba Cui phóng nhanh lại cửa, lắng tai nghe. Giọng quen thuộc của tên công an phường vang lên:
– Này! Các đồng chí làm gì thế?
Một giọng lạ, hống hách:
– Hai đồng chí hãy ngồi yên. Con này, đứng vào góc tường kia!
Tiếng cô Hai la: “Ối!”. Có vẻ đau. Tên công an la lên:
– Này! Nhẹ tay chứ đồng chí. Có vấn đề gì thì ta hãy từ từ giải quyết. Loạn à?
– Ừ! Loạn ngay trong phường của đồng chí mà đồng chí còn hỏi nữa à? Đồng chí hãy ngồi xuống! Còn con này, quay mặt vào tường, đứng yên! Không, tao bắn nát óc!
Rồi ra lịnh cho đồng bọn vào lục soát trong nhà xem “có tên nào ẩn nấp trong ấy hay có cất giấu vũ khí không”.
Không khí bên đó có vẻ căng thẳng. Tên công an thấp giọng:
– Chị Tâm đây là người của Thành ủy. Chắc đồng chí lầm người rồi.
Không nghe trả lời. Ba Cui đoán bọn mới tới là bọn bộ đội và “thằng xếp” này có vẻ coi thường hai tên công an.
Một lúc sau, nghe:
– Báo cáo đồng chí: Không thấy gì cả.
– Tốt! Hai đồng chí ra ngoài.
Im lặng. Rồi lại nghe giọng “thằng xếp”:
– Các đồng chí có biết con này là ai không?
Ngừng một chút. Chừng như để cho câu nói tiếp theo có hiệu lực hơn, bởi vì “thằng xếp” gằn từng tiếng:
– Người ta biết nó là Trần Thị Tâm, nhưng tên thật của nó là Nguyễn Kim Hoa. Nó được cài vào hàng ngũ của ta từ lâu. Chính nó bao lâu nay bí mật đưa tin cho đám đang ẩn nấp ở vùng biên giới để chống chúng ta. Ác ôn như thế đấy!
Lại ngừng một chút, rồi tiếp:
– Bây giờ thì hai đồng chí về đi, để chúng tôi giải quyết vụ này. Sáng mai, chúng ta sẽ nói chuyện sau.
Một lúc, có tiếng Honda của bọn công an rồ máy rồi chạy ra ngõ. “Thằng xếp” ra lịnh:
– Con này! Đi ngay!
– Anh cũng phải để tôi dọn dẹp mấy thứ này vô nhà rồi tắt đèn đóng cửa chớ!
– Ừ! Nhưng nhanh lên!
Bên này, Ba Cui chống hai tay lên cửa, đầu gục xuống. Hắn cắn môi kềm xúc động. Hắn nghe ân hận vô cùng: “Cô Hai là người của mình mà lâu nay mình khinh miệt cổ như đồ phản quốc! Còn đòi phun nước miếng vào mặt cổ nữa! Mẹ bà nó! Mình tệ quá! Bây giờ làm sao xin lỗi cổ đây?”.
Trong đầu hắn bỗng hiện lên hình ảnh của cô Hai Sô Lết. Bây giờ, sao hắn thấy cô Hai đẹp quá, cao cả quá, rắn rỏi quá. Cô vẫn giữ nguyên nét ngụy, từ cái áo cái quần tới chút phấn chút son. Cô vẫn tự trọng chớ không làm ra vẻ lam lũ theo… thời trang cách mạng.
Cô đáng phục quá! Bây giờ mới hiểu câu nói “ăn cây nào mình rào cây nấy” của cô Hai.
Phải rồi. Cô phải “rào” cho kỹ để rút tỉa tin tức cần thiết cho “Kháng Chiến Phục Quốc”, vậy mà mình đã nghĩ rằng cô là phường bợ đỡ chánh quyền! Thiệt là bậy!
Bên kia, giọng cô Hai Sô Lết nghe rất bình tĩnh:
– Rồi. Tôi xong rồi.
– Mang gì thế kia?
– Bao quần áo, bàn chải đánh răng, khăn, lược. Nè! Anh xét đi!
– Thôi! Được! Lên xe!
Xe rồ máy, sang số de rồi lùi ra hẻm.
Bên nây, Ba Cui bỏ tay xuống, lắc đầu thở dài. Bỗng, một tiếng nổ chát chúa, tiếp theo là tiếng xe đụng vào tường rào rầm rầm rầm rồi im.
Ba Cui giựt mình, đứng thẳng người lên, lắng tai nghe. Tiếng người xôn xao ngoài hẻm:
– Xe bộ đội nổ! Xe bộ đội nổ!
– Nó đụng tường rào nhà bác Năm!
– Có ai sao không?
– Có ai bị gì không?
– Anh chị Năm với mấy đứa nhỏ có sao không?
– Không! Không có sao! Tụi này đang ngủ trong nhà.
Ba Cui định mở cửa chạy ra coi nhưng nghĩ lại: “Trong hẻm nầy, chỉ có mình là lính cuả chế độ cũ. đứng xớ rớ ở đó nguy hiểm.“ Bên ngoài vẫn nghe xôn xao:
– Đứa nào chạy kêu công an coi bây! Trời ơi!
– Lấy đèn pin rọi coi!
– Rọi đây nè! Mầy rọi ở đâu vậy?
– Sao không thấy ai nhúc nhích hết vầy nè!
– Thấy ghê quá!
– Mầy rọi vô giữa coi! Cứ ria ria ngoài nầy thì thấy khỉ gì được. Thằng… nhát gan quá mậy!
– Đưa đèn đây tao rọi coi.
– Trời ơi ! Cô Hai Sô Lết chết banh xác trong nầy nè!
Ba Cui bỗng thở hắt ra, gục đầu vào tường, không nghe rõ gì gì nữa. Làm như tiếng nổ vừa rồi làm cho hắn lùng bùng lỗ tai.
Kinh nghiệm chiến trường cho hắn biết đó là tiếng nổ của lựu đạn, loại lựu đạn mà hồi thời còn “đánh giặc chết bỏ” hắn vẫn thường dùng để diệt địch.
Bây giờ, cô Hai đã dùng nó để nói lên tiếng nói cuối cùng. Một-tiếng-nói-cuối-cùng…
Hình ảnh cô Hai Sô lại hiện về trong đầu Ba Cui, thật rõ, thật đẹp, nhưng thật hiên ngang, thật oai hùng, thật vĩ đại. Trong bóng tối, hắn bỗng đứng nghiêm, trịnh trọng đưa tay lên trán chào.
Xưa nay, hắn không biết khóc. Vậy mà bây giờ hắn bật khóc! Không biết nước mắt ở đâu mà tuôn ra nhiều như vậy?
Mặc dầu một chân ngắn một chân dài, Ba Cui vẫn đứng thẳng, trong tư thế chào vĩnh biệt người đồng đội vừa tử trận, đứng lâu thật lâu…
Tác Giả: Tiểu Tử
http://saigonecho.com/images/Hang-xom.jpg (http://saigonecho.com/images/Hang-xom.jpg)
Hắn tên là Cui, Đặng Văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”.
Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ! Bởi vì tiếng “Cui” một mình vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa!
Thật ra, hồi đi làm khai sanh, ông già hắn đặt tên hắn là “Qui”, nghĩa là “Về”, vừa văn vẻ lại vừa nhắc nhở năm đó ông đưa vợ con trở về quê làm ruộng sau một thời gian dài “bôn ba bá nghệ” ở Sài Gòn Chợ Lớn.
Nhưng không biết tại vì ông phát âm không rõ hay tại vì ông chánh lục bộ lãng tai mà tiếng “Qui” trở thành “Cui” trong sổ bộ!
Thành ra, trong gia đình và trong xóm người ta gọi hắn là “Qui”, còn trong trường và sau này khi ra đời, hắn vẫn mang cái tên “Cui” cứng ngắt đó và thường bị người ta hỏi “Cui là gì?”.
Coi vậy chớ tên “Cui” có vẻ như là cái tên… “tiền định”, bởi vì rất hạp với con người và tánh tình của hắn.
Con người hắn không đến nỗi quá cục mịch nhưng, thật tình, cũng không có nét gì thanh tú hết! Người gầy gầy, nước da đen đen như người Miên, mắt lộ, gò má cao, môi mỏng dánh, giọng nói thì nhọn hoắt.
Vậy mà trong cử động đi đứng, hắn lại rất lanh lẹ, không… ù lì chút nào. Còn tánh tình thì cứng cỏi, thẳng răng, gan góc… như cây dùi cui!
Hồi đó – cái thời còn là lính quốc gia – hắn đánh giặc hăng lắm. Khi lâm trận, mặt nào địch bắn rát nhứt là có Cui Đen phóng tới. Làm như hắn không biết sợ là gì.
Vậy mà suốt cuộc đời “binh nghiệp” của hắn, chưa bao giờ hắn bị thương! Bạn đồng đội nói: “Chắc thằng Cui Đen nó có vô bùa!”.
Hắn đánh giặc “hết mình” như vậy, không phải tại vì hắn có lý tưởng này lý tưởng nọ hay có ý thức chánh trị gì gì, mà tại vì hắn nghĩ rất đơn giản: “Nhà ai nấy ở. Mắc mớ ông cha gì tụi nó mà tụi nó kéo vô đánh mình?
Rõ ràng là tụi nó muốn đánh chiếm xứ mình để đô hộ như tụi Tàu tụi Tây hồi đó. Mẹ bà nó! Phải đánh chết cha tụi nó hết!”.
Đánh giặc “chết bỏ” như Cui Đen vậy mà Trời không thương. Cho nên mới có ngày 30 tháng Tư năm 1975…
… Được lịnh đầu hàng, hắn tức muốn ói máu! Hắn cắn chặt môi, chĩa súng lên trời bắn như điên. Bắn hết đạn, hắn liệng súng vào đống binh cụ.
Trước khi quay đi, hắn nhìn lại võ khí, ánh mắt câm hờn dịu xuống. Hắn nhìn với cái nhìn của người đàn ông nhìn cô nhân tình lần cuối, nhưng hắn lại đưa tay lên trán chào như hắn chào người đồng đội vừa vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường…
Trong đời đánh giặc của hắn, hắn đã từng chào như vậy. Nhưng lần này hắn nghe như hắn đang chào vĩnh biệt một cái gì to lớn hơn, một cái gì quan trọng hơn, một cái gì quí giá hơn người lính Cộng Hòa chết trận.
“Cái gì đó” hắn không định nghĩa được nhưng hắn cảm nhận được. “Cái gì đó” cũng bất thần lãnh một viên đạn vào đầu, cũng ngã gục xuống không kịp trối.
Nhưng, trong “cái gì đó”, hắn thấy rõ có hắn, có vợ con hắn, có bà con hắn, có đồng bào hắn nữa. Xưa nay, Cui Đen không biết khóc. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên hắn nghe hai mắt mình xót xót…
Một người bạn trong đơn vị chở Cui Đen về nhà bằng Honda.
Nhà Cui Đen ở gần chợ Bà Chiểu, trong một hẻm ngắn nhưng rộng, xe hơi vào được. Đó là loại phố trệt, có sân trước sân sau, và tường rào cao cỡ đầu người.
Cui Đen, vợ và hai con nhỏ, ở căn cuối cùng trong hẻm. Vợ chồng hắn ở đó từ thời chưa có con, nên cả hẻm đó đều biết hắn. Ở đây, người ta gọi hắn là “Ba Cui”.
Ba Cui bước vào sân thấy cửa nhà đóng im ỉm. Mở cửa vội vã, thấy đồ đạc còn y nguyên, kể cả chiếc xe đạp của hắn.
Hắn bước nhanh vào trong, vừa bước vừa gọi lớn: “Lựu! Lựu à! Mẹ con em đâu? Anh về đây nè!”.
Im lặng. Im lặng kéo dài ra tới sân sau. Căn nhà bỗng như rộng minh mông… Trong cái trống vắng đó, Ba Cui nghe như muốn ngộp thở.
Hắn trở ra nhà trước, kéo ghế ngồi. Bỗng hắn để ý đến một tờ giấy trắng xếp hai nằm dưới cái gạt tàn thuốc. Lấy lên xem, thì ra là thơ của vợ hắn. Thơ viết vắn tắt:
“Em và hai con di tản theo anh Sáu. Anh ở lại, nhớ nhìn kỹ Thẩm Thúy Hằng để mà sống. Em Lựu”.
Đọc câu đầu, hắn nghe yên tâm vì anh Sáu – anh vợ hắn – là trung tá Hải Quân. Đọc câu sau, hắn “xì” một tiếng, bỏ lá thơ lên bàn rồi lấy tay vỗ lên đó nghe một cái bốp, miệng lẩm bẩm: “Đến nước này mà còn viết móc lò, móc chảo!”
Nói như vậy, bởi vì Ba Cui vốn mê đào hát. Hắn cắt hình mấy cô minh tinh trong mấy tờ báo Tết, lộng vô khuôn kiếng treo đầy tường. Người mà hắn thường ngắm say mê nhứt là Thẩm Thúy Hằng!
Ba Cui đốt điếu thuốc, vừa hút vừa nhìn quanh. Rồi theo thói quen, mắt hắn dừng lại ở khuôn hình người minh tinh mà hắn ái mộ. Cặp mắt quá đẹp! Cái mũi quá đẹp! Nụ cười quá đẹp!
Bỗng hắn nghĩ: “Chẳng lẽ trong cái chộn rộn sanh tử của mấy ngày này mà Lựu còn nghĩ tới chuyện con nít như vậy à?”. Một lúc lại nghĩ: “À! Mà xưa nay Lựu đâu có ghen về vụ này!”. Rồi hắn lại nhìn chầm chầm khuôn hình, miệng lẩm nhẩm: “Nhớ-nhìn-kỹ-Thẩm-Thúy-Hằng…
Tại sao phải nhìn kỹ? Mà tại sao để-mà-sống? Và tại sao lại gạch đít trọn câu này? Chắc Lựu muốn nói gì đây!”
Hắn đứng lên, bước lại gần để nhìn. Nhìn một lúc, rồi tò mò, hắn nhắc khuôn hình xuống, lật xem phía sau: Trên miếng gỗ ép dính bụi có nhiều dấu tay nho nhỏ. Hắn chạy xuống bếp lấy con dao rồi cạy bật mấy cây đinh gài miếng gỗ ép. Miếng gỗ được lật ra, dán dính ở mặt trong bằng băng keo là ba lượng vàng. Ba Cui đứng ngẫn ngơ, quên mất điếu thuốc trên môi đang cháy dở!
Sau ngày 30 tháng Tư là chuỗi dài… bận rộn! Đi mết tinh. Rồi họp rồi hội rồi học tập. Rồi họp rồi hội rồi học tập nữa. Khi tàm tạm yên, kiểm điểm lại thì những người trong hẻm không có ai đi di tản hết.
Thành ra Ba Cui phải nói trớ là vợ con hắn về dưới quê “sống dễ thở hơn”.
Thời gian sau, lần lần người trong hẻm đổi nghề. Có lẽ cho hạp với thời cuộc, với cái gọi là “đổi đời” mà bọn Việt Cộng lúc nào “lên lớp” cũng nói.
Cho nên thấy thầy Trân nghỉ dạy tiểu học ở phường Sáu, thầy giáo đó bây giờ… “tháo giày” đi làm thợ hồ.
Thấy bác Năm thợ bạc bây giờ ngồi bán chuối chiên ở đầu ngõ.
Thấy ông thầy chích hạ bảng “Y tá có bằng cấp” rồi sơn viết lại “Hớt tóc bình dân”.
Thấy bà Ba “thớt thịt” nghỉ bán thịt heo ở chợ Bà Chiểu, tối ngày nằm nghe băng nhạc cải lương, để chồng con chạy áp phe tuốt trong Chợ Lớn.
Thấy ông “Chánh Ký” chuyên cho mướn xe ba bánh bây giờ bán hết dàn xe rồi ra đứng nấu mì cho thằng con có tiệm cà phê ở ngang hông chợ… vv.
Còn Ba Cui thì đi đạp xích lô!
Một hôm, trong lúc đạp rề rề trước nhà thương để đón khách, Ba Cui bị xe bộ đội chạy loạn đụng gãy chân mặt. Hắn phải mang băng bột cả tháng. Lúc nào xê dịch cũng phải chống hai cây nạng gỗ. Hắn tức lắm!
Khi người trong hẻm qua thăm, hắn thường cầm cây nạng gõ vô ống băng bột cốp cốp, để nói: “Mẹ bà nó! Hồi đó đánh giặc, tụi nó không bắn được tôi bị thương. Bây giờ yên rồi, tụi nó cũng ráng đụng cho tôi gãy chân, tụi nó mới nghe! Quân chó chết!”.
Hồi còn ở nhà thương, khi nhận hai cây nạng gỗ, hắn cặp hai bên nách rồi chĩa thẳng về phía trước như hai cây súng.
Mắt hắn trừng lên, hắn bắn bằng miệng: “Pằng! Pằng! Pằng! Pằng!…”. Cho… đỡ tức!
Sau đó, hắn gỡ bỏ hai gù cao su của đầu nạng, để mỗi lần hắn chống đi có tiếng côm cốp khô khan sắc bén.
Hay khi hắn nói chuyện, hắn gõ đầu nạng xuống mặt gạch nghe cành cạch. Cho… đỡ tức!
Hôm đi cắt băng bột, Ba Cui nói với đôi nạng gỗ: “Tụi bây chịu trận với tao bữa nay nữa là… lễ tất!”
Nào dè, sau khi cắt băng, chân mặt bây giờ ngắn hơn chân trái, mà chỗ xương gãy lại cong cong, thành ra chân bị thương đó bây giờ không còn chống chỏi mạnh như xưa nữa.
Hắn tức giận, quăng cặp nạng vào góc tường, chửi lớn: “Mẹ bà nó! Gia tài có cặp giò để đạp xích lô mà bị như vầy thì còn làm ăn khỉ gì được?”
Cô y tá nói nhỏ: “Tại số anh xui. Hôm đó anh nhập viện nhằm ca của ông bác sĩ ngoài đó…”
Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó!”.
Rồi lò cò lại góc tường lượm đôi nạng lên chĩa thẳng về phía trước, miệng bắn lớn: “Pằng! Pằng! Pằng! Pằng!…”.
Mà lần này, hắn bắn đến ba bốn đợt nhưng sao vẫn chưa nghe hả tức! Bỗng hắn thèm có khẩu M16 để hắn… ria một hơi…
Về sau, Ba Cui sắm thùng đồ nghề rồi ngày ngày đạp xe ra góc đường gần Ủy Ban Nhân Dân ngồi sửa xe đạp. Và lúc nào cũng có đôi nạng gỗ, bây giờ đầu dưới có bịt sắt! Cho nó… oai!
… Thầy Hai Khuê ở khít vách Ba Cui, hồi thời trước làm thơ ký kế toán cho một hãng buôn ở Chợ Cũ, sau thời gian đổi nghề đi đan mây tre chắc chịu không nổi nên… bán nhà.
Người chủ mới là đàn bà, cỡ tuổi Ba Cui, con người thanh tú, “coi được lắm”. Cô ta ở một mình. Làm việc ở đâu không biết, nhưng ngày nào cũng thấy đi, thấy về bằng chiếc xe Vélo-Solex.
Vì vậy, trong hẻm gọi cô ta là “cô Hai Sô Lết”.
Cô Hai không giống người trong xóm. Thời buổi này mà cô ta vẫn ăn mặc như hồi đó, vẫn áo dài màu in bông trang nhã quần hàng trắng ống thon thon. Vẫn chút phấn chút son chút dầu thơm loại “xịn”. Cho nên người trong xóm cũng ngại, không muốn gần, mặc dầu thấy cô Hai Sô Lết cũng dễ thương, gặp ai cũng chào cũng hỏi.
Riêng Ba Cui thì thẳng thừng: “Con mẹ này… Tôi coi không vô! Cái thứ đàn bà ở một mình mà tối ngày son phấn… tôi nghi lắm”.
Cho nên, gặp cô ta mấy lần mà hắn chẳng hỏi thăm xã giao một tiếng. Chỉ gật đầu lấy lệ rồi đi luôn!
Một buổi tối, tên công an phường đi xe Honda tới nhà cô Hai Sô Lết với một anh bạn. Họ và cô Hai chào hỏi nhau, giọng điệu chứng tỏ họ đã quen thân nhau từ lâu.
Ba Cui nằm trên ghế bố đặt ở phòng khách – hắn ngủ ở đây cho nó mát – nghe cái lối chào đón của “con mẹ hàng xóm” mà phát ghét. Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó! Tao nói có sai đâu! Cái thứ này… xài không được!”
Bên kia, chắc họ bày biện ăn uống ở ngoài sân nên Ba Cui nghe rõ mồn một:
– Biết bà chị neo đơn nên chúng tôi có mang đến thịt quay và phá lấu đây này.
– Các anh bày vẽ. Hồi trưa, ở cơ quan, em đã bảo đừng mang gì hết. Em có bia nè. Em có tôm khô củ kiệu nè. Em có cua rang muối nè.
– Đấy! Đồng chí thấy không? Tôi đã bảo là chị Tâm chu đáo lắm mà đồng chí không tin.
– Ấy! Đây là lần đầu, tớ cũng phải có cái gì để ra mắt bà chị chứ!
– Mình là người nhà với nhau hết, mấy anh đừng khách sáo. Em không thích đâu.
– Vâng! Thế thì cho tôi xin bà chị. Lần sau sẽ đàng hoàng hơn.
Nằm bên nây, Ba Cui vừa lắng nghe vừa suy nghĩ:
“Con mẹ này ghê lắm chớ không phải vừa. Thằng công an mà còn gọi bằng chị thì không phải thứ cóc cắn đâu.
Theo cách nói chuyện của con mẻ thì con mẻ vô ra cơ quan của bọn Việt Cộng như đi chợ. Vậy là người của tụi nó rồi”.
Nghĩ đến đó, hắn có ngay một thái độ: “Mẹ bà nó! Mình phải coi chừng. Trong hẻm này toàn là dân chế độ cũ không mà con mẻ chen vô đây làm gì? Phải có ý đồ gì đó! Mình phải cho lối xóm biết mới được”.
Sau đó, cứ năm bảy hôm là cô Hai Sô Lết có nấu nướng ăn nhậu với bọn công an. Rồi công an kéo theo công an. Họ nói năng cười cợt như chỗ không người. Cả xóm đều biết.
Cho nên mọi người đều dè dặt lẩn tránh cô Hai Sô Lết. Chỉ có Ba Cui là làm ngược lại.
Trước đây, hắn không thèm chào một tiếng. Bây giờ thì hắn nghĩ: “Mình phải làm cho nó thấy là mình biết nó là ai. Mình phải đương đầu với nó để cho nó thấy rằng mình không sợ nó, mặc dầu nó là bà chằn hay ông kẹ gì gì. Mẹ bà nó! Phải như hồi đó, tao ria cho một trận là chết cha hết!”.
Cho nên, có hôm, nghe Ba Cui nhái giọng nửa Bắc nửa Nam của “tụi giải phóng” để hỏi cô Hai Sô Lết – hỏi trổng:
– Thế nào? Tốt chứ!
– Dạ… Cám ơn anh. Cũng tàm tạm.
– Chà… Dạo này thấy… béo ra đấy!
– Em thấy em cũng vậy, hà.
– Có chứ! Cứ ăn nhậu mãi là phì ra thôi!
Bỗng cô Hai nhìn thẳng vào mắt Ba Cui, nghiêm giọng:
– Anh Ba à! Mình ăn cây nào mình rào cây nấy, chớ anh!
Hắn phun nước miếng xuống đất, khoát tay rồi chống nạng cành cạch đi vô nhà. Thiếu chút nữa là hắn phun thẳng vào mặt con mẹ hàng xóm đó! Cho bỏ ghét!
Càng ngày, cô Hai Sô Lết càng tiếp đãi “tụi nó” thường hơn, đông hơn và nhiều thành phần hơn. Có cả cán bộ đến bằng xe hơi có tài xế nữa!
Ngoài việc ăn uống – hình như chủ nhà có tài nấu nướng nên lúc nào cũng nghe “thực khách” hết lời khen ngợi thán phục – không biết họ có… “làm gì” nữa không?
Ba Cui nhiều lần cố ý rình nghe nhưng chẳng thấy có gì khả nghi hết. Nhưng, đối với Ba Cui, nguyên cái sự ăn uống cười đùa thân mật thoải mái của “tụi nó” cũng đủ làm cho hắn “tức con mắt”.
Còn con mẹ hàng xóm thì hắn dứt khoát: Cái giống gì mà hắn… hửi không vô! “Cái giống” đó cõng rắn cắn gà nhà, mở ngõ đưa đường cho tụi ngoài đó vô xâm chiếm thống trị miền Nam rõ ràng mà nói là “đi phỏng…”. Mẹ bà nó!
Một đêm đó, cũng gần khuya, trong lúc bên kia, hai tên công an và gia chủ còn chuyện trò, bên nây Ba Cui tắt đèn nằm trên ghế bố nghĩ vẩn vơ chờ giấc ngủ, thì nghe tiếng xe hơi chạy vào thắng gấp trước nhà cô Hai. Hắn lẩm bẩm: “Giờ này mà còn kéo tới nữa! Thiệt… cái lũ này…”.
Nhưng sao không có tiếng mở cửa đóng cửa xe mà lại nghe có tiếng chân người phóng xuống. Vậy là thuộc loại xe “gíp” chớ không phải xe nhà. Lại nghe tiếng súng khua và tiếng lên cò lách cách. Ba Cui phóng nhanh lại cửa, lắng tai nghe. Giọng quen thuộc của tên công an phường vang lên:
– Này! Các đồng chí làm gì thế?
Một giọng lạ, hống hách:
– Hai đồng chí hãy ngồi yên. Con này, đứng vào góc tường kia!
Tiếng cô Hai la: “Ối!”. Có vẻ đau. Tên công an la lên:
– Này! Nhẹ tay chứ đồng chí. Có vấn đề gì thì ta hãy từ từ giải quyết. Loạn à?
– Ừ! Loạn ngay trong phường của đồng chí mà đồng chí còn hỏi nữa à? Đồng chí hãy ngồi xuống! Còn con này, quay mặt vào tường, đứng yên! Không, tao bắn nát óc!
Rồi ra lịnh cho đồng bọn vào lục soát trong nhà xem “có tên nào ẩn nấp trong ấy hay có cất giấu vũ khí không”.
Không khí bên đó có vẻ căng thẳng. Tên công an thấp giọng:
– Chị Tâm đây là người của Thành ủy. Chắc đồng chí lầm người rồi.
Không nghe trả lời. Ba Cui đoán bọn mới tới là bọn bộ đội và “thằng xếp” này có vẻ coi thường hai tên công an.
Một lúc sau, nghe:
– Báo cáo đồng chí: Không thấy gì cả.
– Tốt! Hai đồng chí ra ngoài.
Im lặng. Rồi lại nghe giọng “thằng xếp”:
– Các đồng chí có biết con này là ai không?
Ngừng một chút. Chừng như để cho câu nói tiếp theo có hiệu lực hơn, bởi vì “thằng xếp” gằn từng tiếng:
– Người ta biết nó là Trần Thị Tâm, nhưng tên thật của nó là Nguyễn Kim Hoa. Nó được cài vào hàng ngũ của ta từ lâu. Chính nó bao lâu nay bí mật đưa tin cho đám đang ẩn nấp ở vùng biên giới để chống chúng ta. Ác ôn như thế đấy!
Lại ngừng một chút, rồi tiếp:
– Bây giờ thì hai đồng chí về đi, để chúng tôi giải quyết vụ này. Sáng mai, chúng ta sẽ nói chuyện sau.
Một lúc, có tiếng Honda của bọn công an rồ máy rồi chạy ra ngõ. “Thằng xếp” ra lịnh:
– Con này! Đi ngay!
– Anh cũng phải để tôi dọn dẹp mấy thứ này vô nhà rồi tắt đèn đóng cửa chớ!
– Ừ! Nhưng nhanh lên!
Bên này, Ba Cui chống hai tay lên cửa, đầu gục xuống. Hắn cắn môi kềm xúc động. Hắn nghe ân hận vô cùng: “Cô Hai là người của mình mà lâu nay mình khinh miệt cổ như đồ phản quốc! Còn đòi phun nước miếng vào mặt cổ nữa! Mẹ bà nó! Mình tệ quá! Bây giờ làm sao xin lỗi cổ đây?”.
Trong đầu hắn bỗng hiện lên hình ảnh của cô Hai Sô Lết. Bây giờ, sao hắn thấy cô Hai đẹp quá, cao cả quá, rắn rỏi quá. Cô vẫn giữ nguyên nét ngụy, từ cái áo cái quần tới chút phấn chút son. Cô vẫn tự trọng chớ không làm ra vẻ lam lũ theo… thời trang cách mạng.
Cô đáng phục quá! Bây giờ mới hiểu câu nói “ăn cây nào mình rào cây nấy” của cô Hai.
Phải rồi. Cô phải “rào” cho kỹ để rút tỉa tin tức cần thiết cho “Kháng Chiến Phục Quốc”, vậy mà mình đã nghĩ rằng cô là phường bợ đỡ chánh quyền! Thiệt là bậy!
Bên kia, giọng cô Hai Sô Lết nghe rất bình tĩnh:
– Rồi. Tôi xong rồi.
– Mang gì thế kia?
– Bao quần áo, bàn chải đánh răng, khăn, lược. Nè! Anh xét đi!
– Thôi! Được! Lên xe!
Xe rồ máy, sang số de rồi lùi ra hẻm.
Bên nây, Ba Cui bỏ tay xuống, lắc đầu thở dài. Bỗng, một tiếng nổ chát chúa, tiếp theo là tiếng xe đụng vào tường rào rầm rầm rầm rồi im.
Ba Cui giựt mình, đứng thẳng người lên, lắng tai nghe. Tiếng người xôn xao ngoài hẻm:
– Xe bộ đội nổ! Xe bộ đội nổ!
– Nó đụng tường rào nhà bác Năm!
– Có ai sao không?
– Có ai bị gì không?
– Anh chị Năm với mấy đứa nhỏ có sao không?
– Không! Không có sao! Tụi này đang ngủ trong nhà.
Ba Cui định mở cửa chạy ra coi nhưng nghĩ lại: “Trong hẻm nầy, chỉ có mình là lính cuả chế độ cũ. đứng xớ rớ ở đó nguy hiểm.“ Bên ngoài vẫn nghe xôn xao:
– Đứa nào chạy kêu công an coi bây! Trời ơi!
– Lấy đèn pin rọi coi!
– Rọi đây nè! Mầy rọi ở đâu vậy?
– Sao không thấy ai nhúc nhích hết vầy nè!
– Thấy ghê quá!
– Mầy rọi vô giữa coi! Cứ ria ria ngoài nầy thì thấy khỉ gì được. Thằng… nhát gan quá mậy!
– Đưa đèn đây tao rọi coi.
– Trời ơi ! Cô Hai Sô Lết chết banh xác trong nầy nè!
Ba Cui bỗng thở hắt ra, gục đầu vào tường, không nghe rõ gì gì nữa. Làm như tiếng nổ vừa rồi làm cho hắn lùng bùng lỗ tai.
Kinh nghiệm chiến trường cho hắn biết đó là tiếng nổ của lựu đạn, loại lựu đạn mà hồi thời còn “đánh giặc chết bỏ” hắn vẫn thường dùng để diệt địch.
Bây giờ, cô Hai đã dùng nó để nói lên tiếng nói cuối cùng. Một-tiếng-nói-cuối-cùng…
Hình ảnh cô Hai Sô lại hiện về trong đầu Ba Cui, thật rõ, thật đẹp, nhưng thật hiên ngang, thật oai hùng, thật vĩ đại. Trong bóng tối, hắn bỗng đứng nghiêm, trịnh trọng đưa tay lên trán chào.
Xưa nay, hắn không biết khóc. Vậy mà bây giờ hắn bật khóc! Không biết nước mắt ở đâu mà tuôn ra nhiều như vậy?
Mặc dầu một chân ngắn một chân dài, Ba Cui vẫn đứng thẳng, trong tư thế chào vĩnh biệt người đồng đội vừa tử trận, đứng lâu thật lâu…