PDA

View Full Version : Tiếng Huế, một “ngoại ngữ ?”



Quada09
28-06-2020, 00:26
Tiếng Huế, một “ngoại ngữ ?”

Vơ Hương An



Người bạn đời gốc Bắc (nhà văn Thanh Nam) của nữ sĩ Túy Hồng có lần đă phát biểu cảm nghĩ về tiếng Huế như sau:

“Người Huế nói chuyện với nhau bằng ngoại ngữ Huế, người Nam người Bắc đứng ở ngoài nghe , không làm sao chen vào được một câu” (Túy Hồng, Áo Rộng Khăn Vành, TSH 1990, p.14).

Mới nghe qua tưởng như đùa, nhưng đem đối chiếu với kinh nghiệm thực tế qua giao tiếp th́ quả ư kiến ấy không phải là không có lư, tuy hơi cường điệu một chút. Ai người Huế trên bước đường tha hương lại không hơn một lần gây bối rối cho người đồng hương khác xứ khi đối thoại với rặt giọng sông Hương ?

Sau năm 1954, hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam để tránh hiểm họa Đỏ, đă sống rải rác khắp mọi miền dưới vĩ tuyến 17. Và dù ở đâu, dù mấy chục năm đă trôi qua, họ vẫn giữ nguyên giọng Bắc, chỉ thay đổi một vài thổ ngữ cho dễ chuyện tṛ thông cảm. C̣n Huế ḿnh, khi tha hương, đa số đều đổi giọng, hoặc Nam hoặc Bắc, nếu không được khéo léo rặt ṛng như Nam, Bắc chính cống th́ cũng lơ lớ cho người khác xứ dễ nghe, chứ không c̣n rặt Huế nữa, ngoại trừ khi nói chuyện trong gia đ́nh hay với đồng hương cơm hến. Bà xă tôi có cô em bạn d́ ruột, sinh đẻ ở Huế, sau mới vào theo gia đ́nh vào Sàig̣n sinh sống. D́ ấy lấy chồng gốc Bắc 54. Khi vợ chồng tôi đến nhà thăm, cô nói chuyện bằng giọng Huế rặt, nhưng quay lại nói với chồng hay bà già chồng th́ đổi ngay giọng Bắc, rất nhuần nhuyễn, rất tự nhiên.

Việc không đổi giọng của đồng bào miền Bắc di cư và việc đổi giọng của người Huế tha hương, có người cho rằng đó là dấu hiệu của mặc cảm về giọng nói. Tôi không nghĩ như thế.

Đồng bào miền Bắc tha hương vẫn giữ nguyên giọng nói, không phải do mặc cảm tự tôn rằng đó là một giọng nói hay, không việc ǵ phải đổi. Mặc khác, người Huế tha hương thường đổi giọng cũng không phải v́ mặc cảm giọng nói của ḿnh trọ trẹ khó nghe. Tất cả chỉ là sự đáp ứng thực tế của cuộc sống, sự thích nghi với hoàn cảnh.

Thật vậy, việc ǵ đồng bào miền Bắc phải đổi giọng khi giọng nói ấy không gây trở ngại nào trong đối thoại? Tại sao ḿnh cứ khăng khăng giữ nguyên giọng Huế trong giao tiếp khiến đồng bào khác xứ không hiểu ǵ cả, phải tốn công lặp đi lặp lại, giải thích này nọ, mất th́ giờ. Như vậy làm sao dễ cảm thông với nhau cho được? Không đổi hay đổi, tất cả chỉ là thế. Không mặc cảm, không gượng gạo.

“Thương nhau, thương cả đường đi.” Nhà văn Thanh Nam vốn quen với nhỉ, nhé, hộ, ǵ cơ, làm sao ... nhưng v́ yêu nữ sĩ Túy Hồng nên phải ráng nghe và hiểu hí, nghe, giúp, cái chi rứa, làm răng... C̣n người dưng nước lă với nhau, lấy ǵ làm áp lực để buộc người nghe phải hiểu điều ḿnh nói ? Nói mà người khác không hiểu hay khó hiểu là một nhược điểm nên tránh trong giao tiếp. V́ vậy, sự điều chỉnh cho hợp với nhu cầu thực tế là sự thích ứng hoàn cảnh một cách khôn ngoan. Người Tàu tới nơi nào cũng sống được và sống giàu sống mạnh là nhờ tinh thần hội nhập thực tế. Tuy vậy, không bao giờ đánh mất bản chất Trung Hoa của họ. Ḥa mà không hùa là thế.

Ai cũng biết Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm vốn quê Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh, nhưng sinh trưởng ở Huế. Nói chuyện với người Huế, Quảng Trị, Quảng B́nh, ông nói tiếng Huế, nhưng khi nói trước công chúng, khi đọc diễn văn hay thông điệp, bao giờ ông cũng dùng giọng Nam. Ông mang mặc cảm trọ trẹ chăng? Hẳn nhiên là không. Trong nước lúc bấy giờ, ông là người có quyền lực nhất, nhưng không v́ quyền lực đó mà buộc quốc dân phải nghe cho được giọng Huế khó nghe của ông. Ông hiểu rằng ông cần được hết thảy người dân của mọi miền đất nước nghe, hiểu và thông cảm. Đổi giọng, v́ thế là một sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Trong bài viết nói trên, Túy Hồng có một nhận xét rất đúng: “Giọng Huế không phải là giọng nói trước đám đông, mà có thể chỉ là một giọng nói trong pḥng khách.” Đó cũng là một trong những lư do trong sự đổi giọng của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, trong việc giả giọng Bắc của Hoàng Thi Thơ khi điều khiển các chương tŕnh ca nhạc, của Như Hảo trên đài phát thanh và truyền h́nh v.v. Nói trước đám đông th́ dở nhưng rỉ rả trong pḥng khách lại rất dễ lọt lỗ tai. Có lẽ cũng v́ cái ưu điểm “giọng nói trong pḥng khách” đó nên nhiều chàng trai khác xứ đă lăn xả vào làm rể xứ Huế chăng ??

Tôi không phải là một nhà ngữ học. V́ vậy những điều tŕnh bày ở đây chỉ là những ư kiến rất thô thiển, có tính cách thường nghiệm của một kẻ b́nh thường. Đứng trước một thực tế là giọng Huế khó nghe, tiếng Huế khó hiểu (“ngoại ngữ Huế”) đối với đồng bào các miền khác, có nên chăng thử đặt câu hỏi tại sao? Để dễ thông cảm, ở đây xin tạm hiểu “giọng” là nói về thanh âm phát ra từ người nói, c̣n “tiếng” dùng để chỉ về ư nghĩa của chữ dùng. Đôi khi trong “tiếng” bao gồm cả “giọng”, chẳng hạn cái tiêu đề của bài này.

Giọng Huế khó nghe đối với đồng bào khác xứ, phải chăng v́ thanh âm do người Huế phát ra thuộc về một âm vực khó nhận ra? Tôi có cảm tưởng như khi phát âm, người Bắc thiên về giọng thấp, người Nam đi giọng cao, c̣n người Huế th́ b́nh b́nh. Phải chăng cái đặc tính b́nh thanh này khiến nó trở thành khó nghe? Điều này xin để bàn tay chuyên môn của các nhà âm ngữ học can thiệp.

Riêng tôi, nghĩ rằng nếu miền Bắc và miền Nam có được giọng nói dễ nghe th́ họ lại rất khó giả giọng của miền khác; trái lại, nếu âm vực của giọng Huế thuộc loại b́nh b́nh, trung tính, khó nhận ra đối với người ngoài, th́ cũng chính cái đặc điểm trung tính này đă giúp người Huế có thể giả giọng khắp mọi miền một cách không mấy khó khăn. Giọng Bắc, giọng Nghệ An, Quảng B́nh, Quảng Nam, Quảng Ngăi, Sàig̣n . . . người Huế đều giả được tuốt. Cũng tỉ như nước lả không màu; nước không màu chứa trong ly thủy tinh trong suốt khó thấy; muốn cho người ta dễ thấy th́ pha màu và muốn pha màu ǵ cũng được. Nghĩ sao nói vậy, chứ tôi biết ư kiến này sẽ bị bà con khác xứ chỉnh ngay, v́ đă hơn một lần anh bạn người Nam nói với tôi rằng “con gái Huế th́ thanh tao, nhẹ nhàng, nhưng tiếng Huế của mấy ông nghe nặng lắm.”

Người Huế phát âm không phân biệt dấu hỏi dấu ngă, không phân biệt có “g” với không “g”, “c” với “t”. Nếu từ Quảng Nam trở vào khó phân biệt âm “b” và “p”, đến nổi khi đánh vần thường hỏi nhau “bê ḅ hay bê phở”, ( ngay cả đến những bậc khoa bảng nói tiếng Tây như gió , cũng có lúc nói âm “bê phở” chưa chỉnh) th́ ở Huế, tại vùng quê, và ngay đối với lớp người già sống tại thành phố, người ta không phân biệt sự khác nhau giữa các âm “gi”, “d” và “nh”. Người già và người nhà đều được nói giống nhau.

Sau khi làm xong cái nhà, tôi nói chuyện với ông chú già rằng :”Mặc dầu cháu đă tính toán khá kỹ, vậy mà cuối cùng cũng phải mượn thêm của bạn bè mói đủ, v́ số chi phí vượt quá mức dự trù.” Ông cụ thản nhiên đáp: “Cháu không nghe à? Ôn mệ ḿnh từ xưa nay đă nói là làm già (làm nhà), chớ có nói làm non mô; mà đă làm già th́ hụt tiền thôi.” Rơ ràng là ông cụ chơi chữ theo kiểu Huế, trộn lẫn âm thanh và ư nghĩa để biện luận theo ư ḿnh. Các bạn miền khác hẳn khó mà thưởng thức lối đùa cợt chữ nghĩa theo kiểu đó.

Tôi không biết khi một người ngoại quốc học tiếng Việt th́ cái khó nhất đối với họ là ǵ? Cách phát âm với năm thanh (sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng, và không dấu) bằng trắc khác nhau, nghe như điệu hát chăng? Văn phạm chăng? . . . Riêng đối với người Việt, có lẽ việc đánh dấu hỏi ngă cho đúng đă là một vấn đề. Hồi c̣n học tiểu học, thầy dạy lớp Nhất (lớp 5) đă truyền cho lũ nhóc đệ tử chúng tôi một bí quyết để viết hỏi ngă cho đúng với câu thần chú “Anh Huyền ngă nặng, hỏi con dao có sắc không”. Ư thầy muốn cho chúng tôi phải nhớ rằng trong một từ kép, hễ chữ nào đi với chữ có dấu Huyền hay dấu Nặng th́ phải đánh dấu Ngă; c̣n chữ nào đi với chữ có dấu Sắc hay Không dấu th́ phải đánh dấu Hỏi, trừ một vài ngoại lệ phải học thuộc ḷng. Chẳng hạn:

- nghĩ ngợi th́ nghĩ có dấu ngă, nhưng nghỉ ngơi th́ nghỉ lại có dấu hỏi.
- sừng sững và sững sốt cũng thế.

Thần chú như thế kể cũng linh nghiệm thật, nhưng khi viết chính tả không khỏi tốn công suy nghĩ nên hơi ... mệt. Khi đi thi bằng Tiểu học, tới môn chính tả tôi vái trời được gặp một thầy giáo hay cô giáo người Bắc, v́ tôi nghiệm ra rằng người Bắc phát âm dấu hỏi dấu ngă rất đúng. Ấy là nhờ gần gũi một ông Hà Nội đang tán bà chị tôi mà biết được điều đó.

Cho đến bây giờ vẫn thế, bộ óc tôi ghi nhận rằng khi phát âm dấu ngă th́ người Bắc nói nghe như dấu sắc (ví dụ: nghĩ ngợi -> nghí ngợi) và dấu hỏi nghe như dấu nặng (ví dụ: nghỉ ngơi -> nghị ngơi). Giả giọng Bắc mà không biết qui luật này sẽ đánh dấu hỏi ngă sai bét và ḷi đuôi “giả cầy” ngay. Một ông nhạc sĩ nọ gốc Miền Trung, thường nói giọng Bắc trên TV, trước 1975 đă có lần bị báo chí diễu là “người nói giọng Bắc hay nhất nước”, cũng chỉ v́ không để ư điều đó.

Cách đây non 30 năm, lần đầu tiên khi đọc một cuốn truyện (không nhớ tên) của một văn sĩ người Bắc (không nhớ bút hiệu) đến đoạn đối thoại của một nhân vật nữ người Huế, tôi vừa cười thích thú vừa “giận” . . . Thích thú v́ tác giả viết rất có duyên. C̣n giận là giận mấy ông thợ nhà in sắp chữ sai (tôi đinh ninh thế). Ai đời “Thôi em về hí” mà lại sắp thành “Thôi em về hỉ”. Chữ HÍ của người ta viết với dấu sắc, đem sửa lại thành HỈ với dấu hỏi, nghe lăng xẹt, vô duyên như ăn cơm hến thiếu ruốc. Trong lời nói thường nhật của người Huế, HÍ là một từ đệm, đóng vai tṛ như nhé, hay nhỉ trong tiếng Bắc và nha trong tiếng Nam . . .

Tôi cứ tự cằn nhằn và giải thích như thế với mấy ông ấn công vô danh, măi sau mới có dịp biết rằng ḿnh đă nghĩ oan cho họ. Hầu như trong các truyện có dính líu đến ngôn ngữ xứ Huế, chữ HÍ đệm ở cuối câu đều được nghe và viết thành chữ HỈ bởi v́ khi người Huế phát âm những chữ có dấu sắc th́ người Bắc và người Nam nghe thành dấu hỏi và dấu nặng. Đó là lư do hí biến thành hỉ. Điều đáng nói là sai lầm này cũng hiện diện trong những tác phẩm do chính người Huế viết ra. Lỗi ở ấn công chăng? Lỗi ở thầy c̣ chăng? Nếu không phải do hai người này th́ đó là điều khó hiểu.

Trong bài “Tôi không yêu tíếng Huế” (TSH 1990) tác giả Phàm Phu đă viết rất dí dỏm về những trở ngại do giọng Huế và tiếng Huế gây ra trên chốn giang hồ v́ người xứ khác đă nghe khác dấu đi. Chẳng hạn một thiếu nữ Hà thành khi nghe một thanh niên Huế ngơ lời “Cô cho tôi xin một cái bóng (cái ảnh) của cô để làm kỹ niệm . . “ đă ngơ ngác hỏi lại “Thưa, anh bảo cái bọng ǵ cơ ạ ?” (p.45). Một ông người Huế khi vào hội tứ sắc đă hỏi làng “ Hôm nay tui biết tui hên nên muốn đánh lớn. Mấy bà có chịu hai cắc (một lệnh) không?” Câu nói này đă làm cho một bà người Nam giận dữ bỏ chơi, v́ nghe lầm dấu sắc ra dấu nặng, tưởng ông kia ăn nói xí xọn (p.46).

Thời gian ở tù trong trại lao cải, (sau 1975) được sống gần gũi với anh em người Quảng Nam, tôi mới biết giọng Huế đă được nghe như thế nào. Buổi tối, khi tất cả đă vào chuồng, trong khi chờ tới giờ ngủ, anh em thường tụ tập chơi cờ, domino, hoặc kể chuyện vui cho đở buồn. Có lần một anh bảo tôi “Đố anh nói to và đúng câu ‘Đem vở vô buồng, học đủ rồi ra’ “Dĩ nhiên tôi đáp ứng ngay, dơng dạc rơ ràng. Câu nói vừa dứt, lập tức tiếng vỗ tay và tiếng cười khoái trá nổi lên. Có cả tiếng hô “Hay, hay! Nói tiếp đi”. Tôi ngơ ngác không hiểu v́ không tin rằng câu nói đơn giản đó lại có hiệu lực chọc cười đến thế. Ông bạn ăn chung mâm vừa cười vừa cắt nghĩa “Tụi tui nghe người Huế nói dấu hỏi thành dấu nặng, nên mới phịa ra câu đó để chọc anh đó.” À ra thế !

Giọng Huế tuy khó nghe với người khác xứ nhưng rất dễ chỉnh. Trong lúc nói chuyện chỉ cần đổi “ton” lớ lớ đi một chút là người nghe thoải mái ngay. Tiếng Huế mới là cả vấn đề, bởi v́ khi nói đến giọng là chỉ mới đề cập tới h́nh thức, c̣n đi vào tiếng là đi vào nội dung, đi vào đời sống văn hóa.

Ngôn ngữ chẳng qua là qui ước về âm thanh do con người phát ra. V́ vậy, cùng một âm thanh phát ra giống nhau nhưng do qui ước khác nhau nên mỗi dân tộc hiểu theo một nghĩa riêng. Tác giả Phàm Phu (TSH, 1990 đă dẫn) kể rằng trong một lần dạo chơi phố xá Bangkok, thấy cô người Thái cực kỳ xinh đẹp, bèn chụp ảnh để kỹ niệm. Vừa đưa máy ảnh lên ngắm, tác giả vừa hỏi ư kiến ông bạn đồng hương làm hướng đạo “Chụp hí?” (chụp nhé) th́ mỹ nhân hoảng hốt bỏ chạy, c̣n tác giả th́ bị bạn mắng như tát nước là đồ ăn nói thô tục đối với phụ nữ ngoại quốc. Lư do là trong tiếng Thái, “chụp” có nghĩa là hôn, c̣n “hí” là “cái ấy” của phụ nữ. Thấy không, hai tiếng Huế vô tội đă trở thành “ngôn ngữ sàm sở” ở Bangkok.

Hồi c̣n ở tù tại trại lao cải Tiên Lănh (Quảng Nam), tôi và một anh bạn đă làm cho mấy phụ nữ Kà-tu bỏ chạy trong cơn mưa. Số là sau một ngày vất vả đốn cây rồi đốt thành than, tổ chúng tôi bốn người quảy bốn gánh than đầy ắp về trại. Nửa đường, trời đổ mưa, bèn ghé vào trong một cái cḥi trong rẫy lúa bỏ hoang để tránh cho than khỏi ướt. Một lát, thấy có bốn năm phụ nữ Thượng, người Kà-tu, từ phía suối chạy lúp xúp về cḥi chúng tôi, ư hẳn cũng để tránh mưa. Đất Quảng Nam chưa mưa đă thấm ... sợ mấy phụ nữ sẽ bị trượt té trên con đường dốc dẫn vào lều đă trở thành trơn trợt, anh bạn và tôi la lên “Coi chừng té, té!” Kỳ lạ, câu nói vừa dứt th́ nghe mấy người đàn bà đó ré lên chí chóe ǵ đó và đổi hướng, không chạy vào lều nữa.

Trong tổ, có anh bạn gốc Trà My (Quận miền núi của Quảng Nam) nhẩn nha giải thích “Nói như mấy ông th́ cho vàng tụi hắn cũng không vô núp mưa. “Té”, tiếng Kà-tu có nghĩa là “đéo”, biết chưa? Lần sau, gặp tụi đàn bà con gái ở đây nhớ đừng có nói “bậy” như vậy nữa, coi chừng có ngày ăn rựa.” Hú vía !

Giữa các dân tộc, qui ước thanh âm khác nhau dẫn đên ngôn ngữ khác nhau đă đành, mà ngay trong cùng một nước, ngôn ngữ cũng thay đổi theo từng địa phương. Cùng một từ, mỗi miền có thể hiểu một nghĩa khác nhau. Cùng chỉ một vật, một việc, mỗi miền có một lối gọi khác nhau. Chẳng hạn chữ “đồ”. Trong khi miền Nam dùng chữ đồ một cách hồn nhiên để chỉ về đồ vật th́ miền Bắc lại dùng nó để chỉ bộ phận sinh dục của phái nữ. V́ vậy, khi thấy ba ông bạn cùng chụp chung một tấm h́nh (chữ Hán gọi là đồ), ông nào ngó cũng chễm chệ, phong lưu, Tú Xương đă ỡm ờ vịnh ngay:

Ba bác chung nhau một cái đồ,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thôi đừng chê nhỏ lại cười to !

Cùng chỉ một vật đựng thức ăn, ở Bắc gọi bát, Huế gọi là đọi, Nam gọi là tô. Cùng chỉ động tác rơi xuống đất v́ bị mất thăng bằng, Bắc gọi là ngă, Huế gọi là bổ, Nam gọi là té. Chữ “địt” Bắc và Nam hiểu không giống nhau. Với người Bắc, “địt” có nghĩa là “đéo”, là làm t́nh; c̣n từ miền Trung trở vô, “địt” chỉ có nghĩ là xả hơi trong bụng ra bằng ngă hậu môn, chữ Hán gọi là trung tiện. Sự đa dạng trong ngôn ngữ của một dân tộc là điều tự nhiên. Bao giờ trong cái chung cũng có cái riêng và thấp thoáng trong cái riêng là h́nh ảnh cái chung.

H́nh như địa lư và lịch sử đă kết hợp với nhau để tạo nên cho Huế một môi trường dễ làm nảy sinh ra nhiều thổ âm và thổ ngữ hơn các miền khác, đến độ có người đă nói là có thể sưu tập thành một tiểu từ điển tiếng Huế. Trong Ngàn Năm Xứ Huế (San Jose: Thương Huế, 1993) Nguyễn Châu cũng đă sưu tập và giải thích một số nhưng vẫn chưa đủ. Trong TSH 1993, qua bài Thử nói về ảnh hưởng cung đ́nh trong phong cách Huế, tôi đă có dịp khái quát về ảnh hưởng của cung đ́nh trong ngôn ngữ Huế. Điều đáng nêu lên ở đây là: tại sao tiếng Bắc, tiếng Nam không gây trở ngại khi giao tiếp như tiếng Huế? Ngoài giọng Huế khó nghe, như đă nói ở trên, phải chăng v́ tiếng Huế quá đặc thù? Phải chăng v́ ngôn ngữ Huế ít được phổ biến? Hay v́ tiếng Huế khúc mắc khó hiểu? Thiết nghĩ có lẽ do tất cả.

Người khác xứ có thể dễ dàng quen thuộc với răng, ri, mô, tê, rứa, hè, hí v́ tính cách phổ thông của chúng, nhưng quả t́nh khó mà thông cảm với những lối nói đặc thù khác. Tôi có anh bạn người Nam sống ở Huế khá lâu. Trong một buổi trà dư tửu hậu, anh tuyên bố “Bây giờ người Huế nói cách chi tui cũng hiểu”. Nghe vậy một anh bạn khác liền hỏi ngay:

- Thiệt hả ? Rứa th́ anh có biết vụ hai đứa con ông Bảy bựa qua ngầy lộn chắc rồi lôi giau từ trong chờn ra trữa cươi đập chắc, một đứa bể mỏ, một đứa u trốt. Mạ hắn can không được, đứng trữa cươi la làng như “quạ quạ bẻ bắp “.

Anh bạn người Nam ngẩn ṭ te, chịu thua. Đây là ch́a khóa mật mă:

- bựa qua : hôm qua
- lôi giau : lôi nhau
- ngầy lộn : gây gổ
- chắc : với nhau
- chờn : cái giường
- trữa cươi : giữa sân
- bể mỏ : vỡ mồm, giập miệng
- u trốt : u đầu

Mới chỉ có một câu nói ngắn như vậy mà cần phải giải thích đến tám chữ mới làm cho người ta hiểu được, và thực ra, đó mới chỉ là những chữ nặng về h́nh thức hơn ư nghĩa. Nếu đi vào ư nghĩa th́ sự khúc mắc càng thể hiện rơ rệt hơn.

Thành ngữ “tào lao xịt bộp” là một thành ngữ phổ thông của Huế - dùng để chỉ lời nói hay việc làm không đâu vào đâu, không có chủ đích, không có ư nghĩa, kiểu “nghe qua rồi bỏ”- nhưng lại là một thành ngữ khó hiểu vói xứ khác. Trong một cuộc tiếp kiến Toàn quyền Đông Dương, Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (Đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại) đă làm cho một vị quan lỗi lạc lúng túng khi phải thông dịch câu nói rặt Huế của bà: “Tôi tra rồi, ăn nói tào lao xịt bộp ...” (Nguyễn Đặng, TSH 1993) chỉ v́ ông không phải là người Huế. La ngầy hay ngầy nghĩa là la rầy, nhưng ngầy lộn lại có nghĩa là gây gổ nhau. Mụ nớ có nghĩa là người đàn bà kia (không có ư kính trọng) nhưng khi một người đàn ông được gọi là Mụ hay Mệ, có nghĩa ông ta là người trong hoàng tộc. Thật là rắc rối.

Có một thực tế mà dường như ít ai để ư. Ấy là kể từ ngày chữ quốc ngữ trở thành phổ biến, trở thành văn tự chính thức thay thế cho chữ Hán th́ lối viết theo ngôn ngữ miền Bắc là lối viết chính thức nước ta.
Thực vậy, từ giấy tờ hành chánh cho đến tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học v.v. phổ biến qua h́nh thức văn tự, hầu như đều được viết theo giọng Bắc. Ngoại trừ một Hồ Biểu Chánh của hồi đầu thế kỷ và sau này có thêm Sơn Nam, B́nh Nguyên Lộc, và hiện nay là Hồ Trường An, là viết văn rặt giọng Nam, c̣n hầu như tất cả, bất cứ người cầm bút thuộc lănh vực nào, xuất thân từ địa phương nào, đều viết theo phong thái ngôn ngữ miền Bắc. B́nh Nguyên Lộc viết tiểu thuyết theo giọng Nam nhưng khi viết Nguồn Gốc Mă Lai của Dân Tộc Việt-Nam, một tác phẩm biên khảo, cũng dùng ngôn ngữ Bắc. Số học giả, thi sĩ, văn sĩ người Huế trong nền văn chương quốc ngữ đông biết mấy, thế nhưng không v́ vậy mà “răng, ri, mô, tê, rứa, ni, nớ . . . “ được chính thức đi vào văn học như “sao, thế này, đâu, kia, vậy, này, ấy . . .” Đừng nói chi xa, ngay tập TSH bạn đang cầm trên tay là một bằng chứng cụ thể, và ngay bài viết này cũng thế.

Ngôn ngữ miền Bắc hầu như đă trở thành lối nói và viết chính thức, có lẽ do truyền thống lập quốc và Nam tiến. Trong âm nhạc, ta cũng thấy hiện tượng tương tự. Khi hát tân nhạc, tất cả các ca sĩ đều hát theo giọng Bắc, bất kể người miền nào. Nhiều danh hề đă chọc cười khán giả một cách thành công khi hát tân nhạc theo giọng Nam. Ban AVT nhờ có Vân Sơn đệm giọng Huế mà trở thành hài hước có duyên. Từ thập niên 60, một số các nhà văn nữ gốc Huế quả có đưa tiếng Huế vào tác phẩm nhưng cũng chỉ có tính cách mắm muối thêm duyên – kiểu như Vân Sơn đệm giọng Huế trong ban AVT – chứ chưa tạo được sắc thái địa phương như Hồ Biểu Chánh hay Hồ Trường An.

Giọng Bắc giọng Nam dễ nghe, tiếng Bắc là ngôn ngữ chính thức trong sinh hoạt văn hóa và xă hội, đó là lư do tại sao đồng bào miền Bắc không gặp trở ngại khi đối thoại với người khác xứ. Trái lại, bên cạnh giọng nói thuộc về một âm vực khó nghe, người Huế lại nói và viết không giống nhau. Thêm vào đó, Huế lại quá phong phú thổ âm thổ ngữ, cả về số lượng cũng như ư nghĩa. Tất cả những cái đó đă biến tiếng Huế thành ngoại ngữ. Muốn hiểu rành “ngoại ngữ” đó, chỉ có cách hăy sống với Huế. Ai không tin, thử hỏi mấy ông r​ể​ Huế, biết ngay.




Vơ Hương An
Cựu Thanh tra Giám Sát Viện Quân Khu I (VNCH)
Cựu Tù nhân Chính trị Quảng Nam-Đà Nẵng