Kiemsi
19-05-2020, 01:32
Mài Dao Mài Kéo...TIEU TU
Mài Dao Mài Kéo
Tiểu Tử Nói đến “mài dao mài kéo”, ở Việt Nam hồi xưa, hồi thời Pháp thuộc, người ta nghĩ ngay đến giới “anh chị”- hạng xâm ḿnh... trên rồng dưới rùa – sửa soạn khí giới để làm “một trận thư hùng” thanh toán nhau hay trả thù nhau. Hồi thời đó, khi đă “nộ khí xung thiên” th́ họ đ̣i “để thẹo” đối thủ hay ít lắm cũng “xin tí huyết”. Cho nên dao/kéo – ngoài lănh vực bếp núc vá may – c̣n được sử dụng một cách rất... linh động phiêu hốt trong giới giang hồ. Thời bây giờ, văn minh rồi, dao/kéo đă được trả vềvị trí nội trợ. Cho nên, khi muốn “xin tí huyết” của kẻ thù, các băng đảng ngày nay chỉ dùng khí giới “hiện đại”để mà... bùm ! Có nhanh, có gọn, nhưng thiếu nét “anh hùng mă thượng”. “Mài dao mài kéo” mà tôi nói ở đây là cái nghề của một ông bạn tôi mới quen, trong thời gian tôi bị kẹt lại ở Việt Nam sau 1975. ... Tôi để ư tới anh ta trong lúc tôi đang nhăm nhi ly cà phê ngon của cái quán cóc nằm dưới mái hiên một căn phố nhỏ. Quán này chỉ có hai cái bàn thấp và bảy tám cái ghế thấp, thấp thấp nhỏ nhỏ giống như đồ chơi trẻ con. Cho tới cái ly cà phê cũng nhỏ xíu, hớp chừng hai hớp là cạn ! Có lẽ v́ vậy mà thấy ai tới đây cũng để th́ giờ ngồi nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê chớ không thấy... uống ! Tôi thường xách cái ghế nhỏ ra ngồi cạnh công-tơ nước cách quán chừng hơn bốn thước. Ở đó có cái thùng xi-măng che công-tơ, thùng vuông vức nắp bằng, chỉ cao hơn cái ghế chừng hai tấc và nằm cạnh một bức tường dài. Tôi thích ngồi ở đó v́ được cách biệt với cái xô bồ trong quán và nhứt là có bức tường sau lưng để dựa ! Mấy đứa nhỏ trong quán viết nguệch ngoạc bằng than trên tường “Chỗ này của ông Hai nón nỉ” và vẽ một đầu người đội nón, râu lún phún, nét vẽ ngây ngô buồn cười kèm theo một mũi tên chỉ về chữ “ông Hai” ! Tôi rất thích thú với tṛ trẻ con ngộ nghĩnh đó và nhứt là sự được người trong quán dành riêng cho một chỗ ngồi – một chỗ ngồi không nằm trong phạm vi của quán ! Hôm đó, tôi nghe tiếng rao “mài dao mài kéo” từ đằng xa. Một lúc, thấy anh thợ mài dao ngừng xe đạp trước quán. Anh đem xe lên dựng trên vỉa hè, treo cái nón rơm lên ghi-đong rồi bước vào trong. Xe đạp của anh rất đặc biệt. Đầu tiên là hai cái chống gắn ở đùm bánh sau: khi đạp xuống hai bên, nó giữ xe đạp đứng thẳng một cách vững chắc. Kế đó là thùng đồ nghề phía sau có hai hàng hộc tủ và một ngăn để can nhựa đựng nước. Gắn trên mặt thùng là hai bàn đá mài tṛn một lớn một nhỏ có ma-ni-ven, một viên đá bùn và một cái ê-tô. Trên vè bánh xe trước có gắn đứng theo chiều dọc một tấm bảng cỡ ba trang giấy học tṛ, nền vàng với ba hàng chữ đỏ trên mỗi mặt. Lúc đó, quán đă đông người. Chắc không c̣n bàn trống nên thấy anh ta một tay cầm ly cà phê một tay xách cái ghế nhỏ, bước ra khỏi quán ngó quanh t́m chỗ. Tôi vẫy tay gọi:- Ngồi đây nè.Hắn mỉm cười gật gật đầu rồi bước lại đặt ly cà phê lên thùng công-tơ:- Cám ơn ! Cám ơn ! Trước khi ngồi xuống, anh ta liếc nhanh hàng chữ trên tường rồi nh́n cái nón nỉ tôi đang đội, cười tủm tỉm. Sau khi làm một ngụm cà phê, anh ta rút bao thuốc hướng về phía tôi tỏ ư mời. Tôi lắc đầu. Hắn đốt thuốc hút. Xong để bao thuốc và cái hộp quẹt lên thùng công-tơ, ngă người dựa vào tường, dũi thẳng hai chân, thở khói một cách sảng khoái. Và như vậy, trong im lặng, hắn và tôi nhăm nhi cà phê... Một lúc sau, thằng nhỏ trong quán mang ra một b́nh trà:- Năy giờ con quên đem trà ra. Đừng phiền nghe ông Hai !Tôi khoát tay lắc đầu trả lời. Bấy giờ, anh ta mới mở miệng hỏi:- Chắc anh đến đây thường ?- Ngày nào cỡ giờ này là có tôi ngồi đây. Mặt trời nằm phía sau lưng, nên chỗ này c̣n mát. Chừng đứng bóng trở đi là không ngồi được.- Nhà anh gần đây không ?- Cũng gần. Đi bộ chừng năm phút.- Hổm rày trời không mưa, cũng không nóng lắm. Thấy dễ chịu há ?- Ờ... Mùa này như vậy cũng hiếm. Ngừng một chút rồi tôi lại hỏi... đẩy đưa:- Mài dao mài kéo... Anh kiếm ăn được không ?- Tàm tạm. Nhờ bây giờ ai cũng xài đồ cũ hết nên có đồ mài hoài.- Thấy anh có nhiều đồ nghề quá há !- Phải như vậy chớ ! Thời bây giờ, cái ǵ cũng đ̣i... cao cấp hết. Ḿnh cũng phải phô trương cho thiên hạ tin. Mà đồ của tôi th́ bảo đảm là... cao cấp thứ thiệt !- Ờ... Mà sao chi nhiều dữ vậy ?Anh ta vừa nói, hai tay vừa ra dấu:- Nè nghen. Bàn mài lớn để “tề” mấy con dao quá sét. Bàn mài nhỏ, mịn hơn để “đi” hai mép của lưỡi dao. Ḿnh quây ma-ni-ven, bàn mài chạy o o, tốc độ gấp năm gấp sáu lần hơn. Dao để tới đâu là nó “ăn” tới đó, lẹ lắm ! C̣n viên đá bùn là để làm láng và để chỉnh lại mấy chỗ chưa đều. C̣n cái ê-tô là để kẹp mấy con dao mà ḿnh muốn sửa lại cho nó ngay, nó thẳng. Như vậy mới là... cao cấp, anh thấy không ? Tôi gật đầu thán phục. Rót trà vào ly, tôi mời:- Uống miếng trà đi, anh.Hắn cầm ly ực một cái rồi lấy mu bàn tay quẹt miệng. Xong, hắn đứng lên cất gói thuốc và hộp quẹt vào túi:- Thôi. Chào nghen... Anh ta đội nón, dẫn xe xuống đường, vừa đạp chậm chậm vừa rao kéo dài: “Mài dao mài kéo...”. Hôm sau, anh ta lại ghé quán, cũng vào giờ như hôm qua. Tôi đă ngồi ở công-tơ nước với ly cà phê, và thật ra cũng có ư đợi. Lần này anh ta dựng xe cạnh đó, vừa dựng vừa nói:- Anh cho phép tôi ngồi ở đây, ḿnh nói chuyện chơi.Rồi không đợi tôi trả lời, anh đi thẳng vào quán. Một lúc trở ra với ly cà phê, cái ghế và điếu thuốc trên môi ph́ phà... Anh ngồi xuống, giống tư thế hôm qua. Sau ngụm cà phê, anh hỏi- Anh không hút thuốc à ?- Tôi bỏ hút lâu rồi.- Vậy là anh số một ! Tôi bỏ hoài không được. Hồi xưa tôi c̣n hút bạo hơn nữa chớ không phải như bây giờ đâu ! Tôi đưa mắt đọc thầm ba hàng chữ đỏ trên bảng nền vàng gắn trên bánh trước của xe đạp: “Mài kéo mài dao – Mài sao cho bén – Đừng kén tay mài”. Thấy hay hay, tôi rung đùi đọc lại, đọc thành tiếng. Rồi vỗ tay lên mặt thùng công-tơ, khen:- Hay ! Hay quá ! Sâu sắc quá ! Anh viết đó hả ?- Dạ. Th́... viết bậy vậy mà.- Đâu bậy ? Bộ anh tưởng ai cũng viết bậy nỗi như vậy sao ? Phải có tŕnh độ chớ... Anh ta làm thinh, nhấp cà phê, hút thuốc một lúc mới nói:- Thời buổi này, “có tŕnh độ” không để làm... khỉ ǵ hết. Bọn “không tŕnh độ” nó ngồi đầy trên đầu trên cổ thiên hạ, th́ người “có tŕnh độ” chỉ c̣n có... “đi chỗ khác chơi” thôi ! Bây giờ th́ tôi đă đoán ra anh ta thuộc về “phe” nào rồi. Tôi hạ giọng:- Nè ! Sao tôi thấy tấm bảng của anh giống lá cờ của ḿnh quá. Phải không ?Anh ta nh́n tôi, mắt sáng rực. Anh đưa tay bắt tay tôi, giọng sung sướng:- Anh tinh ư lắm. Bao nhiêu năm nay chưa ai thấy được điều đó hết ! Vậy rồi giữa anh ta và tôi bỗng thấy như thật gần. Anh hỏi tôi:- Hồi đó anh làm ǵ ?- Làm “Chef de réseau” của một hăng ngoại quốc (tôi nói chen tiếng Pháp).- C̣n bây giờ ?- Ở không, vợ con ở ngoại quốc gởi tiền về nuôi.- Ủa ? Sao vậy ?- Hồi di tản, tôi bị rớt lại. C̣n anh ? Hồi trước làm ǵ ?- Làm báo. Làm hai ba tờ. Chuyên về phiếm, xă luận, truyện ngắn.- Sao bây giờ đi... mài dao vậy ?- Chớ anh biểu bây giờ tôi viết cái ǵ ? Suốt đời sống trong nghề viết, tự do vung vít quen rồi, đă thành một lập trường, một đường lối. Biểu tôi bẻ cong ng̣i bút để... “bợ” chế độ, tôi làm không được ! Vả lại, làm báo theo kiểu “phô-tô-cọp-pi” như họ, thiệt t́nh, không phải là nghề của tôi. Cho nên tôi đă “rửa tay gác bút”. Nói xong câu đó anh ta cười khà khà có vẻ thích thú với h́nh ảnh ‘’ rửa tay gác kiếm‘’ của mấy vơ lâm cao thủ trong truyện chưởng Hồng kông ! Ngừng một chút, hít vài hơi thuốc, uống ngụm cà phê cuối cùng rồi tiếp:- Bây giờ đi mài dao... cũng thú ! Ḿnh cứ tưởng tượng là ḿnh mài “gươm thiêng” để đợi thời cơ phục hận !Lần này, anh ta cười lên ha hả, sảng khoái. Rồi lại tiếp:- Coi vậy chớ lâu lâu tôi thèm viết vô cùng. Nhứt là bây giờ, nó lố lăng bỉ ổi, nó chụp giựt bao che gấp mấy chục lần hồi trước... làm ḿnh “ngứa nghề” muốn chết ! Cách đây mấy năm, vào dịp Tết, tôi nhận được thơ của một thằng bạn đă đi chui kể lại cuộc hành tŕnh và đời sống trên đảo tỵ nạn Pulau Bidong ở Mă Lai... làm tôi nổi hứng. Tôi lén viết một “lá sớ Táo Quân” cho mùa xuân năm đó, để nhớ hồi xưa mỗi Tết tôi đều có viết sớ để “móc ḷ móc chảo” chuyện Nhà Nước chuyện thiên hạ. Sáng mai tôi sao cho anh một bản, đọc cười chơi. Thôi ! Bây giờ đi “kiếm cơm” cái đă ! Anh ta đứng lên bắt tay tôi rồi dẫn xe xuống đường đạp đi.Hôm sau, anh ta đến. Vừa ngồi xuống, anh trao ngay cho tôi “lá sớ”. Tôi định mở ra xem th́ anh đưa tay ngăn. Vừa đảo mắt nh́n quanh, anh vừa thấp giọng:- Đừng ! Đừng coi ở đây ! Cất đi. Về nhà hăy đọc. Đọc rồi nhớ đốt nó đi, kẻo mang họa rồi nói tại tôi.Uống hớp lớn cà phê, đốt điếu thuốc, xong anh cười cười:- Đốt cho lá sớ... lên trời, cho Ngọc Hoàng đọc với chớ !Tôi ph́ cười:- Anh tiếu thật ! Không chừa ai hết !- Đó là... nghề của tôi hồi xưa mà. Thấy trái tai gay mắt, thấy “đi trật đường rầy” là tôi múa bút đâm ngay. Tự do ngôn luận là như vậy đó. Chớ không phải như bây giờ. Nh́n một lũ hề độc quyền sân khấu, giễu dở lại giễu dai, giễu rồi tự vỗ tay khen lấy, c̣n bắt... nhân dân khán giả vỗ tay theo... vv... mà chẳng thấy một “nhân dân” nào dám... tḥ tay viết trên báo một lời phê b́nh chỉ trích ! Cho nên tôi thấy “ngứa mắt ngứa tay” lắm. Uống hết ly cà phê, anh ta đứng lên gật đầu chào:- Bữa nay tôi phải mài lố dao của nhà hàng T.T., không c̣ cưa ở đây lâu với anh được. Tôi đi nghen ! Bước được mấy bước, anh dừng chân một chút, đầu hơi cúi xuống dường như để suy nghĩ rồi mới quay lại nh́n tôi, nét mặt thật nghiêm trang, đưa ngón tay trỏ lên gơ gơ vào đầu : - Mỗi ngày tôi mài dao là mỗi ngày tôi mài cái chí khí cho nó luôn luôn sắc bén, khỏi bị cùn lụt. Anh biết không ? Nói xong, anh để bàn tay mặt xéo xéo một bên trán gặc nhẹ một cái trông giống như chào theo kiểu nhà binh, rồi phóng lên đạp xe đi, giọng rao kéo dài: “Mài dao mài kéo”... Hôm sau, tôi đến quán hơi sớm, định vừa gặp anh là nói ngay rằng tôi khoái lá sớ của ảnh lắm, móc họng chế độ rất đau mà vẫn giữ được nét trào phúng nhẹ nhàng.Và cũng để nói cho ảnh yên tâm rằng tôi đă đốt lá sớ như ảnh đă dặn. Nhưng rồi, anh ta không đến, mặc dù tôi đă cố t́nh ngồi đợi tới trưa... Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một ḿnh. Cà phê quán này làm như không c̣n ngon như trước... Tiểu Tử
Mài Dao Mài Kéo
Tiểu Tử Nói đến “mài dao mài kéo”, ở Việt Nam hồi xưa, hồi thời Pháp thuộc, người ta nghĩ ngay đến giới “anh chị”- hạng xâm ḿnh... trên rồng dưới rùa – sửa soạn khí giới để làm “một trận thư hùng” thanh toán nhau hay trả thù nhau. Hồi thời đó, khi đă “nộ khí xung thiên” th́ họ đ̣i “để thẹo” đối thủ hay ít lắm cũng “xin tí huyết”. Cho nên dao/kéo – ngoài lănh vực bếp núc vá may – c̣n được sử dụng một cách rất... linh động phiêu hốt trong giới giang hồ. Thời bây giờ, văn minh rồi, dao/kéo đă được trả vềvị trí nội trợ. Cho nên, khi muốn “xin tí huyết” của kẻ thù, các băng đảng ngày nay chỉ dùng khí giới “hiện đại”để mà... bùm ! Có nhanh, có gọn, nhưng thiếu nét “anh hùng mă thượng”. “Mài dao mài kéo” mà tôi nói ở đây là cái nghề của một ông bạn tôi mới quen, trong thời gian tôi bị kẹt lại ở Việt Nam sau 1975. ... Tôi để ư tới anh ta trong lúc tôi đang nhăm nhi ly cà phê ngon của cái quán cóc nằm dưới mái hiên một căn phố nhỏ. Quán này chỉ có hai cái bàn thấp và bảy tám cái ghế thấp, thấp thấp nhỏ nhỏ giống như đồ chơi trẻ con. Cho tới cái ly cà phê cũng nhỏ xíu, hớp chừng hai hớp là cạn ! Có lẽ v́ vậy mà thấy ai tới đây cũng để th́ giờ ngồi nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê chớ không thấy... uống ! Tôi thường xách cái ghế nhỏ ra ngồi cạnh công-tơ nước cách quán chừng hơn bốn thước. Ở đó có cái thùng xi-măng che công-tơ, thùng vuông vức nắp bằng, chỉ cao hơn cái ghế chừng hai tấc và nằm cạnh một bức tường dài. Tôi thích ngồi ở đó v́ được cách biệt với cái xô bồ trong quán và nhứt là có bức tường sau lưng để dựa ! Mấy đứa nhỏ trong quán viết nguệch ngoạc bằng than trên tường “Chỗ này của ông Hai nón nỉ” và vẽ một đầu người đội nón, râu lún phún, nét vẽ ngây ngô buồn cười kèm theo một mũi tên chỉ về chữ “ông Hai” ! Tôi rất thích thú với tṛ trẻ con ngộ nghĩnh đó và nhứt là sự được người trong quán dành riêng cho một chỗ ngồi – một chỗ ngồi không nằm trong phạm vi của quán ! Hôm đó, tôi nghe tiếng rao “mài dao mài kéo” từ đằng xa. Một lúc, thấy anh thợ mài dao ngừng xe đạp trước quán. Anh đem xe lên dựng trên vỉa hè, treo cái nón rơm lên ghi-đong rồi bước vào trong. Xe đạp của anh rất đặc biệt. Đầu tiên là hai cái chống gắn ở đùm bánh sau: khi đạp xuống hai bên, nó giữ xe đạp đứng thẳng một cách vững chắc. Kế đó là thùng đồ nghề phía sau có hai hàng hộc tủ và một ngăn để can nhựa đựng nước. Gắn trên mặt thùng là hai bàn đá mài tṛn một lớn một nhỏ có ma-ni-ven, một viên đá bùn và một cái ê-tô. Trên vè bánh xe trước có gắn đứng theo chiều dọc một tấm bảng cỡ ba trang giấy học tṛ, nền vàng với ba hàng chữ đỏ trên mỗi mặt. Lúc đó, quán đă đông người. Chắc không c̣n bàn trống nên thấy anh ta một tay cầm ly cà phê một tay xách cái ghế nhỏ, bước ra khỏi quán ngó quanh t́m chỗ. Tôi vẫy tay gọi:- Ngồi đây nè.Hắn mỉm cười gật gật đầu rồi bước lại đặt ly cà phê lên thùng công-tơ:- Cám ơn ! Cám ơn ! Trước khi ngồi xuống, anh ta liếc nhanh hàng chữ trên tường rồi nh́n cái nón nỉ tôi đang đội, cười tủm tỉm. Sau khi làm một ngụm cà phê, anh ta rút bao thuốc hướng về phía tôi tỏ ư mời. Tôi lắc đầu. Hắn đốt thuốc hút. Xong để bao thuốc và cái hộp quẹt lên thùng công-tơ, ngă người dựa vào tường, dũi thẳng hai chân, thở khói một cách sảng khoái. Và như vậy, trong im lặng, hắn và tôi nhăm nhi cà phê... Một lúc sau, thằng nhỏ trong quán mang ra một b́nh trà:- Năy giờ con quên đem trà ra. Đừng phiền nghe ông Hai !Tôi khoát tay lắc đầu trả lời. Bấy giờ, anh ta mới mở miệng hỏi:- Chắc anh đến đây thường ?- Ngày nào cỡ giờ này là có tôi ngồi đây. Mặt trời nằm phía sau lưng, nên chỗ này c̣n mát. Chừng đứng bóng trở đi là không ngồi được.- Nhà anh gần đây không ?- Cũng gần. Đi bộ chừng năm phút.- Hổm rày trời không mưa, cũng không nóng lắm. Thấy dễ chịu há ?- Ờ... Mùa này như vậy cũng hiếm. Ngừng một chút rồi tôi lại hỏi... đẩy đưa:- Mài dao mài kéo... Anh kiếm ăn được không ?- Tàm tạm. Nhờ bây giờ ai cũng xài đồ cũ hết nên có đồ mài hoài.- Thấy anh có nhiều đồ nghề quá há !- Phải như vậy chớ ! Thời bây giờ, cái ǵ cũng đ̣i... cao cấp hết. Ḿnh cũng phải phô trương cho thiên hạ tin. Mà đồ của tôi th́ bảo đảm là... cao cấp thứ thiệt !- Ờ... Mà sao chi nhiều dữ vậy ?Anh ta vừa nói, hai tay vừa ra dấu:- Nè nghen. Bàn mài lớn để “tề” mấy con dao quá sét. Bàn mài nhỏ, mịn hơn để “đi” hai mép của lưỡi dao. Ḿnh quây ma-ni-ven, bàn mài chạy o o, tốc độ gấp năm gấp sáu lần hơn. Dao để tới đâu là nó “ăn” tới đó, lẹ lắm ! C̣n viên đá bùn là để làm láng và để chỉnh lại mấy chỗ chưa đều. C̣n cái ê-tô là để kẹp mấy con dao mà ḿnh muốn sửa lại cho nó ngay, nó thẳng. Như vậy mới là... cao cấp, anh thấy không ? Tôi gật đầu thán phục. Rót trà vào ly, tôi mời:- Uống miếng trà đi, anh.Hắn cầm ly ực một cái rồi lấy mu bàn tay quẹt miệng. Xong, hắn đứng lên cất gói thuốc và hộp quẹt vào túi:- Thôi. Chào nghen... Anh ta đội nón, dẫn xe xuống đường, vừa đạp chậm chậm vừa rao kéo dài: “Mài dao mài kéo...”. Hôm sau, anh ta lại ghé quán, cũng vào giờ như hôm qua. Tôi đă ngồi ở công-tơ nước với ly cà phê, và thật ra cũng có ư đợi. Lần này anh ta dựng xe cạnh đó, vừa dựng vừa nói:- Anh cho phép tôi ngồi ở đây, ḿnh nói chuyện chơi.Rồi không đợi tôi trả lời, anh đi thẳng vào quán. Một lúc trở ra với ly cà phê, cái ghế và điếu thuốc trên môi ph́ phà... Anh ngồi xuống, giống tư thế hôm qua. Sau ngụm cà phê, anh hỏi- Anh không hút thuốc à ?- Tôi bỏ hút lâu rồi.- Vậy là anh số một ! Tôi bỏ hoài không được. Hồi xưa tôi c̣n hút bạo hơn nữa chớ không phải như bây giờ đâu ! Tôi đưa mắt đọc thầm ba hàng chữ đỏ trên bảng nền vàng gắn trên bánh trước của xe đạp: “Mài kéo mài dao – Mài sao cho bén – Đừng kén tay mài”. Thấy hay hay, tôi rung đùi đọc lại, đọc thành tiếng. Rồi vỗ tay lên mặt thùng công-tơ, khen:- Hay ! Hay quá ! Sâu sắc quá ! Anh viết đó hả ?- Dạ. Th́... viết bậy vậy mà.- Đâu bậy ? Bộ anh tưởng ai cũng viết bậy nỗi như vậy sao ? Phải có tŕnh độ chớ... Anh ta làm thinh, nhấp cà phê, hút thuốc một lúc mới nói:- Thời buổi này, “có tŕnh độ” không để làm... khỉ ǵ hết. Bọn “không tŕnh độ” nó ngồi đầy trên đầu trên cổ thiên hạ, th́ người “có tŕnh độ” chỉ c̣n có... “đi chỗ khác chơi” thôi ! Bây giờ th́ tôi đă đoán ra anh ta thuộc về “phe” nào rồi. Tôi hạ giọng:- Nè ! Sao tôi thấy tấm bảng của anh giống lá cờ của ḿnh quá. Phải không ?Anh ta nh́n tôi, mắt sáng rực. Anh đưa tay bắt tay tôi, giọng sung sướng:- Anh tinh ư lắm. Bao nhiêu năm nay chưa ai thấy được điều đó hết ! Vậy rồi giữa anh ta và tôi bỗng thấy như thật gần. Anh hỏi tôi:- Hồi đó anh làm ǵ ?- Làm “Chef de réseau” của một hăng ngoại quốc (tôi nói chen tiếng Pháp).- C̣n bây giờ ?- Ở không, vợ con ở ngoại quốc gởi tiền về nuôi.- Ủa ? Sao vậy ?- Hồi di tản, tôi bị rớt lại. C̣n anh ? Hồi trước làm ǵ ?- Làm báo. Làm hai ba tờ. Chuyên về phiếm, xă luận, truyện ngắn.- Sao bây giờ đi... mài dao vậy ?- Chớ anh biểu bây giờ tôi viết cái ǵ ? Suốt đời sống trong nghề viết, tự do vung vít quen rồi, đă thành một lập trường, một đường lối. Biểu tôi bẻ cong ng̣i bút để... “bợ” chế độ, tôi làm không được ! Vả lại, làm báo theo kiểu “phô-tô-cọp-pi” như họ, thiệt t́nh, không phải là nghề của tôi. Cho nên tôi đă “rửa tay gác bút”. Nói xong câu đó anh ta cười khà khà có vẻ thích thú với h́nh ảnh ‘’ rửa tay gác kiếm‘’ của mấy vơ lâm cao thủ trong truyện chưởng Hồng kông ! Ngừng một chút, hít vài hơi thuốc, uống ngụm cà phê cuối cùng rồi tiếp:- Bây giờ đi mài dao... cũng thú ! Ḿnh cứ tưởng tượng là ḿnh mài “gươm thiêng” để đợi thời cơ phục hận !Lần này, anh ta cười lên ha hả, sảng khoái. Rồi lại tiếp:- Coi vậy chớ lâu lâu tôi thèm viết vô cùng. Nhứt là bây giờ, nó lố lăng bỉ ổi, nó chụp giựt bao che gấp mấy chục lần hồi trước... làm ḿnh “ngứa nghề” muốn chết ! Cách đây mấy năm, vào dịp Tết, tôi nhận được thơ của một thằng bạn đă đi chui kể lại cuộc hành tŕnh và đời sống trên đảo tỵ nạn Pulau Bidong ở Mă Lai... làm tôi nổi hứng. Tôi lén viết một “lá sớ Táo Quân” cho mùa xuân năm đó, để nhớ hồi xưa mỗi Tết tôi đều có viết sớ để “móc ḷ móc chảo” chuyện Nhà Nước chuyện thiên hạ. Sáng mai tôi sao cho anh một bản, đọc cười chơi. Thôi ! Bây giờ đi “kiếm cơm” cái đă ! Anh ta đứng lên bắt tay tôi rồi dẫn xe xuống đường đạp đi.Hôm sau, anh ta đến. Vừa ngồi xuống, anh trao ngay cho tôi “lá sớ”. Tôi định mở ra xem th́ anh đưa tay ngăn. Vừa đảo mắt nh́n quanh, anh vừa thấp giọng:- Đừng ! Đừng coi ở đây ! Cất đi. Về nhà hăy đọc. Đọc rồi nhớ đốt nó đi, kẻo mang họa rồi nói tại tôi.Uống hớp lớn cà phê, đốt điếu thuốc, xong anh cười cười:- Đốt cho lá sớ... lên trời, cho Ngọc Hoàng đọc với chớ !Tôi ph́ cười:- Anh tiếu thật ! Không chừa ai hết !- Đó là... nghề của tôi hồi xưa mà. Thấy trái tai gay mắt, thấy “đi trật đường rầy” là tôi múa bút đâm ngay. Tự do ngôn luận là như vậy đó. Chớ không phải như bây giờ. Nh́n một lũ hề độc quyền sân khấu, giễu dở lại giễu dai, giễu rồi tự vỗ tay khen lấy, c̣n bắt... nhân dân khán giả vỗ tay theo... vv... mà chẳng thấy một “nhân dân” nào dám... tḥ tay viết trên báo một lời phê b́nh chỉ trích ! Cho nên tôi thấy “ngứa mắt ngứa tay” lắm. Uống hết ly cà phê, anh ta đứng lên gật đầu chào:- Bữa nay tôi phải mài lố dao của nhà hàng T.T., không c̣ cưa ở đây lâu với anh được. Tôi đi nghen ! Bước được mấy bước, anh dừng chân một chút, đầu hơi cúi xuống dường như để suy nghĩ rồi mới quay lại nh́n tôi, nét mặt thật nghiêm trang, đưa ngón tay trỏ lên gơ gơ vào đầu : - Mỗi ngày tôi mài dao là mỗi ngày tôi mài cái chí khí cho nó luôn luôn sắc bén, khỏi bị cùn lụt. Anh biết không ? Nói xong, anh để bàn tay mặt xéo xéo một bên trán gặc nhẹ một cái trông giống như chào theo kiểu nhà binh, rồi phóng lên đạp xe đi, giọng rao kéo dài: “Mài dao mài kéo”... Hôm sau, tôi đến quán hơi sớm, định vừa gặp anh là nói ngay rằng tôi khoái lá sớ của ảnh lắm, móc họng chế độ rất đau mà vẫn giữ được nét trào phúng nhẹ nhàng.Và cũng để nói cho ảnh yên tâm rằng tôi đă đốt lá sớ như ảnh đă dặn. Nhưng rồi, anh ta không đến, mặc dù tôi đă cố t́nh ngồi đợi tới trưa... Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một ḿnh. Cà phê quán này làm như không c̣n ngon như trước... Tiểu Tử