PDA

View Full Version : Hiện tượng tuyết đỏ như máu tại bán đảo Nam cực



Quada09
10-05-2020, 16:14
Hiện tượng tuyết đỏ như máu tại bán đảo Nam cực




Vào mùa hè, khi nhiệt độ cao đỉnh điểm tại Nam cực (khoảng 21 độ C), những tảng băng bắt đầu tan chảy. Như một biểu tượng đáng chú ý của việc khí hậu thay đổi- một chút tuyết đỏ như máu rải rác trên bán đảo Nam cực.


https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/05/B2N8XuewP4sZKWAWbfVKhf-1024-80.jpg (https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/05/B2N8XuewP4sZKWAWbfVKhf-1024-80.jpg)

Tuyết đỏ như máu rải rác trên bán đảo Nam cực (Ảnh: © Andriy Zotov)

Trong nhiều tuần vào tháng 2/2020, băng xung quanh Cơ sở nghiên cứu Vernadsky của Ukraine (nằm trên đảo Galindez, ngoài khơi bán đảo cực bắc của Nam cực) đã bị phủ lên bởi một loại tuyết kỳ lạ mà các nhà nghiên cứu gọi là “tuyết mâm xôi”. Một bài đăng trên Facebook của Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine miêu tả chi tiết hơn về cảnh tượng này: “Những vệt màu đỏ và hồng quệt ngang rìa các tảng băng và vùng trũng trên những đồng bằng băng tuyết.”


https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/05/LfifMm2ahAYGjbs2K5eDaQ-970-80.jpg (https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/05/LfifMm2ahAYGjbs2K5eDaQ-970-80.jpg)

Tuyết đỏ như máu rải rác trên Bán đảo Nam Cực (Ảnh: © Andriy Zotov)

Hiện tượng kỳ lạ này còn được các nhà nghiên cứu gọi là “mứt”, thực ra đó là một loại tảo có sắc tố đỏ gọi là Chlamydomonas chlamydomonas nivalis, ẩn náu trong các bãi tuyết và núi trên toàn thế giới. Tảo phát triển mạnh trong nước đóng băng và nằm im lìm trong tuyết và băng vào mùa đông; khi mùa hè đến và tuyết tan, tảo nở hoa, lan rộng màu đỏ, những bào tử này giống như hoa.

Hiện tượng này xưa kia còn được gọi là “tuyết dưa hấu”, “tuyết máu” và một loạt các tên ít thi vị khác.

Màu đỏ của hiện tượng này xuất phát từ carotenoids (cùng loại sắc tố tạo ra bí ngô và cà rốt màu cam) trong lục lạp của tảo. Ngoài màu đỏ thẫm, những sắc tố này còn hấp thụ nhiệt và bảo vệ tảo khỏi tia cực tím, cho phép các sinh vật đắm mình trong các chất dinh dưỡng của mặt trời mùa hè mà không có nguy cơ đột biến gen.

Điều đó tốt cho tảo nhưng không tốt cho băng. “Hoa tuyết góp phần thay đổi khí hậu”, nhóm nghiên cứu viết trong bài đăng trên Facebook. “Do màu đỏ thẫm, tuyết phản chiếu ánh sáng mặt trời ít hơn và tan nhanh hơn. Do đó, nó tạo ra nhiều tảo sáng hơn.” Tảo càng hấp thụ nhiệt, băng xung quanh càng tan nhanh. Càng nhiều băng tan, tảo lại có thể lan nhanh hơn. Điều đó dẫn đến sự ấm lên hơn, nhiều băng tan chảy hơn và nhiều tảo nở hoa hơn.

Minh Ngọc (Theo Livescience)