phanngoc
08-01-2016, 08:08
https://www.youtube.com/watch?v=xxfaajUJcV0&feature=youtu.be
One boat with 110 escaped Vietnam. After 37 days at sea, only 52 survived.
Winner of 2 Regional Emmy Awards 2009 for Outstanding Documentary and Excellent Music Composition.
Published on Apr 2, 2015
phanngoc
08-01-2016, 08:09
“Bolinao 52”… chuyện bây giờ mới kể
Bolinao là tên một ḥn đảo thuộc tỉnh Pangasinan, vùng Tây Bắc Phi Luật Tân. Theo thống kê chính thức, dân số Bolinao vào năm 2010 là 74,545 người, sống chủ yếu vào nghề đánh cá…
52 là số thuyền nhân sống sót đă đến được Bolinao trên một chiếc thuyền vuợt biển với 110 người, rời Việt Nam vào một đêm tháng 5/1988. Cuộc hành tŕnh kéo dài một thời gian kỷ lục: 37 ngày lênh đênh trên biển với những cơn băo khốc liệt trên biển Đông. Ngoài những cơn băo, chiếc tầu đă bị hỏng máy nhiều lần và thả trôi trên biển.
Cuộc vượt biên tưởng chừng như đă gặp vận may khi họ đến gần một chiếc tầu Hải quân Hoa Kỳ đang trên đường thi hành nhiệm vụ đến Vùng Vịnh Ba Tư. Khi đó đă là ngày thứ 19 của cuộc hành tŕnh đi t́m tự do. Thế nhưng, thuyền trưởng chiếc USS Dubuque quyết định chỉ tiếp tế lương thực cho các thuyền nhân chứ không cứu vớt họ v́ lư do đang trên đường công tác.
Chiếc tầu tiếp tục lênh đênh trên biển… Đến khi lương thực và nước uống đă cạn kiệt, người ta phải tính đến việc “xẻ thịt những người đă chết trên tầu thay cho lương thực để cầm hơi”… Đó chính là một khía cạnh nhân bản đă thu hút nhiều ư kiến trái chiều: người ta bàn đến rất nhiều vấn đề bắt đầu bằng chữ “nhân”. Nhân tính? Nhân đạo? Nhân nghĩa? Và bên cạnh đó c̣n một câu hỏi về “lương tâm” của cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc.
Cuối cùng, như một phép lạ, 52 trong số 110 thuyền nhân c̣n sống sót đă được ngư dân Phi Luật Tân đưa về đảo Bolinao. Họ ở lại trên đảo 1 tuần lễ trước khi được chuyển qua trại tỵ nạn. Rời Việt Nam năm 1988 và đến năm 1990 họ đến định cư tại Hoa Kỳ, nơi mà trước đó họ đă một lần bị Hải quân Hoa Kỳ từ chối.
http://2.bp.blogspot.com/-BdLBFJ4lqAk/VnfLFpZwKbI/AAAAAAAANI0/zH1RjBmiRJA/s640/B-001.jpg (http://2.bp.blogspot.com/-BdLBFJ4lqAk/VnfLFpZwKbI/AAAAAAAANI0/zH1RjBmiRJA/s1600/B-001.jpg)
Chuyện tóm tắt một cách đơn giản là vậy. Cũng từ câu chuyện này, đạo diễn Nguyễn Hữu Đức đă dựng lên phim tài liệu “Bolinao 52” dài 57 phút 24 giây
Bộ phim đă được tŕnh chiếu trên toàn Hoa Kỳ thông qua PBS.org, tham gia 15 liên hoan phim quốc tế và đoạt hai giải thưởng: Giải lựa chọn của khán giả trong Liên hoan Quốc tế phim Việt (2007) và Giải thưởng EMMY vùng Bắc California (2009).
Câu chuyện “Bolinao 52” được khởi đầu một cách rất t́nh cờ. Qua một buổi phát thanh trên radio bằng tiếng Việt tại Orange County, California, một thính giả biết tin đạo diễn Đức cần liên lạc với những thuyền nhân được ngư dân đảo Bolinao vớt. Cô cho biết anh cô là người đă bơi đến tầu USS Dubuque xin cứu giúp. Anh Đức gọi điện thoại cho ông nhưng người này từ chối nói chuyện. Sau 3 tháng kiên tŕ thuyết phục, người này cho một cái hẹn với điều kiện chỉ gặp nhau một lần duy nhất.
Người đàn ông dấu tên đă cho anh Đức một lối thoát: ông ta không nhớ ǵ nhiều nhưng có lẽ đạo diễn nên gặp em gái của ông trên chuyến tầu định mệnh ngày nào. Và cuốn phim đă có tia hy vọng được thực hiện khi nhân vật chính, chị Trịnh Thanh Tùng, đồng ư xuất hiện trong phim…
Chị Tùng xuất thân từ một gia đ́nh, nói theo ngôn ngữ ngày nay, là“có nợ máu với nhân dân”! Sau 1975, chị và mẹ phải bươn chải để “thăm nuôi” những người thân: ba chị đi học tập cải tạo 5 năm và người anh lớn, với cấp bậc Trung tá Biệt Động Quân, đă sống 14 năm trong “trại cải tạo”… Họ chỉ c̣n một lối thoát duy nhất: rời khỏi Việt Nam trên chiếc tầu định mệnh xuất phát từ Bến Tre sau khi đă nhiều lần thử thách nhưng thất bại…
http://3.bp.blogspot.com/-rBaxq25D-CY/VnfLjDVQ1_I/AAAAAAAANJI/F0TVo3_mKsw/s640/B-003.jpg (http://3.bp.blogspot.com/-rBaxq25D-CY/VnfLjDVQ1_I/AAAAAAAANJI/F0TVo3_mKsw/s1600/B-003.jpg)
Chị Trịnh Thanh Tùng trở lại Bolinao sau 17 năm
Đến đây phim chuyển qua trường hợp của bản thân đạo diễn Nguyễn Hữu Đức cũng là một thuyền nhân. Anh tỵ nạn năm 1980 và may mắn khi được một chiếc tầu của Hải quân Mỹ vớt, khác với số phận bi thảm của những người trên tầu “Bolinao 52”. Anh Đức đă có trích đoạn cảnh sung sướng của những người được tầu USS Long Beach vớt trên biển, h́nh như để người xem đối chiếu với số phận hẩm hiu của “Bolinao 52”.
http://2.bp.blogspot.com/-I8sK_i5WFU8/VnfL-eTqG1I/AAAAAAAANJg/n0Y5wsYttm4/s640/B-005.jpg (http://2.bp.blogspot.com/-I8sK_i5WFU8/VnfL-eTqG1I/AAAAAAAANJg/n0Y5wsYttm4/s1600/B-005.jpg)
Trẻ em thuyền nhân và thủy thủ
trên chiếc USS Long Beach
Trở lại chiếc “Bolinao 52”. Đến ngày thứ 19, phép lạ đă đến với sự xuất hiện của một chiến hạm Hoa Kỳ. Nguyễn Hữu Đức đă may mắn t́m thêm được một nhân chứng vô cùng quư giá: William E. Cloonan, một hạ sĩ quan Hải quân về hưu. Trả lời một câu hỏi trong cuộc phỏng vấn của đạo diễn, Cloonan cho biết:
“Điều khuyến khích tôi tham gia bộ phim này là muốn cho thế giới biết những sự thật về người tỵ nạn… các phương tiện truyền thông đă nói rất nhiều về các thuyền nhân sau khi Sài G̣n sụp đổ năm 1975… Những ǵ truyền thông viết chỉ đúng một phần và phần c̣n lại được phóng đại đến độ không có thật…
“Anh hỏi tôi có muốn gặp lại một trong những người sống sót trên chuyến tầu đó không, câu trả lời của tôi là có, tôi rất muốn được gặp… Tôi sẽ nói với họ là tôi rất tiếc dù bản thân tôi không phải là cấp có thẩm quyền để thay đổi quyết định bỏ rơi họ… Dù sao đi nữa tôi vẫn cảm thấy ḿnh có lỗi với họ…”
http://1.bp.blogspot.com/-47preR59jBc/VnfMWiQ9MCI/AAAAAAAANJ4/AAYJ3CeNIR8/s640/B-007.jpg (http://1.bp.blogspot.com/-47preR59jBc/VnfMWiQ9MCI/AAAAAAAANJ4/AAYJ3CeNIR8/s1600/B-007.jpg)
Thủy thủ tầu Mỹ cứu người tỵ nạn trên biển
“Bolinao 52” không gặp may mắn như những thuyền nhân trước họ. Vào ngày 10/6/1988, chiếc thuyền đă gặp chiến hạm USS Dubuque, trên tầu có nhân chứng William E. Cloonan, cấp bậc Trung sĩ (Chief Petty Officer), kể lại diễn tiến khi chiến hạm gặp chiếc thuyền của người tỵ nạn.
Theo lời Cloonan, hạm trưởng Dubuque, Alexander Balian, chỉ cung cấp cho thuyền nhân bản đồ, nước uống và lương thực… không thể cứu vớt họ v́ USS Dubuque đang trên đường đến Vịnh Ba Tư trong hành tŕnh tiếp tế quân dụng đến Iran.
Một lư do nữa được bổ sung khi hạm trưởng USS Dubuque phải ra ṭa án binh v́ hành vi “không vớt người gặp hoạn nạn trên biển”: có sự trục trặc trong liên lạc với người trên thuyền với chiến hạm. Theo Hạm trưởng Alexander Balian, ông chỉ biết trên thuyền có 60 người nên việc tiếp tế không đầy đủ và kết quả là sau đó có đến 30 thuyền nhân đă chết trên thuyền dẫn đến cảnh phải xẻ thịt người chết làm lương thực cho người sống…
Ṭa án quân sự Hoa Kỳ xét xừ vụ chiến hạm USS Dubuque bỏ rơi chiếc thuyền tỵ nạn “Bolinao 52” vào tháng 11/1988. Từ trại tỵ nạn ở Phi Luật Tân, 52 người sống sót trên thuyền đă kư một đơn kiến nghị ân xá cho thuyền trưởng Alexander Balian.
Alexander Balian bị tước quyền chỉ huy và phải nhận khiển trách nặng nề vào tháng 2/1989. Đây cũng là một án lệ về đạo đức, làm gương cho những thuyền trưởng trong Hải quân Hoa Kỳ. Sau khi được hạ thủy ngày 1/9/1967, USS Dubuque chấm dứt hoạt động ngày 30/6/2011.
Thứ Hai, ngày 21 tháng 12 năm 2015
_http://chinhhoiuc.blogspot.com/
binhdong
08-01-2016, 19:06
Câu chuyện thật thương-tâm v́ tôi củng là một boat people. Trong số 52 người c̣n sống sót tại sao chỉ có 1 người xuất-hiện trong phim này, vậy c̣n 51 người kia,cuộc sống của họ ra sao? Sao không t́m để tham-gia vào phim ?