PDA

View Full Version : MƯỚP, Rau trái của người nghèo nhưng rất tốt cho sức khoẻ



tcl
02-01-2016, 20:56
MƯỚP, Rau trái của người nghèo nhưng rất tốt cho sức khoẻ





Trước những năm 1980, khi làn sóng người Việt tỵ nạn tràn đến Hoa Kỳ, Mướp chỉ được xem là một cây cảnh và đồng thời người Mỹ chỉ biết dùng Sơ Mướp làm vật dụng chùi rửa chén bát. Mướp được gọi dưới những tên kỳ lạ như Dish cloth gourd hay Vegetable sponge gourd. Người Việt đến Mỹ đă đem theo nhiều loại rau cỏ, thực vật quen thuộc và Mướp ngày nay đă được bày bán khá nhiều tại các chợ thực phẩm Á Đông, đồng thời cũng xuất hiện tại các nhà hàng ăn như những món ăn bổ dưỡng.





http://baotreonline.com/images/stories/BAOTREONLINE/TINTUC/Tin-anh/f2d1337393490ds.jpg




TÊN KHOA HỌC:

Luffa Cylindrica, Luffa Acgyptiaca, thuộc họ thực vật Cucurbitacea. Mỹ ngoài những tên đă gọi ở trên cũng c̣n gọi theo h́nh dạng của Mướp là Chinese Okra, nhưng gần đây nhất, họ quen với tên Luffa hoặc Loofah. Riêng giống Mướp Khía (Angled gourd) có tên thực vật là Luffa Acutangula. Đông Y gọi Mướp là Ty qua lạc với phiên âm Si-Gua-Luo.



ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ LỊCH SỬ:

Mướp được xem là có nguồn gốc từ Ấn Độ, được du nhập vào Trung Hoa rồi sau đó lan sang các nước Đông Nam Á.

Mướp thuộc loại dây leo, hằng niên, với lá mọc cách, có cuống, h́nh tam giác thành 5 – 7 tùy cỡ 15-25 cm. Dây Mướp dài rất nhanh, sau 1 đêm mưa có thể dài thêm 5 – 7 cm. Hoa phân chia làm 2 phái, màu vàng rất đẹp, nên hái hoa đực để ăn thay rau. Hoa đực thường mọc thành chùm. Trái lại hoa cái mọc đơn lẻ từng chiếc. Cây thường trổ hoa trong những tháng 7 – 9. Trái Mướp h́nh ống dài tùy loại. Có thể dài từ 30 – 60 cm với đường kính từ 6 – 10 cm và nặng đến trên 2 kg. Mướp rất dễ mọc tại Việt Nam, Thái Lan, Lào, Philipines và Nhật. Tại Trung Hoa, Mướp rất được ưa chuộng trong vùng Quảng Đông. Mướp phát triển tốt nhất nếu có giàn để leo.

Mướp là một cây nhiệt đới nhưng cũng có khả năng chịu lạnh và cũng rất dễ trồng tại các tiểu bang nóng ấm như California, Florida, Louisiana. Cây có thể trồng bằng cách gieo hạt, trên đất xốp và ẩm, có đủ ánh sáng để có thể nảy mầm. Khi cây đă nảy mầm cỡ 10 – 12cm, có thể chuyển cây để trồng. Mướp rất thích hợp với các loại phân hữu cơ, nhất là phân Ḅ. Đất Kiềm sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn.

Tùy ư thích, có thể thu hoạch Mướp non khi dài từ 10 – 12cm để dùng làm thực phẩm hoặc đợi đến khi Mướp già để lấy Sơ Mướp. Cũng có thể hái ngay đọt Mướp c̣n non hoặc Hoa Mướp đực để nấu canh hoặc ăn sống. Mỗi dây Mướp có thể cho từ 20 – 25 trái nếu được bồi dưỡng đầy đủ. Một vài giống Mướp được ưa chuộng:

- Mướp Hương: trái nhỏ nhưng thơm, không có nhựa, da láng, được gọi dưới các tên Patola (Philipines) hoặc Buab (Thái Lan).

- Mướp Gai: trái cỡ trung b́nh, có nhựa. Nên thận trọng v́ có thể gây đau bụng (có lẽ do Cucurbitacin) nơi những người yếu bụng.

- Mướp Khía: Khi ăn phải bỏ hột v́ có thể gây nhuận trường, tiêu chảy. Loại Mướp này rất thông dụng tại Ấn Độ với tên Jinga, torai (tiếng Phạn Koshataki); với da Mướp màu xanh, mọc thành cạnh rất rơ rệt và có vị hơi đắng. Chỉ nên ăn những trái nhỏ hơn 30cm.



THÀNH PHẦN HOÁ HỌC:

Thành phần dinh dưỡng của Mướp - 100g Mướp chứa:

Nước 96.4g - Calories 17
Chất Đạm 1g - Vitamin A 320 IU
Chất Sơ 3.6g - Vitamin B 0.05mg
Potassium 202mg - Vitamin C 19mg
Calcium 28mg - Sắt 0.4mg
Phosphorus 29mg - Folic Acid 23 micro g



Ngoài ra, Mướp c̣n chứa:

- Xylan, Cellulose, Mannan, Galactan, Lignin

- Các Triterpene như Bryonic acid

- Chất đắng loại Cucurbitacin (Mướp Gai)

- Trong Hạt Mướp có chứa Amarin.



DƯỢC TÍNH VÀ CÁCH DÙNG:

Mướp trong Đông Y: Mướp đă được dùng trong Y Học Trung Hoa từ thế kỷ thứ 10 và được mô tả trong Bản Thảo Cương Mục của Lư Thới Trân. Mướp hiện được công nhận là một vị thuốc trong Dược Điển của Trung Hoa. Theo Y Học cổ, đặc tính chữa bệnh của Mướp tùy thuộc vào phần xử dụng. Quả Mướp Non được xem là có vị ngọt, tính b́nh, không độc; tác dụng vào các kinh mạch Phế, Vị và Can. Quả Mướp non có thể:

- Trừ đươc phong hàn và bồi bổ các kinh mạch. Nên dùng khi khí âm và nhiệt gây bế tắc kinh mạch, tạo đau nhức bắp thịt cùng đau tức ngực, đưa đến các khớp xương tê cứng. Mướp cũng nên dùng khi bị thương do trật đả và ung sang nơi ngực.

- Tống xuất được đờm đọng, nhất là các trường hợp Ho do Nhiệt nhập vào Phế, tạo sốt nóng; đờm kết nơi cuống họng, không thể tống xuất ra ngoài. Có thể dùng nơi cả người lớn lẫn trẻ em.

- Tác dụng rất hiệu nghiệm trong trường hợp phụ nữ sau khi sanh nở bị sưng ngực, tắc sữa.



Các phương thức phối hợp trong Đông Y mới:

- Để trị đau nhức và sưng khớp xương do phong thấp: Mướp Non được dùng chung với Clematis Sinensis (Wei-ling-xian).

- Để trị các trường hợp chấn thương nơi ngực và hông: Mướp Non dung chung với Hồng Hoa (Flos Carthami), Cam đắng (Chỉ Kế), Sài Hồ (Bu pleurun = Chai hu)

- Để trị các chứng bắp thịt đau nhức, mệt mỏi, nước tiểu đục do nhiệt thấp gây ra: Mướp được dùng chung với Đông Qua B́ (Benincasae hispi dae) và Ư-dĩ nhân (hạt Bo Bo)

- Để trị trường hợp sưng tấy, gây đau nhức nơi ngực phụ nữ: dùng Mướp chung với Bồ Công Anh (Taraxacum). Liều dùng thông thường từ 6 – 12g, có thể tăng đến 30g, nên dùng dưới dạng Trà Dược.



Mướp và các bệnh ngoài da:

Cũng trong Đông Y, Mướp được dùng rất nhiều để trị các bệnh ngoài da nhưng cần phải để nguyên trái mướp trong nồi kín và đun đến khi Mướp thành Than. Tán mịn Than và dùng đắp lên vết ung nhọt, lở ngoài da, lở (do bị ẩm ướt như do tă lót nơi trẻ em), bệnh trĩ. Bột từ than mướp cũng được dùng chung với Hoa Hoè để cầm máu trong trường hợp đi tiểu ra máu nhiều (theo toa của Hứa Thúc Vi)



Mướp trong Y Học Ayuravedic:

Y Dược Học Ấn Độ cũng dùng Mướp để trị một số bệnh.

- Mướp Khía: Lá được giă nát để trị các vết lở và bệnh trĩ. Nước trích từ lá tươi trị đau mắt hột. Hạt Mướp Khía dùng trị kiết lỵ và gây nhuận tràng.

- Mướp Hương (tên Ấn Độ là Ghiatarui): chỉ dùng hạt để gây ói mửa khi ngộ độc thức ăn.

- Mướp Gai (Ghagharabela): dùng nguyên cây để trị nấc cục, đau gan gây vàng da, thổ huyết v́ bệnh phổi. Quả Mướp Gai đun lấy nước uống để trị thổ tả và đau bụng.



Mướp trong Y Dược dân gian Việt Nam

Trong Y Dược Dân Gian Việt Nam, tất cả mọi bộ phận của Mướp đều được xử dụng.

- Đọt Mướp Non và Hoa Mướp (nhất là Hoa Đực) được dùng làm Rau, nấu canh với tính cách thanh nhiệt, nhuận tràng.

- Quả Mướp Non được nấu chín, lọc lấy nước cho người đau bao tử, giúp làm lành vết ung loét.



NHỮNG NGHIÊN CỨU Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ MƯỚP:

. Những nghiên cứu tại Nhật (1991), do Tanaka thực hiện cho thấy Acid Bryonic, một loại acid hữu cơ loại Terpenic có khả năng ngăn chặn các phản ứng dị ứng gây ra, do ở tác dụng đối kháng Histamin.

. Các tác giả Ấn Độ cho rằng nước ép tươi từ Mướp Non có khả năng chống sự phát triển của các tế bào ung thư, có lẽ do tác dụng của Curcubitacin nhất là Curcubitacin B (Bhanuki).

. Tác dụng làm lợi tiểu và trị nóng sốt của Nước Ép từ Mướp đă được chứng minh trong các thử nghiệm tại Trung Quốc và được xem là do Mannane và Galactose.

. Khi thử nghiệm tại Bắc Kinh, tác dụng trị Ho và làm Hạ Đờm của trái Mướp đă tỏ ra yếu hơn là dùng cả cây, nhất là cả thân và lá.

. Một bản phúc tŕnh trong Chinese Journal of Ophtamology (1982) đă ghi nhận về tác dụng của Than làm từ Mướp trên bệnh Gịi Ăn (Herpes) vùng mắt và quanh mắt như sau: Bột Than làm từ Mướp Non được trộn chung với dung dịch 50% Alcohol thành khối nhăo và được bôi (thoa) trực tiếp nơi vết lở. Các bệnh nhân này đă được chữa bằng các loại thuốc chống đau nhức nhưng không thuyên giảm. Khi thoa liên tục bột than mướp, vết lở khô, bớt đau nhứa sau 2 ngày trị và khỏi hẳn sau từ 5 – 7 ngày mà không cần đến bất cứ loại thuốc nào khác (thoa ngày 4- 5 lần)

. Một phương thức đơn giản để trị đau lưng và đau nhức do phong thấp là cắt nhỏ 15g Mướp Hương tươi, đun trong 300ml nước đến khi c̣n lại 100ml. Lọc, uống mỗi ngày với 50 ml rượu Brandy hay Sake.





DS Trần Việt Hưng (baotreonline)