Twelve
16-09-2019, 08:27
Cưỡi Ngọn Sấm - Ride The Thunder
Ban Dịch Thuật: Lư Văn Quư - Nguyễn Hiền - Nguyễn Hoàng Diệu - Trịnh B́nh An
https://i.postimg.cc/LhmLZQsZ/cuoingonsam.jpg (https://postimg.cc/LhmLZQsZ)
Một câu chuyện về Danh Dự và Vinh Quang trong cuộc chiến Việt Nam
Richard Botkin
(Bản dịch của Lư Văn Quư & Nguyễn Hiền)
Lời nói đầu của Ban Biên Tập
Được sự ủy thác của Richard Botkins và Trung tá TQLC Lê Bá B́nh, một trong những nhân vật chính trong cuốn sách "Ride The Thunder," Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y đang tiến hành công việc dịch thuật tác phẩm này qua tiếng Việt.
Nhằm cho bản dịch ít bị sai sót và giữ được sự trung thực, chúng tôi xin đón nhận mọi ư kiến đóng góp của quư độc giả. Xin chân thành cảm ơn quư vị.
Vài lời Giới thiệu về “Cưỡi cơn Sấm sét”
Vài lời Giới thiệu về “Cưỡi cơn Sấm sét”
của tác giả Richrad Botkin (2009)
https://i.postimg.cc/PvGwJKN2/Richard-Botkin.jpg (https://postimg.cc/PvGwJKN2)
Richard Botkin
Cuốn sách 652 trang với 42 chương nhỏ liên kết —“Ride the Thunder”— của tác giả Richard Botkin theo như nhận định của bài viết với tựa đề “Finally! A war story the state-run media hate to reveal” (Cuối cùng ! Một câu chuyện về Chiến tranh mà giới Truyền thông của Nhà nước Căm ghét không muốn Tiết lộ”) trên trang mạng WorldNetDaily Exclusive của tác giả Chelsea Schilling vào ngày 5/07/2009, là một phản ảnh tiêu biểu, mạnh mẽ về sự nhận thức mới của dân chúng Mỹ trước những sự thật vốn bị ém nhẹm bởi chính quyền Nixon lúc bấy giờ. Và tác giả bài viết trên đă nhấn mạnh thêm sau tựa đề với ngay câu đầu: “Forget what you think you know, here’s the real Vietnam account” (“Hăy quên đi điều ǵ bạn nghĩ là bạn biết, đây là bài tường thuật thật sự về vấn đề Việt Nam”).
Qua đó, người ta có thể h́nh dung ra rằng chắc chắn có những ǵ rất bí ẩn trong cuốn sách đó của tác giả Botkin. Từ phần đầu, tác giả đi một ṿng lịch sử sơ lược về miền Nam Việt Nam, cũng như những ảnh hưởng phổ biến từ Hoa Kỳ lan tràn vào miền Nam lúc đó qua phong trào hippie và những loại âm nhạc khác lạ, kỳ quái nhưng được ưu chuộng theo hoàn cảnh thời đại lúc bấy giờ. Tác giả cũng phát họa khá nhiều về nền văn hóa Mỹ để cho đọc giả có cái nh́n đúng từ nguyên nhân gốc của sự kiện chống chiến tranh hay c̣n gọi là phong trào phản chiến. Và nó không chỉ thu hút giới trẻ Hoa Kỳ, mà c̣n lan tỏa khắp thế giới, ngay cả miền Nam Việt Nam. Từ mục đích ban đầu là phản chiến –mang tính chất kêu gọi ḥa b́nh, chấm dứt Chiến tranh Việt Nam giữa hai miền– nhưng sau nầy trở thành mủi giáo cho Cộng sản dung túng tuyên truyền thêm hầu đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chiến để họ dễ bề chiếm lấy miền Nam Việt Nam hơn là một nền “ḥa b́nh” đích thực giữa hai miền.
Tuy là thế, với hiệp định Paris vào năm 1973 đă kết án tử cho chính quyền miền Nam Việt Nam qua chính bàn tay của một nước từng là đồng minh theo cam kết, Hoa Kỳ và của một nước đầy nham hiểm, ḷng tham, Trung Cộng, những binh lính của Việt Nam Cộng ḥa cũng đă chiến đấu tận lực, hy sinh xương máu từ những vùng xa xôi cực bắc của miền Nam Việt Nam –nhưng ít mấy ai để ư đến, nói chi đến hiểu biết, ngoại trừ vài tờ báo nhỏ chạy tít hàng đầu giữa biển sa mạc truyền thông to lớn, đầy uy thế, nhưng không bao giờ quan tâm đến. Bởi lẻ, những sự kiện đó không được xem là thích ứng với t́nh h́nh “nóng bỏng” ở quê nhà của họ. Có nghĩa là không đáng quan trọng ! Mà c̣n bị hạ thấp hơn mức quan trọng tối thiểu của sự kiện. Họ chỉ muốn một điều là phải chấm dứt chiến tranh dù là bỏ cả miền Nam Việt Nam, cả những ǵ mà chính phủ Hoa Kỳ từng tuyên bố cam kết, bỏ mặc Quân đội VNCH có đủ vũ khí hay không. Những điều đó, bấy giờ là chuyện của miền Nam Việt Nam, chẳng dính líu ǵ đến Hoa Kỳ nữa. V́ họ muốn và rất muốt rút hết tất cả quân nhân chiến đấu của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt.
Nhưng cuộc chiến có thực sự đă chấm dứt đối với Mỹ hay không, là điều mà tác giả muốn gởi ư tưởng đến đọc giả. Bởi v́ vết thương đó ăn đă quá sâu vào da thịt những sĩ quan VNCH sau những cuộc cải tạo trả thù của Cộng sản kéo dài những đến hơn 10, 12, 15 năm, sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam. Những vết thương sống động đó gợi lại những vết thương vốn tưởng đă lành mặt, tiềm ẩn trong những cựu quân nhân Hoa Kỳ, bao gồm cả những cựu quân nhân từng là thành viên trong phong trào phản chiến ở Mỹ.
Một cuốn sách có khả năng đánh đổ những ư tưởng quá hời hợt của quần chúng Mỹ mà qua đó tạo nên sức ép nặng nề cho cuộc rút quân ào ạt của Hoa Kỳ. Thậm chí, xoa tay sạch sẽ trước vấn nạn viện trợ về vũ khí của chính quyền ông Thiệu để chống lại mưu đồ của kẻ thù chung của thế giới tự do là Cộng sản quốc tế. Và trong đó, tác giả nêu cao những tinh thần chiến đấu của một số quân nhân TQLC tiêu biểu của Hoa Kỳ, những người dám hy sinh v́ chính nghĩa và những quân nhân TQLC Việt Nam nói riêng, những người chấp nhận gian khổ và sẵn sàn hy sinh cho đất nước ḿnh v́ họ luôn tin tưởng rằng cơ hội giành được chiến thắng cũng không xa trừ khi Hoa Kỳ vẫn giữ được sự kiên nhẩn trong sự hỗ trợ cho họ.
Những suy tư đó được phản ảnh qua 3 nhân vật chính là Đại úy John Ripley, Trung tá Gerry Turley, và Thiếu tá Lê Bá B́nh thuộc Quân đoàn TQLC. Ḷng vào những khoảng thời gian sôi động đó là những h́nh ảnh gia đ́nh thân yêu của họ, những cuộc sống thật, những nền văn hóa khác nhau. Và cuối cùng là những sự thật về một nước Việt Nam sau ngày được gọi là “thống nhất” mà những người Mỹ phái tả cũng phải im hơi lặn tiếng hay nói đúng hơn là những gi mà họ cổ vũ trước đây hoàn toàn không mang chút ǵ là “Danh dự và Ḥa b́nh” cho Hoa Kỳ hơn là sự cay đắng kéo dài, khắc sâu trên Bức tường Đen tưởng niệm cho những chiến binh Mỹ đă hy sinh cho Chiến tranh Việt Nam mà qua đó khiến cho những quân nhân Mỹ c̣n sống luôn măi cảm thấy một sự ân hận khó tả nào đó. Và điều đó càng ngày càng gia tăng hơn khi làn sóng “Thuyền nhân” Việt Nam vượt biên t́m tự do với khoảng hơn phân nửa số người không bao giờ đến được bến bờ, và tiếp theo sau là làn sóng “H.O.” của những cựu sĩ quan, nhân viên chính quyền xưa kia của miền Nam Việt Nam mang thêm làn gió sự thật xua đuổi đám mầy mù luôn bám lấy trong đầu những người dân Mỹ về cái nh́n quá sai lạc trong Chiến tranh Việt Nam.
Dù là thế nào khi kết cuộc, th́ những lỗi lầm nào đó mà chính quyền Hoa Kỳ gây ra cho miền Nam Việt Nam cũng sẽ là một hiện t́nh khốn nạn nhất mà nó chỉ muốn lăng quên. Nhưng lịch sử không cho phép dân chúng Mỹ luôn bám lấy những cái nh́n sai lầm về Chiến tranh Việt Nam và v́ thế cuốn sách “Cưỡi cơn Sấm sét“ như là một vị thẩm phán đang chất vấn chính lương tâm của họ.
MNYN
CƯỠI NGỌN SẤM
Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam
Trịnh B́nh An
https://i.postimg.cc/ZCWDN5fg/cuoingonsam2.jpg (https://postimg.cc/ZCWDN5fg)
Cưỡi Ngọn Sấm kể lại câu chuyện có thật về t́nh “huynh đệ chi binh” hiếm có của một toán nhỏ cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Ḥa trên một mặt trận hết sức đặt biệt của Chiến Tranh Việt Nam: Quảng Trị – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của cả hai bên nên dù bị đẩy vào một hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt họ vẫn làm nên một chiến tích lẫy lừng: chặn đứng bước tiến của Cộng quân tại cầu Đông Hà.
Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong trận đánh 1972 đă thể hiện trọn vẹn trên khắp các vùng bị Cộng quân tấn công. V́ thế phải cần nhiều cuốn sách mới có thể ghi nhận đầy đủ về t́nh h́nh chiến sự cũng như về nhân cách của các chiến sĩ đă tham gia trận đánh.
Riêng tác phẩm “Ride The Thunder” của Richard Botkin chú trọng tới mặt trận Quảng Trị – Đông Hà trong đó câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính: Trung Tá Gerry Turley, Đại Úy John Ripley và Thiếu Tá Lê Bá B́nh.
https://i.postimg.cc/pyJnBfS5/cpt-John-Ripley-Lt-Col-Gerald-Turley.jpg (https://postimg.cc/pyJnBfS5)
Trung Tá Gerry Turley có mặt trong Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Ái Tử hai ngày trước cuộc tấn công trong một cuộc viếng thăm b́nh thường dự tính chỉ chừng vài ngày. Nhưng khi cuộc chiến nổ ra, ông được cấp chỉ huy gọi riêng và trao cho quyền tạm thời đảm trách toàn bộ hoạt động tại trung tâm này.
Đại Úy John Ripley vốn là một “skipper”- sĩ quan chỉ huy, của Đại Đội Lima 6 TQLC Hoa Kỳ tại VN. Ông trở thành cố vấn cho Tiểu Đoàn 3-Sói Biển TQLC cuối năm 1971. Ông đă sát cánh với hơn 700 chiến sĩ VNCH đồn trú tại căn cứ Alpha 2 nằm trong tỉnh lỵ Đông Hà.
https://i.postimg.cc/gw1BNFns/ttlebadinh.jpg (https://postimg.cc/gw1BNFns)
Trung Tá Lê Bá B́nh
Trung Tá Lê Bá B́nh tŕnh diện Tiểu Đoàn 3 TQLC cuối năm 1962 với chức vụ thiếu úy và đă tham dự nhiều trận đánh trên khắp các vùng chiến thuật. Ông từng được huấn luyện tại Trường Căn Bản Quantico tại Virginia năm 1964. Năm 1972, ông giữ chức vụ Thiếu Tá -Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 3 TQLC.
Trận chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” (tên tiếng Anh: Eastern Offensive) là một kế hoạch táo bạo của Bắc Việt nhằm đánh một trận quyết định để tiêu diệt nền Cộng Ḥa miền Nam đang mất dần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Giữa trưa ngày 30 tháng Ba 1972, quân đội Bắc Việt đă phối hợp bộ binh, thiết giáp, pháo binh cộng thêm hệ thống pḥng không tối tân nhất của Liên Xô đă viện trợ, đồng loạt tấn công 12 căn cứ quân sự VNCH trải dài từ Đông sang Tây trong vùng phi quân sự và từ Bắc xuống Nam sát với biên giới Lào. Những đợt pháo kích đầu tiên nhắm vào các vị trí pháo binh VNCH mà chúng đă rơ. Đàng sau những cuộc pháo kích là hơn 30.000 lính Bắc Việt và – lần đầu tiên tại VN – xuất hiện hàng trăm chiến xa T-54 và PT-76 do Liên Xô cung cấp. Không chỉ hạn chế ở các mục tiêu quân sự, Cộng quân c̣n pháo kích vào các khu đông dân cư nhằm gieo rắc hoảng loạn và phá chặn các mạng lưới giao thông quan trọng, từ đó làm chậm thêm phản ứng của Quân Lực VNCH.
https://i.postimg.cc/cCsVkZ99/mtmuahe72-Quang-Tri.jpg (https://postimages.org/)
Với t́nh h́nh chiến sự thảm hại diễn ra khắp phía Bắc Vùng I Chiến Thuật, Tướng Vũ Văn Giai ra lệnh cho những người Mỹ phải rút ra khỏi TTHQCT Ái Tử. Riêng Trung Tá Gerry Turley, với tư cách là sĩ quan Hoa Kỳ thâm niên nhất, phải ở lại điều hành công việc với một nhóm nhỏ và tiếp tục hướng dẫn các hỏa lực yểm trợ cho đến khi nào tổng hành dinh mới được thiết lập xong. Dĩ nhiên Turley không đồng ư với quyết định ấy với lư do ḿnh chỉ là “một thằng TQLC ghé thăm”. Thế nhưng, cuối cùng “gă TQLC” này vẫn phải nhận lănh trọng trách.
Rạng sáng ngày Chúa Nhật-Lễ Phục Sinh, khi 10 căn cứ hỏa lực lớn đă bị Cộng quân chiếm đoạt, khi xe tăng địch đă tàn phá hết phía bắc sông Cam Lộ-Cửa Việt, khi trong vùng chẳng c̣n mục tiêu nào đáng cho chúng tấn công nữa, Trung Tá Turley nhận ra rằng mũi nhọn tiến công của chiến xa và bộ binh Bắc Việt đang nhắm thẳng tới Đông Hà. Nếu chúng vượt qua được cây cầu này th́ toàn bộ tỉnh Quảng Trị, và rồi Huế, sẽ lọt vào tay bọn chúng. Không cần suy tính lâu, Turley quyết định: bằng mọi giá phải phá nổ cây cầu Đông Hà. Trớ trêu thay, v́ thời tiết xấu không thể xử dụng lực lượng Không Quân để ném bom, do đó cách duy nhất là phải có người trèo lên cầu và đặt chất nổ.
Cầu Đông Hà đă được xây mới bởi “Toán Ong Biển” – một tiểu đoàn Công Binh Hải Quân Hoa Kỳ, vào năm 1967. Đó là một con “mănh long” kiên cố có bộ khung bê tông và thép khổng lồ với những phiến gỗ chắc nịch. Để chống lại sự phá hoại của bọn đặc công, những hàng rào xích sắt và dây kẽm gai được dựng lên dày đặc dưới gầm cầu. Muốn phá hủy cây cầu ấy dù trong lúc b́nh thường cũng không hề là điều dễ dàng, nên khi ra mệnh lệnh cho toán Alpha 2–B́nh/Ripley: “somehow destroy the bridge”, Turley hiểu rơ rằng ông đă kư vào bản khai tử cho họ.
Để đến gần Cầu Đông Hà, toán Alpha 2 đă bắn hư một chiếc xe tăng T-54. Khi thấy Cộng quân không tỏ dấu hiệu tiến lên thêm, John Ripley, Jim Smock và Lê Bá B́nh nhanh chóng chạy tới chân cây cầu. Bộ ba chỉ có chưa đầy 4 tiếng đồng hồ và 500 pound thuốc nổ để thực hiện sứ mạng. Ripley từng được huấn luyện tại trường US Army’s Ranger School. Tại đây, ông đă được học về cách xử dụng chất nổ. Do đó, trong toàn thể binh sĩ nhóm Alpha 2, Ripley là người duy nhất biết cách phá hủy cây cầu. Trước tiên, Ripley đu người qua những hàng rào kẽm gai sắc lẻm. Sau khi nhận khối thuốc nổ do đồng đội chuyển qua rào, ông phải thực hiện công việc khó khăn nhất: leo lên cầu. Với sức mạnh và sự dẻo dai không ngờ, Ripley bám lấy những thanh sắt chữ I, đu người lên, và cuối cùng, ḅ vào trong khoang cầu. Bên dưới cầu là ḍng nước sông chảy xiết, sẵn sàng cuốn phăng đi kẻ nào không may tuột tay rớt xuống. Phải mất 12 lần “đánh đu tử thần”, Đại Úy John Ripley mới đặt được hết toàn bộ khối thuốc nổ dọc theo cầu. Bốn tiếng đồng hồ tưởng chừng vô tận! Và rồi đất trời rung chuyển với một tiếng nổ vang dội. Ngày 2 tháng Tư năm 1972, Cầu Đông Hà bị phá hủy.
“Cưỡi Ngọn Sấm”, tuy nhiên, không phải là câu chuyện chỉ có cơ bắp và hành động, cũng không phải là truyện ca ngợi vài đấng anh hùng theo kiểu phim Viễn Tây. Để kể lại thấu đáo“Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam” th́ bên cạnh những nhân vật sáng chói như Turley, Ripley, Bá B́nh, tác giả đă không bỏ quên những con người khác. Họ là những chiến sĩ Mỹ và Việt như Phillip, Eisenstein, Goggin, Lương, Nhă, Lượm,.. Họ cũng chính là vợ con, cha mẹ của các chiến sĩ đang ngày đêm trông ngóng tin xa như Bunny, Moline, Bành Cầm. Họ c̣n là những người dân bất hạnh vô tên vô tuổi bị Cộng quân tàn sát trên đường chạy loạn mà h́nh ảnh thảm khốc của họ đă đập vào mắt những người lính đang cố thủ tiền đồn. Chính t́nh cảm, suy tư, hành động của những nhân vật tưởng chừng không quan trọng ấy đă tạo nên cái nền vững chắc để rồi trên đó những người anh hùng mới có đủ quyết tâm và dũng khí để làm những điều họ phải làm.
“Cưỡi Ngọn Sấm” – qua 700 trang sách, trong khi kể về Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 nhưng không quên nhắc lại Tết Mậu Thân 1968; trong khi kể về sự thành lập lực lượng Thủy Quân Lục Chiến VNCH nhưng vẫn nhắc đến các cuộc huấn luyện TQLC tại Hoa Kỳ, kể chi tiết về các trận đánh và cũng rất tỉ mỉ trong các vấn đề kỹ thuật. Cuộc sống và tâm tư của thân nhân các chiến sĩ được mô tả cặn kẽ dù đó là Bunny-vợ Turley, Moline-vợ Ripley, hay Bành Cầm-vợ Bá B́nh, cho thấy dù Mỹ hay Việt bất kỳ người vợ lính nào cũng đều phải chịu đựng những thiệt tḥi, lo sợ, đau đớn không khác ǵ nhau.
Những ǵ c̣n đọng lại trong tâm trí những người đă từng thấy, từng nghe, về trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa thường là cảnh tượng kinh hoàng của bom đạn, hỗn loạn và xác chết. Thế nhưng, ít ai biết trong thời khắc đau thương tột cùng ấy đă từng có những câu chuyện cảm động về t́nh người, t́nh chiến hữu mà “Cưỡi Ngọn Sấm: Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam” là một.
***
Người viết bài này thuộc một thế hệ lớn lên sau chiến tranh, trong đời chưa từng nghe một tiếng súng nổ, một tiếng bom rơi dù sống ngay trong ḷng nước Việt từ 1962. Cuộc sống hồn nhiên của đứa nhỏ ấy trong nhiều năm dài có được là do đâu? Nếu như năm 1972 miền Nam bị rơi vào tay Cộng quân th́ nó sẽ ra sao? Những câu hỏi ấy chợt bùng lên sau khi đọc những ḍng máu lệ Ride The Thunder, và rồi cứ ở măi trong đầu…
Phải cần bao nhiêu hy sinh mới có được Tự Do?
Câu trả lời ở những chiến sĩ quyết tâm giữ vững bờ cơi thật đơn giản: Chỉ cần duy nhất một hy sinh – Đó là hy sinh mạng sống của chính ḿnh.
Trịnh B́nh An
Những ngày cuối năm 2014
https://i.postimg.cc/Rq3JkWXX/T-c-gi-Richard-Botkin.jpg (https://postimg.cc/Rq3JkWXX)
Tác giả Richard Botkin
Là cựu Thiếu Tá Thúy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (USMC), từng phục vụ suốt 15 năm (kể cả thời gian trừ bị từ 1980 tới 1995). Hiện đang làm việc cho tổ hợp tài chính Morgan Stanley với chức vụ Senior Vice President, phụ trách phân bộ Quản Trị Tài Sản. Tác giả đă bỏ ra hơn năm năm để nghiên cứu về Chiến Tranh Việt Nam, phỏng vấn hàng trăm nhân vật có liên quan đến cuộc chiến, và cũng đă đến tận Việt Nam để nghiên cứu thêm và quan sát thực tế tại những địa danh như Đông Hà, Quảng Trị, Ái Tử, Khe Sanh.
Một phần tiền bán sách “Ride The Thunder” sẽ được tặng cho hội “Injured Marine Semper Fi Fund”.
Mời nghe Richar Botkin ra mắt sách tại Marines’ Memorial Club.
2013 Meet the Author – Richard Botkin – Extended Version
https://www.youtube.com/watch?v=zwnjNoiN1ag
Nhóm dịch thuật
Lư Văn Quư (California), Nguyễn Hiền (Neitherland), Nguyễn Hoàng Diệu (California) là những cựu sĩ quan Quân Y của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, riêng Trịnh B́nh An(Maryland) lớn lên sau chiến tranh.
Ride The Thunder Movie
Bộ phim tài liệu có diễn viên dựa trên tác phẩm “Ride The Thunder” đă được hăng phim KostersFilms bắt đầu dàn dựng vào tháng Tư 2014 và dự tính sẽ tŕnh chiếu vào cuối tháng Giêng 2015.
Mời ghé thăm trang nhà “Ride The Thunder Movie”
http://www.ridethethundermovie.com/main.html
Mời xem giới thiệu trên YouTube
https://www.youtube.com/watch?v=mWIYPQaGNIw
Cưỡi Ngọn Sấm – Tập I
CreateSpace Independent Publishing – 368 trang – giá 22.26 USD
Mua sách trên trang điện tử: Amazon.com
Hoặc gởi email cho Trịnh B́nh An tại: ustrinhbinhan@gmail.com
https://i.postimg.cc/qhBBp5s8/hinhphim-CNS.jpg (https://postimg.cc/qhBBp5s8)
Chương 1
Hồng Thủy Triều
Bản đồ thế giới đang bị nhuộm đỏ dần. Từ thành tŕ nước Mỹ vào cuối năm 1954 nh́n ra ngoài, t́nh h́nh thế giới không được lạc quan chút nào. Căn bệnh ung thư Cộng sản bất trị đă tấy lên và lây lan với mức độ đáng sợ. Liên Sô, Đông Âu, Trung Cộng, Bắc Hàn và bây giờ là đất nước Việt Nam bị chia cắt với bọn Cộng sản thống trị ở miền Bắc đang thèm khát nḥm ngó xuống miền Nam và có lẽ sang cả Lào và Căm-Pu-Chia nữa. Số lượng các dân tộc bị nô lệ tăng dần lên làm lu mờ đi niềm vinh quang của cuộc chiến thắng toàn diện từ sau Thế Chiến Thứ Hai.
Trong khi chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ và biến dần đi th́ khoảng trống về chính trị và kinh tế đă tạo ra một thế giới thứ ba trong chiều hướng thù địch với sự h́nh thành non yếu của nền kinh tế tự do và đối với các chính phủ được bầu lên theo thể thức dân chủ. Dưới quan điểm của người Mỹ, khối liên kết Liên Sô-Trung Cộng tựa như một con quái vật khát máu, dị dạng đang nuốt chửng tất cả những ǵ nằm trên đường đi của nó và đang t́m mọi cách để mở rộng ảnh hưởng bằng cách xuất cảng tràn lan chủ nghĩa Mác-xít, giúp các phong trào nổi dậy và cái gọi là "chiến tranh nhân dân."
Tương tự như sự kiện Trân Châu Cảng đă lay động Hoa Kỳ thức tỉnh để ra khỏi sự cô lập và đă thúc đẩy đất nước này một cách toàn diện, tuy không tự nguyện, vào vai tṛ lănh đạo của Thế Giới Tự Do, t́nh h́nh thực tế sau sự kết thúc của các cuộc xung đột lớn vào tháng 9 năm 1945 là yếu tố buộc anh chàng "khổng lồ" miễn cưỡng này phải thận trọng và đầu tư lâu dài của cải, tài nguyên nhân lực ở những mức độ chưa từng thấy hoặc ở mức cần thiết không tưởng tượng nổi nếu trong thời b́nh.
Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong Thế Chiến Thứ Hai, quá lớn và ṃn mỏi đối với tất cả các công dân Mỹ trên mọi phương diện rất khó mà xác định hay định lượng nổi toàn bộ, đă tạo ra các tiêu chuẩn mới để từ đó các hoạt động quân sự trong tương lai cũng như các phương cách đo lường thắng bại phải được xem xét lại.
Kinh nghiệm trận chiến Triều Tiên mà nước Mỹ tham dự từ tháng 6/1950 cho đến khi đạt được một cuộc ngưng bắn mong manh vào tháng 7/1953 hết sức khác biệt với niềm vinh quang toàn diện của Thế Chiến Thứ Hai mà người Mỹ vẫn c̣n mang trong ḷng. Với cái giá phải trả là hơn 54 ngàn binh lính bị thiệt mạng, hơn 8 ngàn người mất tích v́ công vụ và hàng trăm ngàn người khác bị thương, người Mỹ b́nh thường không có niềm tự hào v́ không thể tuyên bố đó là một sự chiến thắng được. Người nào lạc quan lắm cũng chỉ có thể quan niệm rằng ít nhất nước Cộng Ḥa Đại Hàn vẫn c̣n đứng vững và sự hiện diện của Hạm đội thứ bẩy tại eo biển Đài Loan đă chận đứng các âm mưu của Cộng sản muốn thôn tính Trung Hoa Quốc Gia và có thể ngay cả Nhật Bản nữa. Trong khi sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản đă tạm bị ngăn chận tại vùng Bắc của lục địa Á Châu th́ căn bệnh ung thư tương tự lại bắt đầu phát triển về phía Nam.
Cha của Lê Bá B́nh là người đă tác động nhiều nhất đến ước muốn của anh là được trở thành một sĩ quan trong Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến mới được thành lập.
Ông tên là Lê Bá Sách, sinh năm 1910 tại một làng gần Hà Đông, một thị trấn nông thôn hơi chệch về hướng Nam và Tây của Hà Nội. Thấy ông là một thanh niên thông minh, gia đ́nh đă lo cho ông đi Pháp vào cuối thập niên 1920 để theo học tại một trường đại học kỹ thuật và nhận được bằng kỹ sư. Sau khi trở về Việt Nam vào đầu thập kỷ 1930 ông gia nhập lực lượng Hải quân Pháp đóng tại vùng Sài G̣n. V́ là người Việt Nam, cho nên mặc dù có học, nhưng các cơ hội thăng cấp của ông đă bị hạn chế, do đó ông phải phục vụ dưới khả năng của ḿnh như một hạ sĩ quan trên những chiếc tàu thuyền nhỏ của Hải quân Pháp đồn trú tại đó.
Năm 1930 mẹ vợ của ông Sách chuyển vào sống tại Sài G̣n để trông nom một quán ăn gần vùng Chợ Lớn. Cùng theo với ông Sách vào Sài G̣n là bà vợ mới cưới tên là Cát Thị Dần sinh trưởng từ tỉnh Sơn Tây gần Hà Nội. B́nh được sinh ra năm 1937 và là người con trưởng trong số bốn người con của một gia đ́nh Phật giáo truyền thống.
Một phần đất của Đông Dương thuộc Pháp sau này trở nên nổi tiếng đối với thế giới với tên gọi Việt Nam được tạo nên bằng ba khu vực riêng biệt. Ở phía Bắc, ngay bên dưới và tiếp giáp với Trung Quốc, là xứ Bắc Kỳ với nét đặc điểm địa lư chính yếu tác động đến dân cư là châu thổ sông Hồng. Về phía cực nam là vùng Nam Kỳ. Giống như miền Bắc, đặc điểm chính yếu của nó là khu vực đồng bằng to lớn hơn và là vựa lúa ph́ nhiêu của gịng sông Cửu Long hùng vĩ. Ở giữa hai vùng là miền Trung Kỳ với cái tên Annam là một vùng khó nhọc nuôi dưỡng dân cư ít hơn nhiều, với các cánh đồng dọc ven biển chật hẹp và chúng nhanh chóng biến thành núi rừng nếu ta di chuyển về hướng Đông qua Lào hay Căm-Pu-Chia.
Những kỷ niệm sớm nhất của Lê Bá B́nh lúc c̣n thiếu thời chắc phải bao gồm các hồi ức về sự chiếm đóng của quân đội Nhật. Trên thực tế th́ cái gọi là Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á chẳng mang lại thịnh vượng ǵ cho người dân sinh sống tại Đông Dương. Rất nhiều lần cậu bé B́nh đă thấy những tên lính Nhật vung kiếm chặt đứt tay một số người dân ngoài phố chợ Sài G̣n chẳng biết v́ lư do ǵ.
Trong những cuộc du hành trong nước, ông Lê Bá Sách đă tận mắt chứng kiến một viên sĩ quan Nhật dùng kiếm chặt chân một ông già phu xe v́ tội không cung kính hoặc v́ đă di chuyển chậm chạp kém nhiệt t́nh. Tại quê nhà Hà Đông của ông có một phụ nữ lớn tuổi vốn đă từng bán gạo cho đạo quân Nhật Hoàng dùng để nuôi ngựa. Khi có một con ngựa trong đám bị chết sau khi ăn gạo do bà bán, bà già bị lôi ra và nhét tươi vào bụng mổ toang của con vật đă chết. Sau khi nhồi nạn nhân vào bụng xác con vật xong, bọn lính khâu lại và đứng chung quanh cười giỡn khi thấy xác con vật quằn quại với nhịp độ yếu dần khi bà già bị chết ngạt bên trong. Người dân xứ Đông Dương đă học một bài học đắt giá là quan thầy thực dân Pháp của họ không phải là siêu nhân. Khi làn sóng chiến tranh chuyển hướng bất lợi cho người Nhật và ṿng vây các tiềm thủy đĩnh Hoa Kỳ chung quanh các ḥn đảo Nhật Bản siết chặt dần, nhu cầu phải nhập cảng lương thực tăng vọt lên. Người Nhật thâu tóm hết ngũ cốc từ những vựa lúa mầu mỡ của sông Hồng và, ở mức độ thấp hơn, từ vùng sông Cửu Long để chuyển về nước. Tuy không có những thống kê chính xác nhưng các ước tính hợp lư cho biết trong giai đoạn 1944-1945 chỉ riêng miền Bắc đă có khoảng hai triệu trong số 10 triệu ngựi dân đă thiệt mạng từ nạn đói gây ra bởi kẻ xâm lược và nạn hạn hán lại c̣n làm cho t́nh h́nh tồi tệ thêm. So với Trung Hoa lúc đó cũng phải chịu đựng cảnh khốn cùng trong tay người Nhật, Việt Nam có lẽ đă phải trả cái giá cao hơn cho việc bị ép buộc gia nhập vào khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á. (Các sự phỏng đoán được chấp nhận cho thấy số lượng người Trung Hoa bị thiệt mạng trong Thế Chiến Thứ Hai vào khoảng 10-12 triệu người kể cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Với một dân số khoảng 500 triệu vào lúc đó, gần 2% người Trung Hoa đă chết. Dân số Việt Nam ước tính cho ba miền Bắc, Trung và Nam vào khoảng gần 30 triệu mà đă có tới từ một đến hai triệu người chết tức từ ba đến sáu phần trăm dân số bị thiệt mạng. [Theo các nguồn tài liệu khác nhau]).
Trong cuộc họp cuối cùng của nhóm Tam Cường tại Postdam vào tháng 7/1945, Truman, Stalin, Churchill và các ban tham mưu của họ đă làm nhiều hơn là chỉ bàn thảo việc t́m kiếm kết quả cuối cùng cho cuộc chiến tại Âu Châu cũng như hoàn thiện chiến lược đánh bại nước Nhật. Trong các vấn đề phụ thuộc đối với các nước khác nhưng lại có ảnh hưởng đối với Đông Dương là thỏa thuận khi cuộc chiến chấm dứt tại vùng Thái B́nh Dương. Quân đội Trung Hoa Quốc Gia sẽ giải giới quân đội Nhật tại miền Bắc xuống tới vĩ tuyến 16. Ở phía Nam, công việc tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật sẽ do các đơn vị của quân đội Anh quốc trong đó có cả binh lính Ấn Độ đảm nhận.
B́nh nhớ lại sự xuất hiện của người Anh và đồng minh người Ấn khi họ đến Sài G̣n. Hai nhóm rất khác biệt với nhau. Nhóm người Anh, mệnh danh là "Tommies" rất vui vẻ, thân thiện và thoải mái trong những lần tiếp xúc với trẻ em Việt Nam. Mặc dù không biết một chữ tiếng Anh nào nhưng B́nh nhận ra ngay một nụ cười và chắc chắn là rất thích thú với cái kẹo mà những người lính trẻ ném cho đám trẻ con đang theo đuôi từng đoàn. Khác với người Anh, và có lẽ v́ họ cũng đến từ một quốc gia nghèo nên người Ấn có vẻ tính toán hơn, tằn tiện, lầm ĺ và chẳng cần biết họ có được cảm t́nh của chủ nhà nghèo hèn người Việt hay không.
Dường như có một yếu tố bất biến trong hơn hai ngàn năm lịch sử được ghi lại của Việt Nam là các cuộc đấu tranh, xung đột, gian khổ và đau buồn quá liên tục đă làm cho con người trở thành quen thuộc luôn với nó. Nước Việt Nam h́nh như lúc nào cũng có chiến tranh, cho dù là chống người Chàm từ Căm-Pu-Chia, người Tầu tràn xuống từ hướng Bắc, hay giữa các bộ tộc Nguyễn và Trịnh trong những trận chiến cốt nhục tương tàn với nhau. Lịch sử dân tộc này suốt hai ngàn năm đầy rẫy các vị anh hùng và anh thư trong cuộc chiến bảo vệ lănh thổ chống giặc ngoại xâm.
Khởi đầu bằng hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn là những người đă chiến đấu và thành lập một vương triều trải dài đến vào tận trong miền Nam nước Tầu vào thập niên 40 trước Công Nguyên, đến Triệu Ẩu vào thế kỷ thứ ba, một phụ nữ Việt Nam tương tự như nữ anh hùng "Jeanne d'Arc" của Pháp, rồi đến Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Thánh Tông cho đến Phan Đ́nh Phùng, văn hóa nước Việt gồm thật nhiều các nhân vật nam và nữ đầy dũng cảm, gan dạ mà gương hy sinh được truyền bá đến tất cả các thế hệ trẻ về sau.
Gần đây hơn cuộc đấu tranh chuyển qua chống lại người Pháp rồi tiếp theo là người Nhật. Nay quân Nhật sửa soạn rút đi, chưa rơ đến lượt kẻ thù nào sẽ thế vào chỗ trống đă được tạo ra. Sự đau khổ, đói kém và chết chóc là những chuyện thường ngày trong chuỗi nhân sinh tại Việt Nam như thể việc sinh ra, niềm vui và sự thỏa măn vậy. Ai có thể khẳng định đời sống dưới thời kỳ Nhật là khổ nhất?
Có thể đúng như vậy thật. Những người không bị mất mạng ngay v́ nạn đói đă trở nên yếu ớt và dễ bị mắc bệnh hơn. Vào năm 1946, một cơn dịch cúm đă cướp đi rất nhiều nạn nhân. Trong số đó có mẹ của B́nh đă chịu đựng căn bệnh trong ba ngày trời trước khi qua đời để lại người chồng, B́nh, đứa em trai và hai em gái của B́nh trong một tương lai không lấy ǵ làm chắc chắn.
Sau khi chịu thất trận nhục nhă dưới tay người Đức trong Thế Chiến Thứ Hai, nước Pháp chỉ lăm le muốn đưa các thuộc địa cũ của ḿnh về lại t́nh trạng tiền chiến. Trong khi nước Anh cùng chia sẻ ư định đó th́ người Mỹ không có khuynh hướng phục hồi lại chế độ thực dân của thế giới cũ. Tuy nhiên v́ làn sóng chủ nghĩa Cộng Sản đang dâng lên trên lục địa châu Á nên dường như không có nhiều sự chọn lựa lắm. Hồ Chí Minh được xem như là một viên gạch nữa đắp thêm vào khối đá Cộng sản đang lớn mạnh dần. Ngoài ra sau khi bị mất Trung Hoa và tiếp theo là trận chiến ở Triều Tiên, sự hỗ trợ của nước Mỹ đối với người Pháp là một sự chọn lựa tất nhiên và khẩn cấp.
Phong trào người Việt Quốc Gia nóng ḷng đấu tranh tháo bỏ ách thực dân trên thực tế đă diễn ra từ trước khi quân đội Nhật nắm quyền hành tại vùng Đông Dương thuộc Pháp. Hồ Chí Minh mà sau này được thế giới coi như là đại diện của chủ nghĩa quốc gia Việt Nam thực chất chỉ là nhân vật c̣n sót lại sau khi đám lâu la của hắn đă ám sát hết những ai có thể là mối đe dọa cho vai tṛ lănh tụ của hắn ở phía Bắc. Tại miền Bắc, nhất là sau chiến tranh, các phong trào quốc gia không theo Cộng sản hoặc là bị thanh trừng một cách tàn bạo bởi tay sai của Hồ Chí Minh, hoặc phải hợp tác với người Pháp và bị mang tiếng tiếp tay cho ngoại xâm. Cộng sản chẳng khó khăn ǵ tuyên truyền khép tội những người chống đối bọn chúng là họ đánh mất chính nghĩa và không thật ḷng yêu nước. Chúng cho rằng những người này chỉ là công cụ và bị Pháp giật dây, mà trong một vài trường hợp điều đó lại đúng. Những lời kết tội này cũng được áp dụng đối với người Mỹ và những người nhận sự giúp đỡ của Mỹ từ 1954 trở đi.
Người Pháp ít đầu tư vào việc đào tạo và nâng cao vai tṛ lănh đạo về chính trị và quân sự của người dân Việt Nam thành thử vai tṛ chỉ huy có vẻ đi theo thuyết Darwin tức luật sống c̣n của sự tàn nhẫn, xảo quyệt và tham nhũng trong cả miền Bắc lẫn miền Nam.
Các phong trào quốc gia khắp lục địa Á Châu có vẻ được kích thích từ sau chiến thắng của nước Nhật đối với người Nga vào năm 1905. Không có nơi nào mà dân bản xứ lại nóng ḷng giành độc lập mạnh hơn là Đông Dương. Tuy nhiên ngoại trừ mục đích chung là đánh đuổi người Âu Châu, ít khi có vấn đề nào khác mà các nhóm quốc gia khác nhau lại có thể đồng thuận với nhau. Trong khi người Kinh chiếm khoảng 80% dân số các vùng miền Bắc, Trung và Nam Bộ th́ có vào khoảng 50 nhóm thiểu số khác được phân bổ suốt dải địa dư dài và hẹp của cái quốc gia phôi thai đó. Những người gốc Hoa là nhóm thiểu số lớn nhất. Bao gồm gần 2% dân số, sự tập trung của họ ở những khu vực đô thị và sự thống trị của họ trong ngành buôn bán đă tạo cho họ một sự ảnh hưởng vượt mức tương xứng với dân số. Những người Thượng, H'mông, Nùng, và những sắc tộc thiểu số khác thường thấy nhiều hơn ở những vùng biên giới và núi đồi xa xôi.
Tinh thần quốc gia lên cao nhất tại Việt Nam vào cuối những năm 1920. Giới công nhân Việt Nam từ những người thợ trong kỹ nghệ may mặc đến những người phu xích lô đă tổ chức được các cuộc đ́nh công lớn với một vài thành công nhất định. Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội, với khuynh hướng thiên cộng rơ rệt, đă được thành lập bởi Hồ Chí Minh tại miền Nam Trung Quốc vào năm 1925. Tháng Mười Hai năm 1927 Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) được thành lập. Các thành viên bao gồm hầu hết là những sinh viên, công chức cấp thấp, các binh lính, nông dân, và thậm chí có một số điền chủ cũng tham gia [1]. VNQDĐ được phỏng theo mô h́nh Quốc Dân Đảng của Trung Hoa, và bị Cộng sản cho là một đối thủ trực tiếp nhất. Vào tháng Sáu năm 1929 Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD) chính thức ra đời. Cùng với Hồ Chí Minh, những người khác hiện diện ở ngày khởi đầu của đảng bao gồm Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, là những người vốn sẽ đảm nhận những vai tṛ quan trọng trong các vấn đề của Đảng Cộng Sản trong cuộc đấu tranh sắp tới bên cạnh người đàn ông một thời được biết đến như là Nguyễn Ái Quốc hoặc “Nguyễn Patriot.” (Hồ Chí Minh từ lúc đầu được người ta biết đến bằng nhiều tên họ khác nhau).
ĐCSĐD xuất hiện ngay khi cuộc Đại Khủng Hoảng tàn phá khắp toàn cầu. Tại vùng Đông Dương thuộc Pháp sự suy thoái kinh tế toàn thế giới làm gạo và cao su bị mất giá, cũng như ngành xuất cảng bị suy giảm, làm cho biết bao nhiêu người bị mất công ăn việc làm, mất nguồn thu nhập hoặc phương tiện để nuôi sống gia đ́nh. Chủ nghĩa Cộng sản v́ vậy trở nên hấp dẫn và đà ảnh hưởng tăng nhanh đối với những người bị mất định hướng đó.
Các hoạt động chính trị này đă gây được sự chú ư của giới cầm quyền người Pháp, họ đă đầu tư rất nhiều các phương tiện về cảnh sát và quân đội nhằm đàn áp các nhóm quốc gia mới nổi lên. Ảnh hưởng của ĐCSĐD mạnh nhất tại miền Bắc. Trong khi đó tại miền Nam th́ sự phát triển kém hơn v́ có các nhóm khác chia sẻ ảnh hưởng của họ. Với tinh thần chống Pháp và đ̣i độc lập không kém ǵ đảng Cộng sản, Ḥa Hảo và Cao Đài đă thu hút được một tỷ lệ lớn những người yêu nước muốn dấn thân (*)
Khi Đức Quốc xă và Liên Sô kư kết thỏa hiệp bất tương xâm vào tháng 8 năm 1936, nước Pháp ban hành đạo luật đặt đảng Cộng sản và tất cả các đảng phái chính trị khác tại Đông Dương ra ngoài ṿng pháp luật. Hành động này buộc ĐCSĐD phải rút hoạt động về vùng nông thôn và về lâu về dài đă củng cố được lực lượng, đặc biệt là tại miền Bắc [2].
Trong số những khó khăn mà các lực lượng quốc gia c̣n non yếu ở Đông Dương đang phải đối đầu th́ địa dư là một trong những trở ngại ác độc nhất. Từ mỏm cực Bắc của miền Bắc giáp ranh giới nước Tầu cho đến điểm cực Nam của miền Nam Bộ trải dài gần một ngàn mốt dặm, các địa h́nh thay đổi khác nhau và phân vùng tách biệt nhau. Hà Nội và Sài G̣n là hai thành phố lớn nhất vùng Đông Dương nhưng lại cách nhau đến 750 dặm và chỉ được nối với nhau bằng một đường xe lửa tí hon và quốc lộ 1 với nhiều đoạn chỉ là đường ṃn gấp đôi đường xe ḅ mà thôi. Khoảng cách từ Hà Nội đến Sài G̣n giống như khoảng cách giữa các thành phố Denver và St. Louis, Chicago và Charleston, Omaha và Tuscaloosa, Boston và Grand Rapids, Seattle và Santa Cruz, New York và Nashville, Des Moines và Atlanta, hoặc Minneapolis và Little Rock, nhưng cho đến cuối cuộc chiến, vẫn giống như hai thế giới cách biệt nhau. Sự phân cách về địa dư đă tạo cho Cộng sản có cơ hội củng cố lực lượng tại địa phương và trên một b́nh diện nhỏ hơn đối với các nhóm người quốc gia trong miền Nam cũng vậy.
Những sự xáo trộn bởi sự triệt thoái của quân đội Nhật và khả năng tương đối yếu kém của các lực lượng thuộc địa Pháp đă làm cho Hồ Chí Minh và Việt Minh tin rằng họ đă có một cơ hội bằng vàng để hành động. Ngày 28 tháng 8 năm 1945 họ tuyên bố thành lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Hồ Chí Minh được cử làm chủ tịch thứ nhất. Nhằm mở rộng lời kêu gọi, Cộng sản cũng mời Cựu hoàng Bảo Đại tham gia vào chính phủ lâm thời. Những sự kiện tiếp theo đó là hàng loạt các tác động và phản tác động của người Pháp và Việt Minh cuối cùng đă dẫn đến một cuộc chiến tranh mở rộng.
Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng, vốn tách ra từ VNQDĐ, đều nóng ḷng thiết lập một thể chế Cộng ḥa nhưng đều không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản. Mặc dù đă từng liên minh, tuy lỏng lẻo với Việt Minh để chống lại sự cai trị của ngoại bang tại Việt Nam nhưng vào đầu năm 1946 các đảng viên cao cấp cùng với gia đ́nh họ đă bị phe Cộng sản thanh trừng một cách có hệ thống bằng một loạt các hành vi nhằm loại trừ mối nguy hiểm cho sự cai trị của Hồ Chí Minh ở miền Bắc. Trong khi đó th́ họ vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống Pháp.
Xáo trộn về chính trị là một điều tất nhiên do khoảng trống quyền lực quân đội Nhật đă để lại sau khi họ đầu hàng và rút đi. Liền theo đó là sự trở lại của các lực lượng người Pháp với toan tính tái lập lại quyền thuộc địa. Trước sự kiện có các xung đột nội bộ giữa các phe phái quốc gia với nhau th́ Việt Minh tỏ ra mạnh hơn ở miền Bắc, tuy có kém hơn ở miền Nam. Người Pháp không hề có ư định chịu thua Hồ Chí Minh. Những cuộc thương thuyết của hai bên đă tỏ ra vô ích. Trong khi đó th́ các cuộc đụng độ giữa các đơn vị quân sự đôi bên tăng dần lên. Đến tháng 11 năm 1946 th́ mọi cố gắng để đoạt một thỏa thuận về chính trị bị đổ vỡ. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất như chúng ta biết đến bắt đầu. Mọi sự trở nên rắc rối hơn khi Việt Minh tổ chức ám sát đức thầy Huỳnh Phú Sổ, thủ lănh của phe Ḥa Hảo ở miền Nam. Tiếp theo cái chết của ông th́ cả hai phái Ḥa Hảo và Cao Đài đều hợp tác với người Pháp.
Theo truyền thống văn hóa của nước Việt Nam, Lê Bá Sách để tang vợ, đồng thời là mẹ của bốn đứa con trong ṿng ba năm. V́ c̣n trẻ nên ông tái giá vào năm 1949. B́nh, đứa em trai và hai em gái của ông trong những năm sau đó đă có thêm bẩy người em tiếp theo cuộc hôn nhân lần thứ hai của cha ḿnh. V́ là một gia đ́nh có nề nếp nên tất cả đều ḥa thuận với ngựi mẹ kế.
Đối với hầu hết các nền văn hóa Á Châu, ảnh hưởng của Khổng giáo rất mạnh mẽ. Ḷng sùng bái đối với các bậc trưởng thượng, đối với gia đ́nh và giáo dục đặc biệt quan trọng. Con trai được coi trọng hơn con gái và đứa con trai đầu ḷng luôn luôn đứng hạng nhất trong mọi gia đ́nh. Với tư cách là anh cả, nhiệm vụ duy nhất của B́nh lúc c̣n là một đứa bé là đi học. Do đó từ lúc c̣n rất nhỏ B́nh đă đảm nhận nhiệm vụ ḿnh và học hành chăm chỉ.
Nhà của gia đ́nh B́nh thuộc xóm Tân Định, một khu vực được coi tương đương như là "phố chính" của Sài G̣n mà họ có thể tậu được. Khá gần trung tâm thành phố, chỉ cách sông Sài G̣n vào khoảng vài con đường, đó là một nơi chốn ấm cúng, an toàn cho ông Lê Bá Sách tạo mái ấm cho bà vợ mới cưới và nuôi nấng 11 người con của họ.
Căn nhà của ông Lê Bá Sách khá điển h́nh theo tiêu chuẩn người Việt Nam. Vào thời gian đó có thể gọi họ thuộc thành phần cao của giai cấp trung lưu. Ở tầng trệt ngó ra một cái hẻm hẹp, xe đạp của cả nhà được dựng ngay bên ngoài, chừa đường đi và nằm trong khuôn viên căn nhà. Giày dép luôn luôn để phía ngoài cửa cái rộng và xếp hàng ngay ngắn. Khu vực mà khách khứa hay bạn bè đến chơi và gian bếp chiếm gần hết cái tầng trệt này. Cả nhà ngủ trên tầng hai và ba, tuy nhiên họ cũng giữ một cái bàn thờ truyền thống phía ngoài trên tầng hai, một loại bàn thờ rất thông dụng trong các gia đ́nh Việt Nam dù giàu hay nghèo. Nhang đèn được thắp thường trực và các di ảnh được sắp xếp tùy theo mức độ quan trọng của những người đă quá cố.
Các con hẻm hẹp dẫn ngược từ lộ chính vào được chia ra nhiều ngơ ngách khác khá tối tăm nhưng mở ra vùng trời bên trên. Khoảng đất trống chỉ được chiếu sáng khi mặt trời lên đỉnh đầu lại là khu vực vui chơi chính cho hàng chục đứa trẻ con từ hơn hai chục căn nhà cùng chung con hẻm này. Lối vào duy nhất có một cái cổng hẹp khá chắc chắn, tuy ít khi nào được đóng lại nhưng có thể khóa lại nếu cần. B́nh và đồng bọn thường có nhiệm vụ canh gác nó để chống lại các băng đảng bên ngoài xâm nhập vào trong những lần chơi đánh lẫn nhau. Chúng không dè rằng chính những cái cổng này, rất thông dụng trong khắp các phố ở mọi nơi trong thành phố lại có một tầm mức chiến thuật quan trọng trong cuộc pḥng thủ thực sự để chống lại sự xâm nhập của Việt Cộng trong cuộc công kích Tết Mậu Thân năm 1968.
Bàn tay vô h́nh của kinh tế tự do rất rơ ràng tại các đường phố Tân Định cũng giống như ở Denver, Detroit, Paris hay Amsterdam vậy. Cũng được thể hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả. Những người bán hàng rong đủ loại đứng rao bán quần áo, nồi niêu xoong chảo, các loại thức ăn và đồ gia vị, gạo bún, trái cây và rau quả trồng tại chỗ, đủ các loại cá bắt gần đó, cũng như thịt lợn và thịt gà xẻ tại chỗ trong xóm. Nếu có một chiếc xe đạp hay đồ đạc máy móc nhỏ cần sửa chữa th́ có sẵn thợ hàn thợ tiện chữa ngay trên vỉa hè. Nếu có vài đồng trong túi, một đứa bé không bao giờ chịu đứng xa nơi bán nước giải khát hay gánh hàng rong. Những người bán hàng rong trái cây liên tục rảo bước trên các con đường, đẩy những chiếc xe ba gác chứa đầy xoài mới hái, đu đủ, sầu riêng và mít tươi. Nếu khát nước th́ đă có sẵn những người bán nước dừa tươi mát lạnh có thể uống thẳng từ những trái dừa đă gọt vỏ bằng những cái ống hút nhỏ. Trẻ con và cả người lớn dễ tính có thể thưởng thức những ly nước mía được ép từ những thân cây mía nhỏ gọt sạch chạy qua những cái máy ép trên lề đường. Những cái máy này này cô đọng được mùi vị thơm ngọt tự nhiên của mía, nhưng cũng làm cho bệnh sâu răng rắc rối thêm.
Công việc buôn bán quay nhanh theo tốc độ đạp mạnh mẽ của những người đàn ông gân guốc, lực lưỡng già cũng như trẻ. Họ có thể chuyên chở và lèo lái những khối nặng kinh hồn cùng những đồ vật đủ loại h́nh dáng mà bằng cách nào đó họ đă xếp lên được những chiếc xe đạp hay chồng chất trên xe xích lô. Mặc dù không mấy ai thật sự cao lớn khỏe mạnh nhưng đối với tất cả những người tháo vát và chịu khó làm lụng th́ luôn luôn vẫn có cái mà ăn. Các con đường chạy ngang khu Tân Định sống động sinh hoạt buôn bán suốt ngày. Ngay cả về đêm, thành phố cũng không bao giờ ngủ mà sinh hoạt dường như chỉ chùng xuống mà thôi.
Bọn trẻ không màng đến các vấn đề chính trị với tất cả những ǵ đang xảy ra trên khắp nước Việt Nam và tại Sài G̣n mà chỉ chú tâm vào việc học hành và nô đùa với chúng bạn cùng xóm. Người thân thiết nhất với B́nh là đứa em tên An, kém hai tuổi. An và B́nh kết bè với những đứa khác trong xóm thành một trong hai nhóm băng đảng. Với lứa tuổi đó và trong thời kỳ ấy th́ mục đích của bọn chúng chỉ là vui chơi, tranh đua về thể thao và chơi những tṛ trận chiến giả. Nếu có lỡ làm đổ máu th́ chỉ là vô t́nh hay hăng máu quá mức mà thôi. Sự thiếu thốn về vật chất hay không có sẵn những loại đồ chơi được sản xuất trong nhà máy không hề làm giảm bớt tính sáng tạo của trẻ con vùng Tân Định.
B́nh, An và lũ trẻ Tân Định suốt ngày đá banh trong các ngơ hẻm và trên những băi trống dọc theo bờ sông bằng những trái banh cao su được sản xuất trong xóm. Giống như những đứa trẻ khắp nơi trên thế giới, trẻ con Việt Nam cũng chơi bắn bi không chán nhưng điểm khác biệt là viên bi được giữ bằng ngón tay giữa và kéo ngược lại bằng tay kia để tạo ra sức bật.
Đầy sáng kiến hơn nữa, bọn trẻ Tân Định đi thu nhặt những bao thuốc lá bỏ đi làm bằng giấy cạc tông mỏng nhưng khá cứng. Chồng những cái bao thuốc lá này lên nhau, chúng đứng lui ra sau và cố gắng tạt bằng cục đá hay ḥn sỏi. Tương tự như những viên bi, các bao giấy nhỏ này trở thành những tài sản và sở hữu riêng của những tay xạ thủ lỗi lạc, cũng là một cách để đánh giá mức sắc bén về thể chất và sự khéo tay. Đối với hầu hết bọn trẻ trong nhóm th́ bản năng chơi những tṛ chơi về chiến tranh là điều đương nhiên. Cậu bé B́nh và băng nhóm suốt ngày đi rảo trong xóm mang theo súng giả đẽo từ những khúc gỗ có thể bắn ra những sợi giây thun với độ chính xác khá cao.
Thú vui nghe nhạc thu thanh và radio th́ nằm ngoài tầm tay của hầu hết người dân Đông Dương vào khoảng thời gian cuối thập niên 1940 và đầu 1950. V́ vậy nhà của cái gia đ́nh giàu nhất vùng Tân Định mà ông chủ là một người làm công cho chính phủ Pháp được cả xóm chiếu cố bu lại mỗi khi cái máy nhạc Victorola được lên dây cót hoặc cái radio được vặn lên. Mặc dù âm nhạc là một điều ǵ mới mẻ được du nhập từ Pháp hay Mỹ, và bản nhạc có thể chỉ là một bản nhạc xưa, dân ca, hay t́nh ca khá đặc thù đối với người dân ba miền Bắc Trung hay Nam, nhưng những người lớn tuổi lúc nào cũng say sưa mỗi lần nghe tiếng cót két nổi lên từ cái đĩa xoay màu đen hay cái hộp gỗ sơn bóng.
Đối với người dân không có ngày lễ nào của Việt Nam có thể sánh nổi về mức độ trang nghiêm, ư nghĩa, ḷng háo hức và phấn khởi bằng ngày Tết, ngay cả đối với những người không theo đạo Phật. Tết Nguyên Đán - Năm mới âm lịch - bắt đầu từ ngày đầu của tháng Giêng âm lịch và là mùa đầu tiên trong năm. Thường trùng vào khoảng cuối tháng Giêng hay đầu tháng Hai dương lịch, Tết Nguyên Đán vừa mang vẻ thế tục vừa có tính cách thiêng liêng. Ngày lễ quá lớn thành thử tất cả mọi người Việt Nam đều vui hưởng. Tết là một dịp để gia đ́nh, bạn bè thăm viếng nhau, để thờ phụng những người quá cố và là một thời gian để ôn cố truy tân. Đặc biệt đối với trẻ con đó là một thời điểm thật thú vị được đánh dấu bằng những cuộc vui chơi, được ĺ x́ và mặc quần áo mới, được đốt pháo c̣n đồ ăn ngon lại được dọn ra ăn thả dàn.
B́nh rất thích những món ngon trong ngày Tết. Mẹ cậu và các phụ nữ khác thường nấu các món ăn từ nhiều ngày trước và luôn miệng suỵt đuổi những đám trẻ hau háu bu quanh như ruồi chờ một miếng chỗ này, một hớp chỗ kia, lúc nào cũng nôn nao để được ăn thử một cái ǵ đó mà người lớn có thể ban cho. Ngoài bánh kẹo ra, B́nh rất thích bánh chưng - những chiếc bánh h́nh vuông làm bằng gạo nếp, thịt heo và đậu xanh gói trong những cái lá giong rồi bỏ vào nồi nấu. B́nh cũng thích bánh tét - một loại bánh làm bằng gạo nếp gói h́nh tṛn có vẻ giống bánh kẹp xốp hơn. Cho đến khi trưởng thành, đối với B́nh, Tết vẫn luôn luôn là một thời điểm với nhiều điều mừng vui nhất.
Vào khoảng thời gian giữa các năm 1946 và 1952, ông Lê Bá Sách đă đưa gia đ́nh năm sáu lần về quê miền Bắc để thăm mẹ và các ông cậu cùng cách cháu c̣n ở lại Hà Đông. Từ lâu trước 1952 điều hiển nhiên là Cộng sản đă trở thành một lực lượng đáng kể. Đối với ông Sách, sự nhận thức ra rằng Cộng sản đă thống trị miền Bắc là một viên thuốc đắng khó nuốt trôi. Ông đau đớn thấy được là cuộc chiến giữa Việt Minh và người Pháp sẽ làm cho gia đ́nh ông phải trả một cái giá rất đắt.
Ngay trước khi lực lượng Pháp trở lại Việt Nam sau Thế Chiến Thứ Hai, bà nội B́nh, một điền chủ nhỏ vùng Hà Đông, đă cảm thấy sự đe dọa trắng trợn và áp lực ngày càng nặng nề của bọn cán bộ Cộng sản và lời lẽ tuyên truyền xảo quyệt của họ. Vài năm sau khi bọn tay sai của Hồ Chí Minh tịch thu đất đai của bà để giao cho "Cách mạng và nhân dân" vào năm 1956, chúng lại c̣n tỏ vẻ nhân đạo và khoan hồng đối với bà. V́ thuộc thành phần tư sản ác ôn, điền chủ hút máu đáng lẽ gia đ́nh bà đă bị giết hết, bằng một phát súng vào sau gáy, hoặc bị trói gô lại, đeo đá và thả từ từ xuống đáy ao hồ hay sông sâu rồi. Thay vào đó, bọn chúng bắt bà phải chịu nỗi ô nhục sống sót trong một phần nhỏ cái tài sản cũ của bà - nay đă thuộc về "Cách mạng" - chỉ c̣n là cái chuồng heo hay chuồng gà trước kia.
=============
* Ḥa Hảo là một giáo phái Phật giáo được cải đổi theo cách riêng của người Việt Nam được thành lập ở miền Nam Việt Nam bởi đức thầy Huỳnh Phú Sổ vào năm 1939. Người Pháp quan niệm giáo phái Ḥa Hảo là một mối đe dọa chính trị, tuy nhiên họ chống cộng một cách mănh liệt, đặc biệt là sau khi đức thầy Huỳnh Phú Sổ bị Việt Minh ám sát chết vào năm 1947.
Cao Đài được thành lập vào thập niên 1920 và giống như Phật giáo Ḥa Hảo, cũng là một giáo phái riêng biệt của người Việt Nam. Phát sinh ở miền Nam Việt Nam, Cao Đài là một sự pha trộn giáo lư của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Khổng giáo, và Ấn Độ giáo. Những người muốn theo đạo được kỳ vọng là họ sẽ từ bỏ vật chất nhằm bồi dưỡng sự phát triển tâm linh. Do mang tính chất tôn giáo nên các tín đồ Cao Đài giống như Ḥa Hảo, cũng chống Cộng sản theo truyền thống. Cao Đài dùng những nhân vật đồng cốt và những người thông công tâm linh để dùng trong những buổi Cơ Bút. Những vị thánh quan trọng của Cao Đài bao gồm Trạng Tŕnh, Tôn Dật Tiên, Jeanne d'Arc, René Descartes, William Shakespeare, Victor Hugo và Louis Pasteur.
(C̣n tiếp)
Nguồn : http://www.svqy.org/
Ban Dịch Thuật: Lư Văn Quư - Nguyễn Hiền - Nguyễn Hoàng Diệu - Trịnh B́nh An
https://i.postimg.cc/LhmLZQsZ/cuoingonsam.jpg (https://postimg.cc/LhmLZQsZ)
Một câu chuyện về Danh Dự và Vinh Quang trong cuộc chiến Việt Nam
Richard Botkin
(Bản dịch của Lư Văn Quư & Nguyễn Hiền)
Lời nói đầu của Ban Biên Tập
Được sự ủy thác của Richard Botkins và Trung tá TQLC Lê Bá B́nh, một trong những nhân vật chính trong cuốn sách "Ride The Thunder," Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y đang tiến hành công việc dịch thuật tác phẩm này qua tiếng Việt.
Nhằm cho bản dịch ít bị sai sót và giữ được sự trung thực, chúng tôi xin đón nhận mọi ư kiến đóng góp của quư độc giả. Xin chân thành cảm ơn quư vị.
Vài lời Giới thiệu về “Cưỡi cơn Sấm sét”
Vài lời Giới thiệu về “Cưỡi cơn Sấm sét”
của tác giả Richrad Botkin (2009)
https://i.postimg.cc/PvGwJKN2/Richard-Botkin.jpg (https://postimg.cc/PvGwJKN2)
Richard Botkin
Cuốn sách 652 trang với 42 chương nhỏ liên kết —“Ride the Thunder”— của tác giả Richard Botkin theo như nhận định của bài viết với tựa đề “Finally! A war story the state-run media hate to reveal” (Cuối cùng ! Một câu chuyện về Chiến tranh mà giới Truyền thông của Nhà nước Căm ghét không muốn Tiết lộ”) trên trang mạng WorldNetDaily Exclusive của tác giả Chelsea Schilling vào ngày 5/07/2009, là một phản ảnh tiêu biểu, mạnh mẽ về sự nhận thức mới của dân chúng Mỹ trước những sự thật vốn bị ém nhẹm bởi chính quyền Nixon lúc bấy giờ. Và tác giả bài viết trên đă nhấn mạnh thêm sau tựa đề với ngay câu đầu: “Forget what you think you know, here’s the real Vietnam account” (“Hăy quên đi điều ǵ bạn nghĩ là bạn biết, đây là bài tường thuật thật sự về vấn đề Việt Nam”).
Qua đó, người ta có thể h́nh dung ra rằng chắc chắn có những ǵ rất bí ẩn trong cuốn sách đó của tác giả Botkin. Từ phần đầu, tác giả đi một ṿng lịch sử sơ lược về miền Nam Việt Nam, cũng như những ảnh hưởng phổ biến từ Hoa Kỳ lan tràn vào miền Nam lúc đó qua phong trào hippie và những loại âm nhạc khác lạ, kỳ quái nhưng được ưu chuộng theo hoàn cảnh thời đại lúc bấy giờ. Tác giả cũng phát họa khá nhiều về nền văn hóa Mỹ để cho đọc giả có cái nh́n đúng từ nguyên nhân gốc của sự kiện chống chiến tranh hay c̣n gọi là phong trào phản chiến. Và nó không chỉ thu hút giới trẻ Hoa Kỳ, mà c̣n lan tỏa khắp thế giới, ngay cả miền Nam Việt Nam. Từ mục đích ban đầu là phản chiến –mang tính chất kêu gọi ḥa b́nh, chấm dứt Chiến tranh Việt Nam giữa hai miền– nhưng sau nầy trở thành mủi giáo cho Cộng sản dung túng tuyên truyền thêm hầu đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chiến để họ dễ bề chiếm lấy miền Nam Việt Nam hơn là một nền “ḥa b́nh” đích thực giữa hai miền.
Tuy là thế, với hiệp định Paris vào năm 1973 đă kết án tử cho chính quyền miền Nam Việt Nam qua chính bàn tay của một nước từng là đồng minh theo cam kết, Hoa Kỳ và của một nước đầy nham hiểm, ḷng tham, Trung Cộng, những binh lính của Việt Nam Cộng ḥa cũng đă chiến đấu tận lực, hy sinh xương máu từ những vùng xa xôi cực bắc của miền Nam Việt Nam –nhưng ít mấy ai để ư đến, nói chi đến hiểu biết, ngoại trừ vài tờ báo nhỏ chạy tít hàng đầu giữa biển sa mạc truyền thông to lớn, đầy uy thế, nhưng không bao giờ quan tâm đến. Bởi lẻ, những sự kiện đó không được xem là thích ứng với t́nh h́nh “nóng bỏng” ở quê nhà của họ. Có nghĩa là không đáng quan trọng ! Mà c̣n bị hạ thấp hơn mức quan trọng tối thiểu của sự kiện. Họ chỉ muốn một điều là phải chấm dứt chiến tranh dù là bỏ cả miền Nam Việt Nam, cả những ǵ mà chính phủ Hoa Kỳ từng tuyên bố cam kết, bỏ mặc Quân đội VNCH có đủ vũ khí hay không. Những điều đó, bấy giờ là chuyện của miền Nam Việt Nam, chẳng dính líu ǵ đến Hoa Kỳ nữa. V́ họ muốn và rất muốt rút hết tất cả quân nhân chiến đấu của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt.
Nhưng cuộc chiến có thực sự đă chấm dứt đối với Mỹ hay không, là điều mà tác giả muốn gởi ư tưởng đến đọc giả. Bởi v́ vết thương đó ăn đă quá sâu vào da thịt những sĩ quan VNCH sau những cuộc cải tạo trả thù của Cộng sản kéo dài những đến hơn 10, 12, 15 năm, sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam. Những vết thương sống động đó gợi lại những vết thương vốn tưởng đă lành mặt, tiềm ẩn trong những cựu quân nhân Hoa Kỳ, bao gồm cả những cựu quân nhân từng là thành viên trong phong trào phản chiến ở Mỹ.
Một cuốn sách có khả năng đánh đổ những ư tưởng quá hời hợt của quần chúng Mỹ mà qua đó tạo nên sức ép nặng nề cho cuộc rút quân ào ạt của Hoa Kỳ. Thậm chí, xoa tay sạch sẽ trước vấn nạn viện trợ về vũ khí của chính quyền ông Thiệu để chống lại mưu đồ của kẻ thù chung của thế giới tự do là Cộng sản quốc tế. Và trong đó, tác giả nêu cao những tinh thần chiến đấu của một số quân nhân TQLC tiêu biểu của Hoa Kỳ, những người dám hy sinh v́ chính nghĩa và những quân nhân TQLC Việt Nam nói riêng, những người chấp nhận gian khổ và sẵn sàn hy sinh cho đất nước ḿnh v́ họ luôn tin tưởng rằng cơ hội giành được chiến thắng cũng không xa trừ khi Hoa Kỳ vẫn giữ được sự kiên nhẩn trong sự hỗ trợ cho họ.
Những suy tư đó được phản ảnh qua 3 nhân vật chính là Đại úy John Ripley, Trung tá Gerry Turley, và Thiếu tá Lê Bá B́nh thuộc Quân đoàn TQLC. Ḷng vào những khoảng thời gian sôi động đó là những h́nh ảnh gia đ́nh thân yêu của họ, những cuộc sống thật, những nền văn hóa khác nhau. Và cuối cùng là những sự thật về một nước Việt Nam sau ngày được gọi là “thống nhất” mà những người Mỹ phái tả cũng phải im hơi lặn tiếng hay nói đúng hơn là những gi mà họ cổ vũ trước đây hoàn toàn không mang chút ǵ là “Danh dự và Ḥa b́nh” cho Hoa Kỳ hơn là sự cay đắng kéo dài, khắc sâu trên Bức tường Đen tưởng niệm cho những chiến binh Mỹ đă hy sinh cho Chiến tranh Việt Nam mà qua đó khiến cho những quân nhân Mỹ c̣n sống luôn măi cảm thấy một sự ân hận khó tả nào đó. Và điều đó càng ngày càng gia tăng hơn khi làn sóng “Thuyền nhân” Việt Nam vượt biên t́m tự do với khoảng hơn phân nửa số người không bao giờ đến được bến bờ, và tiếp theo sau là làn sóng “H.O.” của những cựu sĩ quan, nhân viên chính quyền xưa kia của miền Nam Việt Nam mang thêm làn gió sự thật xua đuổi đám mầy mù luôn bám lấy trong đầu những người dân Mỹ về cái nh́n quá sai lạc trong Chiến tranh Việt Nam.
Dù là thế nào khi kết cuộc, th́ những lỗi lầm nào đó mà chính quyền Hoa Kỳ gây ra cho miền Nam Việt Nam cũng sẽ là một hiện t́nh khốn nạn nhất mà nó chỉ muốn lăng quên. Nhưng lịch sử không cho phép dân chúng Mỹ luôn bám lấy những cái nh́n sai lầm về Chiến tranh Việt Nam và v́ thế cuốn sách “Cưỡi cơn Sấm sét“ như là một vị thẩm phán đang chất vấn chính lương tâm của họ.
MNYN
CƯỠI NGỌN SẤM
Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam
Trịnh B́nh An
https://i.postimg.cc/ZCWDN5fg/cuoingonsam2.jpg (https://postimg.cc/ZCWDN5fg)
Cưỡi Ngọn Sấm kể lại câu chuyện có thật về t́nh “huynh đệ chi binh” hiếm có của một toán nhỏ cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Ḥa trên một mặt trận hết sức đặt biệt của Chiến Tranh Việt Nam: Quảng Trị – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của cả hai bên nên dù bị đẩy vào một hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt họ vẫn làm nên một chiến tích lẫy lừng: chặn đứng bước tiến của Cộng quân tại cầu Đông Hà.
Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong trận đánh 1972 đă thể hiện trọn vẹn trên khắp các vùng bị Cộng quân tấn công. V́ thế phải cần nhiều cuốn sách mới có thể ghi nhận đầy đủ về t́nh h́nh chiến sự cũng như về nhân cách của các chiến sĩ đă tham gia trận đánh.
Riêng tác phẩm “Ride The Thunder” của Richard Botkin chú trọng tới mặt trận Quảng Trị – Đông Hà trong đó câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính: Trung Tá Gerry Turley, Đại Úy John Ripley và Thiếu Tá Lê Bá B́nh.
https://i.postimg.cc/pyJnBfS5/cpt-John-Ripley-Lt-Col-Gerald-Turley.jpg (https://postimg.cc/pyJnBfS5)
Trung Tá Gerry Turley có mặt trong Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Ái Tử hai ngày trước cuộc tấn công trong một cuộc viếng thăm b́nh thường dự tính chỉ chừng vài ngày. Nhưng khi cuộc chiến nổ ra, ông được cấp chỉ huy gọi riêng và trao cho quyền tạm thời đảm trách toàn bộ hoạt động tại trung tâm này.
Đại Úy John Ripley vốn là một “skipper”- sĩ quan chỉ huy, của Đại Đội Lima 6 TQLC Hoa Kỳ tại VN. Ông trở thành cố vấn cho Tiểu Đoàn 3-Sói Biển TQLC cuối năm 1971. Ông đă sát cánh với hơn 700 chiến sĩ VNCH đồn trú tại căn cứ Alpha 2 nằm trong tỉnh lỵ Đông Hà.
https://i.postimg.cc/gw1BNFns/ttlebadinh.jpg (https://postimg.cc/gw1BNFns)
Trung Tá Lê Bá B́nh
Trung Tá Lê Bá B́nh tŕnh diện Tiểu Đoàn 3 TQLC cuối năm 1962 với chức vụ thiếu úy và đă tham dự nhiều trận đánh trên khắp các vùng chiến thuật. Ông từng được huấn luyện tại Trường Căn Bản Quantico tại Virginia năm 1964. Năm 1972, ông giữ chức vụ Thiếu Tá -Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 3 TQLC.
Trận chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” (tên tiếng Anh: Eastern Offensive) là một kế hoạch táo bạo của Bắc Việt nhằm đánh một trận quyết định để tiêu diệt nền Cộng Ḥa miền Nam đang mất dần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Giữa trưa ngày 30 tháng Ba 1972, quân đội Bắc Việt đă phối hợp bộ binh, thiết giáp, pháo binh cộng thêm hệ thống pḥng không tối tân nhất của Liên Xô đă viện trợ, đồng loạt tấn công 12 căn cứ quân sự VNCH trải dài từ Đông sang Tây trong vùng phi quân sự và từ Bắc xuống Nam sát với biên giới Lào. Những đợt pháo kích đầu tiên nhắm vào các vị trí pháo binh VNCH mà chúng đă rơ. Đàng sau những cuộc pháo kích là hơn 30.000 lính Bắc Việt và – lần đầu tiên tại VN – xuất hiện hàng trăm chiến xa T-54 và PT-76 do Liên Xô cung cấp. Không chỉ hạn chế ở các mục tiêu quân sự, Cộng quân c̣n pháo kích vào các khu đông dân cư nhằm gieo rắc hoảng loạn và phá chặn các mạng lưới giao thông quan trọng, từ đó làm chậm thêm phản ứng của Quân Lực VNCH.
https://i.postimg.cc/cCsVkZ99/mtmuahe72-Quang-Tri.jpg (https://postimages.org/)
Với t́nh h́nh chiến sự thảm hại diễn ra khắp phía Bắc Vùng I Chiến Thuật, Tướng Vũ Văn Giai ra lệnh cho những người Mỹ phải rút ra khỏi TTHQCT Ái Tử. Riêng Trung Tá Gerry Turley, với tư cách là sĩ quan Hoa Kỳ thâm niên nhất, phải ở lại điều hành công việc với một nhóm nhỏ và tiếp tục hướng dẫn các hỏa lực yểm trợ cho đến khi nào tổng hành dinh mới được thiết lập xong. Dĩ nhiên Turley không đồng ư với quyết định ấy với lư do ḿnh chỉ là “một thằng TQLC ghé thăm”. Thế nhưng, cuối cùng “gă TQLC” này vẫn phải nhận lănh trọng trách.
Rạng sáng ngày Chúa Nhật-Lễ Phục Sinh, khi 10 căn cứ hỏa lực lớn đă bị Cộng quân chiếm đoạt, khi xe tăng địch đă tàn phá hết phía bắc sông Cam Lộ-Cửa Việt, khi trong vùng chẳng c̣n mục tiêu nào đáng cho chúng tấn công nữa, Trung Tá Turley nhận ra rằng mũi nhọn tiến công của chiến xa và bộ binh Bắc Việt đang nhắm thẳng tới Đông Hà. Nếu chúng vượt qua được cây cầu này th́ toàn bộ tỉnh Quảng Trị, và rồi Huế, sẽ lọt vào tay bọn chúng. Không cần suy tính lâu, Turley quyết định: bằng mọi giá phải phá nổ cây cầu Đông Hà. Trớ trêu thay, v́ thời tiết xấu không thể xử dụng lực lượng Không Quân để ném bom, do đó cách duy nhất là phải có người trèo lên cầu và đặt chất nổ.
Cầu Đông Hà đă được xây mới bởi “Toán Ong Biển” – một tiểu đoàn Công Binh Hải Quân Hoa Kỳ, vào năm 1967. Đó là một con “mănh long” kiên cố có bộ khung bê tông và thép khổng lồ với những phiến gỗ chắc nịch. Để chống lại sự phá hoại của bọn đặc công, những hàng rào xích sắt và dây kẽm gai được dựng lên dày đặc dưới gầm cầu. Muốn phá hủy cây cầu ấy dù trong lúc b́nh thường cũng không hề là điều dễ dàng, nên khi ra mệnh lệnh cho toán Alpha 2–B́nh/Ripley: “somehow destroy the bridge”, Turley hiểu rơ rằng ông đă kư vào bản khai tử cho họ.
Để đến gần Cầu Đông Hà, toán Alpha 2 đă bắn hư một chiếc xe tăng T-54. Khi thấy Cộng quân không tỏ dấu hiệu tiến lên thêm, John Ripley, Jim Smock và Lê Bá B́nh nhanh chóng chạy tới chân cây cầu. Bộ ba chỉ có chưa đầy 4 tiếng đồng hồ và 500 pound thuốc nổ để thực hiện sứ mạng. Ripley từng được huấn luyện tại trường US Army’s Ranger School. Tại đây, ông đă được học về cách xử dụng chất nổ. Do đó, trong toàn thể binh sĩ nhóm Alpha 2, Ripley là người duy nhất biết cách phá hủy cây cầu. Trước tiên, Ripley đu người qua những hàng rào kẽm gai sắc lẻm. Sau khi nhận khối thuốc nổ do đồng đội chuyển qua rào, ông phải thực hiện công việc khó khăn nhất: leo lên cầu. Với sức mạnh và sự dẻo dai không ngờ, Ripley bám lấy những thanh sắt chữ I, đu người lên, và cuối cùng, ḅ vào trong khoang cầu. Bên dưới cầu là ḍng nước sông chảy xiết, sẵn sàng cuốn phăng đi kẻ nào không may tuột tay rớt xuống. Phải mất 12 lần “đánh đu tử thần”, Đại Úy John Ripley mới đặt được hết toàn bộ khối thuốc nổ dọc theo cầu. Bốn tiếng đồng hồ tưởng chừng vô tận! Và rồi đất trời rung chuyển với một tiếng nổ vang dội. Ngày 2 tháng Tư năm 1972, Cầu Đông Hà bị phá hủy.
“Cưỡi Ngọn Sấm”, tuy nhiên, không phải là câu chuyện chỉ có cơ bắp và hành động, cũng không phải là truyện ca ngợi vài đấng anh hùng theo kiểu phim Viễn Tây. Để kể lại thấu đáo“Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam” th́ bên cạnh những nhân vật sáng chói như Turley, Ripley, Bá B́nh, tác giả đă không bỏ quên những con người khác. Họ là những chiến sĩ Mỹ và Việt như Phillip, Eisenstein, Goggin, Lương, Nhă, Lượm,.. Họ cũng chính là vợ con, cha mẹ của các chiến sĩ đang ngày đêm trông ngóng tin xa như Bunny, Moline, Bành Cầm. Họ c̣n là những người dân bất hạnh vô tên vô tuổi bị Cộng quân tàn sát trên đường chạy loạn mà h́nh ảnh thảm khốc của họ đă đập vào mắt những người lính đang cố thủ tiền đồn. Chính t́nh cảm, suy tư, hành động của những nhân vật tưởng chừng không quan trọng ấy đă tạo nên cái nền vững chắc để rồi trên đó những người anh hùng mới có đủ quyết tâm và dũng khí để làm những điều họ phải làm.
“Cưỡi Ngọn Sấm” – qua 700 trang sách, trong khi kể về Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 nhưng không quên nhắc lại Tết Mậu Thân 1968; trong khi kể về sự thành lập lực lượng Thủy Quân Lục Chiến VNCH nhưng vẫn nhắc đến các cuộc huấn luyện TQLC tại Hoa Kỳ, kể chi tiết về các trận đánh và cũng rất tỉ mỉ trong các vấn đề kỹ thuật. Cuộc sống và tâm tư của thân nhân các chiến sĩ được mô tả cặn kẽ dù đó là Bunny-vợ Turley, Moline-vợ Ripley, hay Bành Cầm-vợ Bá B́nh, cho thấy dù Mỹ hay Việt bất kỳ người vợ lính nào cũng đều phải chịu đựng những thiệt tḥi, lo sợ, đau đớn không khác ǵ nhau.
Những ǵ c̣n đọng lại trong tâm trí những người đă từng thấy, từng nghe, về trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa thường là cảnh tượng kinh hoàng của bom đạn, hỗn loạn và xác chết. Thế nhưng, ít ai biết trong thời khắc đau thương tột cùng ấy đă từng có những câu chuyện cảm động về t́nh người, t́nh chiến hữu mà “Cưỡi Ngọn Sấm: Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam” là một.
***
Người viết bài này thuộc một thế hệ lớn lên sau chiến tranh, trong đời chưa từng nghe một tiếng súng nổ, một tiếng bom rơi dù sống ngay trong ḷng nước Việt từ 1962. Cuộc sống hồn nhiên của đứa nhỏ ấy trong nhiều năm dài có được là do đâu? Nếu như năm 1972 miền Nam bị rơi vào tay Cộng quân th́ nó sẽ ra sao? Những câu hỏi ấy chợt bùng lên sau khi đọc những ḍng máu lệ Ride The Thunder, và rồi cứ ở măi trong đầu…
Phải cần bao nhiêu hy sinh mới có được Tự Do?
Câu trả lời ở những chiến sĩ quyết tâm giữ vững bờ cơi thật đơn giản: Chỉ cần duy nhất một hy sinh – Đó là hy sinh mạng sống của chính ḿnh.
Trịnh B́nh An
Những ngày cuối năm 2014
https://i.postimg.cc/Rq3JkWXX/T-c-gi-Richard-Botkin.jpg (https://postimg.cc/Rq3JkWXX)
Tác giả Richard Botkin
Là cựu Thiếu Tá Thúy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (USMC), từng phục vụ suốt 15 năm (kể cả thời gian trừ bị từ 1980 tới 1995). Hiện đang làm việc cho tổ hợp tài chính Morgan Stanley với chức vụ Senior Vice President, phụ trách phân bộ Quản Trị Tài Sản. Tác giả đă bỏ ra hơn năm năm để nghiên cứu về Chiến Tranh Việt Nam, phỏng vấn hàng trăm nhân vật có liên quan đến cuộc chiến, và cũng đă đến tận Việt Nam để nghiên cứu thêm và quan sát thực tế tại những địa danh như Đông Hà, Quảng Trị, Ái Tử, Khe Sanh.
Một phần tiền bán sách “Ride The Thunder” sẽ được tặng cho hội “Injured Marine Semper Fi Fund”.
Mời nghe Richar Botkin ra mắt sách tại Marines’ Memorial Club.
2013 Meet the Author – Richard Botkin – Extended Version
https://www.youtube.com/watch?v=zwnjNoiN1ag
Nhóm dịch thuật
Lư Văn Quư (California), Nguyễn Hiền (Neitherland), Nguyễn Hoàng Diệu (California) là những cựu sĩ quan Quân Y của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, riêng Trịnh B́nh An(Maryland) lớn lên sau chiến tranh.
Ride The Thunder Movie
Bộ phim tài liệu có diễn viên dựa trên tác phẩm “Ride The Thunder” đă được hăng phim KostersFilms bắt đầu dàn dựng vào tháng Tư 2014 và dự tính sẽ tŕnh chiếu vào cuối tháng Giêng 2015.
Mời ghé thăm trang nhà “Ride The Thunder Movie”
http://www.ridethethundermovie.com/main.html
Mời xem giới thiệu trên YouTube
https://www.youtube.com/watch?v=mWIYPQaGNIw
Cưỡi Ngọn Sấm – Tập I
CreateSpace Independent Publishing – 368 trang – giá 22.26 USD
Mua sách trên trang điện tử: Amazon.com
Hoặc gởi email cho Trịnh B́nh An tại: ustrinhbinhan@gmail.com
https://i.postimg.cc/qhBBp5s8/hinhphim-CNS.jpg (https://postimg.cc/qhBBp5s8)
Chương 1
Hồng Thủy Triều
Bản đồ thế giới đang bị nhuộm đỏ dần. Từ thành tŕ nước Mỹ vào cuối năm 1954 nh́n ra ngoài, t́nh h́nh thế giới không được lạc quan chút nào. Căn bệnh ung thư Cộng sản bất trị đă tấy lên và lây lan với mức độ đáng sợ. Liên Sô, Đông Âu, Trung Cộng, Bắc Hàn và bây giờ là đất nước Việt Nam bị chia cắt với bọn Cộng sản thống trị ở miền Bắc đang thèm khát nḥm ngó xuống miền Nam và có lẽ sang cả Lào và Căm-Pu-Chia nữa. Số lượng các dân tộc bị nô lệ tăng dần lên làm lu mờ đi niềm vinh quang của cuộc chiến thắng toàn diện từ sau Thế Chiến Thứ Hai.
Trong khi chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ và biến dần đi th́ khoảng trống về chính trị và kinh tế đă tạo ra một thế giới thứ ba trong chiều hướng thù địch với sự h́nh thành non yếu của nền kinh tế tự do và đối với các chính phủ được bầu lên theo thể thức dân chủ. Dưới quan điểm của người Mỹ, khối liên kết Liên Sô-Trung Cộng tựa như một con quái vật khát máu, dị dạng đang nuốt chửng tất cả những ǵ nằm trên đường đi của nó và đang t́m mọi cách để mở rộng ảnh hưởng bằng cách xuất cảng tràn lan chủ nghĩa Mác-xít, giúp các phong trào nổi dậy và cái gọi là "chiến tranh nhân dân."
Tương tự như sự kiện Trân Châu Cảng đă lay động Hoa Kỳ thức tỉnh để ra khỏi sự cô lập và đă thúc đẩy đất nước này một cách toàn diện, tuy không tự nguyện, vào vai tṛ lănh đạo của Thế Giới Tự Do, t́nh h́nh thực tế sau sự kết thúc của các cuộc xung đột lớn vào tháng 9 năm 1945 là yếu tố buộc anh chàng "khổng lồ" miễn cưỡng này phải thận trọng và đầu tư lâu dài của cải, tài nguyên nhân lực ở những mức độ chưa từng thấy hoặc ở mức cần thiết không tưởng tượng nổi nếu trong thời b́nh.
Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong Thế Chiến Thứ Hai, quá lớn và ṃn mỏi đối với tất cả các công dân Mỹ trên mọi phương diện rất khó mà xác định hay định lượng nổi toàn bộ, đă tạo ra các tiêu chuẩn mới để từ đó các hoạt động quân sự trong tương lai cũng như các phương cách đo lường thắng bại phải được xem xét lại.
Kinh nghiệm trận chiến Triều Tiên mà nước Mỹ tham dự từ tháng 6/1950 cho đến khi đạt được một cuộc ngưng bắn mong manh vào tháng 7/1953 hết sức khác biệt với niềm vinh quang toàn diện của Thế Chiến Thứ Hai mà người Mỹ vẫn c̣n mang trong ḷng. Với cái giá phải trả là hơn 54 ngàn binh lính bị thiệt mạng, hơn 8 ngàn người mất tích v́ công vụ và hàng trăm ngàn người khác bị thương, người Mỹ b́nh thường không có niềm tự hào v́ không thể tuyên bố đó là một sự chiến thắng được. Người nào lạc quan lắm cũng chỉ có thể quan niệm rằng ít nhất nước Cộng Ḥa Đại Hàn vẫn c̣n đứng vững và sự hiện diện của Hạm đội thứ bẩy tại eo biển Đài Loan đă chận đứng các âm mưu của Cộng sản muốn thôn tính Trung Hoa Quốc Gia và có thể ngay cả Nhật Bản nữa. Trong khi sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản đă tạm bị ngăn chận tại vùng Bắc của lục địa Á Châu th́ căn bệnh ung thư tương tự lại bắt đầu phát triển về phía Nam.
Cha của Lê Bá B́nh là người đă tác động nhiều nhất đến ước muốn của anh là được trở thành một sĩ quan trong Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến mới được thành lập.
Ông tên là Lê Bá Sách, sinh năm 1910 tại một làng gần Hà Đông, một thị trấn nông thôn hơi chệch về hướng Nam và Tây của Hà Nội. Thấy ông là một thanh niên thông minh, gia đ́nh đă lo cho ông đi Pháp vào cuối thập niên 1920 để theo học tại một trường đại học kỹ thuật và nhận được bằng kỹ sư. Sau khi trở về Việt Nam vào đầu thập kỷ 1930 ông gia nhập lực lượng Hải quân Pháp đóng tại vùng Sài G̣n. V́ là người Việt Nam, cho nên mặc dù có học, nhưng các cơ hội thăng cấp của ông đă bị hạn chế, do đó ông phải phục vụ dưới khả năng của ḿnh như một hạ sĩ quan trên những chiếc tàu thuyền nhỏ của Hải quân Pháp đồn trú tại đó.
Năm 1930 mẹ vợ của ông Sách chuyển vào sống tại Sài G̣n để trông nom một quán ăn gần vùng Chợ Lớn. Cùng theo với ông Sách vào Sài G̣n là bà vợ mới cưới tên là Cát Thị Dần sinh trưởng từ tỉnh Sơn Tây gần Hà Nội. B́nh được sinh ra năm 1937 và là người con trưởng trong số bốn người con của một gia đ́nh Phật giáo truyền thống.
Một phần đất của Đông Dương thuộc Pháp sau này trở nên nổi tiếng đối với thế giới với tên gọi Việt Nam được tạo nên bằng ba khu vực riêng biệt. Ở phía Bắc, ngay bên dưới và tiếp giáp với Trung Quốc, là xứ Bắc Kỳ với nét đặc điểm địa lư chính yếu tác động đến dân cư là châu thổ sông Hồng. Về phía cực nam là vùng Nam Kỳ. Giống như miền Bắc, đặc điểm chính yếu của nó là khu vực đồng bằng to lớn hơn và là vựa lúa ph́ nhiêu của gịng sông Cửu Long hùng vĩ. Ở giữa hai vùng là miền Trung Kỳ với cái tên Annam là một vùng khó nhọc nuôi dưỡng dân cư ít hơn nhiều, với các cánh đồng dọc ven biển chật hẹp và chúng nhanh chóng biến thành núi rừng nếu ta di chuyển về hướng Đông qua Lào hay Căm-Pu-Chia.
Những kỷ niệm sớm nhất của Lê Bá B́nh lúc c̣n thiếu thời chắc phải bao gồm các hồi ức về sự chiếm đóng của quân đội Nhật. Trên thực tế th́ cái gọi là Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á chẳng mang lại thịnh vượng ǵ cho người dân sinh sống tại Đông Dương. Rất nhiều lần cậu bé B́nh đă thấy những tên lính Nhật vung kiếm chặt đứt tay một số người dân ngoài phố chợ Sài G̣n chẳng biết v́ lư do ǵ.
Trong những cuộc du hành trong nước, ông Lê Bá Sách đă tận mắt chứng kiến một viên sĩ quan Nhật dùng kiếm chặt chân một ông già phu xe v́ tội không cung kính hoặc v́ đă di chuyển chậm chạp kém nhiệt t́nh. Tại quê nhà Hà Đông của ông có một phụ nữ lớn tuổi vốn đă từng bán gạo cho đạo quân Nhật Hoàng dùng để nuôi ngựa. Khi có một con ngựa trong đám bị chết sau khi ăn gạo do bà bán, bà già bị lôi ra và nhét tươi vào bụng mổ toang của con vật đă chết. Sau khi nhồi nạn nhân vào bụng xác con vật xong, bọn lính khâu lại và đứng chung quanh cười giỡn khi thấy xác con vật quằn quại với nhịp độ yếu dần khi bà già bị chết ngạt bên trong. Người dân xứ Đông Dương đă học một bài học đắt giá là quan thầy thực dân Pháp của họ không phải là siêu nhân. Khi làn sóng chiến tranh chuyển hướng bất lợi cho người Nhật và ṿng vây các tiềm thủy đĩnh Hoa Kỳ chung quanh các ḥn đảo Nhật Bản siết chặt dần, nhu cầu phải nhập cảng lương thực tăng vọt lên. Người Nhật thâu tóm hết ngũ cốc từ những vựa lúa mầu mỡ của sông Hồng và, ở mức độ thấp hơn, từ vùng sông Cửu Long để chuyển về nước. Tuy không có những thống kê chính xác nhưng các ước tính hợp lư cho biết trong giai đoạn 1944-1945 chỉ riêng miền Bắc đă có khoảng hai triệu trong số 10 triệu ngựi dân đă thiệt mạng từ nạn đói gây ra bởi kẻ xâm lược và nạn hạn hán lại c̣n làm cho t́nh h́nh tồi tệ thêm. So với Trung Hoa lúc đó cũng phải chịu đựng cảnh khốn cùng trong tay người Nhật, Việt Nam có lẽ đă phải trả cái giá cao hơn cho việc bị ép buộc gia nhập vào khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á. (Các sự phỏng đoán được chấp nhận cho thấy số lượng người Trung Hoa bị thiệt mạng trong Thế Chiến Thứ Hai vào khoảng 10-12 triệu người kể cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Với một dân số khoảng 500 triệu vào lúc đó, gần 2% người Trung Hoa đă chết. Dân số Việt Nam ước tính cho ba miền Bắc, Trung và Nam vào khoảng gần 30 triệu mà đă có tới từ một đến hai triệu người chết tức từ ba đến sáu phần trăm dân số bị thiệt mạng. [Theo các nguồn tài liệu khác nhau]).
Trong cuộc họp cuối cùng của nhóm Tam Cường tại Postdam vào tháng 7/1945, Truman, Stalin, Churchill và các ban tham mưu của họ đă làm nhiều hơn là chỉ bàn thảo việc t́m kiếm kết quả cuối cùng cho cuộc chiến tại Âu Châu cũng như hoàn thiện chiến lược đánh bại nước Nhật. Trong các vấn đề phụ thuộc đối với các nước khác nhưng lại có ảnh hưởng đối với Đông Dương là thỏa thuận khi cuộc chiến chấm dứt tại vùng Thái B́nh Dương. Quân đội Trung Hoa Quốc Gia sẽ giải giới quân đội Nhật tại miền Bắc xuống tới vĩ tuyến 16. Ở phía Nam, công việc tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật sẽ do các đơn vị của quân đội Anh quốc trong đó có cả binh lính Ấn Độ đảm nhận.
B́nh nhớ lại sự xuất hiện của người Anh và đồng minh người Ấn khi họ đến Sài G̣n. Hai nhóm rất khác biệt với nhau. Nhóm người Anh, mệnh danh là "Tommies" rất vui vẻ, thân thiện và thoải mái trong những lần tiếp xúc với trẻ em Việt Nam. Mặc dù không biết một chữ tiếng Anh nào nhưng B́nh nhận ra ngay một nụ cười và chắc chắn là rất thích thú với cái kẹo mà những người lính trẻ ném cho đám trẻ con đang theo đuôi từng đoàn. Khác với người Anh, và có lẽ v́ họ cũng đến từ một quốc gia nghèo nên người Ấn có vẻ tính toán hơn, tằn tiện, lầm ĺ và chẳng cần biết họ có được cảm t́nh của chủ nhà nghèo hèn người Việt hay không.
Dường như có một yếu tố bất biến trong hơn hai ngàn năm lịch sử được ghi lại của Việt Nam là các cuộc đấu tranh, xung đột, gian khổ và đau buồn quá liên tục đă làm cho con người trở thành quen thuộc luôn với nó. Nước Việt Nam h́nh như lúc nào cũng có chiến tranh, cho dù là chống người Chàm từ Căm-Pu-Chia, người Tầu tràn xuống từ hướng Bắc, hay giữa các bộ tộc Nguyễn và Trịnh trong những trận chiến cốt nhục tương tàn với nhau. Lịch sử dân tộc này suốt hai ngàn năm đầy rẫy các vị anh hùng và anh thư trong cuộc chiến bảo vệ lănh thổ chống giặc ngoại xâm.
Khởi đầu bằng hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn là những người đă chiến đấu và thành lập một vương triều trải dài đến vào tận trong miền Nam nước Tầu vào thập niên 40 trước Công Nguyên, đến Triệu Ẩu vào thế kỷ thứ ba, một phụ nữ Việt Nam tương tự như nữ anh hùng "Jeanne d'Arc" của Pháp, rồi đến Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Thánh Tông cho đến Phan Đ́nh Phùng, văn hóa nước Việt gồm thật nhiều các nhân vật nam và nữ đầy dũng cảm, gan dạ mà gương hy sinh được truyền bá đến tất cả các thế hệ trẻ về sau.
Gần đây hơn cuộc đấu tranh chuyển qua chống lại người Pháp rồi tiếp theo là người Nhật. Nay quân Nhật sửa soạn rút đi, chưa rơ đến lượt kẻ thù nào sẽ thế vào chỗ trống đă được tạo ra. Sự đau khổ, đói kém và chết chóc là những chuyện thường ngày trong chuỗi nhân sinh tại Việt Nam như thể việc sinh ra, niềm vui và sự thỏa măn vậy. Ai có thể khẳng định đời sống dưới thời kỳ Nhật là khổ nhất?
Có thể đúng như vậy thật. Những người không bị mất mạng ngay v́ nạn đói đă trở nên yếu ớt và dễ bị mắc bệnh hơn. Vào năm 1946, một cơn dịch cúm đă cướp đi rất nhiều nạn nhân. Trong số đó có mẹ của B́nh đă chịu đựng căn bệnh trong ba ngày trời trước khi qua đời để lại người chồng, B́nh, đứa em trai và hai em gái của B́nh trong một tương lai không lấy ǵ làm chắc chắn.
Sau khi chịu thất trận nhục nhă dưới tay người Đức trong Thế Chiến Thứ Hai, nước Pháp chỉ lăm le muốn đưa các thuộc địa cũ của ḿnh về lại t́nh trạng tiền chiến. Trong khi nước Anh cùng chia sẻ ư định đó th́ người Mỹ không có khuynh hướng phục hồi lại chế độ thực dân của thế giới cũ. Tuy nhiên v́ làn sóng chủ nghĩa Cộng Sản đang dâng lên trên lục địa châu Á nên dường như không có nhiều sự chọn lựa lắm. Hồ Chí Minh được xem như là một viên gạch nữa đắp thêm vào khối đá Cộng sản đang lớn mạnh dần. Ngoài ra sau khi bị mất Trung Hoa và tiếp theo là trận chiến ở Triều Tiên, sự hỗ trợ của nước Mỹ đối với người Pháp là một sự chọn lựa tất nhiên và khẩn cấp.
Phong trào người Việt Quốc Gia nóng ḷng đấu tranh tháo bỏ ách thực dân trên thực tế đă diễn ra từ trước khi quân đội Nhật nắm quyền hành tại vùng Đông Dương thuộc Pháp. Hồ Chí Minh mà sau này được thế giới coi như là đại diện của chủ nghĩa quốc gia Việt Nam thực chất chỉ là nhân vật c̣n sót lại sau khi đám lâu la của hắn đă ám sát hết những ai có thể là mối đe dọa cho vai tṛ lănh tụ của hắn ở phía Bắc. Tại miền Bắc, nhất là sau chiến tranh, các phong trào quốc gia không theo Cộng sản hoặc là bị thanh trừng một cách tàn bạo bởi tay sai của Hồ Chí Minh, hoặc phải hợp tác với người Pháp và bị mang tiếng tiếp tay cho ngoại xâm. Cộng sản chẳng khó khăn ǵ tuyên truyền khép tội những người chống đối bọn chúng là họ đánh mất chính nghĩa và không thật ḷng yêu nước. Chúng cho rằng những người này chỉ là công cụ và bị Pháp giật dây, mà trong một vài trường hợp điều đó lại đúng. Những lời kết tội này cũng được áp dụng đối với người Mỹ và những người nhận sự giúp đỡ của Mỹ từ 1954 trở đi.
Người Pháp ít đầu tư vào việc đào tạo và nâng cao vai tṛ lănh đạo về chính trị và quân sự của người dân Việt Nam thành thử vai tṛ chỉ huy có vẻ đi theo thuyết Darwin tức luật sống c̣n của sự tàn nhẫn, xảo quyệt và tham nhũng trong cả miền Bắc lẫn miền Nam.
Các phong trào quốc gia khắp lục địa Á Châu có vẻ được kích thích từ sau chiến thắng của nước Nhật đối với người Nga vào năm 1905. Không có nơi nào mà dân bản xứ lại nóng ḷng giành độc lập mạnh hơn là Đông Dương. Tuy nhiên ngoại trừ mục đích chung là đánh đuổi người Âu Châu, ít khi có vấn đề nào khác mà các nhóm quốc gia khác nhau lại có thể đồng thuận với nhau. Trong khi người Kinh chiếm khoảng 80% dân số các vùng miền Bắc, Trung và Nam Bộ th́ có vào khoảng 50 nhóm thiểu số khác được phân bổ suốt dải địa dư dài và hẹp của cái quốc gia phôi thai đó. Những người gốc Hoa là nhóm thiểu số lớn nhất. Bao gồm gần 2% dân số, sự tập trung của họ ở những khu vực đô thị và sự thống trị của họ trong ngành buôn bán đă tạo cho họ một sự ảnh hưởng vượt mức tương xứng với dân số. Những người Thượng, H'mông, Nùng, và những sắc tộc thiểu số khác thường thấy nhiều hơn ở những vùng biên giới và núi đồi xa xôi.
Tinh thần quốc gia lên cao nhất tại Việt Nam vào cuối những năm 1920. Giới công nhân Việt Nam từ những người thợ trong kỹ nghệ may mặc đến những người phu xích lô đă tổ chức được các cuộc đ́nh công lớn với một vài thành công nhất định. Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội, với khuynh hướng thiên cộng rơ rệt, đă được thành lập bởi Hồ Chí Minh tại miền Nam Trung Quốc vào năm 1925. Tháng Mười Hai năm 1927 Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) được thành lập. Các thành viên bao gồm hầu hết là những sinh viên, công chức cấp thấp, các binh lính, nông dân, và thậm chí có một số điền chủ cũng tham gia [1]. VNQDĐ được phỏng theo mô h́nh Quốc Dân Đảng của Trung Hoa, và bị Cộng sản cho là một đối thủ trực tiếp nhất. Vào tháng Sáu năm 1929 Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD) chính thức ra đời. Cùng với Hồ Chí Minh, những người khác hiện diện ở ngày khởi đầu của đảng bao gồm Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, là những người vốn sẽ đảm nhận những vai tṛ quan trọng trong các vấn đề của Đảng Cộng Sản trong cuộc đấu tranh sắp tới bên cạnh người đàn ông một thời được biết đến như là Nguyễn Ái Quốc hoặc “Nguyễn Patriot.” (Hồ Chí Minh từ lúc đầu được người ta biết đến bằng nhiều tên họ khác nhau).
ĐCSĐD xuất hiện ngay khi cuộc Đại Khủng Hoảng tàn phá khắp toàn cầu. Tại vùng Đông Dương thuộc Pháp sự suy thoái kinh tế toàn thế giới làm gạo và cao su bị mất giá, cũng như ngành xuất cảng bị suy giảm, làm cho biết bao nhiêu người bị mất công ăn việc làm, mất nguồn thu nhập hoặc phương tiện để nuôi sống gia đ́nh. Chủ nghĩa Cộng sản v́ vậy trở nên hấp dẫn và đà ảnh hưởng tăng nhanh đối với những người bị mất định hướng đó.
Các hoạt động chính trị này đă gây được sự chú ư của giới cầm quyền người Pháp, họ đă đầu tư rất nhiều các phương tiện về cảnh sát và quân đội nhằm đàn áp các nhóm quốc gia mới nổi lên. Ảnh hưởng của ĐCSĐD mạnh nhất tại miền Bắc. Trong khi đó tại miền Nam th́ sự phát triển kém hơn v́ có các nhóm khác chia sẻ ảnh hưởng của họ. Với tinh thần chống Pháp và đ̣i độc lập không kém ǵ đảng Cộng sản, Ḥa Hảo và Cao Đài đă thu hút được một tỷ lệ lớn những người yêu nước muốn dấn thân (*)
Khi Đức Quốc xă và Liên Sô kư kết thỏa hiệp bất tương xâm vào tháng 8 năm 1936, nước Pháp ban hành đạo luật đặt đảng Cộng sản và tất cả các đảng phái chính trị khác tại Đông Dương ra ngoài ṿng pháp luật. Hành động này buộc ĐCSĐD phải rút hoạt động về vùng nông thôn và về lâu về dài đă củng cố được lực lượng, đặc biệt là tại miền Bắc [2].
Trong số những khó khăn mà các lực lượng quốc gia c̣n non yếu ở Đông Dương đang phải đối đầu th́ địa dư là một trong những trở ngại ác độc nhất. Từ mỏm cực Bắc của miền Bắc giáp ranh giới nước Tầu cho đến điểm cực Nam của miền Nam Bộ trải dài gần một ngàn mốt dặm, các địa h́nh thay đổi khác nhau và phân vùng tách biệt nhau. Hà Nội và Sài G̣n là hai thành phố lớn nhất vùng Đông Dương nhưng lại cách nhau đến 750 dặm và chỉ được nối với nhau bằng một đường xe lửa tí hon và quốc lộ 1 với nhiều đoạn chỉ là đường ṃn gấp đôi đường xe ḅ mà thôi. Khoảng cách từ Hà Nội đến Sài G̣n giống như khoảng cách giữa các thành phố Denver và St. Louis, Chicago và Charleston, Omaha và Tuscaloosa, Boston và Grand Rapids, Seattle và Santa Cruz, New York và Nashville, Des Moines và Atlanta, hoặc Minneapolis và Little Rock, nhưng cho đến cuối cuộc chiến, vẫn giống như hai thế giới cách biệt nhau. Sự phân cách về địa dư đă tạo cho Cộng sản có cơ hội củng cố lực lượng tại địa phương và trên một b́nh diện nhỏ hơn đối với các nhóm người quốc gia trong miền Nam cũng vậy.
Những sự xáo trộn bởi sự triệt thoái của quân đội Nhật và khả năng tương đối yếu kém của các lực lượng thuộc địa Pháp đă làm cho Hồ Chí Minh và Việt Minh tin rằng họ đă có một cơ hội bằng vàng để hành động. Ngày 28 tháng 8 năm 1945 họ tuyên bố thành lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Hồ Chí Minh được cử làm chủ tịch thứ nhất. Nhằm mở rộng lời kêu gọi, Cộng sản cũng mời Cựu hoàng Bảo Đại tham gia vào chính phủ lâm thời. Những sự kiện tiếp theo đó là hàng loạt các tác động và phản tác động của người Pháp và Việt Minh cuối cùng đă dẫn đến một cuộc chiến tranh mở rộng.
Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng, vốn tách ra từ VNQDĐ, đều nóng ḷng thiết lập một thể chế Cộng ḥa nhưng đều không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản. Mặc dù đă từng liên minh, tuy lỏng lẻo với Việt Minh để chống lại sự cai trị của ngoại bang tại Việt Nam nhưng vào đầu năm 1946 các đảng viên cao cấp cùng với gia đ́nh họ đă bị phe Cộng sản thanh trừng một cách có hệ thống bằng một loạt các hành vi nhằm loại trừ mối nguy hiểm cho sự cai trị của Hồ Chí Minh ở miền Bắc. Trong khi đó th́ họ vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống Pháp.
Xáo trộn về chính trị là một điều tất nhiên do khoảng trống quyền lực quân đội Nhật đă để lại sau khi họ đầu hàng và rút đi. Liền theo đó là sự trở lại của các lực lượng người Pháp với toan tính tái lập lại quyền thuộc địa. Trước sự kiện có các xung đột nội bộ giữa các phe phái quốc gia với nhau th́ Việt Minh tỏ ra mạnh hơn ở miền Bắc, tuy có kém hơn ở miền Nam. Người Pháp không hề có ư định chịu thua Hồ Chí Minh. Những cuộc thương thuyết của hai bên đă tỏ ra vô ích. Trong khi đó th́ các cuộc đụng độ giữa các đơn vị quân sự đôi bên tăng dần lên. Đến tháng 11 năm 1946 th́ mọi cố gắng để đoạt một thỏa thuận về chính trị bị đổ vỡ. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất như chúng ta biết đến bắt đầu. Mọi sự trở nên rắc rối hơn khi Việt Minh tổ chức ám sát đức thầy Huỳnh Phú Sổ, thủ lănh của phe Ḥa Hảo ở miền Nam. Tiếp theo cái chết của ông th́ cả hai phái Ḥa Hảo và Cao Đài đều hợp tác với người Pháp.
Theo truyền thống văn hóa của nước Việt Nam, Lê Bá Sách để tang vợ, đồng thời là mẹ của bốn đứa con trong ṿng ba năm. V́ c̣n trẻ nên ông tái giá vào năm 1949. B́nh, đứa em trai và hai em gái của ông trong những năm sau đó đă có thêm bẩy người em tiếp theo cuộc hôn nhân lần thứ hai của cha ḿnh. V́ là một gia đ́nh có nề nếp nên tất cả đều ḥa thuận với ngựi mẹ kế.
Đối với hầu hết các nền văn hóa Á Châu, ảnh hưởng của Khổng giáo rất mạnh mẽ. Ḷng sùng bái đối với các bậc trưởng thượng, đối với gia đ́nh và giáo dục đặc biệt quan trọng. Con trai được coi trọng hơn con gái và đứa con trai đầu ḷng luôn luôn đứng hạng nhất trong mọi gia đ́nh. Với tư cách là anh cả, nhiệm vụ duy nhất của B́nh lúc c̣n là một đứa bé là đi học. Do đó từ lúc c̣n rất nhỏ B́nh đă đảm nhận nhiệm vụ ḿnh và học hành chăm chỉ.
Nhà của gia đ́nh B́nh thuộc xóm Tân Định, một khu vực được coi tương đương như là "phố chính" của Sài G̣n mà họ có thể tậu được. Khá gần trung tâm thành phố, chỉ cách sông Sài G̣n vào khoảng vài con đường, đó là một nơi chốn ấm cúng, an toàn cho ông Lê Bá Sách tạo mái ấm cho bà vợ mới cưới và nuôi nấng 11 người con của họ.
Căn nhà của ông Lê Bá Sách khá điển h́nh theo tiêu chuẩn người Việt Nam. Vào thời gian đó có thể gọi họ thuộc thành phần cao của giai cấp trung lưu. Ở tầng trệt ngó ra một cái hẻm hẹp, xe đạp của cả nhà được dựng ngay bên ngoài, chừa đường đi và nằm trong khuôn viên căn nhà. Giày dép luôn luôn để phía ngoài cửa cái rộng và xếp hàng ngay ngắn. Khu vực mà khách khứa hay bạn bè đến chơi và gian bếp chiếm gần hết cái tầng trệt này. Cả nhà ngủ trên tầng hai và ba, tuy nhiên họ cũng giữ một cái bàn thờ truyền thống phía ngoài trên tầng hai, một loại bàn thờ rất thông dụng trong các gia đ́nh Việt Nam dù giàu hay nghèo. Nhang đèn được thắp thường trực và các di ảnh được sắp xếp tùy theo mức độ quan trọng của những người đă quá cố.
Các con hẻm hẹp dẫn ngược từ lộ chính vào được chia ra nhiều ngơ ngách khác khá tối tăm nhưng mở ra vùng trời bên trên. Khoảng đất trống chỉ được chiếu sáng khi mặt trời lên đỉnh đầu lại là khu vực vui chơi chính cho hàng chục đứa trẻ con từ hơn hai chục căn nhà cùng chung con hẻm này. Lối vào duy nhất có một cái cổng hẹp khá chắc chắn, tuy ít khi nào được đóng lại nhưng có thể khóa lại nếu cần. B́nh và đồng bọn thường có nhiệm vụ canh gác nó để chống lại các băng đảng bên ngoài xâm nhập vào trong những lần chơi đánh lẫn nhau. Chúng không dè rằng chính những cái cổng này, rất thông dụng trong khắp các phố ở mọi nơi trong thành phố lại có một tầm mức chiến thuật quan trọng trong cuộc pḥng thủ thực sự để chống lại sự xâm nhập của Việt Cộng trong cuộc công kích Tết Mậu Thân năm 1968.
Bàn tay vô h́nh của kinh tế tự do rất rơ ràng tại các đường phố Tân Định cũng giống như ở Denver, Detroit, Paris hay Amsterdam vậy. Cũng được thể hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả. Những người bán hàng rong đủ loại đứng rao bán quần áo, nồi niêu xoong chảo, các loại thức ăn và đồ gia vị, gạo bún, trái cây và rau quả trồng tại chỗ, đủ các loại cá bắt gần đó, cũng như thịt lợn và thịt gà xẻ tại chỗ trong xóm. Nếu có một chiếc xe đạp hay đồ đạc máy móc nhỏ cần sửa chữa th́ có sẵn thợ hàn thợ tiện chữa ngay trên vỉa hè. Nếu có vài đồng trong túi, một đứa bé không bao giờ chịu đứng xa nơi bán nước giải khát hay gánh hàng rong. Những người bán hàng rong trái cây liên tục rảo bước trên các con đường, đẩy những chiếc xe ba gác chứa đầy xoài mới hái, đu đủ, sầu riêng và mít tươi. Nếu khát nước th́ đă có sẵn những người bán nước dừa tươi mát lạnh có thể uống thẳng từ những trái dừa đă gọt vỏ bằng những cái ống hút nhỏ. Trẻ con và cả người lớn dễ tính có thể thưởng thức những ly nước mía được ép từ những thân cây mía nhỏ gọt sạch chạy qua những cái máy ép trên lề đường. Những cái máy này này cô đọng được mùi vị thơm ngọt tự nhiên của mía, nhưng cũng làm cho bệnh sâu răng rắc rối thêm.
Công việc buôn bán quay nhanh theo tốc độ đạp mạnh mẽ của những người đàn ông gân guốc, lực lưỡng già cũng như trẻ. Họ có thể chuyên chở và lèo lái những khối nặng kinh hồn cùng những đồ vật đủ loại h́nh dáng mà bằng cách nào đó họ đă xếp lên được những chiếc xe đạp hay chồng chất trên xe xích lô. Mặc dù không mấy ai thật sự cao lớn khỏe mạnh nhưng đối với tất cả những người tháo vát và chịu khó làm lụng th́ luôn luôn vẫn có cái mà ăn. Các con đường chạy ngang khu Tân Định sống động sinh hoạt buôn bán suốt ngày. Ngay cả về đêm, thành phố cũng không bao giờ ngủ mà sinh hoạt dường như chỉ chùng xuống mà thôi.
Bọn trẻ không màng đến các vấn đề chính trị với tất cả những ǵ đang xảy ra trên khắp nước Việt Nam và tại Sài G̣n mà chỉ chú tâm vào việc học hành và nô đùa với chúng bạn cùng xóm. Người thân thiết nhất với B́nh là đứa em tên An, kém hai tuổi. An và B́nh kết bè với những đứa khác trong xóm thành một trong hai nhóm băng đảng. Với lứa tuổi đó và trong thời kỳ ấy th́ mục đích của bọn chúng chỉ là vui chơi, tranh đua về thể thao và chơi những tṛ trận chiến giả. Nếu có lỡ làm đổ máu th́ chỉ là vô t́nh hay hăng máu quá mức mà thôi. Sự thiếu thốn về vật chất hay không có sẵn những loại đồ chơi được sản xuất trong nhà máy không hề làm giảm bớt tính sáng tạo của trẻ con vùng Tân Định.
B́nh, An và lũ trẻ Tân Định suốt ngày đá banh trong các ngơ hẻm và trên những băi trống dọc theo bờ sông bằng những trái banh cao su được sản xuất trong xóm. Giống như những đứa trẻ khắp nơi trên thế giới, trẻ con Việt Nam cũng chơi bắn bi không chán nhưng điểm khác biệt là viên bi được giữ bằng ngón tay giữa và kéo ngược lại bằng tay kia để tạo ra sức bật.
Đầy sáng kiến hơn nữa, bọn trẻ Tân Định đi thu nhặt những bao thuốc lá bỏ đi làm bằng giấy cạc tông mỏng nhưng khá cứng. Chồng những cái bao thuốc lá này lên nhau, chúng đứng lui ra sau và cố gắng tạt bằng cục đá hay ḥn sỏi. Tương tự như những viên bi, các bao giấy nhỏ này trở thành những tài sản và sở hữu riêng của những tay xạ thủ lỗi lạc, cũng là một cách để đánh giá mức sắc bén về thể chất và sự khéo tay. Đối với hầu hết bọn trẻ trong nhóm th́ bản năng chơi những tṛ chơi về chiến tranh là điều đương nhiên. Cậu bé B́nh và băng nhóm suốt ngày đi rảo trong xóm mang theo súng giả đẽo từ những khúc gỗ có thể bắn ra những sợi giây thun với độ chính xác khá cao.
Thú vui nghe nhạc thu thanh và radio th́ nằm ngoài tầm tay của hầu hết người dân Đông Dương vào khoảng thời gian cuối thập niên 1940 và đầu 1950. V́ vậy nhà của cái gia đ́nh giàu nhất vùng Tân Định mà ông chủ là một người làm công cho chính phủ Pháp được cả xóm chiếu cố bu lại mỗi khi cái máy nhạc Victorola được lên dây cót hoặc cái radio được vặn lên. Mặc dù âm nhạc là một điều ǵ mới mẻ được du nhập từ Pháp hay Mỹ, và bản nhạc có thể chỉ là một bản nhạc xưa, dân ca, hay t́nh ca khá đặc thù đối với người dân ba miền Bắc Trung hay Nam, nhưng những người lớn tuổi lúc nào cũng say sưa mỗi lần nghe tiếng cót két nổi lên từ cái đĩa xoay màu đen hay cái hộp gỗ sơn bóng.
Đối với người dân không có ngày lễ nào của Việt Nam có thể sánh nổi về mức độ trang nghiêm, ư nghĩa, ḷng háo hức và phấn khởi bằng ngày Tết, ngay cả đối với những người không theo đạo Phật. Tết Nguyên Đán - Năm mới âm lịch - bắt đầu từ ngày đầu của tháng Giêng âm lịch và là mùa đầu tiên trong năm. Thường trùng vào khoảng cuối tháng Giêng hay đầu tháng Hai dương lịch, Tết Nguyên Đán vừa mang vẻ thế tục vừa có tính cách thiêng liêng. Ngày lễ quá lớn thành thử tất cả mọi người Việt Nam đều vui hưởng. Tết là một dịp để gia đ́nh, bạn bè thăm viếng nhau, để thờ phụng những người quá cố và là một thời gian để ôn cố truy tân. Đặc biệt đối với trẻ con đó là một thời điểm thật thú vị được đánh dấu bằng những cuộc vui chơi, được ĺ x́ và mặc quần áo mới, được đốt pháo c̣n đồ ăn ngon lại được dọn ra ăn thả dàn.
B́nh rất thích những món ngon trong ngày Tết. Mẹ cậu và các phụ nữ khác thường nấu các món ăn từ nhiều ngày trước và luôn miệng suỵt đuổi những đám trẻ hau háu bu quanh như ruồi chờ một miếng chỗ này, một hớp chỗ kia, lúc nào cũng nôn nao để được ăn thử một cái ǵ đó mà người lớn có thể ban cho. Ngoài bánh kẹo ra, B́nh rất thích bánh chưng - những chiếc bánh h́nh vuông làm bằng gạo nếp, thịt heo và đậu xanh gói trong những cái lá giong rồi bỏ vào nồi nấu. B́nh cũng thích bánh tét - một loại bánh làm bằng gạo nếp gói h́nh tṛn có vẻ giống bánh kẹp xốp hơn. Cho đến khi trưởng thành, đối với B́nh, Tết vẫn luôn luôn là một thời điểm với nhiều điều mừng vui nhất.
Vào khoảng thời gian giữa các năm 1946 và 1952, ông Lê Bá Sách đă đưa gia đ́nh năm sáu lần về quê miền Bắc để thăm mẹ và các ông cậu cùng cách cháu c̣n ở lại Hà Đông. Từ lâu trước 1952 điều hiển nhiên là Cộng sản đă trở thành một lực lượng đáng kể. Đối với ông Sách, sự nhận thức ra rằng Cộng sản đă thống trị miền Bắc là một viên thuốc đắng khó nuốt trôi. Ông đau đớn thấy được là cuộc chiến giữa Việt Minh và người Pháp sẽ làm cho gia đ́nh ông phải trả một cái giá rất đắt.
Ngay trước khi lực lượng Pháp trở lại Việt Nam sau Thế Chiến Thứ Hai, bà nội B́nh, một điền chủ nhỏ vùng Hà Đông, đă cảm thấy sự đe dọa trắng trợn và áp lực ngày càng nặng nề của bọn cán bộ Cộng sản và lời lẽ tuyên truyền xảo quyệt của họ. Vài năm sau khi bọn tay sai của Hồ Chí Minh tịch thu đất đai của bà để giao cho "Cách mạng và nhân dân" vào năm 1956, chúng lại c̣n tỏ vẻ nhân đạo và khoan hồng đối với bà. V́ thuộc thành phần tư sản ác ôn, điền chủ hút máu đáng lẽ gia đ́nh bà đă bị giết hết, bằng một phát súng vào sau gáy, hoặc bị trói gô lại, đeo đá và thả từ từ xuống đáy ao hồ hay sông sâu rồi. Thay vào đó, bọn chúng bắt bà phải chịu nỗi ô nhục sống sót trong một phần nhỏ cái tài sản cũ của bà - nay đă thuộc về "Cách mạng" - chỉ c̣n là cái chuồng heo hay chuồng gà trước kia.
=============
* Ḥa Hảo là một giáo phái Phật giáo được cải đổi theo cách riêng của người Việt Nam được thành lập ở miền Nam Việt Nam bởi đức thầy Huỳnh Phú Sổ vào năm 1939. Người Pháp quan niệm giáo phái Ḥa Hảo là một mối đe dọa chính trị, tuy nhiên họ chống cộng một cách mănh liệt, đặc biệt là sau khi đức thầy Huỳnh Phú Sổ bị Việt Minh ám sát chết vào năm 1947.
Cao Đài được thành lập vào thập niên 1920 và giống như Phật giáo Ḥa Hảo, cũng là một giáo phái riêng biệt của người Việt Nam. Phát sinh ở miền Nam Việt Nam, Cao Đài là một sự pha trộn giáo lư của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Khổng giáo, và Ấn Độ giáo. Những người muốn theo đạo được kỳ vọng là họ sẽ từ bỏ vật chất nhằm bồi dưỡng sự phát triển tâm linh. Do mang tính chất tôn giáo nên các tín đồ Cao Đài giống như Ḥa Hảo, cũng chống Cộng sản theo truyền thống. Cao Đài dùng những nhân vật đồng cốt và những người thông công tâm linh để dùng trong những buổi Cơ Bút. Những vị thánh quan trọng của Cao Đài bao gồm Trạng Tŕnh, Tôn Dật Tiên, Jeanne d'Arc, René Descartes, William Shakespeare, Victor Hugo và Louis Pasteur.
(C̣n tiếp)
Nguồn : http://www.svqy.org/