PDA

View Full Version : Chuyện Bên Nhà: Trường Sư Phạm Qui Nhơn Và Trịnh Công Sơn



Anamit
29-03-2019, 20:42
http://thoibao.com/wp-content/uploads/2019/03/3-7-600x430.jpg


Trịnh Công Sơn qua lời kể của Nguyễn Thanh Ty, một người bạn rất thân cùng học tại trường Sư Phạm Quy Nhơn và dạy cùng một nơi, trọ cùng một nhà với Trịnh và mấy anh em khác ở Bảo Lộc (Blao). Chúng tôi hy vọng lời kể vể một quăng đời của Trịnh Công Sơn sẽ đem đến với quư bạn nhiều chi tiết rất thú vị có lẽ c̣n ít người biết nếu chúng ta không đặt câu hỏi Trịnh Công Sơn là CS hay không CS, bởi v́ ngay chính những người bạn rất thân ở cùng nhà với Trịnh Công Sơn cũng không biết.

V́ lời kể này khá dài nên chúng tôi mạn phép phân làm hai kỳ.

Kỳ I: Trịnh Công Sơn lúc học tại trường Sư phạm Quy Nhơn và khi đi dạy tại trường Sơ cấp người Thượng tại Bảo Lộc.

Kỳ II: Trịnh Công Sơn với việc sáng tác, sau đó bỏ nghề dạy học và… trốn quân dịch. Xin mời quư bạn nghe câu chuyện của Nguyễn Thanh Ty để hiểu rơ về người nhạc sĩ nổi tiếng nhưng cũng có những tính chất khá đặc biệt này.

I. Hai năm tại trường Sư phạm Quy Nhơn (1962-1964)
Tôi học chung một khóa Sư phạm với Trịnh Công Sơn, khóa I, tức khóa đầu tiên được mở vào ngày 22- 4-1962 tại Quy Nhơn, tên gọi là khóa Thường Xuyên, 2 năm. Tiêu chuẩn thi vào là ít nhất phải có Tú Tài I. Tuy nhiên, khóa ấy đa số thí sinh đều đă có Tú Tài II, một số đă có 1 hoặc 2 chứng chỉ đại học.

Trong số 300 giáo sinh được chấm đậu, đa phần đều là người Huế, chiếm khoảng 60%; 40% c̣n lại rải rác từ các tỉnh B́nh Định, Phú Yên, Nha Trang, tới tận các tỉnh cao nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng, Pleiku, KonTum…

Đa số chúng tôi lúc ấy đều là con nhà nghèo, hoặc học hành dở dang, hoặc không đủ khả năng tài chánh để vào Sài G̣n hay ra Huế học đại học. Cho nên cố thi vào Sư phạm để chắc chắn sau hai năm sẽ có công ăn việc làm nuôi bản thân và giúp gia đ́nh.

Nhắc lại ở đây, lúc ấy Bộ Giáo Dục và Bộ Y Tế rất thiếu nhân viên, khóa nào vừa đào tạo xong là được bổ nhiệm liền, lương lại tương đối cao. Trong khi đó những ngành khác như Công chánh, Nông Lâm Súc, tốt nghiệp ra trường nằm nhà nhiều năm vẫn chưa được tuyển dụng.
http://thoibao.com/wp-content/uploads/2019/03/1-9.jpgTrường Sư phạm Quy Nhơn và các giáo sinh ngày ấy (niên khóa 1967-68)

Trịnh Công Sơn theo ban Pháp văn, tôi theo ban Anh văn. Những ngày mưa gió ủ ê, không đi ra ngoài được v́ đất nhăo, chúng tôi nằm khoèo ở nhà, Sơn kể cho tôi nghe về cuộc đời Sơn, nhiều chuyện vui buồn lẫn lộn.

Chuyện gia đ́nh Sơn là một trong những chuyện buồn. Cha mất sớm, gia đ́nh khánh kiệt, má Sơn phải chật vật lắm mới nuôi nổi 8 người con, 3 trai, 5 gái, Sơn là anh cả. Sơn phải bỏ học, về lại Huế phụ giúp mẹ.

Sư phạm Quy Nhơn là con đường ngắn nhất có thể giúp Sơn đạt được ư nguyện này. Đơn giản vậy thôi! Hiệu trưởng trường là thầy Đinh Thành Chương. Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Quy Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ xây cất rất qui mô và tân kỳ, tọa lạc tại Khu Sáu, sát bờ biển, ở khoảng giữa con đường từ thành phố Quy Nhơn đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ ngàn thu. Đi một lúc nữa là đến trại cùi Quy Ḥa, ở đấy có nhiều bà sơ tận tụy suốt đời chăm sóc cho các bệnh nhân mắc phải chứng bệnh nan y: bệnh phong cùi.

Lúc bấy giờ (khoảng năm 1962 – 63) thành phố Quy Nhơn hăy c̣n tiêu điều. Ngay con đường chính là đường Gia Long chạy từ Núi Một (chỗ ga xe lửa) đến bến Cảng hăy c̣n nhiều ngôi nhà xơ xác, đổ nát, vôi vữa hoang tàn trong chiến tranh, chưa có ai dọn dẹp. Đường Lê Lợi từ trung tâm thành phố chạy thẳng ra biển c̣n rất nhiều nhà tranh vách lá. Gợi lại một vài cảnh cũ để thấy chính phủ lúc đó có dụng ư khi cho xây hai ngôi trường đại qui mô (trường Sư phạm và trường Kỹ thuật), đào tạo hơn một ngàn giáo sinh và học sinh kỹ thuật mỗi năm là để vực dậy nền kinh tế sắp tới ở nơi đây.

Để giới thiệu và quảng bá rộng răi cho nhiều nơi biết tiếng về trường Sư Phạm, ban giám đốc nhà trường cho thành lập Ban văn nghệ, sẽ tŕnh diễn một chương tŕnh độc đáo chưa từng có ở Quy Nhơn từ trước đến nay. Trịnh Công Sơn được bầu làm trưởng ban, chịu trách nhiệm tổng quát; Thanh Hải phó ban thứ nhất, chịu trách nhiệm về nhạc; Vơ văn Pḥng, phó ban thứ hai, chịu trách nhiệm một vở kịch thơ nhan đề “Tiếng cười Bao Tự”. Tôi được chọn phụ trách phần thổi sáo đệm cho thơ trong suốt vở kịch dài hơn 45 phút. Trong dịp này tôi mới biết và quen Trịnh Công Sơn. Buổi tŕnh diễn được dự trù đúng vào ngày Song Thất năm đó (7/7/1962) chứ không phải đợi đến ngày măn khóa như ông Đinh Cường đă nói.

Trong thời gian này,Trịnh Công Sơn sáng tác trường ca “Tiếng hát Dă tràng” hay gọi ngắn hơn là “Dă tràng ca” làm tiết mục mở màn mà cũng là tiết mục đặc sắc nhất, công phu nhất. Nhạc trưởng Trịnh Công Sơn với ban hợp xướng do anh tuyển chọn gần 50 người, khổ công trong ba tháng trời tập luyện đă thành công tuyệt vời trước sự ngạc nhiên đầy thích thú của quan khách và khán giả. Tôi không ở trong ban hợp xướng đó nên không thuộc bài “Dă tràng ca” này, chỉ nhớ lơm bơm câu được câu mất, xin ghi ra đây:

“Dă tràng…Dă tràng… Dă tràng…
Dă tràng xe cát biển Đông, Dă tràng xe cát hoài công.
Trùng dương ơi…Trùng dương ơi vỗ sóng vào bờ …
…Thôi c̣n ǵ nữa đâu, c̣n ǵ nữa đâu…Đời lên cơn đau…
Xuân , Hạ, Thu, Đông bốn mùa làm rét mướt…
Tôi gọi tên tôi giữa nước non ngàn...”

Cũng trong thời gian học Sư phạm, Trịnh Công Sơn c̣n sáng tác những nhạc phẩm khác như Biển nhớ, Nh́n những mùa thu đi, Nắng Thủy tinh và một số nhạc thiếu nhi cho chúng tôi sử dụng khi đi thực tập, dạy các em nhỏ. Những bản nhạc ngắn, dễ hát, dễ nhớ như Ông Tiên vui, Ông mặt trời, tôi xin ghi lại một bài tượng trưng:

Ông Tiên vui

“Ông Tiên vui,ông có cái râu dài.
Đêm ông về nằm yên trên đỉnh mây.
Hôm em lên ông chợt đi đâu vắng!
Lúc em về, em buồn đến ngẩn ngơ.
Ông Tiên vui ông có cái căn nhà,
trên ngọn đồi hằng đêm ông ghé qua.
Hôm em lên ông chợt đi đâu vắng!
Lúc em về, em buồn đến ngẩn ngơ…”.

Xin nhắc lại, Quy nhơn lúc ấy c̣n nghèo lắm. Cả thành phố có mỗi một quán kem duy nhất, vừa bán kem, vừa bán cà phê thuốc lá, bia, trà. Đó là quán Phi Điệp, nằm trên đường Phan Bội Châu, đối diện với hội trường Quy Nhơn, nơi chúng tôi đă tŕnh diễn văn nghệ.

Mỗi buổi chiều hoặc tối, anh chị em nào có tiền th́ vào quán kêu một b́nh trà ngồi với nhau nhâm nhi, nghe nhạc. Khá một chút nữa th́ kêu chai bia với một tô ḅ viên gân, ngầu pín, của ông ba tàu đậu cái xe phở trước cửa quán. Thế là sang lắm rồi.

C̣n những anh chị nào “bô xu” th́ ra bờ biển ngồi ngắm trăng suông. Biển Quy Nhơn là biển bùn nên cát ở đấy màu vàng xỉn trông dơ dáy, không trắng như biển Nha Trang. Dọc theo băi biển là một hàng dương, chạy dài đến bệnh viện Nguyễn Huệ là xóm chài. Tuyệt nhiên không có một lều quán hay kiosque nào bán cà phê, bia rượu ǵ cả. Trịnh Công Sơn và Tôn Nữ Bích Khê có hẹn ḥ ra đó với ông Đinh Cường th́ cũng chỉ để ngắm trăng vàng vỡ vụn trên sóng biển mà thôi.

http://thoibao.com/wp-content/uploads/2019/03/2-7.jpgMột lớp trong trường Sư phạm Quy Nhơn (niên khoá 1964-65)

II. BA NĂM TẠI BLAO TỨC QUẬN BẢO LỘC

Sau hai năm, măn khóa, chúng tôi tốt nghiệp ra trường. Tôi và Trịnh Công Sơn cùng bốn giáo sinh khác là Nguyễn Thị Ngọc Trinh (Huế), Nguyễn Văn Sang, Trương Khắc Nhượng, Đỗ Thị Nghiễn (Nha Trang), cùng được bổ nhiệm chung một Sự vụ lệnh đến nhận nhiệm sở sẽ do Ty Tiểu Học Lâm Đồng phân phối. Sự vụ lệnh mang số 961-GD/NV/38/SVL, tạm thời tuyển bổ, do ông Nguyễn Hữu Quyến, Xử lư thường vụ Hiệu trưởng Trường Sư Phạm Quy Nhơn kư ngày 4/8/1964.

Sau 2 năm đi dạy (gọi là tập sự), chúng tôi được điều chỉnh tuyển dụng bằng Nghị định mang số 596-GD/NV/BC/QĐ do XLTV Đổng lư Văn Pḥng, Phụ tá chuyên môn Phạm Văn Thuật kư ngày 6/5/1966. Đến năm 1967, chúng tôi mới được chính thức bổ dụng bằng Nghị định mang số 687/GD/NV/3BC/NĐ kể từ ngày 1/9/1966 do TUN (thừa ủy nhiệm) Ủy Viên Giáo Dục Đổng lư văn pḥng Huỳnh Ngọc Anh kư ngày 7/4/1967. Với chỉ số lương 320 cộng thêm phụ cấp đắt đỏ vùng cao lúc bấy giờ. Chúng tôi lănh được 5.200 đồng, tương đương với 2,5 lượng vàng Kim Thành.

Vật giá lại rất rẻ. Tiền ăn, ở mỗi tháng chỉ hết 600 đồng. Chai bia lớn Con Cọp 3 đồng. Một dĩa thịt ḅ lúc lắc 4 người ăn giá 7 đồng. Tô phở 3 đồng, cà phê loại ngon 1 đồng. Cơm bữa với ba món canh, xào, mặn: 6 đồng. Thời gian từ 1964-67 chúng tôi sống sung sướng, tiêu pha rộng răi mà vẫn c̣n rủng rỉnh tiền.
http://thoibao.com/wp-content/uploads/2019/03/4-7-1024x922.jpg
Tôi từ Nha Trang lên theo đường Nha Trang – Đà Lạt rồi đến Bảo Lộc. Trịnh Công Sơn từ Huế bay vào Sài G̣n, rồi từ Sài G̣n đi xe đ̣ lên Bảo Lộc. Không hẹn mà gặp lại nhau trên bến xe vắng vẻ, thưa thớt bóng người.

Blao (Bảo Lộc) là đây sao? Một phố quận vào chiều thứ sáu sao mà vắng lặng, buồn hiu hắt đến thế. Trời lại mưa lâm râm, lành lạnh. Hai chúng tôi, mỗi người một va ly quần áo nhẹ tênh, lang thang t́m người để hỏi thăm đường đến Ty Tiểu Học Lâm Đồng. Lúc bấy giờ, thị xă Đà Lạt c̣n biệt lập với tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng chỉ vỏn vẹn có hai quận: Blao (Bảo Lộc) và Djiring (Di Linh).

Trước năm 1960, Ṭa Hành chánh tỉnh đặt ở Di Linh. Sau dời về Bảo Lộc mới mấy năm khi chúng tôi đến, nên trông nó như một thị trấn nhỏ vừa mới bắt đầu tạo dựng.

Chúng tôi t́m được tới Ty th́ trời đă sụp tối mặc dầu chưa đến 6 giờ. Sương mù bốc lên từ mặt đất, bay là đà dưới chân. Ty chỉ cách bến xe non nửa cây số. May mắn, lúc ấy bác lao công đang khóa cửa chuẩn bị ra về. Khi biết chúng tôi là giáo viên mới được bổ đến, bác ân cần mời về ở tạm tại nhà bác qua đêm.

Đêm đó chúng tôi trải chiếu, chăn, nằm dưới nền nhà, 5 người bạn trẻ – trừ anh Lăng nằm trên giường – tuổi chỉ từ 24 đến 26, cùng nhau trao đổi những câu chuyện quê hương dần từ Sài G̣n ra đến Huế rồi thiếp vào giấc ngủ. Lúc bừng thức dậy là đă 9 giờ sáng.

Đến sáng Thứ Hai, tŕnh diện tại Ty để chờ bổ nhiệm, chúng tôi gặp hầu hết các bạn khác từ các nơi cũng đă đến từ ngày Thứ Bảy hay Chủ Nhật. Dân Sư phạm Quy Nhơn gồm: Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Đỗ Thị Nghiễn, Trương Khắc Nhượng. Sư phạm Sài G̣n gồm: Nguyễn Hảo Tâm, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Nghị và 3 nữ là các cô Nguyệt, Châu, Hải. Sư phạm Long An chỉ có một ngoe là “chàng” Ngô Thanh Bạch.

Trưởng ty đương thời là ông Trương Cảnh Ngôn, sắp về hưu. Tôi, Trương Khắc Nhượng, Đỗ Thị Nghiễn và Nguyễn Hảo Tâm được bổ về Trường Tiểu học Tân Bùi, cách Bảo Lộc 5km. Nguyễn Thị Ngọc Trinh được bổ về Trường Nữ Bảo Lộc ngay tại trung tâm phố quận. Nguyễn Văn Ba ở lại Ty làm phụ tá kế toán. Riêng Trịnh Công Sơn được biệt nhăn hơn, được bổ về một trường Sơ cấp đồng bào Thượng, ở cách Ty chừng non cây số, với chức… Trưởng giáo.

Xin giải thích ở đây, theo qui chế của Bộ Giáo Dục VNCH, một trường chỉ có 4 lớp trở xuống th́ gọi là trường Sơ cấp, người đứng đầu là Trưởng giáo. Trường có từ 5 lớp trở lên gọi là trường Tiểu học, người đứng đầu là Hiệu trưởng và được phụ cấp 200$/tháng, nhưng nếu chỉ có 9 lớp trở xuống vẫn phải phụ trách một lớp, c̣n từ 10 lớp trở lên th́ được miễn dạy.

Riêng “Trưởng giáo” một trường Sơ cấp có 4 lớp trở xuống như Trịnh Công Sơn th́ có danh hiệu là đứng đầu trường vậy thôi chứ không có phụ cấp chức vụ 200$/tháng như hiệu trưởng một trưởng tiểu học, và vẫn phải đảm nhiệm 1 lớp.

Ngạch của chúng tôi là Giáo học bổ túc tập sự (sau 2 năm mới được vào chính ngạch), chỉ số lương 320 tức 5.200 đồng/tháng, do ngân sách Bộ Giáo dục đài thọ như đă nói ở trên.

Sau khi phân bổ xong, chúng tôi được Ty cho phép nghỉ 1 tuần để lo thu xếp nơi ăn chốn ở, Thứ Hai tuần tới mới phải đi dạy.

Khi từ Ty về đến nhà trọ, chúng tôi lăn ḅ ra cười với cái chức “Trưởng giáo” của Trịnh Công Sơn, v́ liên tưởng tới các chức Trưởng lăo bốn túi, năm túi trong Cái bang hay Giáo chủ Ma giáo trong các truyện chưởng của Kim Dung.
Mấy ngày thong thả, chúng tôi đi dạo khắp nơi để t́m nhà trọ nhưng không nơi nào vừa ư. Nhất là nhà vệ sinh th́ khiếp quá. Có ai đó mách chúng tôi, ở gần Ty Công chánh có ngôi biệt thự vừa xây xong, chủ nhà ngỏ ư muốn cho thuê, nhưng hơi đắt. Tôi và Sơn đến ngay. Nhà rất đẹp, tọa lạc trên một khu quang đăng, thoáng tầm nh́n. Chủ nhà là một bà trạc ba mươi tuổi, người mảnh dẻ, hiện là trưởng pḥng kế toán của Ty Công chánh Lâm Đồng. Sau khi nói chuyện dăm phút, chúng tôi bằng ḷng thuê toàn bộ căn nhà, chừa cho bà và đứa con gái nhỏ một pḥng để ở, với giá 1200 đồng một tháng. Trên đường về nhà, Sơn lẩm bẩm: “Đàn bà mà tên là Phi, lại lót chữ thị: Thị Phi…Thị Phi !”. Sơn tủm tỉm cười một ḿnh. Tôi biết Sơn đang nghĩ về bà chủ nhà, trẻ, đẹp, sống một ḿnh.

Chúng tôi rủ thêm hai người bạn nữa để chia pḥng cho đỡ tiền. Hai anh Nguyễn Hảo Tâm và Nguyễn Văn Ba đến xem nhà bèn đồng ư ngay. Tôi và Sơn có công t́m nhà nên được ưu tiên ở căn pḥng phía trước, có cửa sổ quay ra mặt đường. Tâm và Ba căn pḥng kế. Bà chủ cùng đứa con gái ở pḥng sau cùng.

Những ngày chúng tôi sống trong ngôi “biệt thự” của bà Trần Thị Phi thật là vui nhộn. Cũng chính trong căn pḥng có khuôn cửa sổ ngó ra con đường đất đỏ trước mặt của căn nhà này, Trịnh Công Sơn đă sáng tác các nhạc phẩm: Chiều một ḿnh qua phố, Lời buồn thánh, Vết lăn trầm và Ca khúc da vàng.

Ngày lănh lương đầu tiên

Mới hôm nào vừa tŕnh diện để nhận nhiệm sở, thoáng cái đă đến cuối tháng, được lănh lương. Ngày lănh lương đầu tiên, chúng tôi ai nấy đều háo hức đến Ty thật sớm để kư tên vào sổ lương, lănh một món tiền lớn do chính ḿnh làm ra, món tiền mà từ xưa tới nay cá nhân tôi chưa hề được cầm trong tay. Hai năm tôi trọ học ở Quy Nhơn, cha mẹ tôi phải khó nhọc lắm mới dành dụm được 600$ hàng tháng để gửi cho tôi chi tiêu. Có tháng chậm, tới ngày mồng 10 vẫn chưa nhận được tiền mà tôi cũng không dám viết thư về giục, v́ tôi hiểu hoàn cảnh của ḿnh là con nhà nghèo.

Lănh lương xong, ra khỏi cửa, Sơn sải chân đi thật lẹ. Sơn vốn cao, chân dài. Tôi thấp, chỉ tới tai Sơn, chân ngắn, nên phải nhảy ba bước một, mới bắt kịp. Vừa thở, vừa kêu Sơn đợi. Sơn không đáp cứ cắm đầu đi thẳng.

Vừa vào pḥng, Sơn khóa ngay cửa lại. Tôi ngạc nhiên coi anh chàng làm cái tṛ ǵ đây. Sơn để nguyên quần áo, giầy vớ nằm vật ngửa ra đi văng, tay rút trong túi quần ra cái phong b́ tiền lương lúc năy, mở phong b́, nắm hết nắm tiền 5200$ gồm giấy 5$, 10$, 50$ tung lên trên trần nhà. Giấy bạc mới tinh, phát ngân viên Thành vừa lănh từ kho bạc ra, rơi lả tả xuống người Sơn, rơi xuống đi văng. Sơn hốt lên, tung trở lại. Sơn cười sằng sặc. Sơn cười ha hả. Tiếng cười nghe là lạ. Nó pha lẫn niềm vui và nỗi phẫn hận. Rồi Sơn chửi thề: “Đù mạ mi! Đù mạ mi! Tiền! Tiền!”. Đó là lần đầu tiên tôi nghe Sơn chửi thề. Và cũng là lần duy nhất suốt ba năm sống chung với nhau. Tôi để mặc Sơn tự do trong những giây phút ấy. Tôi không muốn xen vào để quấy rầy Sơn đang đắm ch́m trong thế giới riêng tư của anh.

Tôi yên lặng đếm số tiền của ḿnh một cách chậm răi. Từng tờ, từng tờ. Tôi để mười ngón tay cảm nhận đầy đủ cái cảm giác sung sướng đang rung lên từng chập với tiếng kêu sột soạt của những tờ bạc mới chạm vào nhau. Cái âm thanh sao mà dễ thương đến thế. Cái mùi giấy bạc mới sao mà thơm đến thế! Đầu óc tôi phác họa mau lẹ một kế hoạch. Hăy trích 3000$, ra bưu điện mua ngay một cái măng-đa gửi về cho Má. Chắc Má mừng và vui lắm khi nhận được số tiền này do thằng con gửi về.

Thằng con do một tay bà nuôi nấng chắt chiu, dành dụm từng đồng của gánh hàng đè nặng trên vai bà hàng ngày, để ngày hôm nay bà sung sướng và hănh diện âm thầm không dám thổ lộ cùng ai. Con bà đă thành ông giáo!

Chiều hôm đó chúng tôi không ăn cơm nhà. Phải tự khao một chầu linh đ́nh mới được. Tại nhà hàng Ngọc Hương (bấy giờ ông bà chủ quen mặt chúng tôi quá rồi) có mặt đông đủ những ông giáo trẻ vừa mới có được thành tích: một tháng công vụ. Đêm đó chúng tôi tưng bừng ăn uống, cười nói hả hê. Ra về lúc chín giờ, điện cúp. Bá vai nhau đi khệnh khạng, xiên xẹo giữa phố vắng dày đặc sương mù. Đến cuối dốc cầu, xếp hàng ngang, vạch quần,vừa đi vừa tè, vẽ thành rồng, rắn loang lổ trên mặt đường nhựa. Ôi! một thời tuổi trẻ vô tư, hồn nhiên.

Một thầy, một cô, một chó cái…

Tôi không h́nh dung được lúc ông Cao Bá Quát làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai cái cảnh nó ra làm sao mà ông tả oán bằng những câu thê thảm: “Một thầy, một cô, một chó cái. Học tṛ dăm đứa, nửa người nửa ngợm nửa đười ươi”.

Nhưng cái cảnh ông Trưởng giáo Trịnh Công Sơn dạy học ở ngôi trường Sơ cấp người Thượng th́ thật là vừa bi vừa hài. Mỗi buổi sáng, cái hoạt cảnh ông đi dạy đă là buồn cười rồi. Tôi và Sơn có điểm giống nhau là không bao giờ đeo đồng hồ. Tôi dạy buổi chiều nên tha hồ nằm nướng trên giường. Sơn phải dậy sớm lúc 7 giờ để đến trường. Những ngày có mặt trời th́ nh́n bóng nắng mà đi. Những ngày sương mù hay mưa dầm th́ lắng nghe tiếng kèn nhà binh chào cờ ở một đồn lính nào đó rất xa vọng lại văng vẳng. Te te…Ṭ te…Ṭ te… Sơn xỏ vội chiếc áo ka ki màu vàng cụt tay (chiếc áo này tôi thấy anh mặc từ lúc c̣n ở trường Sư phạm), đôi giầy ba-ta màu nâu, nách trái kẹp cuốn vở soạn bài cuộn tṛn, miệng ngậm ống vố, chân sải bươn bả đến trường. Trường không xa lắm, non nửa cây số, Sơn lội bộ hàng ngày trên con đường đất đỏ, càng lúc càng lên dốc. Ngày nắng th́ bụi đỏ mù trời, ngày mưa th́ dính nhèm nhẹp. Đi một lúc phải t́m chỗ nào có cây hay cục đá để gạt bớt đất nhăo dính vào đế giày càng lúc càng nặng. (Ấy thế mà ông Trịnh Cung đă tưởng tượng ra cảnh Trịnh Công Sơn g̣ lưng đạp xe đạp đến trường xa 5 – 7 cây số!). Có hôm Sơn chờ măi mà vẫn không nghe thấy tiếng kèn đồng giục giă ṭ te, ṭ te, cứ ngồi ôm đàn t́m nốt nhạc. Đến khi sương tan hết, mặt trời ló ra th́ đă quá muộn. Ba chân, bốn cẳng Sơn vội vă như ngựa phi nước đại đến trường.

Một hôm tôi bỗng nảy ư định đến xem ngôi trường của ông “Trưởng giáo” nó ra làm sao. Leo hết con dốc ngắn, ngôi trường hiện ra trên một khoảng đất trống, xung quanh trơ trọi không có cây cối ǵ cả. “Trường” là một căn nhà tranh nhỏ bé, ngăn đôi thành hai lớp học. Mái tranh, vách đất, không cửa nẻo. Trong lớp, một bàn vuông cho thầy, sáu bộ bàn ghế dài cho tṛ. Trên vách treo một bảng đen ở giữa, màu đen bạc phếch chắc do đă trải nhiều năm tháng không ai buồn sơn lại. Bụi đỏ bám khắp nơi từ vách đất đến bàn ghế thầy lẫn tṛ. Tôi đến đấy khoảng lúc mười giờ. Học tṛ hầu hết là các em người Thượng, chỉ xen lẫn vài em người Kinh, có lẽ con của một vài gia đ́nh lính đóng đồn gần đó. Tất cả đều bẩn thỉu. Có đứa ở trần, đánh độc chiếc quần xà lỏn. Có đứa cũng đủ quần áo nhưng màu đất đỏ đă nhuộm từ ống quần trở lên nên không c̣n nhận ra được màu nguyên thủy của nó là màu ǵ.

Thầy Sơn đang ngồi tư lự, miệng ngậm ống vố, mắt nh́n lơ đăng về phía cánh rừng xa xa mặc cho đám học tṛ làm ǵ th́ làm. Một đám đang g̣ lưng trên bàn, méo mồm méo miệng nắn nót viết theo bài trên bảng. Một đám đang ḅ lê bắn bi dưới đất. Cuối lớp, vài đứa đang dựa lưng vào vách, há mồm mà ngủ.

Thấy tôi đến, Sơn cười méo miệng:

– Tới đây làm chi, cha?

Tôi cười cười”

– Tới coi ông “Trưởng giáo” mần ăn ra sao cho biết. C̣n ông già Thống đâu?

– Ông Thống dạy buổi chiều.

– Có mấy lớp tất cả, anh Sơn?

– Ba, tôi dạy lớp 3, ông già Thống dạy lớp 1 và lớp 2.

– Học sinh đông không?

– Ông thấy đó, bữa nào không đi hái trà th́ được cỡ 20 đứa, bữa nào bố mẹ nó cần thêm nhân công th́ mươi mười lăm đứa.

Những đứa học tṛ thấy có người lạ cứ trố mắt ra nh́n.

Sơn gơ gơ cây thước lên bàn làm hiệu. Đám học tṛ ngưng hẳn cuộc chơi chờ lệnh thầy. Sơn nói:

– Bữa nay thầy có khách, cho các em về sớm.

Đám trẻ hớn hở ra mặt, vội thu xếp tập vở, ùa ra khỏi lớp. Trong giây lát, tất cả trở về yên lặng. Sơn ngồi trầm ngâm, nán lại thêm chút nữa, đảo mắt nh́n quanh một ṿng rồi tặc lưỡi đứng lên.

Hai chúng tôi yên lặng xuống đồi. Trong thâm tâm có lẽ mỗi người đang theo đuổi một ư nghĩ khác nhau. Sơn nghĩ ǵ? Tôi th́ nghĩ “May cho ông thi sĩ Cao Bá Quát ngày xưa, ngồi dạy học ở nơi khỉ ho c̣ gáy c̣n có một cô, một chó cái để an ủi. Ngày nay ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng ngồi dạy một nơi y như vậy nhưng không có ǵ bầu bạn ngoài một nỗi buồn cô quạnh”.

Trên đường về, tôi gợi ư với Sơn nên nhập buổi sáng với buổi chiều lại để có thêm ông già Thống cùng dạy cho vui. Sơn cho đó là một ư kiến hay…

(Xin xem tiếp Kỳ II: TCS xuất bản nhạc phẩm đầu tiên; bỏ dạy về học ĐH Văn Khoa và… trốn quân dịch)

Đoàn Dự

Chúng tôi hy vọng lời kể của Nguyễn Thanh Ty, một người bạn rất thân cùng học tại trường Sư Phạm Quy Nhơn và dạy cùng một nơi, trọ cùng một nhà với Trịnh và mấy anh em khác ở Bảo Lộc (Blao), về một quăng đời của Trịnh Công Sơn sẽ đem đến cho quư bạn nhiều chi tiết rất thú vị có lẽ c̣n ít người biết, nếu chúng ta không đặt câu hỏi Trịnh Công Sơn là CS hay không CS, bởi v́ ngay chính những người bạn rất thân ở cùng nhà với Trịnh Công Sơn cũng không biết.

Trong kỳ I là chuyện Trịnh Công Sơn lúc học tại trường Sư phạm Quy Nhơn và khi đi dạy tại trường Sơ cấp người Thượng tại Bảo Lộc, có thể thấy Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Huế, gia cảnh khó khăn, cha mất sớm, bà mẹ phải tần tảo nuôi 8 người con – 3 trai, 5 gái - ăn học, Sơn là anh cả. Học tại Sài G̣n, thi rớt Tú tài II, Sơn trở về Huế rồi thi đậu vào trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá đầu tiên, 2 năm, từ 1962 đến 1964, tốt nghiệp, đi dạy lớp sơ cấp tại Bảo Lộc tức Blao, học sinh ở đó đa số là người Thượng.

Trong phần này,nhà giáo Nguyễn Thanh Ty kể chi tiết về những người đă một thời đi qua đời Trịnh Công Sơn như Tôn Nữ Bích Khê, Ngô Vũ Bích Diễm..., xin mời quư bạn xem xét
.
Sau khoảng vài tháng đầu niên khóa 64-65, ông Trưởng ty Giáo dục Trương Cảnh Ngôn về hưu, ông Lê Cao Lợi, thanh tra kỳ cựu, có tu nghiệp ở Mỹ một thời gian, được Bộ cử giữ chức vụ đó thay ông Ngôn.

Đây là thời gian vàng son của Trịnh Công Sơn. Ông trưởng ty Lợi, trung niên, có tâm hồn văn nghệ, thích nhạc, thơ, nên đối với một người như Sơn ông dành cho nhiều ưu đăi. Đôi lúc ông nhắm mắt làm ngơ cho Sơn dùng th́ giờ dạy học làm việc riêng của ḿnh như về Sài G̣n liên lạc xuất bản nhạc chẳng hạn. Chuyện này khiến một số giáo viên già, lâu năm trong nghề so b́.

Khi chúng tôi đặt chân tới Bảo Lộc, trời đă vào thu. Những tháng đầu hăy c̣n lạ nước lạ cái, không biết đi đâu, làm ǵ để hết th́ giờ v́ mỗi ngày chỉ phải dạy có một buổi. Có những buổi chiều chúng tôi lang thang, cứ hết "những bước chân âm thầm" trong khuôn viên trường Nông Lâm Súc im ĺm vắng lặng với những tàn cây sao, cây gơ, cây gụ cao vút tận trời xanh, lại đến đoạn đường Quốc lộ I chạy xuyên qua con phố Blao lèo tèo vài quán ăn dọc đường ngắn ngủn.

Cũng có khi chúng tôi đi ṿng bờ hồ cho đến khi chiều xuống hẳn, sương mù bắt đầu xuất hiện trên mặt hồ, ban đầu mỏng rồi dầy dần che khuất một cḥm cây giữa hồ, chỉ c̣n thấy thân cây với những cành khẳng khiu vươn lên trơ trọi giữa khoảng trời mây. Đến lúc đó ai cũng cảm thấy mỏi chân và muốn vào quán ngồi uống cà phê, hoặc uống bia, nghe nhạc, chờ tối để về nhà t́m giấc ngủ.

Trong cái không gian và thời gian đó, Trịnh Công Sơn cảm hứng sáng tác nhạc phẩm “Chiều một ḿnh qua phố”. Cái lạ là suốt thời gian học tại trường Sư phạm Quy Nhơn, rồi gần 3 năm dạy học và làm nhạc tại Bảo Lộc, những tác phẩm như Lời buồn Thánh, Vết lăn trầm, Chiều một ḿnh qua phố, và tập Ca khúc da vàng, mặc dầu đă có tiền nặng túi nhưng Sơn vẫn không có nổi cây đàn (hay Sơn không muốn mua?). Sơn dùng cây đàn ghi ta của cô Đỗ Thị Nghiễn. Cây đàn này đă giúp Sơn ghi lại những nốt nhạc mà Sơn thai nghén trong những lúc đi dạy hoặc lang thang với chúng tôi. Tối về chúng tôi say sưa trong giấc ngủ th́ Sơn ôm đàn ḍ lại các âm thanh đang chập chờn ẩn hiện trong đầu óc.

Sau những đêm như thế, Sơn phờ phạc hẳn. Một giỏ rác đầy tràn những tờ giấy “ram”, thứ giấy người ta thường dùng để quay ronéo, có bán trong các tiệm sách, Sơn dùng để chép vội những ḍng nhạc vừa xuất hiện trong đầu rồi chợt biến mất, vo tṛn, vứt vào giỏ rác sau đó lại ḍ t́m. Sơn sợ làm ồn giấc ngủ của chúng tôi nên phải chận phím để tạo những âm thanh câm.

Nhạc phẩm đầu tiên được ấn hành

Mặc dầu trước đó, khi ở Quy Nhơn, Sơn đă có nhiều nhạc phẩm rất hay như “Ướt mi”, “Thương một người”, “Biển nhớ”, “Nh́n những mùa thu đi”… nhưng chỉ chuyền tay nhau hát trong các bạn bè, không có điều kiện hay v́ lư do nào đó, Sơn chưa xuất bản để phổ biến rộng răi. Đến khi ở tại Bảo Lộc và sau khi đă hoàn chỉnh nhạc phẩm “Chiều một ḿnh qua phố” viết tại Blao, Sơn quyết định đem về Sài G̣n t́m nhà xuất bản và ở rịt tại Sài G̣n… gần ba tuần lễ!

Ông giáo già Thống chạy chiếc xe gắn máy Sach cũ kỹ, già nua không thua ǵ tuổi đời của ông, đến chỗ chúng tôi ở trọ, t́m Trịnh Công Sơn.

– Thầy ơi, thầy có biết ông Sơn ở đâu không? – ông hỏi tôi.

– Ông ấy về Sài g̣n rồi, không nói ǵ với ông sao?

– Ối giời đất ơi, tôi chết mất, một ḿnh phải ôm ba lớp suốt mấy tuần lễ nay. Thầy có biết khi nào ông ấy về không?

– Không thể biết được.

– Thế th́ tôi chết.

Nói xong ông Thống thất thểu dắt xe ra ngơ. Tôi nh́n theo mà ái ngại cho tuổi già của ông. Vài năm nữa là về hưu nên ông cố đeo đuổi cái nghề này trong chốn đèo heo hút gió để mong được chút tiền hưu, an hưởng tuổi già. T́nh trạng này sẽ c̣n đến với ông và ông vẫn phải ôm ba lớp rồi rên rỉ dài dài như mọi bận. Chúng tôi gọi đùa sau lưng, ông là “Con ngựa già của… trưởng giáo Trịnh”, nhái theo nhan đề một truyện ngắn trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm miền Bắc.

Mấy ngày sau Sơn về, phờ phạc, hốc hác. Tôi kể chuyện ông già Thống đi t́m, Sơn nói là sẽ xin lỗi ông sau. Xong, Sơn ngủ vùi suốt ngày hôm đó. Ngày kế tiếp, Sơn kể cho tôi nghe mọi việc về nhạc phẩm “Chiều một ḿnh qua phố”.

Sơn nói:

– Ḿnh bán cho thằng cha Duy Khánh. Thằng chả trả có 3.000 đồng. Ḿnh nài thêm, chả nói nhạc của Phạm Duy là đắt nhất mà cũng chỉ tới 5.000 đồng là cùng, ông là nhạc sĩ mới, giá vậy là cao lắm rồi.

Sơn chậc lưỡi nói tiếp:

-Thôi cũng được, nhưng tiếc một điều là thằng chả làm hư bài hát của ḿnh hết trơn. Ḿnh bán bản quyền nên đâu có ư kiến chi được.

Tôi thắc mắc là hư thế nào, Sơn nói:

-Nhạc của ḿnh êm dịu, nhẹ nhàng để diễn tả nỗi buồn trong những ngày lang thang trên phố vắng đ́u hiu, vậy mà thằng chả cứ rống lên như ḅ rống: “Chiều một ḿnh qua phố…ố…ố…ố. Âm thầm nhớ nhớ..ớ..ớ..ớ… tên em…”.
Sơn bắt chước giọng Duy Khánh khiến tôi không nín được cười. Từ đó Sơn giải thích cho tôi nghe về việc in ấn, tác quyền, đại lư, phát hành, gom tiền, v.v…, rất nhiều giai đoạn nhiêu khê, tác giả một nhạc phẩm hay một cuốn tiểu thuyết không thể nào tự ḿnh làm được nên bị các nhà xuất bản bắt chẹt, đành phải bán bản quyền cho họ. Bấy giờ tôi mới vỡ lẽ ra chứ lâu nay tôi cứ ngỡ các ông văn sĩ, nhạc sĩ có sách, có nhạc được in, đem bán khắp nơi chắc là giàu lắm.

Trong dịp này Sơn kể cho tôi nghe về hai người bạn ở Sài g̣n mà mỗi lần về Sơn thường ở chung, đi ăn, đi nhảy với nhau. Đó là Đinh Cường và Trịnh Cung. Đến giờ phút ngồi viết những ḍng này, tôi vẫn chưa gặp và biết mặt Đinh Cường (trừ vài tấm h́nh trên Internet). Trịnh Cung th́ tôi có thấy mặt một lần khi ông ta ghé Blao thăm Sơn tại pḥng chúng tôi đang ở, khoảng đầu năm 1965 th́ phải.

Hai h́nh ảnh của hai ông Trịnh thật tương phản. Ông họ Trịnh tên Công Sơn th́ xuề x̣a, giản dị trong chiếc áo kaki vàng ngắn tay bỏ vô quần tergal, với đôi giầy bata màu nâu muôn thuở (sau này có may thêm hai áo sơ mi, một nâu, một trắng bằng vải Nyl-france). Dạo ấy, Sơn có thêm một biệt danh do chúng tôi đặt là “Chàng nghệ sĩ nhứt y nhứt qưỡn”. Có lẽ một năm Sơn mới hớt tóc một lần, tôi nghĩ vậy, v́ không bao giờ tôi thấy Sơn có đầu tóc mới. Vẫn mái tóc thưa, mềm, chạy dài xuống gáy. Hàng râu mép hung hung nâu, không phải râu, cũng không phải lông. Khi dài th́ Sơn lấy kéo cắt bớt. Hàng râu cằm lại càng khiêm nhường. Từ sợi nọ sang sợi kia có thể mắc vơng được, tôi hay đùa với Sơn như vậy. C̣n ông họa sĩ họ Trịnh kia (thực ra Trịnh Cung tên thật là Nguyễn văn Liễu) th́ đỏm dáng trong bộ veston thời trang lúc bấy giờ, cà vạt hẳn hoi, giầy da bóng láng.
http://thoibao.com/wp-content/uploads/2019/03/tcs2.jpg
Trở lại câu chuyện “Chiều một ḿnh qua phố”. Sơn hỏi tôi “Ông Lợi (tức ông Lê Cao Lợi, trưởng ty mới) có nói ǵ không?” – “Tôi không biết, nhưng bạn đi lâu quá có lẽ cũng đă đến tai ông ấy rồi”, tôi đáp. “Làm thế nào bây giờ?”, Sơn hơi lo. Tôi trấn an: “Không sao đâu. Có lẽ chiều nay bạn nên lên Ty cười cầu tài với ông ấy một phát, nói vài lời xin lỗi, đưa lư do phải về Sàig̣n lo việc in ấn rồi tặng ổng bản nhạc vừa mới xuất bản là xong ngay”.

Sơn thở phào nhẹ nhơm đoạn rút trong cặp ra hai bản nhạc mới in, kư tặng ông trưởng ty một bản, tôi một bản. Bản đặc biệt in trên giấy láng, hai lớp. Ngoài b́a màu nâu,vẽ chàng nghệ sĩ tay trái xách đàn, tay phải vắt áo trên vai đang lầm lũi đi xuống con dốc. H́nh vẽ này chắc chắn không phải của Đinh Cường hoặc Trịnh Cung, tôi nhớ vậy, bởi v́ nét vẽ đó chân phương, không lập dị thường thấy có gương mặt nhọn, người dài ngoẵng và hai tay thường kẹp vào đùi của hai ông. Sơn kư đủ cả họ tên dài ngoằng, cái gạch ngang chữ “T” trên đầu che hết cả ba chữ Trịnh Công Sơn (không có h́nh con cá như ông Đinh Cường đă nói).

Chiều hôm đó, ở Ty về, Sơn hớn hở khoe với tôi: “Lúc vô Ty, mấy nhân viên văn pḥng ái ngại cho ḿnh, chắc thế nào cũng bị ông trưởng ty quạt một trận tơi bời về tội bỏ nhiệm sở. Ḿnh cũng hơi lo. Nhưng lúc gặp ổng trong văn pḥng riêng, ḿnh ch́a bản nhạc ra trước và nói mấy lời phân bua lư do vắng mặt cùng lời xin lỗi. Ổng cầm bản nhạc chăm chú xem, không nói ǵ. Lúc đó ḿnh cũng hơi yên tâm. Cuối cùng, ổng nói: “Cám ơn anh về bản nhạc. Nhưng từ rày về sau đừng bỏ trường nữa tội nghiệp ông Thống và tôi cũng khó đối xử với các giáo viên khác. Về âm nhạc mong anh thành công nhiều hơn”.

Cô nữ sinh tên Ngà - tiếng kèn đồng và “Lời buồn Thánh”

Khoảng đầu tháng tư năm 1965 chúng tôi đau buồn tiễn biệt Nguyễn Văn Ba – người bạn thân ở cùng nhà trọ với chúng tôi, cùng pḥng phía trong với anh Nguyễn Hảo Tâm – về bên kia thế giới. Ba là người ngoan đạo. Mỗi buổi sáng, đúng 5 giờ, dứt hồi chuông là anh đă ra khỏi nhà để đến nhà thờ dự lễ nhứt, trong khi chúng tôi c̣n quấn kỹ trong chăn. Rất chăm chỉ, không sót một ngày. Hôm đó, anh về Sài G̣n để thăm gia đ́nh, Việt cộng đắp mô ở đèo Madagui. Chưa có quân đội đến gỡ, anh t́nh nguyện xuống gỡ, th́ ḿn nổ giết anh chết ngay tại chỗ.
Cái chết của Nguyễn Văn Ba ấy thế mà lại giúp Sơn hoàn thành một bản nhạc bất hủ khác: “Lời buồn Thánh”.

Số là trước đó, cứ trưa Thứ Sáu, sau khi dạy xong, sẽ được nghỉ Thứ Bảy, Chủ nhật, Sơn đi thẳng ra bến xe, mua vé về Sài g̣n. Xe nhỏ Minh Tâm, chỉ bốn tiếng đồng hồ là Sơn đă tiếu ngạo ở thành phố Sài G̣n. Mười hai giờ trưa Chủ nhật, Sơn lại leo lên xe đ̣, đánh một giấc. Năm giờ chiều đă có mặt tại bàn bi da của Cà phê Ngọc Trang.

Sau cái chết của Nguyễn văn Ba, Sơn “rét”, không dám về Sài G̣n hằng tuần nữa. Những ngày buồn thiu tại nhà trọ, Sơn thường ngồi tư lự trước cái bàn viết duy nhất dành cho cả hai đứa trong pḥng chúng tôi, soạn bài dạy và thỉnh thoảng nh́n ra con đường đất đỏ.

Mùa này, hoa lau nở trắng khắp nơi dọc theo con đường dốc chạy dài từ trong buôn ra tới quốc lộ, băng ngang trước nhà chúng tôi. Buổi chiều, những cơn gió nồm thổi nhẹ từng cơn, lướt qua “rừng” hoa lau, xô chúng ngả nghiêng rồi chúng lại bật dậy, tạo thành những âm thanh xào xạc nhè nhẹ, đều đều, buồn buồn. Chiều xuống dần, những vạt nắng cuối cùng chiếu xiên trên các ngọn hoa lau, lấp lánh sáng ngời. Gió lắng dần, không gian trở nên im ắng, tĩnh mịch. Chợt tiếng kèn đồng xa xa vẳng lại, lúc được, lúc mất thật hiu hắt buồn. Đó là lúc cô nữ sinh hàng xóm – cô Ngà – đến giờ đi lễ. Chuông nhà thờ đang dồn dập từng hồi thúc giục con chiên đến giáo đường.

Thật đúng như tên đặt, da cô trắng ngà, người mảnh mai với mái tóc thề chấm ngang vai, gương mặt phảng phất như Đức Mẹ Maria. Rất dịu dàng trong dáng đi, mỗi buổi chiều cô đi lễ đều đi ngang nhà chúng tôi. Hai tay ấp quyển Kinh Thánh trước ngực, đầu hơi cúi xuống, lặng lẽ, khoan thai bước.

Đă bao lâu rồi cái h́nh ảnh rất đẹp ấy, cái mầu áo dài trắng nổi bật trên nền đất đỏ, thấp thoáng ẩn hiện trong đám lau trắng, đă đi ngang nhà chúng tôi bao nhiêu chiều rồi mà chúng tôi không hề hay biết. Thật uổng phí! Chẳng là, cứ ba giờ chiều là chúng tôi đă túc trực quanh mấy cái bàn bi da để dành chỗ rồi chơi cho đến khi tắt điện mới ṃ về, th́ làm sao có thời giờ để biết bên hàng xóm có người đẹp. Cái tên “Ngà” măi về sau, theo dơi, lắng nghe mấy đứa em cô gọi mới biết.

Từ ngày Nguyễn Văn Ba chết, chúng tôi buồn v́ thiếu vắng một người bạn, nên không c̣n hứng thú trong những buổi lang thang nữa. Ngồi nhà suốt một tuần nên mới biết bên hàng dậu có người ngọc. Cả ba: Sơn, Tâm và tôi bắt đầu theo đuổi. Nhưng cả ba đều không thành công. Lư do: tuổi trẻ ham chơi nên không bỏ hết th́ giờ để đeo đuổi, thứ nữa là sĩ diện, quan trên trông xuống người ta trông vào, thầy giáo mà đi chọc gái th́ ê càng quá. Tuy nhiên với tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ, Sơn đă thành công khi đưa tất cả những âm thanh mơ hồ của ngàn lau, của tiếng kèn đồng, tiếng chuông nhà thờ cùng dáng yểu điệu của cô Ngà ḥa nhập với gió chiều nhè nhẹ để cấu thành chất liệu tuyệt vời tạo nên nhạc phẩm “Lời buồn Thánh”:

“…Chiều Chúa nhật buồn
Nằm trong căn gác đ́u hiu
Nghe tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Bạn bè rời xa chăn chiếu
Cô đơn c̣n đến bao giờ…”

Xuất xứ vài nhạc phẩm và những mối t́nh “một thoáng mây bay”

Ngoài những nhạc phẩm như “Biển nhớ”,” Nh́n những mùa thu đi”,”Dă tràng ca”…Sơn sáng tác ở Quy Nhơn lúc c̣n học trong trường Sư Phạm nên khoá 62-64, và các bản “Chiều một ḿnh qua phố”, “Lời buồn Thánh”,”Vết lăn trầm”…Sơn làm tại Bảo Lộc th́ tôi biết rơ xuất xứ và thời gian như đă nói qua ở trên, tôi c̣n biết thêm một vài nhạc phẩm khá hay liên quan đến những mối t́nh, mà anh gọi là “một thoáng mây bay” do anh kể lại, nay một chuyện, mai một chuyện.

Thường thường những chuyện này được anh kể trong những buổi chiều trời mây u ám, mưa rả rích, dai dẳng. Hai anh em chúng tôi đem đàn, sáo ra ḥa điệu. Rồi cũng chán. Lại cà phê. Khói thuốc mịt mù, mờ khuôn cửa kính. Anh kể chuyện hấp dẫn, có duyên, bất cứ chuyện ǵ anh kể tôi cũng đều thấy hay, có khi khôi hài, dí dỏm. Vừa nói anh vừa ra điệu bộ, làm cho câu chuyện rất sống động, thu hút người nghe từ đầu đến cuối.

Diễm của “Diễm xưa”

http://thoibao.com/wp-content/uploads/2019/03/tcs3.jpgNgô Vũ Bích Diễm

Hai chị em, người chị là Ngô Vũ Bích Diễm, người em là Ngô Vũ Dao Ánh, con gái của thầy Kh., giáo sư Pháp văn tại trường Đồng Khánh và Quốc học Huế. Sơn kể: “Hai chị em đều đẹp và quí phái, nhưng tôi theo đuổi cô chị. Mối t́nh học tṛ kéo dài từ khi tôi c̣n ở Huế cho đến khi tôi vào Sàig̣n trọ học. Cha mẹ Diễm khó và không thích tôi. Nhưng tôi vẫn cứ đeo đuổi h́nh bóng của Diễm và Diễm cũng chưa tỏ vẻ ǵ là xa lánh tôi. Năm đó tôi thi trượt Tú tài II mà Diễm lại đậu rồi vào Sài G̣n học Đại học Văn Khoa. C̣n tôi th́ từ Sài G̣n trở về Huế, bỏ ngang việc học v́ gia cảnh. Phần buồn, phần v́ tự ái, tôi không c̣n liên lạc với Diễm nữa và Diễm có lẽ thấy tôi lâu quá không thư từ, thăm hỏi, nghĩ rằng tôi đă quên nên cũng lơ luôn. Đâu biết rằng đó thời gian đó tôi rất khổ. Tôi đă cố nén mọi nỗi buồn trong im lặng.
http://thoibao.com/wp-content/uploads/2019/03/tcs4.jpgNgô Vũ Dao Ánh

“Sự đau khổ và nỗi nhớ nhung dày ṿ tôi từng đêm,tôi đă viết nên bản ”Diễm xưa” để trút bớt niềm đau trong ḷng. Nhưng lạ một điều là khi tôi viết xong nhạc phẩm này, ḷng tôi lại nhẹ nhàng, thanh thản. Tôi cảm thấy vơi đi rất nhiều nỗi nhớ, và t́nh yêu trong tôi bây giờ chỉ c̣n lại một chút mong manh như sương như khói. Nó không c̣n nồng nàn, mănh liệt như trước.

“Một dịp tôi vào Sài G̣n, t́m đến cư xá Diễm đang nội trú với ư định tặng nàng bản nhạc để làm kỷ niệm một thời thơ mộng của tuổi trẻ rồi thôi. Nhưng không gặp, tôi nhờ mấy người bạn gái đang đứng ở cổng trao lại giùm cho Diễm. Khi tôi đi được một quăng th́ nghe tiếng Diễm từ trên ban công gọi theo “Anh Sơn! Anh Sơn!”. Nhưng tôi không ngoái lại. Tôi cắm đầu đi thẳng. Tiếng gọi anh Sơn, anh Sơn vẫn c̣n văng vẳng bên tai. Từ đấy đến nay tôi tự nhủ ḷng sẽ không bao giờ gặp lại Diễm nữa”.

Tôn Nữ Bích Khê và “Biển Nhớ”

Nhóm học sinh Nha Trang khăn gói ra Quy Nhơn học Sư phạm có 11 người, 7 nam và 4 nữ. Các nữ giáo sinh gồm có Mân Thị Dưỡng (em gái của Mân Thiệu tức nhạc sĩ Thanh Châu, tác giả nhạc phẩm “Thư gửi người lính chiến”); Nguyễn Thị Tảo, Tảo học chung lớp Đệ nhất B3, Vơ Tánh Nha Trang với tôi (tức Nguyễn Thanh Ty, người kể lại chuyện này- ĐD); Kiều Thị Đợi và Tôn Nữ Bích Khê.
Bích Khê có hai người em gái cũng tên Khê, đó là Tôn Nữ Thuần Khê và Tôn Nữ Cẩm Khê. Bích Khê dáng người nhỏ, tṛn lẳn, nước da ngăm ngăm đen, thường đánh tóc rối thành một búi lớn ngược ra sau trên đỉnh đầu. Mang guốc cao gót, nhọn, hiệu Đakao, đi chân sáo.

Đứng xa nh́n Bích Khê đi trông giống như con sáo nhỏ đang ngảy nhót trong sân. Cái búi tóc nhảy tưng tưng theo nhịp bước, người ta có cảm tưởng có lúc nó sẽ kéo cô chủ của nó té ngửa ra đằng sau. Bích Khê không đẹp nhưng rất có duyên, quyến rũ. Bích Khê cũng ở trong ban hợp xướng. Người lĩnh xướng là Nguyễn Thị Ngọc Trinh…
Tôi không biết rơ chuyện t́nh của Sơn và Bích Khê bằng ông Đinh Cường mặc dầu tôi học chung 2 năm cùng lớp trong trường Sư Phạm Quy Nhơn với Khê. Bởi v́ hầu như ngày nào cũng có nhiều cô đến nhà trọ của Sơn. Sau khi bản Biển Nhớ được sáng tác và tập dượt để ra mắt buổi văn nghệ th́ giáo sinh sư phạm mới lưu ư tới Bích Khê và bàn tán, v́ t́nh cờ hay cố ư, Sơn đă viết “trời cao níu bước sơn khê” trong lời nhạc. Về sau, 1970, tôi được thuyên chuyển về Nha Trang, gặp lại Bích Khê nay đă yên bề gia thất, chồng nàng tên Chương, thợ sửa máy lạnh, có cửa hàng mua bán, sửa chữa, tại đường Quang Trung, đối diện với hiệu ảnh Photo Vỹ. Sau 1975, hai vợ chồng trở nên giàu có hơn xưa. Hồi ở Blao tôi có hỏi Sơn về sự liên quan giữa nhạc và người. Sơn nói chỉ là bạn như những người bạn khác, hai chữ sơn khê chỉ là t́nh cờ.

“Nh́n những mùa thu đi”

Bản “Nh́n những mùa Thu đi” cũng thuộc trường hợp tương tự. Trong lớp tôi đă có ba cô Thu rồi. Các lớp khác cũng hai hay ba Thu, nên không biết Thu nào đă đến với Sơn hay Sơn đă yêu Thu nào. Mỗi khi có cô Thu nào đi ngang qua, bọn chúng tôi hát ghẹo “Nh́n những lần thu đi, anh nghe hồn anh đau đớn…”. Măn khóa, chia tay. Không ai có th́ giờ để ư đến chuyện của ai. Chăm chú, hồi hộp đợi danh sách bổ nhiệm xem cuộc đời đưa đẩy số phận ḿnh đến phương trời nào.

“Ca khúc da vàng”

Sau vụ bị rao t́m trên đài phát thanh Đà Lạt và bị quở trách tại Ty Giáo Dục Bảo Lộc, Sơn trở nên cần mẫn hơn, khuôn phép hơn. Sơn ít đi lại Sài G̣n, Đà Lạt. Thỉnh thoảng có đi th́ cũng về kịp sáng Thứ Hai để đi dạy.

Trong thời gian này Sơn nhận được rất nhiều thư. Phong nào cũng dày cộp. Sơn dạy buổi sáng, nên người nhận thư là tôi. Nh́n con dấu Bưu điện tôi biết thư được gửi từ Huế. Đấy là thư bạn của Sơn… Từ lúc đọc những lá thư dày cộp đó, Sơn bỗng nhiên thay đổi hẳn tâm tính. Lúc nào cũng có vẻ bồn chồn, lo lắng, ít đi lang thang những buổi chiều nữa. Có lúc anh ngồi trước bàn, thẫn thờ, mắt đăm chiêu nh́n qua cửa sổ hàng giờ, yên lặng với khói thuốc. Có khi điếu thuốc từ lúc châm đến lúc tàn chỉ rít một hai hơi. Chiếc gạt tàn đầy ứ, tràn ra bên ngoài. Sơn mua khóa về khóa chặt va ly để cất những thư ấy. Có cái Sơn đem ra sân đốt ngay sau khi đọc.

Sau đó, Sơn lại thường xuyên đi Đà Lạt hơn, khi th́ 2 ngày, khi th́ 3 ngày. Sơn kể tôi nghe về một trang trại ở Phim Nôm, gần Đức Trọng – một quận của tỉnh Tuyên Đức. Sơn ở đó với vài người bạn (Sơn không cho biết tên) bàn chuyện làm ăn. Có lần Sơn rủ tôi làm chung, mỗi tháng lương là 10 ngàn.

Hết hè, tôi vẫn c̣n luyến tiếc thời gian 3 tháng trôi qua quá mau. Trở về căn pḥng ở Bảo Lộc, tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Sơn đă có mặt ở đấy rồi. Căn pḥng bừa bộn, bẩn thỉu. Toàn là tàn thuốc. Những vỏ gói thuốc lá Bastos xanh trống không vứt đầy chân tường, cao thành từng đám. Sơn nằm dài trên đi văng, mùng vẫn buông, ám khói vàng khè. Dưới gầm bàn, giỏ rác đầy ứ, toàn là giấy quay rô-nê-ô xỉn vàng, vo tṛn, vứt đầy mặt đất. Bă cà phê khô đóng mốc xanh mốc trắng vương văi, chổ này một nhúm, chỗ kia một tụm. Tôi nh́n Sơn mà ái ngại.

Sơn xanh hẳn, gương mặt hốc hác, người đă gầy lại càng gầy thêm. Gầy rạc. Bộ đồ pyjama trở nên rộng thùng th́nh, đen xỉn, nhàu nát. Có lẽ ba tháng nay không giặt! Nhưng nét mặt lại lộ vẻ vui. Tôi vừa xếp dọn lại chỗ nằm của ḿnh vừa tṛ chuyện với Sơn: “Ông làm ǵ mà nằm ép rệp ở đây đến mấy tháng hè lận? Không buồn à?”. Sơn phấn khích ch́a tập nhạc ra khoe với tôi: “Công tŕnh suốt ba tháng đó!”. Tôi cầm xấp bản thảo, liếc qua trang đầu có nhan đề “Ca khúc da vàng”, lật thêm mấy tờ bên dưới th́ thấy những tựa đề rất lạ: “Gia tài của mẹ”, “Đàn ḅ vào thành phố”, “Người già em bé”, “Người con gái Việt Nam da vàng”… với những lời ca lạ lẫm, khác hẳn những lời trong t́nh ca đến 180 độ. Tôi ngờ vực có cái ǵ đó đă làm thay đổi con người của Sơn nhưng chưa xác định được rơ ràng nó là cái ǵ.

Tối hôm đó Sơn hát cho tôi nghe một vài bài tiêu biểu trong tập “Ca khúc da vàng”. Đến những đoạn như “Gia tài của Mẹ, một bọn lai căng. Gia tài của Mẹ, một lũ bội t́nh” hay như “đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi lắng nghe” hoặc như “Tôi có người yêu chết trận đêm qua, chết thật t́nh cờ…”, tôi bỗng nổi da gà. Lời ca thật xúc động, nó xoáy sâu vào tim người nghe rồi chuyền lên óc làm cho rúng động tâm can, tỏa lan dần khắp cơ thể khiến cho bải hoải tứ chi.

Dần dà trong bọn chúng tôi ai cũng biết Sơn vừa sáng tác một tập nhạc mới. Lại chia làm hai phe. Lúc đó đâu đă có từ “phản chiến” để chỉ loại nhạc này. Chúng tôi ngâm nga hát mỗi bài vài ba câu. Phe thích th́ cứ “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây,hai mươi năm nội chiến từng ngày…”, ca cẩm suốt ngày. Phe chê th́ bảo “Xí, nhạc Việt cộng, cha nội Sơn theo Việt cộng rồi”. Tuy nhiên, sau đó quên lăng đi. Chúng tôi lại vẫn bù khú bi da, cà phê, xập xám, vui vẻ ồn ào như xưa.

Thời gian sau, Sơn rất bận rộn. Đi đi, về về Sài G̣n, Đà Lạt liên tục. Thường xuyên bỏ trường hơn trước, nhưng thời gian đi không lâu,có khi 2 ngày, có khi 3 ngày. Ông già Thống từ ngày được ông “trưởng giáo” Trịnh Công Sơn hào phóng cho 100 điểm nhận xét, há miệng mắc quai, đành ngậm bồ ḥn làm ngọt.

Sơn cho tôi biết là đang chuẩn bị in tập “Ca khúc da vàng” và hé cho tôi nghe thêm là giới sinh viên thích lắm, họ đang yêu cầu có những buổi hát ngoài trời gọi là “du ca”. Sơn cũng nói đến một vài cái tên sinh viên này sinh viên nọ, sẵn sàng giúp Sơn thực hiện những buổi tŕnh diễn đó. Những điều Sơn kể cùng những cái tên xa lạ không ăn nhập ǵ với đời sống đang tươi đẹp của tôi, nên từ lỗ tai này chạy qua lỗ tai kia, chỉ chốc lát là tôi quên hết.

Những khi Sơn đi Sài G̣n hay Đà Lạt, tôi c̣n khối bạn bè để vui chơi. Nào Tín, nào Đạo, nào Bạch, nào Lăng, Tâm mập, Tâm lùn…, tuần này xuống Tân Hà, đến nhà ông hiệu trưởng Ngọc, hạ cờ tây (tức hạ cầy tơ), tuần sau kéo nhau vào ấp Lam Sơn, đến nhà ông Tề ngắm hoa phong lan, đánh chén thịt gà quay, gà nướng muối ớt. Lại có những lúc chúng tôi cùng các cô dạo suối Đại B́nh cách Blao chừng vài cây số. Cứ thế tuổi trẻ của chúng tôi, ngoài việc dạy dỗ các học sinh, đă trải qua những ngày tháng tươi vui, đáng sống ở cái quận lỵ bé nhỏ, mà mới ngày nào tôi gặp Sơn ở bến xe một buổi chiều cuối tuần đ́u hiu có mưa rả rích, buồn đến thúi ruột.

Chia tay

Hè 1967, chúng tôi đang mỗi người một nơi nghỉ hè, bỗng đồng loạt nhận được điện khẩn của Ty Giáo dục Bảo Lộc nhắn lên gấp để nhận lệnh nhập ngũ. Phía dưới công điện c̣n có hàng chữ: “Nếu tŕnh diện trễ hạn sẽ bị đưa ra trường hạ sĩ quan Đồng Đế Nha Trang”. Thế là chúng tôi không hẹn mà gặp nhau cùng một ngày tại Ty. Tay trái nhận lệnh động viên, tay phải nhận phong b́ ứng trước một tháng lương để có tiền ăn đi đường nhập ngũ.

Không thấy Sơn đâu. Hỏi anh Thành phát ngân viên, anh cho biết Sơn đến hôm qua, lănh lương tạm ứng xong đi ngay rố. Sơn đi đâu, chúng tôi không biết.

Tối hôm đó chúng tôi gồm: Đạo, Hinh, Sang, Nghị, Nhượng, Bạch, Tâm lùn, Ngọc (Lăng đang sốt rét, Thao què gị được miễn) và tôi, uống một bữa thật say. Ai cũng ví ḿnh là Kinh Kha bên bờ sông Dịch, một đi không trở lại. Chỉ tiếc không có ai là Cao Tiệm Ly thổi khúc sáo tiễn kẻ lên đường. Chúng tôi đang lúc ngà ngà, ôm nhau hát bài “Những ngày xưa thân ái” của Phạm thế Mỹ, cứ lặp đi, lặp lại điệp khúc “Chỉ c̣n tay súng nhỏ, giữa rừng sâu giết thù, những ngày xưa thân ái xin gửi lại cho nhau” rồi cùng nhau khóc, khóc như trẻ thơ, khóc tự nhiên không một chút xấu hổ.

Sáng hôm sau tỉnh dậy chỉ c̣n lại vài mạng say quá chưa tỉnh nổi, c̣n bao nhiêu th́ đă ra bến xe rồi. Tôi ra bến xe, nh́n lại quang cảnh, vẫn y như cũ, không có ǵ thay đổi, nhưng hôm nay sao thấy buồn quá đỗi. Cái ǵ cũng có vẻ xa vắng, bơ thờ.

Khi xe chạy ngang qua bờ hồ, tôi th́ thầm: “Giă từ Bảo Lộc thân yêu! Biết bao giờ gặp lại!…”. Xe khuất dần, tôi cố ngoái lại lần chót , chỉ c̣n thấy ngọn cây khô chết giữa hồ. Nước mắt tôi lại ứa ra. (Nguyễn Thanh Ty).

Đoàn Dự