Anamit
29-03-2019, 20:29
http://thoibao.com/wp-content/uploads/2019/03/di-cau-cua-750x430.jpg
Tôi thường nhớ về quê cũ từ biến cố tháng tư ở quê nhà vào năm 1975, năm đó tôi phải nghỉ hè sớm vì trường nằm sau lưng Phủ Thủ tướng nên sợ Việt cộng pháo kích vào trường học. Nhưng sau chiến cuộc thì tôi không được học trong nội thành Sài gòn nữa vì chính sách Hộ khẩu mới.
Tôi trở về trường làng ở vùng ngoại ô với tâm tình không vui vì đã quen rong chơi ở Sài gòn đô hội, tắm hồ bơi Yết Kiêu thay vì một khúc sông bì bõm, thụt bi da Nguyễn Bỉnh Khiêm, đá banh ở sân Hoa Lư thay vì một miếng ruộng khô như mấy năm trước…
Nhưng gặp lại đám bạn cũ thời tiểu học cũng nguôi ngoai nỗi buồn mới lớn, vì tôi chỉ lên Sài gòn học mới vài năm nên bạn bè dưới quê gặp lại vẫn chưa đến nỗi xa lạ. Tôi cũng mới xa ruộng đồng, sông nước vài năm nên trở lại tắm sông, đi đào cua, bắt cá, ra đồng xông chuột cũng còn huýt sáo được để điều khiển mấy con chó săn…
Chỉ thằng bạn cùng hoàn cảnh là hơi ngỡ ngàng vì nó sanh đẻ ở Sài gòn như tôi, nhưng gia đình nó không có căn nhà khác ở ngoại ô như gia đình tôi nên nó chưa từng lội ruộng chân không. Chúng tôi dễ gần, rồi chơi thân với nhau như hai thằng Sài gòn trong khối bạn bè chung dưới quê, có nhiều đứa trong lớp còn chưa từng lên Sài gòn.
Nó tên Thành, người chững chạc từ nhỏ nên nó chỉ nói với riêng tôi là gia đình nó lánh mặt người quen kẻ biết ở Sài gòn để tiện bề tìm cách ra khơi…
Hôm đó mùa cua rộ vì người ta cắp thúng đi bán cua dạo trong xóm thật nhiều. Tôi chỉ dẫn nó đi câu cua cho biết vì thấy nó lẻ loi, khó hoà đồng được với bạn học trai, chỉ bọn con gái trong lớp trong trường thích nó trắng trẻo, ăn nói nhỏ nhẹ, nhường nhịn bạn gái…
Tới hôm bọn con trai trong lớp hẹn nhau Chủ nhật đi bắt cua. Tôi rủ rê riết nó mới chịu đi theo chúng tôi. Cả bọn cười vỡ bụng với nó đi chân đất trên bờ ruộng lần đầu nên nó té thấy thương. Hồi đào bắt cua thì nó chỉ đứng nhìn, nên khi ra sông tắm để về thì nó không dám nhận mấy con cua bạn bè chia cho nó. Trong khi bạn bè dưới quê rất thật tình, thật lòng, “mày đem về nhà mấy con cua cho má mày vui. Lần sau đi bắt cua tụi tao sẽ chỉ cho mày tìm hang cua, đào hang cua…”
Nó ngượng ngùng đón lấy xâu cua từ tay bạn bè. Nhưng không ngờ là nó sợ cua kẹp tới xanh mặt. Nó đưa xâu cua ra trước mặt, rồi đi ngay thẳng như anh lính cầm cờ lúc duyệt binh. Cả đám bạn cười ngặt nghẽo trên đường làng cho đến khi chỉ còn tôi với nó về chung đường. Nó hỏi tôi ghé nhà nó được không? Nó muốn tôi dạy nó rửa cua, luộc cua…
Vậy là hai đứa ở bên hè nhà nó với hàng lu nước. Tôi chỉ nó cách cầm con cua làm sao thì nó không kẹp được tay mình, rồi rửa làm sao cho sạch con cua… Nó thích thú, và cũng thuộc loại liều mạng nên tập thử cách mở dây cột con cua ra cho nó bò tự nhiên, rồi làm sao bắt lại bằng tay không, cách trói con cua cũng đâu phải dễ… Hồi nó làm được thì có tiếng vỗ tay, tiếng con gái khen nó, “Hay quá! Nhái giỏi quá…!”
Tôi nhìn về phía phát ra tiếng nói, rồi tôi chết trân. Cô gái nhìn tôi thán phục với ánh mắt không chớp, cúi nhẹ đầu chào, mặt hơi ửng đỏ. Nó vui vẻ giới thiệu với tôi là chị nó.
Chị tên Anh Thư. Tôi cũng ngưng tay trói cua để chào Anh Thư. Không biết lẻo mép từ đâu tuôn ra miệng tôi, “chị tên là Tiểu Thư mới đúng với người. Dù tên Anh Thư cũng rất đẹp. Nhưng chị giống tiểu thư trong truyện hơn…”
Anh Thư càng thẹn thùng càng đẹp, làm tôi ngu ngơ từ độ đó. Nhưng nàng dạn dĩ hơn tiểu thư. Nàng hỏi, “Cho Thư chơi với được không?”
Thế là từ đó bên hè vang vang tiếng cười khanh khách của tiểu thư với cây que và con cua bò lung tung như tâm thần tôi bấn loạn.
Đến hồi bắc nồi luộc cua, tôi mới rõ mặt dân quê vì Anh Thư chỉ biết xài lò dầu, không biết nhóm lửa lò củi, nhưng lại muốn cắc cớ là bắc nồi lên ba hòn gạch ngoài hè, nấu bằng cành cây trong vườn nhà cho khói bay lên trời như cắm trại mới vui…
Tôi được dịp trổ tài dân đồng dân ruộng, nấu cơm bằng ống tre ngoài gò mả còn được huống gì luộc mấy con cua bên hè. Còn biết vẽ ra chuyện cắt mấy tàu lá chuối trải xuống hè xi măng, làm chén muối tiêu chanh nhanh như gió.
Anh Thư vui vẻ, hoà đồng như những người bạn bên trường Trưng Vương mà tôi bỗng nhớ tới, nhớ những gương mặt thẹn thùng khi chào nhau trong Thảo cầm viên. Nhưng khi những xạ thủ bên Võ Trường Toản chúng tôi rút ná, bắn rớt những chùm me dốt thì thẹn thùng bay biến như chim.
Các thiên thần quân sĩ của Hai Bà Trưng cột ngay hai vạt áo dài sang bên hông, mở cặp táp lấy ra bịch muối ớt để chấm me dốt. Mặt mày nhăn nhó với chua cay, nhưng tiếng cười và những đôi mắt nheo thú vị thật khó quên…
Anh Thư đưa tôi về lại khung trời Sài gòn của học sinh nam sinh mặc đồng phục, chân đi giày bata; nữ sinh mặc áo dài trắng từ Đệ thất, rất đẹp nhưng còn nét hồn nhiên vì chưa biết làm điệu như những đàn chị đã có người đưa kẻ đón trước cổng trường. Nhưng chắc chắn là Anh Thư lớn hơn những cô bạn nhỏ của tôi vì nàng chững chạc, ý tứ hơn nhiều…
Rồi ba đứa chén cả chục con cua ngon nhất trong đời. Từ ngượng ngùng mời nhau theo kiểu cách Sài gòn của mấy đứa trẻ mới lớn, tới tranh ăn, giành nhau cái chày đâm tiêu để đập càng cua thì mới có được nhiều thịt cua hơn ăn mấy cái ngoe lỏng khỏng…
Mới lạ xa thẹn thùng lần đầu gặp gỡ, củi còn than chưa hoá ra tro mà đã mặn lòng, đùa giỡn tới lấy gạch cua quẹt lên mặt nhau để cười vang… Tôi gọi bạn là thằng Nhái thì nó không chịu vì tên ấy chỉ để gọi ở nhà, tôi phải gọi nó là thằng Thành. Đến hỏi tên ở nhà của chị Anh Thư thì chị đỏ mặt. Thằng Nhái cũng không nói, càng kích thích tôi tò mò…
Nhưng tiệc cua chưa tàn thì tiếng mẹ của Nhái đã về, giọng bắc di cư lảnh lót từ trong bếp vọng ra bên hè, “Nái ơi Nái! Chiều rồi sao không bắc nồi cơm cho mẹ?”
Ngoài hè. Mặt chị đỏ như cua luộc, xõa tóc che đi thẹn thùng. Tôi thấy buồn như gió hiu hiu lắc lư tàu lá chuối vì biết chị lớn hơn tôi mất rồi. Tôi đoán được vì người anh kế trong gia đình tôi tuổi con heo, cũng thường bị gọi là thằng heo nọc khi anh ương bướng, ngang ngạnh khỏi chê…
Đến cả tháng sau chị ngại gặp tôi khi tôi lại cứ cố tình theo thằng Nhái về nhà nó để chỉ nó đủ trò của dân quê như làm ná bắn chim bằng cành ổi, làm cây chĩa xoi nhái bằng căm xe đạp, hơ trúc trên than hồng để uốn cần câu cá rô, cá sặc…
Nó cứ nhất định không cho tôi gọi nó là thằng Nhái vì tên ấy chỉ người trong nhà mới được gọi. Tôi nói nó cứ gọi tôi là thằng Mập, là tên trong nhà của tôi… Nó không chịu nhưng chị nó cười híp mắt. Từ đó hết mắc cỡ với những cái tên kỳ lạ để gọi ở nhà. Mà đã hết mắc cỡ thì tình thân thêm thương, loanh quanh xe đạp đi khám phá vùng quê cả buổi chiều.
Hôm nghỉ học đi câu cá, câu cua như đi dã ngoại; hôm ở nhà lại nấu chè, nấu cháo nhái sau đêm mưa tôi với thằng Nhái đi soi được cả xâu… anh em nhà Nhái. Chuyện cười rôm rả theo nắng theo mưa để lắng đọng lại thành kỷ niệm…
Hôm thằng dốt viết luận văn tới phải đi học phụ đạo vào ngày Chủ nhật. Tôi lại giả điên đến nhà rủ nó đi đá banh với ý đồ bất chánh nên trời hại. Tôi trốn chạy không khỏi ánh mắt tiểu thư liếc qua cửa sổ đã biết là ai thập thò! Ai đã biết chuyện tiểu thư xinh đẹp như tiên giáng trần mà vẫn bị mẹ đánh đòn, chửi mắng tới động thiên đình, “Nái ơi là Nái! Con có biết… Con có biết… Con có biết…” Người mẹ vụt chổi lông gà vào người bà thay vì đánh con gái, làm tôi cũng thấy đau đau trong lồng ngực…
Rồi mùa xuân len lén về theo gió chướng cuối năm, chị mặc áo dài theo mẹ đi chùa hôm rằm tháng Chạp. Tôi chở mẹ tôi ra chùa siêng năng hơn xưa để hai bà mẹ cầu khấn cho chồng con trong tù cải tạo được Phật tổ, Phật bà cứu khổ cứu nạn cho, còn đám trẻ có dịp luyên thuyên chuyện trên trời dưới đất mà chuyện lòng thì chớ dám hé môi. Gặp hôm có tiền trong túi thì cũng chỉ dám mời nhau qua quán nước bên đường để uống ly nước chanh, nhưng mắt không rời cửa chùa để trở lại trước khi hai bà mẹ ra về…
Tuổi trẻ đâu biết đã là mẹ thì mẹ thấy không cần nhìn cũng thấy hết trơn nên hôm gần tết, bác gái nhờ tôi chở chị về Sài gòn để biếu quà tết cho ông bà nội của chị vì bác quá bận làm ăn, lo thăm nuôi bác trai trong tù như mẹ tôi cũng lo thăm nuôi cha tôi vậy! Trong khi thằng Thành thì đạp xe đạp không được cứng cáp như tôi, lại không rành đường trên Sài gòn… Nó cũng giả điên để miệt mài ngoài sân banh vì nó đã là chân sút sấm sét, nổi tiếng trong trường…
Mùa xuân năm ấy lạnh vô cùng, Sài gòn xuống tới 16 độ C, đói nghèo cả nước vào năm 1976, dịch bệnh lại lan tràn cùng khắp ngõ thôn chứng ghẻ ngứa mà ai cũng đồ thừa cho việt cộng đem ở rừng về thành phố. Nhưng có hai đứa trẻ không biết lạnh nên đạp hoài cái xe đạp loanh quanh Sài gòn, đi thăm trường cũ, trở lại nhà xưa, ngắm nhìn không chán những cánh thiệp xuân nghèo nàn nhưng không mua vì lý do để dành tiền uống nước, ăn vặt.
Không ai công nhận là muốn mua, nhịn ăn uống cũng được nhưng nghĩ tới tặng nhau hơi thấy ngại! Ta bà ra đến Thảo cầm viên cả buổi để nhặt lá mục chỉ còn xương lá về nhuộm màu, rồi ép vở học trò làm bằng chia xa vì cha thằng Nhái trốn trại vào dịp tết, khi cán bộ quản giáo lơ là, lo về nhà ăn tết với gia đình họ thì có một gia đình bên thua lặng lẽ rời bỏ quê hương…
***
Có thằng nhỏ mới có râu thua theo nên nó cứ gọi thầm “nái ơi nái” mỗi lần qua ngõ nhà Anh Thư. Những mùa gió chướng lại về là những mùa trông thư đợi thiệp, những dòng chữ nắn nót không còn dấu sắc huyền hỏi ngã nặng là những dòng chữ tiếng Anh vẫn chuyên chở nỗi lòng, nhưng hy vọng ngày một mong manh như những cánh hoa rơi trước sân chùa cô quạnh… Quán nước bên đường còn góc ngồi nhìn sang chùa dễ nhất, nhưng ai đã giỡ đi đâu giàn thiên lý đã xa để nhạc không lời toàn dấu lặng, nhỏ xuống đời nhau những giọt cà phê đen quánh lại…
Rồi ai cũng phải cất giấu những niềm riêng vào sâu thẳm trong hồn người để bâng khuâng khi gió chướng mơn man về, cái rét cuối năm ở Sài gòn những năm sau không lạnh, chỉ đủ để nhớ nhau khi chợt thấy người giống người trên phố, màu áo len phai theo bước người đi đã mịt mù…
Hôm tôi từ Sài gòn về nhà thăm mẹ tôi lần cuối, bái biệt mẹ tôi đi. Căn nhà Anh Thư xưa còn đó, bên hè tráng xi măng vẫn hàng lu nước, bà bắc kỳ mới vô nam hì hụt thổi lửa cho nồi cám heo chứ không phải luộc cua ăn một lần để nhớ nhau một đời. Nhớ thằng Nhái có gởi cho tôi tấm hình nó bên Mỹ, râu ria xồm xoàm như một ông Tây. Nay đến tôi đi cũng không hẹn ngày trở lại. Chị có về thăm, nhờ bụi chuối sau hè nói dùm cho tháng ngày ở lại… gió hiu hiu buồn lắc lư tàu lá tiễn tôi đi.
Đâu ngờ hơn bốn mươi năn sau từ độ biết buồn. Một hôm đi làm về, quen thói ngồi cởi giày ngoài garage, sẵn tay bật cái laptop bên cạnh để đọc điện thư mới tới. Cái địa chỉ điện thư mới, lạ, làm tôi chết trân như hôm gặp chị lần đầu, anhthudang59@…
Những dòng chữ nhạt nhoà như dĩ vãng đã xa… Mập có khoẻ không? Lâu quá không gặp! Gần đây Thư có về Việt nam chơi cho khuây khoả sau chuyện buồn riêng, chứ không còn người thân nào bên ấy… Thư có ghé thăm nhà, dù chỉ đứng ngoài nhìn lại những kỷ niệm xưa. Thư có ghé thăm gia đình Mập, mới hay bác gái đã mất. Thật xin lỗi…
Thư xin được email address và số điện thoại của Mập…
Hơn bốn mươi năm dài từ khi trao nhau chút kỷ niệm lần đầu chỉ còn lại mùi hương trong ký ức. Nay nghe lại cái tên Mập ngày nào làm chị cười híp mắt như vỡ con tim.
“Nái ơi! Hãy để ngày ấy lụi tàn. Dù bao nhiêu tuổi cũng là phận em thì chúng ta cũng không còn là mình của ngày xưa nữa. Hương xưa đã tan theo gió đường trần, theo tháng năm đã thành thói quen khi trống rỗng bên trong, Mập vẫn thầm gọi, Nái ơi Nái theo cánh chim thiên di mùa lạnh bơ vơ, theo lá rụng những mùa thu biệt xứ, mùa hạ thèm giăng câu có Nái theo lội đồng cho biết với người ta”… Mùa xuân này mừng tiểu thư đã tròn lục giáp. Sáu mươi năm cuộc đời như những vòng quay xe đạp biết chở về đâu cái tên thân mật ở nhà nên còn mãi trong tim tiếng vọng thời gian của vòng quay lỗi nhịp…
Phan
Tôi thường nhớ về quê cũ từ biến cố tháng tư ở quê nhà vào năm 1975, năm đó tôi phải nghỉ hè sớm vì trường nằm sau lưng Phủ Thủ tướng nên sợ Việt cộng pháo kích vào trường học. Nhưng sau chiến cuộc thì tôi không được học trong nội thành Sài gòn nữa vì chính sách Hộ khẩu mới.
Tôi trở về trường làng ở vùng ngoại ô với tâm tình không vui vì đã quen rong chơi ở Sài gòn đô hội, tắm hồ bơi Yết Kiêu thay vì một khúc sông bì bõm, thụt bi da Nguyễn Bỉnh Khiêm, đá banh ở sân Hoa Lư thay vì một miếng ruộng khô như mấy năm trước…
Nhưng gặp lại đám bạn cũ thời tiểu học cũng nguôi ngoai nỗi buồn mới lớn, vì tôi chỉ lên Sài gòn học mới vài năm nên bạn bè dưới quê gặp lại vẫn chưa đến nỗi xa lạ. Tôi cũng mới xa ruộng đồng, sông nước vài năm nên trở lại tắm sông, đi đào cua, bắt cá, ra đồng xông chuột cũng còn huýt sáo được để điều khiển mấy con chó săn…
Chỉ thằng bạn cùng hoàn cảnh là hơi ngỡ ngàng vì nó sanh đẻ ở Sài gòn như tôi, nhưng gia đình nó không có căn nhà khác ở ngoại ô như gia đình tôi nên nó chưa từng lội ruộng chân không. Chúng tôi dễ gần, rồi chơi thân với nhau như hai thằng Sài gòn trong khối bạn bè chung dưới quê, có nhiều đứa trong lớp còn chưa từng lên Sài gòn.
Nó tên Thành, người chững chạc từ nhỏ nên nó chỉ nói với riêng tôi là gia đình nó lánh mặt người quen kẻ biết ở Sài gòn để tiện bề tìm cách ra khơi…
Hôm đó mùa cua rộ vì người ta cắp thúng đi bán cua dạo trong xóm thật nhiều. Tôi chỉ dẫn nó đi câu cua cho biết vì thấy nó lẻ loi, khó hoà đồng được với bạn học trai, chỉ bọn con gái trong lớp trong trường thích nó trắng trẻo, ăn nói nhỏ nhẹ, nhường nhịn bạn gái…
Tới hôm bọn con trai trong lớp hẹn nhau Chủ nhật đi bắt cua. Tôi rủ rê riết nó mới chịu đi theo chúng tôi. Cả bọn cười vỡ bụng với nó đi chân đất trên bờ ruộng lần đầu nên nó té thấy thương. Hồi đào bắt cua thì nó chỉ đứng nhìn, nên khi ra sông tắm để về thì nó không dám nhận mấy con cua bạn bè chia cho nó. Trong khi bạn bè dưới quê rất thật tình, thật lòng, “mày đem về nhà mấy con cua cho má mày vui. Lần sau đi bắt cua tụi tao sẽ chỉ cho mày tìm hang cua, đào hang cua…”
Nó ngượng ngùng đón lấy xâu cua từ tay bạn bè. Nhưng không ngờ là nó sợ cua kẹp tới xanh mặt. Nó đưa xâu cua ra trước mặt, rồi đi ngay thẳng như anh lính cầm cờ lúc duyệt binh. Cả đám bạn cười ngặt nghẽo trên đường làng cho đến khi chỉ còn tôi với nó về chung đường. Nó hỏi tôi ghé nhà nó được không? Nó muốn tôi dạy nó rửa cua, luộc cua…
Vậy là hai đứa ở bên hè nhà nó với hàng lu nước. Tôi chỉ nó cách cầm con cua làm sao thì nó không kẹp được tay mình, rồi rửa làm sao cho sạch con cua… Nó thích thú, và cũng thuộc loại liều mạng nên tập thử cách mở dây cột con cua ra cho nó bò tự nhiên, rồi làm sao bắt lại bằng tay không, cách trói con cua cũng đâu phải dễ… Hồi nó làm được thì có tiếng vỗ tay, tiếng con gái khen nó, “Hay quá! Nhái giỏi quá…!”
Tôi nhìn về phía phát ra tiếng nói, rồi tôi chết trân. Cô gái nhìn tôi thán phục với ánh mắt không chớp, cúi nhẹ đầu chào, mặt hơi ửng đỏ. Nó vui vẻ giới thiệu với tôi là chị nó.
Chị tên Anh Thư. Tôi cũng ngưng tay trói cua để chào Anh Thư. Không biết lẻo mép từ đâu tuôn ra miệng tôi, “chị tên là Tiểu Thư mới đúng với người. Dù tên Anh Thư cũng rất đẹp. Nhưng chị giống tiểu thư trong truyện hơn…”
Anh Thư càng thẹn thùng càng đẹp, làm tôi ngu ngơ từ độ đó. Nhưng nàng dạn dĩ hơn tiểu thư. Nàng hỏi, “Cho Thư chơi với được không?”
Thế là từ đó bên hè vang vang tiếng cười khanh khách của tiểu thư với cây que và con cua bò lung tung như tâm thần tôi bấn loạn.
Đến hồi bắc nồi luộc cua, tôi mới rõ mặt dân quê vì Anh Thư chỉ biết xài lò dầu, không biết nhóm lửa lò củi, nhưng lại muốn cắc cớ là bắc nồi lên ba hòn gạch ngoài hè, nấu bằng cành cây trong vườn nhà cho khói bay lên trời như cắm trại mới vui…
Tôi được dịp trổ tài dân đồng dân ruộng, nấu cơm bằng ống tre ngoài gò mả còn được huống gì luộc mấy con cua bên hè. Còn biết vẽ ra chuyện cắt mấy tàu lá chuối trải xuống hè xi măng, làm chén muối tiêu chanh nhanh như gió.
Anh Thư vui vẻ, hoà đồng như những người bạn bên trường Trưng Vương mà tôi bỗng nhớ tới, nhớ những gương mặt thẹn thùng khi chào nhau trong Thảo cầm viên. Nhưng khi những xạ thủ bên Võ Trường Toản chúng tôi rút ná, bắn rớt những chùm me dốt thì thẹn thùng bay biến như chim.
Các thiên thần quân sĩ của Hai Bà Trưng cột ngay hai vạt áo dài sang bên hông, mở cặp táp lấy ra bịch muối ớt để chấm me dốt. Mặt mày nhăn nhó với chua cay, nhưng tiếng cười và những đôi mắt nheo thú vị thật khó quên…
Anh Thư đưa tôi về lại khung trời Sài gòn của học sinh nam sinh mặc đồng phục, chân đi giày bata; nữ sinh mặc áo dài trắng từ Đệ thất, rất đẹp nhưng còn nét hồn nhiên vì chưa biết làm điệu như những đàn chị đã có người đưa kẻ đón trước cổng trường. Nhưng chắc chắn là Anh Thư lớn hơn những cô bạn nhỏ của tôi vì nàng chững chạc, ý tứ hơn nhiều…
Rồi ba đứa chén cả chục con cua ngon nhất trong đời. Từ ngượng ngùng mời nhau theo kiểu cách Sài gòn của mấy đứa trẻ mới lớn, tới tranh ăn, giành nhau cái chày đâm tiêu để đập càng cua thì mới có được nhiều thịt cua hơn ăn mấy cái ngoe lỏng khỏng…
Mới lạ xa thẹn thùng lần đầu gặp gỡ, củi còn than chưa hoá ra tro mà đã mặn lòng, đùa giỡn tới lấy gạch cua quẹt lên mặt nhau để cười vang… Tôi gọi bạn là thằng Nhái thì nó không chịu vì tên ấy chỉ để gọi ở nhà, tôi phải gọi nó là thằng Thành. Đến hỏi tên ở nhà của chị Anh Thư thì chị đỏ mặt. Thằng Nhái cũng không nói, càng kích thích tôi tò mò…
Nhưng tiệc cua chưa tàn thì tiếng mẹ của Nhái đã về, giọng bắc di cư lảnh lót từ trong bếp vọng ra bên hè, “Nái ơi Nái! Chiều rồi sao không bắc nồi cơm cho mẹ?”
Ngoài hè. Mặt chị đỏ như cua luộc, xõa tóc che đi thẹn thùng. Tôi thấy buồn như gió hiu hiu lắc lư tàu lá chuối vì biết chị lớn hơn tôi mất rồi. Tôi đoán được vì người anh kế trong gia đình tôi tuổi con heo, cũng thường bị gọi là thằng heo nọc khi anh ương bướng, ngang ngạnh khỏi chê…
Đến cả tháng sau chị ngại gặp tôi khi tôi lại cứ cố tình theo thằng Nhái về nhà nó để chỉ nó đủ trò của dân quê như làm ná bắn chim bằng cành ổi, làm cây chĩa xoi nhái bằng căm xe đạp, hơ trúc trên than hồng để uốn cần câu cá rô, cá sặc…
Nó cứ nhất định không cho tôi gọi nó là thằng Nhái vì tên ấy chỉ người trong nhà mới được gọi. Tôi nói nó cứ gọi tôi là thằng Mập, là tên trong nhà của tôi… Nó không chịu nhưng chị nó cười híp mắt. Từ đó hết mắc cỡ với những cái tên kỳ lạ để gọi ở nhà. Mà đã hết mắc cỡ thì tình thân thêm thương, loanh quanh xe đạp đi khám phá vùng quê cả buổi chiều.
Hôm nghỉ học đi câu cá, câu cua như đi dã ngoại; hôm ở nhà lại nấu chè, nấu cháo nhái sau đêm mưa tôi với thằng Nhái đi soi được cả xâu… anh em nhà Nhái. Chuyện cười rôm rả theo nắng theo mưa để lắng đọng lại thành kỷ niệm…
Hôm thằng dốt viết luận văn tới phải đi học phụ đạo vào ngày Chủ nhật. Tôi lại giả điên đến nhà rủ nó đi đá banh với ý đồ bất chánh nên trời hại. Tôi trốn chạy không khỏi ánh mắt tiểu thư liếc qua cửa sổ đã biết là ai thập thò! Ai đã biết chuyện tiểu thư xinh đẹp như tiên giáng trần mà vẫn bị mẹ đánh đòn, chửi mắng tới động thiên đình, “Nái ơi là Nái! Con có biết… Con có biết… Con có biết…” Người mẹ vụt chổi lông gà vào người bà thay vì đánh con gái, làm tôi cũng thấy đau đau trong lồng ngực…
Rồi mùa xuân len lén về theo gió chướng cuối năm, chị mặc áo dài theo mẹ đi chùa hôm rằm tháng Chạp. Tôi chở mẹ tôi ra chùa siêng năng hơn xưa để hai bà mẹ cầu khấn cho chồng con trong tù cải tạo được Phật tổ, Phật bà cứu khổ cứu nạn cho, còn đám trẻ có dịp luyên thuyên chuyện trên trời dưới đất mà chuyện lòng thì chớ dám hé môi. Gặp hôm có tiền trong túi thì cũng chỉ dám mời nhau qua quán nước bên đường để uống ly nước chanh, nhưng mắt không rời cửa chùa để trở lại trước khi hai bà mẹ ra về…
Tuổi trẻ đâu biết đã là mẹ thì mẹ thấy không cần nhìn cũng thấy hết trơn nên hôm gần tết, bác gái nhờ tôi chở chị về Sài gòn để biếu quà tết cho ông bà nội của chị vì bác quá bận làm ăn, lo thăm nuôi bác trai trong tù như mẹ tôi cũng lo thăm nuôi cha tôi vậy! Trong khi thằng Thành thì đạp xe đạp không được cứng cáp như tôi, lại không rành đường trên Sài gòn… Nó cũng giả điên để miệt mài ngoài sân banh vì nó đã là chân sút sấm sét, nổi tiếng trong trường…
Mùa xuân năm ấy lạnh vô cùng, Sài gòn xuống tới 16 độ C, đói nghèo cả nước vào năm 1976, dịch bệnh lại lan tràn cùng khắp ngõ thôn chứng ghẻ ngứa mà ai cũng đồ thừa cho việt cộng đem ở rừng về thành phố. Nhưng có hai đứa trẻ không biết lạnh nên đạp hoài cái xe đạp loanh quanh Sài gòn, đi thăm trường cũ, trở lại nhà xưa, ngắm nhìn không chán những cánh thiệp xuân nghèo nàn nhưng không mua vì lý do để dành tiền uống nước, ăn vặt.
Không ai công nhận là muốn mua, nhịn ăn uống cũng được nhưng nghĩ tới tặng nhau hơi thấy ngại! Ta bà ra đến Thảo cầm viên cả buổi để nhặt lá mục chỉ còn xương lá về nhuộm màu, rồi ép vở học trò làm bằng chia xa vì cha thằng Nhái trốn trại vào dịp tết, khi cán bộ quản giáo lơ là, lo về nhà ăn tết với gia đình họ thì có một gia đình bên thua lặng lẽ rời bỏ quê hương…
***
Có thằng nhỏ mới có râu thua theo nên nó cứ gọi thầm “nái ơi nái” mỗi lần qua ngõ nhà Anh Thư. Những mùa gió chướng lại về là những mùa trông thư đợi thiệp, những dòng chữ nắn nót không còn dấu sắc huyền hỏi ngã nặng là những dòng chữ tiếng Anh vẫn chuyên chở nỗi lòng, nhưng hy vọng ngày một mong manh như những cánh hoa rơi trước sân chùa cô quạnh… Quán nước bên đường còn góc ngồi nhìn sang chùa dễ nhất, nhưng ai đã giỡ đi đâu giàn thiên lý đã xa để nhạc không lời toàn dấu lặng, nhỏ xuống đời nhau những giọt cà phê đen quánh lại…
Rồi ai cũng phải cất giấu những niềm riêng vào sâu thẳm trong hồn người để bâng khuâng khi gió chướng mơn man về, cái rét cuối năm ở Sài gòn những năm sau không lạnh, chỉ đủ để nhớ nhau khi chợt thấy người giống người trên phố, màu áo len phai theo bước người đi đã mịt mù…
Hôm tôi từ Sài gòn về nhà thăm mẹ tôi lần cuối, bái biệt mẹ tôi đi. Căn nhà Anh Thư xưa còn đó, bên hè tráng xi măng vẫn hàng lu nước, bà bắc kỳ mới vô nam hì hụt thổi lửa cho nồi cám heo chứ không phải luộc cua ăn một lần để nhớ nhau một đời. Nhớ thằng Nhái có gởi cho tôi tấm hình nó bên Mỹ, râu ria xồm xoàm như một ông Tây. Nay đến tôi đi cũng không hẹn ngày trở lại. Chị có về thăm, nhờ bụi chuối sau hè nói dùm cho tháng ngày ở lại… gió hiu hiu buồn lắc lư tàu lá tiễn tôi đi.
Đâu ngờ hơn bốn mươi năn sau từ độ biết buồn. Một hôm đi làm về, quen thói ngồi cởi giày ngoài garage, sẵn tay bật cái laptop bên cạnh để đọc điện thư mới tới. Cái địa chỉ điện thư mới, lạ, làm tôi chết trân như hôm gặp chị lần đầu, anhthudang59@…
Những dòng chữ nhạt nhoà như dĩ vãng đã xa… Mập có khoẻ không? Lâu quá không gặp! Gần đây Thư có về Việt nam chơi cho khuây khoả sau chuyện buồn riêng, chứ không còn người thân nào bên ấy… Thư có ghé thăm nhà, dù chỉ đứng ngoài nhìn lại những kỷ niệm xưa. Thư có ghé thăm gia đình Mập, mới hay bác gái đã mất. Thật xin lỗi…
Thư xin được email address và số điện thoại của Mập…
Hơn bốn mươi năm dài từ khi trao nhau chút kỷ niệm lần đầu chỉ còn lại mùi hương trong ký ức. Nay nghe lại cái tên Mập ngày nào làm chị cười híp mắt như vỡ con tim.
“Nái ơi! Hãy để ngày ấy lụi tàn. Dù bao nhiêu tuổi cũng là phận em thì chúng ta cũng không còn là mình của ngày xưa nữa. Hương xưa đã tan theo gió đường trần, theo tháng năm đã thành thói quen khi trống rỗng bên trong, Mập vẫn thầm gọi, Nái ơi Nái theo cánh chim thiên di mùa lạnh bơ vơ, theo lá rụng những mùa thu biệt xứ, mùa hạ thèm giăng câu có Nái theo lội đồng cho biết với người ta”… Mùa xuân này mừng tiểu thư đã tròn lục giáp. Sáu mươi năm cuộc đời như những vòng quay xe đạp biết chở về đâu cái tên thân mật ở nhà nên còn mãi trong tim tiếng vọng thời gian của vòng quay lỗi nhịp…
Phan