PDA

View Full Version : Năm con Heo nhớ chuyện… Lợn trại tù



Kiemsi
30-01-2019, 05:06
Năm con Heo nhớ chuyện… Lợn trại tù

Mạnh Nguyễn
26-1-2019

(Ghi chú của người post: Tác giả nguyên là Y sĩ trưởng TĐ2ND)

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fbaotiengdan.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2019%2F01%2FH5-105.jpg&t=1548816896&ymreqid=35959da3-2437-3f07-1ca9-5c00a4012500&sig=gW5z4D_CfjqmTQ97SzEkwg--~C
Tác giả tại căn cứ Nancy năm 1972

Qua năm thứ hai, tôi được chuyển về T6 là T ở tận cùng của trại tù cải tạo gồm nhiều T. Một buổi tối, nhà nhà đă tắt đèn theo tiếng kẻng ngủ đă lâu, chợt có tiếng những bước chân rơ dần cùng những nhoang nhoáng ánh quét đèn pin, rồi dừng lại trước cửa buồng của tổ X chúng tôi gần hai chục người.
”Bật đèn lên!”, một giọng bắc ngắn ngủi ra lệnh.

Chúng tôi lồm cồm ngồi dậy, vén màn chui ra chờ lệnh tập họp. Đèn sáng, trước mặt chúng tôi là một anh cán bộ lạ mặt, tay cầm đèn pin, tay kia cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép, đi theo sau là hai người vệ binh với cây AK khoác trên vai, vẻ mặt hờ hững, không giống như vài lần điểm danh “đột xuất” với chỉ một người quản giáo quen thuộc mà anh em thường gọi thầm là “thằng Đen”.

Anh cán bộ có vẻ vội vàng, xua tay nói, “khỏi, khỏi, khỏi tập họp”. Anh liếc xuống trang giấy mở sẵn của quyển sổ nhỏ, rồi ngẩng mặt nh́n chúng tôi hỏi, “Có anh Nguyễn văn Y. trong pḥng này không?”. Tim tôi chợt nhói lên như sau một nhịp đập hụt. Tôi hít mạnh khí trời vào đầy lồng ngực, và ḷng tự nhiên b́nh tĩnh lại với cảm giác thanh thản.

Chẳng phải tôi vẫn chờ đợi giây phút này sẽ phải đến hay sao, nhất là sau những lần di chuyển ḷng ṿng, từ tổ An Ninh Cảnh Sát không đi Bắc, đến tổ Tù Binh và Chiêu Hồi …. hay từ vài lần phải lên khai bổ túc cũng như trả lời thêm những câu hỏi về Liên Minh Á Châu Chống Cộng, một tổ chức tôi có tham gia trong phạm vi chuyên môn và vị t́nh bè bạn thời đi học.

Tôi trả lời “có tôi”, và đứng dậy gỡ màn để khởi đầu thu xếp hành trang cho một chuyến chuyển trại ban đêm mà có lẽ, lành ít dữ nhiều. Anh cán bộ lại khoác tay, “khỏi, khỏi phải mang ǵ, anh thay quần áo đi theo chúng tôi ngay!”.

Tôi mặc vội bộ quần áo lao động, xỏ chân vào đôi dép tự chế, bước đi theo ba người: một vệ binh phía trước, người cán bộ đi bên cạnh, phía sau là người vệ binh c̣n lại. Đèn pḥng đă tắt, nhưng những ánh mắt ngơ ngác và ái ngại của anh em cùng tổ vẫn bám theo những bước chân nặng nề cùng trí óc chợt như trống rỗng của tôi…

Chúng tôi đi im lặng bên nhau theo đội h́nh ban đầu. Đêm đen im ĺm cùng ánh đèn pin nhoang nhoáng soi bước. Cái lạnh tháng mười làm tôi tỉnh táo. Tôi liếc nh́n quanh, đă đi xa khỏi cả cái T đầu tiên của trại tù. Xa xa phía trước đèn sáng hơn, h́nh như là Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn.

Chẳng lẽ tôi lại bị dẫn lên đây để hỏi cung đêm, một điều rất khó xẩy ra với thân phận và chức vụ của một người sĩ quan nặng về chuyên môn như tôi, cho dù tôi thuộc về một binh chủng có rất nhiều “nợ máu với nhân dân với chiến sĩ” như họ thường “lên lớp”.

Chợt người vệ binh rời con đường chính, rẽ sang hướng khác mà xa xa là một ṭa nhà khá to đèn đuốc c̣n sáng. Dừng lại trong sân, người cán bộ bây giờ mới quay sang tôi hỏi, “anh là bác sĩ?”. Tôi chưa kịp trả lời, anh đă tiếp, “anh biết đỡ đẻ?”.

Bao nhiêu hoang mang lo âu trong tôi vụt tắt. Tôi thở phào, ung dung như đang đứng trước bệnh nhân, trả lời “tôi không phải là bác sĩ chuyên về sản khoa, nhưng tôi có đỡ đẻ thuở đi học. Bà ta sanh lần thứ mấy vậy?”. Và ḷng thầm mong không phải là sanh con so hay một ca khó cho một người chỉ vẻn vẹn đỡ có hai mươi ca b́nh thường, đủ điều kiện đ̣i hỏi để ra trường như tôi.

Anh cán bộ lại im lặng dẫn tôi lên bậc tam cấp và mở cửa. Một mùi hôi ngai ngái và khai nồng ập lên mũi. Tôi chưa kịp nhận ra người sản phụ nào ở trong căn pḥng th́ bên tai tôi, giọng người cán bộ hơi ngập ngừng, “không phải người, mà trại nhờ anh đỡ đẻ cho con lợn này. Nó lên cơn đau từ chiều tối đến giờ chưa chịu đẻ!”.

Con heo “sản phụ” thật to, trắng hồng, nằm ch́nh ́nh giữa căn pḥng lót gạch hoa, có rào gỗ ṿng quanh, yên lặng ngước mắt nh́n tôi. Ánh mắt của người cán bộ cũng nh́n tôi chăm chăm, nửa hơi có ánh khẩn nài, nửa như nghi ngại, chờ tôi lên tiếng.

Tôi im lặng suy nghĩ. Anh cán bộ tiếp thêm, “th́ lợn đẻ cũng giống như người. Anh đỡ người được th́ chắc cũng đỡ cho lợn được. Xong xuôi ta nghỉ một hai ngày lao động, thế nhé…”. Dưng không định mệnh có vẻ như đang chơi khăm tôi, muốn thử gắn liền số phận tôi với số phận con heo chết tiệt đau đẻ không đúng lúc này!

Nói đến định mệnh, tôi tạm dừng chuyện lợn để tiết lộ cho bạn đọc hay một điều: số tôi khá kỳ cục, và theo lá số Tử Vi thuở nhỏ, cũng như những lần xem sau này khi đă vào đời, và cả lúc đă đi tù, tất cả các thầy xem lá số (có thầy là bậc tiền bối v́ quen với bố tôi, cũng có thầy là bạn … ăn nhậu của tôi) đều phán giống nhau ở một điểm chung, là số tôi mệnh vô chính diệu, đời thăng trầm như nắng và mưa, lên lên xuống xuống như cái cây thụt máy tầu của cụ Tản Đà, nhưng bao giờ cũng “cùng tắc biến, biến tắc thông”- hễ cứ khi bước đường cùng ngơ cụt hay ḷ ḍ lui cui chui vào đường hầm th́ cuối cùng bỗng dưng lại vẫn … thoát. Và lần này tôi cũng … thoát, thoát gọn, v́ tôi đă có “đối sách”.

Tôi tự tin nh́n thẳng vào mắt anh cán bộ, dơng dạc, “con heo này đẻ khó đây, nhưng tôi sẽ đỡ cho nó mẹ tṛn con vuông. Có điều tôi cần thêm một người bạn quen việc phụ mới được”. “Ai vậy?”. “Anh C. ở cùng pḥng với tôi”. Người cán bộ bảo tôi, “anh ở đây nhá, không được đi loanh quanh. Khu này Bộ Chỉ Huy canh gác kỹ lắm đấy”, rồi hấp tấp cùng hai người vệ binh biến nhanh trong đêm sau khi không quên đóng cửa nhốt tôi chung với con heo “sản phụ”.

Tôi quen, biết và thân anh C. khi cùng được “biên chế” về chung một lán ở Long Giao từ những ngày đầu và sau này khi chuyển trại, ḷng ṿng vài T rồi cuối cùng lại được ở chung một pḥng với nhau. Lư do thân anh cũng đơn giản. Anh là người chất phác thiệt thà, xuất thân con nhà nông. Thuở nhỏ cạnh việc học c̣n là việc nhà, trước khi phải lo toan … việc nước. Và việc nhà, theo lời anh kể những buổi tối thủ thỉ thù th́ bên nhau, là trăm thứ lụn vụn đời sống làng quê, trong đó ngoài trồng trọt, thả cá, nuôi gà vịt c̣n có cả việc chăm lo một bầy heo năm, sáu con lúc khỏe mạnh lẫn khi đau ốm, kể cả chuyện cho heo nái nhẩy đực.

Tôi thân anh có lẽ ngoài hợp tính hợp t́nh, chúng tôi c̣n cùng lớn lên từ con nhà nghèo cơ cực. Đi làm trai thời loạn, tôi với anh đều là dân binh chủng trận địa, kẻ nón đỏ, người mũ nâu. Những ngày cuối cùng của miền Nam, trong cương vị TĐ Phó anh đă được đưa lên nắm quyền TĐ Trưởng một tiểu đoàn tân lập chỉ hơn hai tuần trước khi chung cuộc. Có lẽ với chức “phó” anh khai và xuất thân gia đ́nh nông dân, anh qua khỏi các đợt chuyển đi Bắc.

Tôi vừa chờ anh cứu viện, vừa vái trời anh đă từng đỡ đẻ heo khi phải chăm sóc bầy heo nơi quê nhà.
Cửa lại mở. Người cán bộ bước vào, theo sau là anh C. với gương mặt c̣n đầy lo âu, không dấu vẻ ngạc nhiên nh́n tôi như ḍ hỏi. “Theo hai anh th́ bao lâu nữa nó đẻ?”. Bây giờ anh C mới nh́n đến con heo và hiểu ngay “mục đích yêu cầu của cách mạng”. Anh tiến tới gần quan sát, rờ rẫm phía dưới và trả lời với đầy tự tin “chừng gần sáng là nó sanh. Chà hổng dưới sáu con à nhen”.

Người cán bộ hài ḷng, mắt sáng lên, nh́n chúng tôi phấn khích với sự tin tưởng. “Được rồi, hai anh ở đây lo cho nó. Để tôi đi gọi ‘bồi dưỡng’. À, tôi dặn lại, hai anh chỉ ở trong pḥng này thôi, không đi linh tinh nhá. Cần ǵ ra cửa gọi, sẽ có người đến”.

Nói xong anh bước đi không quên đóng chặt cửa pḥng.

Anh C. đột nhiên đấm một quả vào vai tôi thiệt đau. Tôi ngẩn người không hiểu. Anh C cười rạng rỡ thành tiếng, “ĐM, đêm khuya nó đem vệ binh xuống dẫn đi một thằng nón đỏ. Rồi ĐM nó, gần nửa đêm lại súng ống lùa đi một thằng mũ nâu … Tui xém nữa là đái ra quần đó ông”.

Tôi cố nở một nụ cười, “Ít ra th́ ḿnh cũng tiền hung hậu kiết… Mà hỏi thiệt ông lo được cho con heo này không?”. “Chuyện nhỏ, lát nữa tui chỉ cần ông phụ chút đỉnh thôi”.

Có bước chân nặng nề bên ngoài tiến gần rồi cửa lại mở. Hai bộ đội dáng chừng là “anh nuôi” khệ nệ mang vào hai chậu thau bốc khói, đi thẳng đến chỗ con heo đặt xuống. Mắt tôi (và có lẽ cả mắt của anh C.) như hoa lên. Cơm trắng! Cơm trắng! Và thau bên cạnh tuy loăng, nhưng mùi thơm ấy, mầu nâu sánh nhạt ấy nhất định phải là cà phê sữa!

Cả hai đều là những xa xỉ phẩm đă từ lâu chúng tôi chưa nh́n thấy chứ đừng nói là … chạm tới. H́nh như cả cần cổ tôi lẫn anh C vừa nhấp nhô cục táo với nước bọt tiết ra … Anh nuôi đi đầu quay sang bảo tôi “cái này là phần bồi dưỡng của con lợn sau khi sinh nhé. Các anh cố ép nó ăn hết, uống hết cho nó lại sức nha”.

Anh nuôi kia móc từ túi quần bộ đội chiếc điếu cầy dă chiến kèm theo một gói nhỏ thuốc lào, đặt xuống dưới nền nhà bên cạnh tôi. “C̣n đây là bồi dưỡng của hai anh. Tiên Lăng đấy”.

Anh nói xong há miệng ngáp rất tự nhiên không cần che dấu, trước khi cùng nhau ra về, không quên đóng chặt cửa ra vào.

Anh C nh́n tôi. Tôi nh́n lại anh C. Chúng tôi im lặng nh́n nhau, nhưng h́nh như mắt chúng tôi đă len lén nói với nhau tất cả. Năm phút, rồi mười phút trôi qua. Trong im lặng chúng tôi vẫn nghe rơ tiếng nuốt nhẹ từ cần cổ. Cơm trắng. Cà phê sữa. Cơm trắng. Cà phê sữa. Như những điệp khúc không thành lời mà âm thanh vang chát chúa trong tôi.
Anh C. ngồi xuống, chậm răi kéo cái điếu cầy về phía ḿnh, mở gói thuốc lào Tiên Lăng ra, nhón một bi, mấy ngón tay run run vân vê “viên bi” vàng sợi. Anh thong thả đánh lửa vừa châm đốt thuốc vừa rít một hơi thật dài long sọng soọc với tiếng nước kéo ṛn tan. Rồi anh ngửa cổ, mắt lim dim thở ào ra cuồn cuộn khói trước khi đẩy chiếc điếu cầy sang tôi.

Trong khi tôi đang lấy thuốc, anh chợt mở to mắt, nh́n sang tôi, ánh mắt nhuốm chút bi thương, giọng run run và khàn khàn không biết v́ say thuốc hay v́ niềm ham muốn đang thôi thúc, “ông ạ, bây giờ làm một ngụm cà phê sữa, rồi vốc một bụm cơm, chắc chết cũng sướng …”.

Trái tim tôi tự dưng đập muốn loạn nhịp trong nỗi cám dỗ cùng cực. Tôi nh́n anh C như nh́n thấy tất cả sự thống khổ cùng nỗi cám dỗ của chính ḿnh. Mắt tôi chợt chạm vào h́nh ảnh của con heo sản phụ đang nằm xoài người dửng dưng bên thau cơm và thau cà phê sữa c̣n bốc khói. Bỗng tôi ứa nước mắt nắm lấy tay C. và nghe giọng ḿnh như vọng về từ một cơi rất mơ hồ. “Đừng, đừng, C. ơi, đừng … Miếng ăn này, miếng uống này, ḿnh có sống cũng như đă chết, C. ơi”.

H́nh như chúng tôi đă xiết tay nhau rất chặt, rồi cả hai cùng vùng đứng dậy. Con lợn bắt đầu rền rỉ cơn đau đẻ.

Quada09
31-01-2019, 12:32
Thật quá cảm động xót xa !!