PDA

View Full Version : Đất nước kỳ lạ: người dân thích được tiêm



Anamit
21-12-2015, 20:20
Đất nước kỳ lạ đó là Campuchia. Campuchia là một quốc gia nổi tiếng với cuộc chiến chống Khmer và ngày nay đất nước này cũng nổi tiếng v́ thói quen tiêm bất cứ nơi nào của người dân. Hăy t́m hiểu về thói quen kỳ lạ này.

Ở hầu hầu mọi nơi trên thế giới, người ta sẽ làm mọi cách để tránh bị tiêm. Nhưng điều này hoàn toàn ngược lại ở xứ sở Chùa Tháp, nơi người dân gần như trở nên “đam mê” việc bị kim đâm vào người. Chẳng ai biết từ đâu mà người dân nơi đây lại thế, nhưng có vẻ như nó xuất phát từ một niềm tin mănh liệt, gần như ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ mỗi người dân. V́ thế, phần lớn mọi người muốn được tiêm và truyền tĩnh mạch ở cả những trường hợp không cần thiết.




http://vietbf.com/forum/highslide/graphics/warning.gif



http://intermati.com/micro1405/12.15/e2/12.1.jpg (http://intermati.com/micro1405/12.15/e2/12.1.jpg)
Người dân luôn yêu cầu được truyền tĩnh mạch khi đến viện. Ảnh: BBC

“Việc này diễn ra không phải chỉ trong một ngôi làng”, một bác sĩ phương Tây giấu tên nói với BBC. “Hầu hết mọi người đến bệnh viện đều yêu cầu được truyền tĩnh mạch v́ họ nghĩ rằng điều đó quan trọng. Nếu đi vào trong viện, bạn sẽ thấy hầu như bệnh nhân nào cũng cầm theo một chai truyền. Họ yêu cầu nó một cách đến khi rời khỏi bệnh viện mới thôi”.
Nhà báo John Murphy của BBC, trong một chuyến thăm Campuchia cho biết: “Tôi thường xuyên thấy người dân ở đây trong t́nh trạng truyền nước di động. Họ cầm theo chai truyền cả khi đang ngồi xe máy”. John dừng xe lại để hỏi thăm và rơ ràng hành khách sau xe đang cầm một cây gậy có móc một túi nhựa đựng đầy dung dịch truyền tĩnh mạch.




http://vietbf.com/forum/highslide/graphics/warning.gif



http://intermati.com/micro1405/12.15/e2/12.2.jpg (http://intermati.com/micro1405/12.15/e2/12.2.jpg)
Họ truyền nước ngay cả khi đi xe máy. Ảnh: BBC

Một chiếc kim nối từ túi nhựa đang cắm vào tay phải người ngồi giữa. Ông bị chuẩn đoán sốt rét, bệnh về gan và các vấn đề đường ruột. Do rất mệt nên ông đến bệnh viện để được truyền tĩnh mạch nhằm “làm mát” cơ thể và có nhiều "năng lượng hơn”.

“Ở đây, việc truyền tĩnh mạch di động rất phổ biến”, người đàn ông cho hay, “Chúng tôi nghèo chẳng có nổi một chiếc ô tô nên đành thuê xe máy để truyền tĩnh mạch như này”.

“Đây là cảnh thường thấy ở Phnom Penh. Một đứa trẻ đi bộ trên đường với cây kim trong tay, theo sau là một phụ huynh cầm túi dung dịch”, theo tờ Khmer Times. “Ở những nơi thành thị, người dân có nhiều thông tin hơn nên t́nh trạng này đă có phần giảm bớt”, Tiến sĩ Lao Chantha nói. “Tuy nhiên ở vùng nông thôn, nơi bác sĩ không có giấy phép hành nghề, sự hạn chế về điều kiện y tế cùng với niềm tin mù quáng của bệnh nhân th́ lạm dụng truyền tĩnh mạch chỉ là sự cố chấp mà thôi”.

Nhiều bác sĩ cho hay, truyền tĩnh mạch hay tiêm trong nhiều trường hợp là không cần thiết nhưng không ít bác sĩ vẫn kê vào để thu thêm phí của bênh nhân. Tuy nhiên, vấn đề cốt lơi nằm ở nhận thức của người bệnh về phương pháp điều trị. Người Campuchia tin rằng truyền tĩnh mạch sẽ giúp họ phục hồi nhanh hơn bất kể bệnh ǵ. Nếu bác sĩ không kê truyền tĩnh mạch trong toa thuốc, họ sẽ cho rằng vị bác sĩ này không có tŕnh độ và không bao giờ quay lại lần hai. Có những người thậm chí c̣n cho rằng, truyền nước biển có thể chữa được bách bệnh, bất chấp những khuyến cáo từ Bộ Y tế.

“Mặc dù vậy, bạn sẽ không thể làm bệnh nhân hiểu được rằng, truyền tĩnh mạch chỉ đơn giản là truyền nước và hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh”, Tiến sĩ Chantha chia sẻ.




http://vietbf.com/forum/highslide/graphics/warning.gif



http://intermati.com/micro1405/12.15/e2/12.3.jpg (http://intermati.com/micro1405/12.15/e2/12.3.jpg)
Người dân ở đây tin truyền nước có thể chữa bách bệnh. Ảnh: BBC

Có vẻ như vô hại nhưng nỗi ám ảnh của người dân Campuchia thường xuyên dẫn đến những hậu quả tai hại. Nhiều bác sĩ và y tá thường không chấp nhận yêu cầu truyền tĩnh mạch của bệnh nhân nên họ tự ư chuyển sang những bác sĩ không có giấy phép để thực hiện điều đó.

Chính v́ việc không được đào tạo bài bản và nhiều người trong số bác sĩ kia sử dụng lại kim tiêm đă dẫn đến sự bùng nổ của đại dịch HIV, hủy hoại cuộc sống của rất nhiều người. Mom Hing, một nạn nhân cho hay: “Kể từ khi đến ngôi làng này vào năm 1994, tôi đă được một bác sĩ trong trại tị nạn tiêm và tôi bị nhiễm HIV từ ngày đó”. Vị bác sĩ trong câu chuyện vốn không đủ điều kiện và giấy phép hành nghề, mới đây đă bị kết án v́ tội ngộ sát từ việc tái sử dụng kim tiêm.

Hiện nay, chính phủ Campuchia đă công bố một chiến dịch xử phạt những nhân viên y tế không có giấy phép hành nghề và tích cực tuyên truyền thay đổi nhận thức người dân về hạn chế của phương pháp truyền tĩnh mạch.