PDA

View Full Version : Chuyện hay: Du tử Nguyễn Định



Kiemsi
10-07-2018, 06:46
Phúc Ấm Con Ban

Tác giả: Du Tử Nguyễn Định


Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết ông là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, Hiện cư ngụ tại Carlsbad, California.



++++

Tôi đến Mỹ rất trễ, đến từ một quốc gia thứ ba, nên ba mươi năm sau ngày mất nước tôi mới đặt chân lên xứ cờ hoa. Văn hóa và hệ thống xă hội nơi đây có những khác biệt so với nơi tôi đă sống, và điều dễ thấy nhất là nếp sống của xă hội Mỹ như vội vàng, cạnh tranh, và tấp nập hơn, so vơi nơi tôi đă sống, êm đềm và lặng lẽ.



Người Việt ở đó ít hơn, nếp sống và sinh hoạt của gia đ́nh c̣n mang nhiều nét truyền thống của nơi chôn nhau cắt rún. Người ta rất thân t́nh và chân t́nh khi bắt gặp nhau nơi công cộng, giáo đường hay chùa chiền. Và nhất là những lúc được thông báo có người Việt từ nước khác tới định cư, là những người già, những người có phương tiện, t́nh nguyện đưa đón, hướng dẫn các thủ tục nhập cư, những giấy tờ cần thiết cho một đời sống mới.


Có lẽ đất Mỹ, nơi tôi đang sống, có cái khung cảnh xa lạ hơn, v́ những núi đồi trùng trùng điệp điệp, đôi lúc cho tôi cái cám giác như đang đi trên đèo Ngoạn Mục, quảng đường từ Phan Rang lên Đà Lạt một thủa nào. Cảm giác êm ái đó làm tôi liên tưởng tới khu đồi mà ḍng Donbosco tọa lạc, nơi có hoa Anh đào nở rộ mỗi bận Xuân về, màu hoa rực rỡ giữa núi đồi hùng vĩ đầy thơ mộng của Cao nguyên.


Cũng đă mấy chục năm bỏ lại quê hương, bỏ cả những chiều lộng gió của núi rừng Đà Lạt và Di Linh, không hiểu những nơi chốn ấy bây giờ đă thay đổi ra sao, màu chè xanh của Bảo Lộc c̣n xanh như màu xanh ngày củ, Khu chợ Hoa Đà Lạt, hay bờ Hồ Xuân Huơng c̣n dương liễu rũ xuống ven bờ, mà những hồn thơ ngày đó đă ví von như mái tóc thề của mấy cô sơn nữ Cao nguyên. Bao nhiêu đă mất, bao nhiêu c̣n giữ, bao nhiêu c̣n nhớ được trong tâm trí của trang lứa chúng tôi.
Cái mất mát hẳn nhiên đă làm chúng tôi đau đớn xót xa, nhưng chưa chắc đă bằng những chua chát, bẽ bàng, mà trang lứa chúng tôi phải gánh chịu trong cuộc sống tuổi già trên đất nước xứ người.


Tôi đến Mỹ như đă nói là rất muộn màng so với nhiều đồng đội, và những người bạn thân t́nh thủa nào cũng đă tản lạc mỗi đứa một nơi, và ở đây , trong ṿng 50 dặm vuông hay vài trăm dặm dài, tôi cô đơn không bè bạn. Mỗi ngày, ngoài việc nhổ cỏ vườn sau, nhặt lá vườn trước, đưa đón bốn cô cháu đi học, tôi chỉ c̣n biết đi bộ, nh́n đồi núi nối tiếp nhau trên thành phố này để mơ mộng về núi rừng quê tôi, nơi mà hàng chục năm tôi và đồng đội chung sống, có khi gian nan, mà cũng có lúc thật thơ mộng. Và rồi trong một trường hợp ngẩu nhiên, tôi đă gặp được bác Thụy, một người Việt Nam cô độc, cũng lạc lỏng đến nơi này như tôi.


Cũng là một thói quen như nơi tôi đă từng sống, hễ gặp được người nào mà tôi đoán là dân nước tôi, th́ tôi không ngại ngùng đến làm quen, và câu hỏi đầu tiên của tôi thường là " Ông nói được tiếng Việt nam không" " Nếu người đó trả lời họ là người Việt th́ tôi nhất định rất vui mà hỏi chuyện. Tôi quen bác Thụy cũng trong trường hợp tương tự.


Từ lần gặp đó, tôi hay t́m tới bác vào mỗi cuối tuần hoặc là những khi bác gọi tôi đến , và lúc nào bác cũng mở đầu bằng câu " chúng nó đi cả rồi ",ư của bác là các con đă đi làm hết . T́nh thân của chúng tôi từ đó ngày càng thân thiết hơn, bác kể cho tôi 12 năm trong quân đội, phục vụ cho một đơn vị Quân báo, hoạt động trên lảnh thổ Quân Đoàn I, bị thương nhiều lần, nhưng lần nào cũng may mắn qua khỏi. Bác đến Mỹ không thuộc diện HO, v́ thời gian bác được thả, Pḥng công tác nước ngoài thuộc công an Thành phố Hồ Chí Minh ở 161 Nguyễn Du, Quận I, c̣n đóng cửa, nên bác vượt biên, bị bắt cho đến khi Chương tŕnh HO được thực hiện, bác vẫn c̣n ở trong tù, do vậy bác đến Mỹ theo Chương tŕnh Đoàn Tụ, con gái bảo lảnh hai vợ chồng nên không được hưởng một trợ cấp nào của Chính phủ Mỹ như diện HO, tất cả đều do thân nhân bao bọc.



Thời gian ở lại Việt Nam, bác đi dạy học, cũng như trước khi động viên bác là một Giáo sư dạy Vật Lư tên tuổi tại Sài G̣n, lương giáo viên tuy không khá, nhưng cũng đủ cho hai vợ chồng bác sống tạm qua ngày, nhất là bác được các trung tâm chuyên Lư mời cộng tác, nên dạy cả sáng, chiều và tối , Vă lại mỗi năm, các con bác gởi cho một vài trăm đô la vào dịp Tết, hai vợ chồng lại dành dụm mua một chỉ hay 5 phân vàng hầu dùng cho việc ma chay sau này, cho đến năm 2003, con gái bác viết thư báo tin cho biết là đă làm hồ sơ bảo lảnh cho ba má , bác cũng chẳng hy vọng ǵ, v́ thời gian đợi chờ dường như đă quá ṃn mỏi, vă chăng tuổi đă cao, đi đâu cũng chỉ kiếm hai bữa cơm mà thôi, nên gần như vợ chồng bác không nghĩ tới chuyện ra đi, cho đến năm 2006, bác được gọi bổ túc hồ sơ, rồi cuối năm đó, bác được phỏng vấn, theo bác kể th́ có lẽ v́ lợi tức của con gái bác cao, nên họ cho đi nhanh và rồi đầu tháng 4 năm 2007 bác được sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đ́nh, nhưng tính cho đến nay, bác vẫn chưa hội đủ điều kiện thi nhập Quốc tịch Hoa Kỳ .


Thời gian đầu sống với con cái vui vẻ lắm, v́ c̣n mới, t́nh cảm c̣n mới, mọi thứ c̣n mới và c̣n mới là c̣n vui vẻ, rồi từ từ bác được một người quen giới thiệu đi làm Asembler cho một hảng điện tử, lương $10/ giờ, hai vợ chồng già thật là hạnh phúc, cứ cuối tuần là hai ông bà rủ nhau đi WaltMart hay Target mua áo quần và đồ chơi cho các cháu, nhưng rồi kinh tế ngày càng suy thoái, sau gần hai năm làm Asembler, bác mất việc làm, không có cách nào xin được việc khác, vă chăng, những người trẻ c̣n chưa xin ra việc làm th́ ông già 63 tuổi như bác dễ ǵ t́m được việc, nên bác đành xin tiền thất nghiệp, và được hưởng thất nghiệp hai năm, khoảng thời gian này bác cho biết rất là buồn, suốt ngày vợ chồngcứ mong cho hai đứa cháu đi học về để chơi với cháu cho đỡ buồn, rồi th́ cứ vườn sau sân trước, vợ chồng thi nhau nhặt cỏ, tưới cây, hay lên đồi lượm những viên đá h́nh dáng đẹp đem về lót quanh mấy bụi hồng cho hết thời gian.



Bác cũng năng nổ đi tham gia sinh hoạt các hội đoàn, như hội người già, Hội SQ/TBTD, nhưng rồi tiền trợ cấp thất nghiệp hết, và khó khăn đến với bác bây giờ là tiền đổ xăng, bác không biết xin ai hai chục bạc để mua xăng, bác nói, một đôi khi bổng dưng nghe thèm một tô phở, nhưng cũng không cách nào có được, "Ông ạ, có đêm tôi không ngủ được chỉ v́ nghĩ tới mùi ng̣ gai và rau quế bỏ vào tô phở mà chảy nước miếng hoài không ngủ nổi, thèm như là thèm được ăn đường lúc ở trong trại tù ".


T́nh cảm con người h́nh như rất mỏng manh, không phải bền chắc, và rất dễ găy đổ, từ t́nh vợ chồng, cha con hay anh em, và nghèo đói là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với t́nh cảm. Cổ nhân cũng đă từng nói "phú quí sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc", cái ǵ người ta bảo "tiền tài như phấn thổ, nghĩa trọng như thiên kim" có chăng, chỉ là trong đạo đức kinh hay sách vở của Thánh hiền mà thôi. Không có tiền, nguyên lư nào cũng bị bỏ quên, đạo đức nào cũng dư thừa, và t́nh cảm nào cũng mai một. Đặc biệt là ở một xă hội mà mọi nền tảng đều lấy lợi nhuận làm chuẩn.



Con cái ở nhà cha mẹ th́ hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái th́ nhẫn nhục và hy sinh. Con cái ở chung với cha mẹ là tự nhiên, nhưng cha mẹ ở chung với con cái lại ưu phiền, v́ lúc nào cũng phải nh́n mặt mủi con cái, phải xem chừng nó vui buồn bất chợt ra sao. Muốn mở cái TV cũng phải lựa lúc nó vui vẻ, muốn mở cái CD nghe nhạc cũng tùy thời cơ nó buồn hay giận, lại c̣n phải coi sóc con cái cho chúng, nhỏ th́ cho đi tiêu đi tiểu, rửa đít, cho ăn, tắm giặt. Lớn th́ đưa đón tới trường, có khi c̣n bị chưởi mắng, đành chỉ biết cúi mặt dấu nước mắt đi. Họa hiếm lắm, chúng cho vài ba trăm bạc vào dịp lễ nào đó th́ lại coi như phúc ấm chúng ban cho.


Con cái ở nhà cha mẹ th́ hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái th́ nhẫn nhục, chính là chổ này.


Một buổi sáng bác gọi tôi tới nhà, chỉ cho tôi một tờ giấy con gái bác viết để lại trên bàn cho bác, tôi cầm lên đọc:



"Theo luật bên nầy, chủ nhà có quyền gọi cảnh sát đến bắt buộc người thuê phải ra đi, nếu người chủ đă thông báo cho người thuê hai lần bằng thư. Ba không trả tiền nhà, nhưng con cũng coi ba như người thuê nhà, đây là lần thứ hai con yêu cầu ba dọn ra, ba đừng ép con phải gọi cảnh sát."


Tôi đọc đến đây, bổng nhiên nước mắt tôi trào ra, bác nh́n tôi và nấc lên thành tiếng, bác cũng bật khóc. Tôi ôm hai vai bác và nói "Hăy yên tâm, không có luật như vậy đâu, nếu cô ấy gọi cảnh sát, bác có thể nói cô ấy ngược đăi người già, con bác chỉ hù bác thôi". Và rồi bác bắt đầu kể cho tôi nghe hết tự sự.


Thoạt đầu là gạo, chúng nó than phiền, "nhà người ta một năm chỉ tốn hai bao gạo thôi, sao nhà ḿnh mỗi tháng một bao", Tôi mở casette ngồi ngoài garage nghe nhạc, ngoài garage th́ nóng, tôi mở cửa bên hong ra cho bớt nóng, nó đóng lại, và bảo mở cửa chuột chạy vào nhà. Tôi hiểu ư là nó sợ tốn điện, tôi tắt casette vào nhà.



Ông cũng biết, ở bên này, người già chỉ lấy cái TV làm bạn, nhưng nó mắng vào mặt tôi và bảo không biết xài th́ đừng xài, TV cứ mở hoài chịu sao nổi, thế nào cũng có ngày TV bị cháy.


Mỗi ngày, chúng nó đi làm về trễ, có khi 7:30 hay 8:00 tối mới về đến nhà , và tôi đều cố gắng ăn trước để không chạm mặt chúng nó trong bữa ăn, ăn trước th́ thú thật chỉ ăn sơ sài cho no bụng thôi, thức ăn của chúng tôi không dám đụng vào, vợ tôi th́ chờ cho chúng ăn hết đă, cái ǵ c̣n lại bà ấy mới ăn, chúng tôi chỉ dám ăn những thức ăn thừa thải mà thôi. Công việc lặt vặt trong nhà như lau dọn, rửa chén bát, đưa đón các cháu, chúng tôi đều làm hết, nhưng nó bảo với tôi là tội nghiệp thằng chồng nó phải c̣ng lưng gánh hai ông bà già. Những ngày nghỉ, hay cuối tuần, vợ chồng con cái chúng đi ăn tiệm, những năm đầu khi cháu út chưa thể gởi đến trường, th́ chúng c̣n gọi vợ tôi đi ăn với chúng, những ngày lễ Tết cũng tặng quà cho vợ tôi, nhưng từ khi cháu út lớn rồi, chúng cũng lơ là với vợ tôi luôn, cho đến sau này, chúng lạnh lùng đến như bỏ mặc, vợ tôi buồn quá đành đi t́m chổ giữ trẻ ở một tiểu bang khác, nên ông tới nhà không thấy vợ tôi là vậy.



Bác lấy dưới gối ra một lá thư khác đưa cho tôi, bác bảo lá thư không có một chút t́nh người, thú thật tôi không dám đọc hết, nhưng trong trí tôi như vẫn in sâu những ḍng này "ba người ta chết th́ con cái khóc lóc tiếc thương, nhưng nếu ba chết con sẽ thở ra một cách nhẹ nhỏm. Con thật không muốn bảo lảnh ba sang Mỹ đâu, chỉ v́ bắt buộc mà thôi, Ba hăy dọn ra đi để c̣n một chút ǵ gọi là tự trọng."


Tôi cũng tự hỏi ḿnh, bác đi đâu bây giờ" Một đồng bạc cũng không có, bà con, bạn bè cũng không luôn, bác dọn đi đâu" trong khi bác lại chưa phải là công dân Hoa Kỳ, làm cách nào để có thể xin trợ cấp, tôi đành an ủi bác, thôi bác cứ yên tâm, điều quan trọng bây giờ là hăy nhịn, nhẫn nhục đó mà, cứ coi như ngày nào bác bị bắt tại mặt trận, Việt cộng hành hạ bác kiểu ǵ, nhục mạ bác ra sao, bác cũng ngậm bồ ḥn, th́ nay, với con gái, bác ngậm lại bồ ḥn một lần nữa đi rồi từ từ hăy tính.


Một ông già tóc đă bạc hết rồi, nước da đă ngă màu đồi mồi, tay chân đă lọng cọng, dễ ǵ xin được một việc làm trên một đất nước đầy dẫy nhân lực và cạnh tranh.


Tôi biết có rất nhiều cơ quan, tổ chức thiện nguyện, sẵn ḷng tiếp những người khó khăn, nhưng với hoàn cảnh của bác, thật không có tổ chức nào có thể giúp đỡ, v́ có tổ chức nào có nhà cửa, cơm áo, để cung cấp cho bác trong lúc này, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân sách các cơ quan, giáo dục, y tế hay xă hội ... đều bị cắt giảm. Và tôi chỉ c̣n một con đường để đi, đó là dẫn bác tới Sở Xă hội, để xin cấp thẻ EBT (Electronic Benifits Transfer), tức là mỗi tháng, Sở Xă Hội bỏ vào trong thẻ EBT $200 USD cho bác mua thực phẩm, gạo rau cá thịt, nước uống, trái cây...


Nhận được thẻ EBT bác liền hỏi nhân viên Xă Hội là có thể mua ngay thức ăn được không" và thực phẩm là những thứ ǵ" Người người Cán Sự Xă Hội nh́n tôi, tôi dịch lại lời bác và nói thêm rằng, bác không có ǵ ăn từ hôm qua cho đến nay. Người Broker xin phép đi ra một lúc, rồi quay trở lại đem theo phần ăn trưa của cô để tặng bác. Quả thật tôi cũng xúc động rơm rớm nước mắt khi nói câu đó với người broker. Đúng là một miếng khi đói, bằng một gói khi no, bác cúi đầu cám ơn người Cán Sự Xă Hôi mà như muốn khóc.


Tôi đem bác đi mua thực phẩm để hướng dẫn bác cách dùng thẻ EBT. Lần mua thử nghiệm đầu tiên của bác là 2 ổ bánh ḿ và 2 hộp cá Sardines rồi bác và tôi ra Parking chui vào xe ngồi ăn bánh ḿ cá hộp.


Tôi thật không hiểu rơ những tư tưởng nào đă đến với bác, nhưng mà nỗi xúc động của bác th́ tôi biết là rất mănh liệt, v́ nước mắt bác đă chảy đến nỗi dùng hết một hộp khăn giấy của tôi để trong xe, tôi ngồi yên để bác khóc và suy nghĩ về ḿnh, không hiểu có một lúc nào đó tôi lại như bác hôm nay. Trên đất nước tạm dung này, những người già đă trở thành gánh nặng cho con cái, những người già đă bị lăng quên hay bị xua đuổi của gia đ́nh, mà xă hội dù có nhân đạo tới đâu cũng khó kham nỗi với số người cao niên ngày càng nhiều.


Một lần tôi đưa bác đi tái khám bệnh phổi, tôi ngồi chờ bác ở pḥng đợi thật lâu, và khi bác trở ra cùng với một vị bác sĩ người Việt c̣n trẻ, vị bác sĩ này lấy ví ra 3 tờ bạc 20 đồng và nói "cháu chỉ c̣n bao nhiêu tiền mặt, nhưng cháu có một căn pḥng trống trong Building này, có Microwave, khi nào bác cần th́ gọi cho cháu, bác hăy nhớ là bác c̣n chúng cháu ở đây. Ông quay sang nh́n tôi và dặn chú làm ơn để ư tới bác này với, người già nào cũng có một nỗi khổ khi sang đây."


Suốt quăng đường về tôi cứ măi suy nghĩ về người bác sĩ đầy ḷng nhân ái ấy. Y thuật và y đạo, điều nào được người ta coi trọng hơn trên đất nước này. Tôi hỏi bác Thụy về vị bác sĩ ấy, được biết ông ta tên là DR. Albert H. Lee, chuyên khoa về phổi, là bác sĩ đang làm việc tại hai bệnh viện lớn ở thành phố này, và rất được bệnh nhân quư trọng cả về chuyên môn lẫn đạo đức.


Bác Thụy cho biết, thường ngày bác dậy rất sớm v́ không ngủ được, có đêm bác chỉ ngủ 3 tiếng đồng hồ, rồi cứ suy nghĩ lung tung về chuyện đời, chuyện gia đ́nh, về thời gian đi tù cải tạo, thời gian đi dạy dưới chế độ cộng sản.


Bác kể sau khi được thả ra tù, v́ tốt nghiệp đại học trước 1975, nên bác không bị đuổi đi Kinh Tế Mới, mà được kêu đi dạy. Là một giáo sư dạy Lư Hóa nhiều năm, kinh nghiệm đặc biệt về phương pháp dạy Luyện thi, nên các Trung Tâm Luyện thi dạy ngoài giờ đều mời bác cộng tác, bác dạy cả sáng, chiều và tối, nhờ đó mà gia đ́nh bác có được cuộc sống tương đối so với những anh em khác đi học tập về, và các con bác cũng từ đó mà học đến nơi đến chốn trước khi ra nước ngoài.


Trước ngày sang Mỹ, bác bán đi căn nhà, thu gom tài sản lại, cũng đựoc vài ba chục ngàn đô la, đều đem cho con hết, bây giờ nếu quay về, không c̣n nhà để ở, và biết lấy ǵ làm kế sinh nhai, v́ tuổi đă cao rồi, làm sao xin được việc làm, đó là chưa nói tới những phiền toái khác từ xă hội, thật là tiến thoái lưỡng nan, bác tâm sự.


Có một buổi trưa tôi t́m tới bác, chứng kiến bữa cơm trưa gọn gàng của bác mà mủi ḷng, một tách uống cà phê đong đầy Oat Meal, đổ vào một tô lớn, rót nước nóng từ b́nh thủy ra, khuấy đều chừng 2 phút, chờ nguội và ăn, không cần nước mắm hay x́ dầu, hoặc một loại gia vị nào khác. Bác bảo từ khi có thẻ EBT, tôi không c̣n lo thiếu x́ dầu nữa, nhưng nhịn được cái ǵ hay cái đó, với lại bác sĩ bảo ăn mặn cũng không tốt .


- Bác ăn như thế này mỗi ngày sao?


- Vâng, chỉ vậy thôi, tôi đâu có cần ǵ thêm, chỉ cần một căn pḥng nhỏ, đủ đặt một cái giường là được rồi, thế nhưng đời tôi quả là cùng khổ, mà thực ra tôi đâu có cầu sống lâu, sống thọ, sống không có ǵ vui, th́ chết đâu có ǵ buồn, sỡ dĩ tôi vẫn đi bác sĩ là v́ tôi sợ đau đớn, cũng như tôi không đủ can đảm để tự tử, c̣n chết ư, tôi nghĩ tới rất thanh thản, trên đời tôi không c̣n ǵ mê luyến th́ chết đi tôi đâu có ǵ tiếc nuối, chỉ cầu sao cho được chết thật nhanh, không đau đớn, đó là nguyện vọng duy nhất c̣n lại của tôi.


Thường thường bác hay kể cho tôi về những bữa cơm dă chiến của bác, như bữa ăn của những người lính ngoài mặt trận. Bác mua một cái bếp gas nhỏ bỏ trong túi vải mang theo bên ḿnh mỗi khi đi bộ, một b́nh thủy nước sôi, một tách cà phê Oat meal, một cái tô và muổng. Buổi trưa ngồi vào một góc nào đó trong Park, nơi người ta cho phép nướng BBQ, bác mở hộp cá ra, hâm nóng bằng bếp gas chừng 2 phút, rồi đổ nước sôi trong b́nh thủy vào tô và khuấy Oak meal lên ăn, bác chỉ về nhà vào xế chiều, làm thức ăn tối và nấu nước sôi đổ vào b́nh thủy, chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau, và những việc này luôn luôn làm xong trước khi con gái bác về nhà, ăn chiều xong, bác lại chui vào căn pḥng nhỏ dấu ḿnh trong đó, để không phải gặp mặt con gái nghe nó nói nặng nói nhẹ và đuổi nhà.
Bác tâm sự rằng, đôi lúc muốn ôm mấy đứa cháu một chút, nhưng thật rất khó, v́ chúng nó sợ má la, lâu lâu con cháu lớn lén vào pḥng ông, đưa ngón tay lên môi làm dấu với ư bảo ông im lặng, ngồi chơi với ông một lúc rồi chạy ra. Có những khi chúng nó vào pḥng ông, má nó biết được là la mắng chúng liền. Ông cháu gặp nhau như đi thăm tù cải tao, thật là một hoàn cảnh đặc biệt hiếm hoi.



Nghe bác kể lại, tôi đành t́m cách an ủi bác, kể cho bác nghe về những đứa cháu phá phách của tôi, mọi thứ trong pḥng tôi mỗi ngày được xếp theo một kiểu, computer của tôi được load đầy các games "comp của ông ngoại dễ xài hơn, con thích games trong comp của ông ngoại hơn" thế là cái computer của tôi bận dài dài, chỉ trừ khi chúng đi học. Cho nên chơi với cháu chưa hẳn là hạnh phúc đâu bác ạ.


Bác kể cho tôi những bữa cơm chấm x́ dầu thật cảm động. Mới đầu bác hỏi tôi: "Ông có bao giờ mút x́ dầu chưa?" Tôi trả lời là tôi không hiểu ư bác.


Bác kể lại vào những tháng bác chưa có thẻ EBT, bác ăn cơm với x́ dầu hiệu đậu nành, nhưng không dám chan vào chén cơm, chỉ hai miếng cơm mới nhúng đầu đủa vào chén x́ dầu một lần và mút lấy đầu đũa, v́ nếu chan vào chén cơm hay mút nhiều lần th́ sẽ hết mất, không có tiền mua nữa. Những ngày tháng ấy, anh Hồng, ngày xưa ở Biệt Động Quân, và một thời làm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Rừng Lá, trước ngày mất nước anh về Phủ Thủ Tướng, mỗi lần ghé thăm, anh thường mua x́ dầu, rau muống, Broccoli cho tôi, tôi c̣n nhớ măi, bây giờ anh move đi xa rồi, cách đây cũng vài ba tiếng lái xe nên anh không thường tới nữa, mà cũng tội nghiệp, anh ấy cũng chỉ sống với mấy trăm đồng tiền già mà thôi, nhưng khi nào tới cũng đưa tôi đi ăn phở, hay có khi anh mua sẵn 2 tô phở mang đến đây hai anh em cùng ăn. Nghĩ lại, chỉ có những người lính mới thương nhau và đùm bọc nhau trên đất nước tạm dung này.


Ông biết không, vào những ngày tháng đó, có khi tôi rất thèm bánh tráng có vừng đen, hay cơm trắng và x́ dầu, mà phải là x́ dầu đậu nành, đủ cho tôi ăn không sợ hết. Những đêm nằm không ngủ được, tôi lại ao ước có được một ổ bánh ḿ của chợ Vons để ăn, tôi thèm mùi thơm của bánh ḿ chưa kịp nguội, hoặc giă đă nguội đi, tôi lại thèm vị ngọt của bánh khi nhai c̣n thấm trên đầu lưỡi của ḿnh, thèm đến chảy nước miếng.


Nghe bác kể, tôi thực sự không cầm được ḷng ḿnh, lại nghĩ tới thời gian đi tù cải tạo, tôi cũng đă từng thèm được ăn một bữa khoai ḿ cho thật no, và chỉ mơ ước ngày được thả về, tôi sẽ bảo vợ mua khoai ḿ cho tôi ăn một bữa cho đă thèm.
Khi thiếu thốn, con người sẽ thèm đủ thứ, cho nên nghe bác kể, tôi thực sự hiểu được cảnh ngộ ấy, và hiểu được sâu xa nỗi ḷng của bác, chỉ có một điều mà không ai ngờ được, đó là sống trong một siêu cường bậc nhất, mà người dân chỉ thèm một ổ bánh ḿ khong cũng không có để ăn, cái ước mơ nhỏ nhoi ấy đă ở dưới mức tầm thường rồi, v́ kể cả những người vô gai cư trên thành phố này, cũng không ai có một ước mơ như bác Thụy. Có ai quanh đây đang lâm vào t́nh cảnh của bác hay không tôi không rơ, cũng có thể có người bị gia đ́nh hắt hủi, con cái bỏ rơi và xua đuổi, nhưng đến một đồng xu dính túi cũng không có th́ tôi không tin.


Rồi một ngày bác nhờ tôi chở đi xin việc, bác đọc được một mẫu rao vặt đăng tin cần một người đứng tuổi, có sức khỏe, để săn sóc một ông già 83 tuổi, bị bệnh mất trí, bao ăn ở, tiền lương sẽ thương lượng.


Tôi chở bác tới địa chỉ t́m gặp chủ nhà, cô chủ nhà tiếp chúng tôi và hỏi:
- Chú xin hay chú này xin?


- Tôi, bác nhanh nhẩu trả lời.


Chủ nhà dẫn chúng tôi đến pḥng ông cụ, cô cho biết ông cụ đă quên hết mọi thứ, cần giúp ông cụ ăn uống, đi tiêu, đi tiểu, thay quần áo, và tắm cho ông cụ. Mọi sinh hoạt của ông cụ đều cần được giúp đỡ, nhất là về đêm, ông cụ hay thức dậy đi quanh quẩn trong nhà một ḿnh, những lúc như thế cần có người bên cạnh, đề pḥng khi ông cụ bị té. Nhiều khi ông cụ đi tiêu, đi tiểu trong quần mà không biết. Và cô hỏi:


- Chú có thể giúp ba tôi được không? Hay chú làm thử vài ngày, v́ có người nhận làm nhưng một hay hai ngày sau lại bỏ v́ không chịu được tính t́nh của ông cụ.


- Không đâu, tôi làm được, tôi rất thích người già và trẻ con, cô cứ để tôi làm.


- Vâng, vậy chú có bằng lái xe không cho cháu xem thử?


Bác lấy bằng lái xe đưa cho cô chủ, cô ta xem xong rồi trả lại bác, cô nói, ba cháu nặng 65 kư Không hiểu chú có thể đỡ nổi không, chú làm thử một vài ngày đi, nếu không được, cháu vẫn tính lương cho chú.


Lương tháng là $800, bao ăn ở, mỗi tuần nghỉ một ngày, tốt nhất là thứ 7, cái giường phía trong là của ba cháu, chú nằm giường ngoài. Thức ăn hàng ngày cháu nấu sẵn để trong tủ lạnh hay trên bếp, chú muốn ăn thứ ǵ cứ ăn tự nhiên.
Mỗi ngày ba cháu uống 12 loại thuốc, ăn cơm trưa, chiều, sáng. Ba cháu uống cà phê, khi chú pha cà phê, nên để nguội rồi mới đưa cho ba cháu, v́ ba cháu thích khuấy cà phê bằng ngón tay rồi mút. Thuốc th́ cháu sẽ viết tên, liều lượng, giờ uống để trên bàn, chú cho ba cháu uống đúng giờ là được rồi.


Sau khi chủ nhà và bác bàn bạc công việc xong, tôi chở bác ra về, hẹn thứ 2 tuần tới là bắt đầu đi làm. Thoạt đầu bác có vẻ rất vui v́ t́m được công việc, nhưng một lúc sau, tôi thấy bác khóc, bác như bị hụt hơi cứ nấc lên từng tiếng, tôi lo sợ nên t́m cách đưa bác vào một shop bên đường, đậu xe lại và hỏi bác:


- Sao bác lại buồn?


- Con người ta th́ thuê người săn sóc cho cha, c̣n tôi th́ bị đuổi ra khỏi nhà đi chùi đít cho thiên hạ, ông nghĩ xem có tủi không?


Nói xong câu này bác lại khóc lên thành tiếng. Tôi ngồi im để bác khóc cho hết cơn xúc đông rồi mới bảo bác, mỗi người có một số phận, một đoạn trường, và một nỗi niềm phải gánh, không ai có thể có hạnh phúc hoàn toàn, chỉ có ông cụ 83 tuổi ấy mới thực sự hạnh phúc, v́ ông đă quên hết mọi sự, đă không c̣n biết mọi sự.



Làm cha mẹ, được con cái yêu thương, gia đ́nh ḥa thuận dĩ nhiền là điều tốt, nhưng điều tốt hơn là tự vấn lương tâm xem ḿnh đă hết ḷng với con cái hay chưa cũng là điều rất quan trọng . Nỗi đau khổ bị con cái bỏ rơi hay xua đuổi chưa hẳn đă lớn hơn nỗi đau đớn khi phải nh́n thấy con ḿnh chịu đau khổ, Không hiểu bác có nghĩ như tôi không?


Bây giờ ở là mùa Hè, rải rác đó đây, trên những đồi hoang quanh nhà tôi đă trổ lên vài chùm hoa dại, màu vàng như hoa Cúc, càng làm tôi nhớ đến quê hương ḿnh, như ngày Thu trên rừng núi cao nguyên, những khóm Quỳ hoang cũng nở vàng như vậy trên những triền đồi, và càng nhớ đến người sĩ quan thám báo bây giờ không phải đang nhật tu trận liệt, hay chăm sóc một đồng đội kém may mắn, mà là đang chăm sóc một cụ già mất trí. Cầu xin cho người sĩ quan ấy như lời vị Tổng Tư Lệnh đă từng nói: "Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đa năng, đa hiệu, và đa dụng."


Du Tử Nguyễn Định




Người Bạn Già Mất Trí


Tác giả: Du Tử Nguyễn Định


Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Phúc Ấm Con Ban” kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài mới lần này kể về công việc của ông bố ấy nhận công việc chăm sóc một cụ già mất trí. Chuyện cuối đời lưu vong, dù buồn vẫn sáng lên t́nh người tử tế với người. Mong tác giả tiếp tục viết thêm.



***

Tôi phải gọi cụ là bạn, một người bạn vong niên c̣n rất xa lạ với tôi ở lúc này, v́ tôi nhận công việc chăm sóc cụ chưa quá một tuần lễ, và nếu nói theo nhà Phật th́ quả là duyên, tôi có duyên với cụ. Hay nói theo Chúa, th́ đó là thánh ư để tôi chăm sóc cụ mà tôi luyện bản thân.


Tôi có được công việc này nhờ một mẫu báo quảng cáo mà người nào đó gói đồ rồi bỏ lại trên ghế đá công viên, nơi tôi vẫn đi dạo hàng ngày mà cũng là nơi tôi nghĩ ngơi và ăn trựa. Công viên này, mẫu báo ấy đă thành cơ duyên cho tôi gặp cụ, coi cụ là bạn, hay c̣n là một tri âm giữa biển người mênh mông, hay giữa thế giới xa lạ chỉ có ḿnh tôi lạc loài thất thểu tháng năm qua. Và cũng nhờ nơi đây, tôi có được một việc làm, dù việc làm này đối với nhiều người chỉ là cái may mắn trong trăm ngàn nỗi đắng cay. Nhưng dẫu sao, vẫn c̣n hơn là cứ thấp thỏm không hiểu ngày mai con gái sẽ nói ǵ, lại email kiểu ǵ, và ngày mai c̣n bao nhiêu ê chề sẽ tới!


Ở đây tôi có cơm ăn, có pḥng ngủ, mà không phải nh́n quanh quất ḍm chừng người Security hay Police tới hỏi thăm như đôi ba lần tôi đă gặp khi đang ngồi ăn trưa ngoài công viên. Và đặc biệt là ở đây tôi có thể xử dụng computer, đế khi buồn bă quá, tôi đem tâm tư ḿnh trút bỏ trên các trang web, mà mong t́m lại hơi hám, dư hương của những ǵ đă mất trong suốt khoảng đời năm sáu mươi năm đă qua, hoặc giă là những lúc buồn khổ và cô đơn quá, tôi đi t́m tri âm qua các trang web cho dịu đi nỗi thống khổ trong ḷng.


Những ngày đầu của tuần lễ thứ nhất, như tôi đă hứa với cô chủ, con gái ông cụ, là cho tôi làm thử hai tuần, nếu cô không vừa ư hay tôi không làm nổi, tôi sẽ nghỉ. Mục đích của tôi cố gắng làm hai tuần để tôi có đủ $400 trả tiền bảo hiểm xe cho 6 tháng, nhưng rồi tuần lễ đầu đă qua đi, dù rất vất vả, rất tủi khổ, cũng đă trôi qua, tôi thầm nghĩ và ḷng mang hy vọng sẽ làm được lâu dài, miễn là t́nh trạng sức khỏe của ông cụ không xấu đi.



V́ lo nghĩ đến sức khỏe của ông cụ thay đổi, nên tôi dạo khắp trên các trang web để t́m hiểu về Los memory, từ “dementia, emotional baggage” đến “Alzheimer's disease”, t́m hiểu các loại thuốc ông cụ đang dùng về liều lượng, “drug interaction, missed dose, overdose...” rồi các bịnh về tiểu đương (blood sugar), cao mỡ (blood fat), Thấy da của ông cụ rất khô, bị nứt nhiều chổ, tôi t́m nhiều loại xà bông để ông cụ dùng thử, kể cả xà bông dùng cho trẻ con, và cuối cùng tôi t́m ra Buddies, (Jonson's Buddies) dành cho trẻ em là không làm cụ bị nứt da, mà loại xà bông này đều có sẵn trong nhà.


Ông cụ đang uống Metformin cho blood sugar, nhưng mỗi lần uống Metformin, ông cụ đứng lên không vững, mắt lừ đừ, cũng như sau khi uống Simvastatin chừng 30 phút, ông cụ lại trùm mền, xoa bóp các bắp thịt và đi tiểu nhiều, tôi liền nghĩ là Metformin đă làm ông cụ xây xẩm mặt mày và buồn ngủ, hay là Simvastatin làm đau nhức các bắp thịt và ớn lạnh, đi tiểu nhiều, tôi liền gọi phone cho bác sĩ để xin đổi thuốc.


Tôi làm tất cả những việc này với một tấm ḷng trân trọng, đầy cảm tính, như đối với ruột thịt của ḿnh mà không ngần ngại e dè, dù là nhiều khi ông cụ không kềm chế được đă đi tiêu đi tiểu ngay trong quần, chứng bệnh mà y học gọi là “incontinence”. Cũng tương tự như năm 1972, tôi chăm nuôi một người bạn thân bị ḿn trên đương từ Tiểu Khu Pleiku về Chi Khu Thanh An, bị cụt một chân, hư một mắt ở bệnh viện Dă Chiến 72 Quân Y Pleiku. Cứ mỗi chiều sau giờ làm việc, tôi mang cơm đến Bệnh Viện cùng ăn với bạn ḿnh, xem y tá thay băng và rồi tôi đă trở thành y tá riêng của bạn suốt một năm trời, cho đến khi bạn tôi chuyển về Trung Tâm Chỉnh H́nh Tổng Y Viện Cộng Ḥa.


Bây giờ tôi săn sóc ông cụ cũng trong tâm t́nh ấy, dầu một đôi khi tôi thật buồn, nhất là những lúc tắm rửa và lau ḿnh cho ông cụ, tôi lại chợt nhớ tới cái tôi vẫn c̣n lẩn quất trong tôi như chưa hề quên đi. Có những chiều sau giờ cơm, lúc ông cụ nghỉ ngơi, tôi thơ thẩn dạo quanh sân, là những khi nghĩ tới số phận ḿnh. Đó là lúc tôi nhận muôn vàn cảm xúc, từ tủi thân đến xót xa cho cuộc đời lưu lạc mà lẽ ra tôi không đáng để nhận. Nếu tôi biết được rằng công việc tôi đang làm là nhân quả của một kiếp nào th́ có lẽ tôi vui hơn, hay là như Chúa Giê Su nói "Ai theo ta hăy vác Thánh Giá mà theo" th́ tôi vui mừng biết bao v́ hẳn là tôi đang theo Chúa.
Khi nào đó ta quên được cái tôi, ta sẽ t́m được sự thanh thản trong tâm hồn, biết sống b́nh dị và khiêm cung. Khi nào ta để cái tôi chết đi trong ta, là ta đă quên được một đời làm người của ḿnh. Tôi nghĩ tới điều này, và đă t́m được sự bằng yên trong tâm hồn cho ḿnh.


Hàng ngày mỗi sáng sớm thức dậy, tôi cầm hai tay ông cụ đưa lên đưa xuống, co duỗi hai chân, tập thể thao cho ông cụ để máu huyết lưu thông, lau mặt và giúp ông cụ làm vệ sinh cá nhân, rồi pha hai ly cà phê để vừa uống vừa đi bộ từng bước rất thong thả, từ pḥng khách tới pḥng ngủ và ngược lại, cho đến khi hết ly cà phê tôi mới dẫn ông cụ đi bộ ra sân, tôi như một cái gậy, để ông cụ đi bên tôi, tay vịn vào vai và từ từ dạo quanh sân chừng 15 hay 20 phút, tùy vào nét mặt của ông cụ, mệt mỏi hay biểu lộ nét b́nh thường. Những lúc như thế, tâm trí tôi lại suy nghĩ mông lung về một mái ấm gia đ́nh trong những đời sống b́nh dị, mà mỗi sáng sớm tôi vẫn uống một ly cà phê và miệng vẫn thúc dục các cháu ra xe kẻo trễ giờ học, như bao nhiều ông bà vẫn quen làm trên đất nước này, ở một gia đ́nh hạnh phúc. Nhưng những ước mơ nhỏ nhoi rất tầm thường ấy, tôi vẫn không có được.



Nhiều lúc tôi vẫn thường hay nhớ về dĩ vảng, tôi mang măi cảm xúc êm ái của chuỗi thời gian làm nghề gỏ đầu trẻ, từ một cậu giáo dạy kèm taị tư gia, đến một giáo sư dạy giờ, rồi trở thành một giáo sư chuyên dạy luyện thi chuyên nghiệp, để rồi hàng năm, cứ vài ba tháng trước ngày thi tốt nghiệp, học tṛ ghi tên vào lớp tôi đến không c̣n chỗ để ngồi, mà thật ra tôi đâu có bùa phép ǵ ngoài việc đi sưu tập các đề thi cũ từ khoảng 5 hay 10 năm trước, đem ra giải hết cho học tṛ, v́ tôi hiểu rằng, đề thi tốt nghiệp nào cũng chỉ là quanh quẩn bằng ấy những câu, những đề có thể ra, có thể hỏi mà thôi, trọng tâm của chương tŕnh là vậy, và ông thầy nào, ở trường nào khi được Bộ yêu cầu gởi đề thi đề nghị, th́ cũng chỉ đặt được những câu hỏi như thế mà thôi, nhờ đó mà tỷ lệ học tṛ đậu rất cao, tôi được học tṛ và các trường chào đón nồng nhiệt một thời.


Một hôm, sau khi tắm rửa cho ông cụ xong, tôi dùng khăn khô lau ḿnh cho ông cụ, khi lau đến phần dưới thân thể của cụ, bổng nhiên tôi bật khóc, tôi gục đầu vào lưng cụ mà khóc như một bé con, rồi tôi kể cho ông cụ nghe về nỗi khổ của ḿnh, tôi nói hết tất cả những ǵ ấp ủ trong ḷng tôi, mà bao lâu nay v́ sĩ diện, v́ danh dự, v́ cái tôi, hay v́ sợ xấu hổ với bạn bè mà tôi không dám thố lộ. Và bổng nhiên tôi hiểu được rơ ràng nghĩa của hai chữ "tri âm", như chuyện xưa kể về Bá Nha và Tử Kỳ, đôi tri âm tri kỷ này đă v́ nhau mà đành đập bể cây đàn đế mấy chữ TRI ÂM, TRI KỶ lưu lại cho hậu thế hôm nay.


Đối với ông cụ, tôi đă xem ông như một tri âm, ông nghe tôi nói, ngồi yên cho tôi nói, và nỗi ḷng tôi khi trao hết cho ông, tôi cũng yên tâm là bí mật ấy vĩnh viễn không bao giờ bị tiết lậu với một người mất trí. Tôi nói với tri âm của ḿnh bằng cả tấm ḷng và nước mắt, ông cụ nh́n tôi mỉm cười, hai môi mấp máy như muốn nói điều ǵ, nhưng nói không ra lời, hai tay ông đưa ra phía sau, vỗ vỗ vào lưng tôi như muốn chia xớt nỗi đau khổ tôi đang mang. Và tôi như một tín đồ ngoan đạo, gục đầu dưới chân Thánh Giá hay qú gối trước Phật tổ, khóc cho hết oan khiên mà không e ngại, không lo sợ bị chế riễu, hoặc bị xúc phạm. Và rồi sau phút ấy, tôi thấy ḷng ḿnh nhẹ nhơm, tôi t́m lại được sự thanh tịnh trong tâm hồn, như chưa bao giờ có được kể từ sau ngày mất nước.


Sau những tháng ngày gần gũi, t́nh cảm của chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn. Thường khi ông cụ cầm lấy bàn tay tôi lật lên lật xuống như đang xem chỉ tay, mà thật ra, tôi hiểu đó là cách phô diễn t́nh cảm thân thiết của cụ. C̣n tôi, tôi cố gắng sắp xếp những sinh hoạt hàng ngày của cụ thành một thời khóa biểu, để tập cho cụ có một thói quen, mà lâu dần sẽ là một tập quán, tôi kỳ vọng cụ sẽ làm các động tác theo tŕnh tự như một tập quán hay bản năng tự nhiên, mà không phải là trí nhớ, v́ theo tôi, cụ chỉ mang chứng lăng trí của những người già, nhưng trong đầu óc, vẫn c̣n lưu lại một vết tích nào đó về kư ức, mà các chuyên gia thần kinh, hay y khoa giải thích được. Thí dụ 3 lần đưa ông cụ đi bác sĩ, mỗi lần gặp bác sĩ, ông cụ vẫn biết cười.



Tôi tập cho cụ mỗi ngày cứ 6 giờ 30 là xuống khỏi giường, làm vệ sinh cá nhân, đánh răng xúc miệng - 7 giờ 30 uống cà phê và đi bộ trong nhà, từ pḥng ăn đến pḥng ngủ, uống hết cà phê sẽ đi bộ ra sân- Đi một ṿng chừng 15 hay 20 phút tùy theo t́nh trạng sức khỏe của cụ từng ngày - 8 giờ 30 ăn sáng xem TV, hay tập nghe nhạc, những bài hát mà cụ yêu thích nhất, lúc c̣n trí nhớ mà con gái cụ đă cho tôi biết - 10 giờ 30 nhất định phải đi ngủ,và ban đêm cố gắng chỉ thức dậy một lần. Nếu tập cho cụ được như thế, sẽ rất hữu ích cho cụ, mà tôi sẽ có rất nhiều thời gian dạo web.


Một điều rơ ràng là nét mặt ông cụ đă biểu lộ được sự vui mừng, và tươi tỉnh hơn, sức khỏe ổn định, mà ăn uống rất chừng mực. Riêng tôi đă bắt đầu có những khoảng thời gian nhàn rỗi. Tôi bắt đầu để ư tới hai cô cháu nhỏ của cụ, tôi xem chúng làm homework, hướng dẫn chúng làm những bài toán nhân chia, và những khi như vậy, ông cụ thường đến ngồi bên tôi. Và tôi, tôi lại nhớ hai đứa cháu của tôi nhiều lắm, dù chỉ mới không nh́n thấy chúng mấy tháng thôi, nhưng tôi vẫn tự hỏi ḿnh, không hiểu chúng đă cao được bao nhiêu, ai sẽ hướng dẫn chúng làm homework. Những khi như vậy, ḷng ngực tôi như nặng nề lắm, tôi chợt khó thở và cảm giác buồn bă cùng cô đơn đến bủa ngập tâm hồn.Tôi chợt ứa nước mắt và đưa tay cầm lấy tay cụ như t́m lấy một sự đồng cảm, một sự ủi an, mà cũng như cố gắng bám víu lấy một cái ǵ giữa cô đơn và mất mát.


Tôi nói thầm với ḿnh: đem tâm sự trao gởi cho một người lảng trí, một tri âm chỉ nghe mà không chia sớt quả là vỹ vọng.


Tôi bổng nhiên nh́n ra được một điều thật vi diệu giữa cung cách cư xử của con người, và nh́n ra t́nh cảm của con người trong buổi đầu gặp gở với nhau quả là tự do tuyệt đối:


- Có những khuôn mặt và vóc người mà vừa thoạt gặp, ḷng ta đă tỏ ra tôn kính, thât dễ thương và ta có cảm giác rất dễ gần gủi.


- Có những người mà vừa gặp mặt, ta đă có cảm giác khó thương và không muốn gặp lại lần thứ hai.


- Lại có những người dù gặp hay không gặp, ta cũng không quan ngại.


Sống trên đất nước này, có một lề thói xă giao mà ta thường gặp nơi chỗ làm việc, trong các hành lang của Building, nơi cầu thang máy, là dù gặp lần đầu, gặp thường ngày, quen, thân hay sơ, bao giờ cũng có một khuôn sáo: "hi"- "how are you", "nice to meet you", và nói câu đó rồi, ta không quan tâm đến câu trả lời, ta cũng không để ư đến trạng thái của họ, đúng với nghĩa của câu nói “khách qua đường”.


- Nhưng có một trường hợp đặc biệt, đó là ta thật không muốn nh́n thấy nhau, nh́n nhau chỉ e ngại, hay cho nhau cái cảm giác bẽ bàng, khó chịu và thật muốn dấu mặt.


Trong tất cả các h́nh dung ấy, tôi thực sự đă tự hỏi ḿnh rất nhiều lần, "Tôi thuộc loại người nào dưới cái nh́n của con tôi."


Tuy nhiên, dầu là cách nh́n nào, tôi vẫn tôn trọng tính tự nhiên và tinh thần tự do của t́nh cảm, để khi gặp một người mà ta có cảm giác tôn kính th́ hăy tôn kính, như khi gặp phải một người mà ta thấy khó chịu, khó gần gũi và thân thiện, th́ hăy để cho t́nh cảm biểu lộ tự nhiên như cảm giác ta đón nhận. Dầu là ruột thịt, dầu là cha con, nếu khi đối diện nhau mà trong ḷng bổng dưng khó chịu, không vui mừng hay hoặc giả là tệ hại hơn, th́ hăy để cho trạng huống ấy được phô diễn tự nhiên và hành xử tự nhiên mà không nên cưỡng ép. Có như thế, ta mới điềm nhiên nói được hai tiếng "thật ḷng".



Nhưng dầu là cách nào, tôi thực sự cũng cám ơn cơ duyên này. V́ nhờ đó mà tôi có được một tri âm trong phần đời c̣n lại của ḿnh, trên thế gian này, giữa ḍng đời xa lạ hôm nay.


dutử
(Nguyễn Định)







Hạnh Phúc Tôi


Tác giả: Du Tử Nguyễn Định

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Hai bài viết về nước Mỹ mới đây của ông kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà, t́m được việc làm trong một gia đ́nh đồng hương tử tế, công việc hàng ngày là chăm sóc một ông cụ già bệnh. Bài mới kể thêm về tâm sự ông bố.



***

Thế là tôi đă săn sóc ông cụ được hơn 6 tháng, sáu tháng trời trôi qua như một giấc mơ. Một vài người bạn biết tôi làm công việc này đă không thể nào ngờ tôi lại làm được lâu đến như thế mà chưa bỏ đi. Quả thật ở đời có nhiều chuyện không thể nào ngờ được, ngay cả bản thân tôi, ngày đầu nhận việc, tôi cũng chưa đủ ḷng tin ở chính ḿnh.



Cứ mỗi sáng tinh mơ, tôi thức dậy như một cái máy, pha hai ly cà phê. Trong lúc chờ nguội, tôi đến đánh thức ông cụ bằng cách xoa bóp tay chân và các cơ bắp cho ông cụ, đưa hai chân co lên rồi duỗi ra, đến tập hai tay đưa lên và hạ xuống... Liếc nh́n đồng hộ đúng 10 phút, tôi đỡ ông cụ dậy, giúp cụ làm vệ sinh cá nhân, rồi bắt đầu vừa uống cà phê vừa đi bộ trong nhà cho đến hết ly càfe' lại từ từ bách bộ quanh sân. Công việc cứ thế đều đặn từng ngày, uống cà phê, đi bộ, ăn sáng, xem TV hay nghe nhạc, ăn trưa, rồi chiều tối... cứ tiếp nối nhau.



Đă 6 tháng 3 tuần trôi qua, tôi làm việc đó như không để ư tới ngày mai, ngày mai bổng nhiên như xa lạ với tôi trong lúc này, mà cũng dường như tôi chưa hề nghe thấy ngôn ngữ ấy đă từ lâu, hay ít ra là từ lúc tôi bỏ nước ra đi để dặt chân đến xứ này, xứ sở mà văn chương bây giờ đặt tên cho là đất nước tạm dung. Tôi cũng ngạc nhiên tự hỏi ḿnh, tai sao người nào đó đầu tiên lại đặt tên cho 2 chữ tạm dung. Chẳng là Chúa hay Phật cũng dạy rằng "Sinh kư, tử qui", sống gởi, thác về, và "Con người là tro bụi, sẽ trở về bụi tro" đó hay sao. Và như vậy th́ bất cứ nơi đâu, bất cứ đất nước nào trên thế gian này, dù là tại quê cha đất tổ, đă chẳng phải đều là chốn tạm dung cả hay sao, sao chúng ta con so đo ngần ngại.


Thôi th́, hăy để mọi việc xảy ra theo tự nhiên cho tâm hồn được nhẹ nhàng và b́nh thản, và hạnh phúc chính là đó, khi ta biết được ta từ đâu đến để lại trở về, để biết đem ḷng quí mến những ǵ quanh ta, những cái ta đang có. Với lối suy nghĩ này, tôi đem ḷng yêu tất cả những ǵ quanh tôi, tôi vui thích việc tôi đang làm, và từng ngày, tôi nghe hạnh phúc đến cùng tôi mỗi sáng mai khi d́u ông cụ đi bộ quanh sân mà tâm hồn thật b́nh thản, nghe tiếng chim buổi sáng chào nhau ríu rít trên mấy hàng cây trong vườn.




*


Mấy tuần nay bổng nhiên trời trở lạnh, hoàng hôn không nhẹ nhàng thoáng mát như những tuần qua, và sáng mai hơi lạnh nhuốm đầy. Thời tiết giao mùa, làm thay đổi những sinh hoạt thường ngày của ông cụ, sáng sớm cụ luôn ôm lấy tấm chăn, không buồn uống cà phê, và dầu tôi cố gắng lắm, ông cụ cũng không thích đi bộ và về đêm ông cụ ho nhiều, hơi thở nồng nặc và giọng đàm.


Cũng đă 6 tháng hơn chăm sóc ông cụ, tôi nh́n ra những thay đổi của cụ, từ miếng ăn, giấc ngủ, đến điệu đi dáng đứng. Thoạt đầu, tôi nghĩ là thời tiết thay đổi, nhất là thời gian giữa Thu Đông làm cụ nhiễm cảm cúm, tôi để cụ uống Advil rồi thay qua Mapap và uống thêm Promethazine, nhưng bệnh không thay đổi, vẫn ho nhiều về đêm cọng thêm tiếng kḥ khè, nhiều sáng thức dậy, cụ ú ớ như mất tiếng.


Tôi nhớ đâu đó có lần đọc về bệnh suyễn, và triệu chứng của dị ứng thời tiết, tôi vào các trang web t́m tài liệu và nói với cô chủ mua Aprodine cho cụ uống, loại thuốc bán không cần toa bác sĩ (OTC), bổng nhiên tiếng kḥ khè bớt đi, và giọng đờm cũng nhẹ đi, tôi liền xin chủ nhà đưa cụ đi bác sĩ, v́ trong trường hợp này, cần có Combivent hay ProAir là loại thuốc chữa bệnh suyễn và cần bác sĩ chẩn đoán cho cụ. Quả nhiên bác sĩ chẩn đoán cụ bị hen suyển, cho mua Combivent và thêm QVar.



Bệnh suyễn rất dễ nhận biết, nếu ta để ư tới. Thoạt đầu là khó thở, thở kḥ khè và đàm cùng với chất nhờn tiết ra quá nhiều làm tắc ở họng, nên cứ khạc hoài mà không ra đàm. Đôi khi tức ngực, lồng ngực như ai bó chặt, rất khó chịu. Nguyên nhân dĩ nhiên là phổi, mà đặc biệt là lúc khí hậu thay đổi của mỗi mùa, mùi mốùc của thảm cũ trong nhà, mùi ẩm thấp, lông của mèo hay chó, và có khi là len hay vải sợi v. v... gây ra dị ứng là nguyên nhân của bệnh suyễn. Theo Y học hiện thời, chưa có thuốc trị dứt bệnh suyễn, những loại như ProAir, Combivent (Fast acting), Qvar, Advair Diskus, Serevent, Singulair, chỉ ngăn chận bệnh suyễn lên cơn và làm cho bệnh nhân dễ thở mà thôi.


Bây giờ, việc t́m kiếm một loại thuốc hay t́m hiểu về một loại bệnh, triệu chứng hay hiện tượng ban đầu, mà y học gọi là lâm sàng, đều có đầy đủ trên các trang web, chỉ cần bạn đánh tên thuốc, hay triệu chứng như COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) vào Search, là sẽ có rất nhiều số liệu cung cấp cho bạn, hay bạn cũng có thể vào các trang như MedlinePlus, Medical, Pharmaceutical Drug... để t́m hiểu về một căn bệnh.


Riêng đối với thân nhân của ông cụ, thấy tôi săn sóc ông cụ tận t́nh, cũng như đối với hai đứa nhỏ con cô chủ, nên sự gần gủi cảm thông nhau càng thân mật hơn.
Có những buổi chiều, hai đứa nhỏ đi học về là chạy thẳng vào pḥng tôi để khoe hôm nay được cô giáo khen giỏi và điểm homework được 100%, những cung cách này làm tôi càng nhớ đến hai đứa cháu của tôi nhiều hơn, nhưng nào biết làm sao, ruột thật không nỡ bỏ ra, nhưng là da tốt th́ vẫn đem ḷng ôm vào, có lẽ âu cũng là duyên nghiệp.


Cứ mỗi tuần, tôi có một ngày thứ 7 rỗi rảnh, theo như thỏa thuận lúc đầu, ngày thứ 7 tôi có thể về nhà ḿnh cho đến sáng Chủ nhật mới trở lại với ông cụ, nhưng đă biết bao nhiêu thứ 7, tôi chỉ dạo quanh khu phố gần nhà, buổi trưa vào một Mc Donald’s đâu đó, hay một quán VN ăn một chút ǵ, rồi lại thả bộ quanh khu phố quen thuộc. Lúc đầu gia đ́nh cô chủ không hay, nhưng lâu rồi cô cũng biết, nên cô bảo tôi cứ ở lại trong nhà, hăy coi gia đ́nh cô như là gia đ́nh con cháu của tôi. Mỗi khi nghe câu nói này, tôi lại mủi ḷng rơi lệ, phải vội vàng t́m cách chống chế để dấu đi niềm xúc động của ḿnh. Nỗi cô đơn lẻ loi giữa xứ người xa lạ như một vết thương không ngưng rỉ máu trong ḷng, mà cũng có lẽ v́ vậy mà tôi lấy công việc này để quên đi đau khổ hay lấy đó làm nguồn an ủi mỗi ngay cho cuộc đời này của tôi.


Nhưng dầu muốn dầu không, với cái nh́n của người Việt, đi ở đợ, coi trẻ con hay coi người già vẫn là một nghề hạ bạc, người Việt chưa quen với chữ "Care", CareGiver, Adult Care hay Child Care đều phải đi học, đều phải có Licence. Cũng như người ta thích nói con ḿnh là Doctor, chồng ḿnh là doctor, là Lawyer... Có lẽ không một nước nào mà người Việt có nhiều Doctors như ở Mỹ. Có rất nhiều gia đ́nh người Việt ở Mỹ, các con đều là bác sĩ hết. Ví dụ như ông Chief cũ của tôi ngày xưa, gia đ́nh có 6 ông con trai đều là bác sĩ, kèm thêm 6 cô con dâu cũng là bác sĩ luôn, nhà có thể mở bệnh xá, v́ có tới 12 bác sĩ trong nhà, nhưng thật không may, ông già đi đâu cũng mang theo b́nh Oxy để thở, trong túi lúc nào cũng đủ Combivent hay ProAir.



Nh́n một xă hội mà trí thức nhiều hơn thành phần lao động, một cộng đồng mà giai cấp thượng lưu nhiều hơn giới b́nh dân thực cũng đáng mừng. Sự thành đạt của người Việt trên xứ người cũng làm ḿnh được thơm lây, và với cái nh́n đó, tôi thật không xóa bỏ được mặc cảm của ḿnh, không dám ra đường, sợ gặp phải bạn bè hay người quen, không dám đem tâm sự ḿnh gởi gắm cho người, v́ sợ rằng có khi không t́m được an ủi, mà c̣n t́m lấy những mỉa mai, như một thời ăn cơm công viên, đă trót dại cởi bỏ một chút tâm sự với một đồng hương để rồi nghe được câu "quả là ông vô phúc thật" mà âm thanh câu nói ấy c̣n vang dội trong tâm thức để đau đớn đến tận hôm nay.


Có những đêm tôi nằm không hề chợp mắt được, tâm trí nghĩ mông lung bao nhiêu sự việc, rồi nhớ lại đám bạn bè, người gặp đoạn trường này, kẻ gặp tai ương khác, riêng tôi th́ là một đứa vô phúc, bổng nghe ḷng ḿnh trũng xuống như ch́m vào một vực sâu không đáy. Điều tự an ủi là nhờ đêm không ngủ mà làm được chút việc tốt, khi khám phá ra ông cụ bị asthma qua tiếng kḥ khè (Wheezing) của ông cụ.



Cái tôi và quá khứ nghề nghiệp đă là đường ṃn trong đầu óc ḿnh, tôi chưa cách nào đào bới để đem đổ đi được, nên nhiều đêm đă xưng tội với chính ḿnh và thấm thía lời người đồng hương nói ngày nào ở công viên, quả thấy ḿnh vô phúc thật.


Những đêm như thế, tôi chỉ biết cầu mong cho trời mau sáng, để sớm thấy được ánh dương quang, để cùng tri âm bách bộ quanh sân mà thiêu đi những u ám của đêm trường. Hạnh phúc hôm nay của tôi là mỗi ngày mở mắt thức dậy, thấy mọi việc quanh ḿnh vẫn không có ǵ thay đổi, để sáng sáng chiều chiều, tôi được dạo mát quanh sân mà chiêm ngưỡng những ǵ tôi đang có thể thấy trước mắt.


dutử
Nguyễn Định







Ông Chú Ngoại


Tác giả: Du Tử Nguyễn Định


Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Loạt bài viết về nước Mỹ của ông kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà, t́m được việc làm trong một gia đ́nh đồng hương tử tế, công việc hàng ngày là chăm sóc một ông cụ già bệnh. Sau đây là bài mới.



***

Tôi được gọi là ông Chú Ngoại kể từ ngày con gái lớn của cô chủ về ở chung trong gia đ́nh. Trước đây cô ở với vợ chồng người bác không có con, đă xin nuôi cô từ tấm bé.


Thoạt đầu nh́n cô thật khó mà nhận ra cô là người Mễ hay người Phi, hoặc có thể là người Tàu mà không có một vẻ nét nào của người Việt. Lối trang điểm mà người Việt Nam quen gọi là "dân bụi" đă xóa đi nét ngây thơ và hồn nhiên của lứa tuổi 15; Và với cách ăn mặc và nữ trang cô đeo, thật dễ dàng nhận ra cô là loại con cưng mà các cụ ngày xưa vẫn gọi "là con cầu, con khẩn", nhưng một điều rất may là cô nói tiếng Việt thật sành sỏi. Khi tiếp xúc với người lớn tuổi, lại rất nhă nhặn và lễ độ, cung cách ấy làm cho người tiếp xúc cảm nhận được sự thân thiện và dễ gần gủi, xóa tan đi vẻ xa lạ của buổi đầu gặp mặt.



Và điều làm tôi ngạc nhiên hơn là vào bữa cơm đầu tiên của gia đ́nh, tôi thấy cô làm dấu trước khi ăn, một nghi thức của những người theo đạo Thiên Chúa mà tôi ít bắt gặp kể từ ngày đặt chân đến xứ sở này. Chính điều này đă cho tôi một mỹ cảm về cô cháu "người dưng" gọi tôi bằng Ông Chú Ngoại.


Công việc hàng ngày của tôi vẫn đều đặn và tuần tự, một ngày như mọi ngày, trừ ngày Chủ nhật, tôi được nghĩ, nên thường giúp hai cháu nhỏ làm Homework cho qua th́ giờ. Những khi như vậy, con gái lớn của cô chủ vẫn ngồi chung bàn nghe tôi giải thích cho hai em, rồi một hôm cô hỏi tôi:


- Ông có thể giúp cháu làm bài này được không?


- Không biết tôi c̣n nhớ không, cho tôi xem thử.


- Cháu phải cân bằng các phương tŕnh Hóa học này mà cháu không hiểu lắm.


(1) - S + O2? SO3? (2) - C + (x?)? CO2



(3) - Zn +HCl? ZnCl+ H2? (4) - Cu + HCl? CuCl+ H2?


Muốn cân bằng một phương tŕnh hóa học, cháu phải biết công thức hóa học của các chất, đơn chất và hợp chất (compound) và hóa trị (valency) của chúng,
Và luôn luôn nhớ rằng, một phân tử gam (mole) của bất cứ chất nào cũng bằng 6.022x10>23 phân tử (molecules) của chất đó. (Dịnh luật Avogadro)


Bây giờ thử cân bằng Phương tŕnh: S + O2? SO3 Sulfur+Oxygen gas? Sulfur Trioxide) ,



- Trước hết Cháu chọn chất có chỉ số lớn nhất trong phương tŕnh (ở vế bên trái hay bên phải),


Phương tŕnh trên có O3 bên phải, (và bên trái có O2), nghĩa là O có chỉ số lớn nhất = 3



- Cháu thêm 2 vào trước SO3 ở vế bên phải để có 6O, (2x3=6), -- S+O2? 2SO3


- và thêm 3 vào trước O2 ở vế bên trái để có 6 O, (3x2=6),---------- S+3O2? 2SO3


Như vậy tổng số O ở hai vế đều bằng nhau:


S + 3O2? 2 SO3,


Bây giờ cân bằng nguyên tử Sulfur (S):


Bên phải có 2 S tức là( 2SO3 ) - bên trái chỉ có S tức là chỉ có 1S, cháu cân bằng S bằng cách thêm 2 vào phía trước S để phương tŕnh cân bằng:


2S + 3O2 = 2SO3.


Tương tự như vậy,



Zn + HCl? ZnCl+ H2 (Zinc + Hydrochloric acid Zinc Chloride +H2)


Nguyên tử hydrogen có 2 ở vế phải, cháu cân bằng Hydrogen bằng cách thêm 2 vào trước HCl:


Zn+2HCl? ZnCl+H2


Và như vậy, cháu có 2HCl, tức 2 H và 2 Cl,nhưng bên trái chỉ có 1 Cl : ( ZnCl),
Thêm 2 vào trước ZnCl: Zn+2HCl?2ZnCl+H2


Và cuối cùng là Zn, Zn chỉ có 1 (bên trái), cháu thêm 2 vào trước Zn, (Zn+2HCl), để có 2Zn, và Phương tŕnh cân bằng là :


2Zn+ 2HCl = 2ZnCl+ H2


Các phương tŕnh khác cháu tự làm, không hiểu th́ hỏi ông, để xem cháu có hiểu những điều ông nói không.


Sự gần gủi và thấu hiểu nhau bắt đầu từ những bài homework, và t́nh cảm ông cháu ngày càng đậm đà, những săn sóc nho nhỏ như lời hỏi thăm, tiếng gọi "ông Chú ơi" càng làm tôi thương mến chúng như những đứa cháu ruột thịt của ḿnh mà mấy tháng nay tôi chưa gặp mặt.


Những lúc ngồi một ḿnh buồn bă, tôi lật lại cuốn album gia đ́nh ngày cũ, xem những tấm h́nh "Happy Birthday Grandpa", trên chiếc bánh mừng sinh nhật năm nào, tôi đă không cầm được nước mắt v́ tưởng nhớ cháu ḿnh. Nhưng một điều lạ lùng là khi xem đến tấm h́nh con gái "Chúc mừng sinh nhật ba", tôi nghe một cảm giác xa lạ, đến ngỡ ngàng, xuất phát từ trái tim, chạy quanh lồng ngực rồi lên đến đỉnh đầu, lan tỏa ra khắp cơ thể và chân tay, làm tôi ră rời và đau nhói trong tim, tôi vội vàng đóng cuốn album lai, hít một hơi thật sâu, giữ lại mấy giây rồi mới thở ra, để xua tan đi cảm giác lạ lùng ấy.


Đă biết bao lần tôi cố xua đi những suy nghĩ về sự liên hệ giữa tôi và con, tôi luôn thấy ḿnh đă làm hết những điều tôi có thể làm cho con ḿnh, và an tâm khi nghĩ tới bổn phận của ḿnh đối với con. Tôi hiểu rằng, tôi và con thiếu gần gủi, con sinh ra khi tôi c̣n trong tù, tôi trở về th́ con đă học lớp Một, thời gian ấy tôi lại vất vả v́ cuộc sống của gia đ́nh, một ngày đi dạy 3 buổi, sáng, chiều và tối, chỉ thấy mặt con, mà không có thời gian tṛ chuyện. Dù có khổ cực và vất vả, tôi vẫn luôn tự nói với ḿnh hăy cố gắng để cho con có một cuộc sống tương đối và ổn định. Trong bao nhiêu thư viết cho con, tôi luôn khuyên con hăy rán học hành, xong đại học rồi con muốn làm ǵ ba cũng không can thiệp, và thực sự tôi đă tận sức, từ mọi thứ tôi có thể làm được. Suốt những năm đi làm, tôi chưa hề uống một ly cà phê, hay ăn uống một thứ ǵ ngoài bữa cơm tại nhà, chỉ với một tâm ư là cố nhịn, để đem tiền về cho con có thể mua thêm được một cái ǵ đó cho nó vui với bạn bè và học hành.


Mỗi lần nghĩ tới việc này, tôi thực sự vô cùng xúc động, một đôi khi, cô cháu "người dưng" bắt gặp vẫn hỏi tôi là ông nhớ gia đ́nh? tôi nh́n cháu mĩm cười cho qua chuyện, và coi những đứa cháu bên cạnh tôi như nguồn an ủi và niềm vui của ḿnh, và cũng v́ vậy, mà tôi tận tâm tận ư đem mọi điều tôi hiểu biết để giúp các cháu trong việc học hành, bất cứ lúc nào chúng nhờ đến, có những lúc tôi nằm nghĩ, chúng vẫn không ngần ngại dựng tôi dậy để chỉ chúng một bài toán nhỏ, một câu hỏi vụn vặt như là tại sao ông lại chịu tắm cho ông Ngoại vậy? Nghe câu hỏi, bổng nhiên tôi cũng mĩm cười và vui với cái vô tư của trẻ con.



Và rồi từ đó, tôi luôn bận rộn mỗi ngày Chủ nhật với những bài tập về các chuyển động, các lực và các định luật Newton, và có lẽ c̣n bận rộn lâu dài với chương tŕnh Lư Hóa của High School, nhưng không sao, tôi thực sự vui thích để làm công việc này, nó đưa tôi về với dĩ văng và trường lớp dấu yêu, hay mùi sách vở học tṛ, mà có lẽ suốt đời, dù cho trước phút lâm chung, tôi vẫn âu yếm nó.


Trong đời của mỗi con người, có lẽ ai cũng có những quảng đời thơ mộng, một thời để nhớ và để yêu, và với tôi, đó là bụi phấn và bảng đen, là những mùa thi, khi biết học tṛ ḿnh đậu nhiều, hay ít ra là không bị rơi môn Vật Lư. Cảm giác đó và cảm xúc ấy, thật không dễ ǵ diễn tả, nhưng đến nay vẫn c̣n in đậm trong kư ức tôi, mà có những lúc, tôi ngồi một ḿnh ôn lại kỷ niệm, vẫn ngỡ như rằng tất cả chỉ mới vừa qua đi đâu đây, lúc năy, khi tôi cầm bút viết những ḍng chữ này.
Quả thật khi để hồn lắng về kỷ niệm, ta mới thấy được rằng, đă là kỷ niệm, th́ kỷ niệm nào cũng êm ái nên thơ, kể cả khi ngồi trong pḥng biệt giam cách ly với đồng đội và bạn bè, bây giờ nhớ lại, vẫn cảm được nỗi bâng khuâng như bao nhiêu kỷ niệm ấu thơ êm ái khác.


Một hôm cô cháu "người dưng" hỏi tôi:


- Theo ông cháu nên học ngành nào khi hết trung học?


- Cháu thích môn nào ở trung học?


- Bio, cháu thích học về cơ thể học, cháu thấy thật hấp dẫn khi biết được các hoạt động của những bộ phận của con người.


- Cháu học Bio có rất nhiều đường để đi như Y khoa, Nha khoa, Dược khoa, Nghiên cứu về thuốc (pharmaceutical Research), Vi trùng học, các pḥng Lab. Tất cả những ngành này đều dễ xin việc làm và giúp cháu có một việc làm ổn định để lo cho cuộc sống của gia đ́nh cháu sau này.



Nhưng nói như thế, không phải chỉ có Y, Nha, Dược mới có công việc làm tốt và lương cao, hay là nói theo tập dao Việt nam thời sau 75 nghe được tại miền Nam là "Nhất Y, nh́ Dược, Bách Khoa tạm được, Sư phạm bỏ qua ", mà c̣n rất nhiều ngành nghề khác cũng không kém thú vị. Như các cụ ngày xưa vẫn nói "nghề nào cũng có trạng nguyên", nghề nào cũng có người giỏi.


Các ngành như Kế Toán, Thư viện, Thư kư Ngân hàng, mà làm cho các công ty lớn hay chính phủ vẫn thoải mái như thường, nhưng chỉ tiếc số lượng tuyển dụng quá ít, bất quá mỗi công ty chỉ cần 5, 3 người kế toán mà thôi. C̣n các nghề như Kỷ sư, Điện, Điên tử, Computer, . . . mỗi công ty có khi cần tới hàng trăm người. Vă lại, với những phát minh cực kỳ tinh xảo của computer, chẳng đă giúp cho nhiều người thành danh như các ông Microsft, Google, Yahoo đều là những tỷ phú cả hay sao?



Một ngành nghề mà ai cũng biết tiếng tăm là nghề tạo mẫu,(designer). Mặt khác có những ngành nghề thực sự đ̣i hỏi năng khiếu và tài năng, như tài tử, ca sĩ, đạo diễn . . . cháu thấy mấy người này, lương năm của họ phải tính đến tiền triệu. Nhưng nếu cháu thích Bio th́ như rằng, năng khiếu của cháu đă thể hiện, và theo ông th́ các ngành thuộc phạm vi healthcare đều rất tốt v́ tính cách nhân ái của nó. Vă chăng, khoa học kỷ thuật phát triển và thay đổi từng ngày, năm rồi là window XP, rồi Vista, Window 7, và mai mốt không hiểu là ǵ nữa. C̣n cơ thể học của cháu th́ nhất định không thay đổi, mà nói về bệnh lại là phạm vi của vi trùng học, thuộc một ngành khác, không phải là công việc của các doctor chẩn đoán hay chuyên khoa, và Dược học lại thuộc về pharmaceutical Research, không phải là công việc của mấy ông Doctor of Pharmacy bán thuốc ở các pharmacy. Cháu mà giỏi môn Cơ thể học là thật may mắn.


Những tiếp xúc và gần gủi hàng ngày, qua những bài homework, t́nh cảm ông cháu nhiều khi đă thành t́nh cảm của một người bạn vong niên. Những khi đi đâu, chúng thường hỏi ông thích ǵ để cháu mua cho, và mỗi lần như thế, chúng thường mua cho tôi một chút quà nhỏ, có khi là phong bánh đậu xanh mà tôi thích, khi th́ áo lạnh mùa đông, đôi dép dùng trong nhà . . . những thứ mà tôi chưa hề có được từ con gái ḿnh. Mối quan tâm đó cho tôi niềm an ủi vô cùng, tôi mang cảm giác ấm cúng của một gai đ́nh, và ḍng tâm sự trong ḷng với nỗi sầu muộn dường như cũng vơi đi.


Một buổi sáng cuối tuần, cháu theo tôi và ông cụ dạo quanh vườn sau sân nhà, cháu kể chuyện trường lớp, chuyện bạn bè rồi chuyện t́nh yêu của bạn ḿnh và cháu hỏi tôi:


- Ngày xưa lúc c̣n đi học ông có yêu ai cùng lớp hay cùng trường không?


- Thời xưa, ông hay những người học tṛ ngày đó nhát và ngây thơ lắm, có thích ai cũng cứ dấu trong ḷng, không dám bày tỏ, v́ cứ sợ bày tỏ rồi mà người ta từ chối th́ không biết làm sao mà nh́n mặt nhau, mà nhất là đám bạn bè biết được th́ càng xấu hổ hơn, nhất là con gái, đôi khi cô ấy cũng thích ḿnh, nhưng thư th́ không dám nhận, mắc cở và xấu hổ, không phải như các cháu ngày nay .


- Vậy rồi làm sao quen nhau?


- Thông thường là viết thư, thư viết rồi ghim vào tập vở, giả bộ cho mượn tập xem bài, nếu là học chung lớp, c̣n chung trường th́ nhờ bạn thân, rồi cũng là giả vở cho mượn chuyện đọc hay thơ, nhạc sưu tầm. Thực ra t́nh yêu thủa đó đối với lứa tuổi của ông rất đơn sơ và thuần khiết, Quan điểm t́nh yêu thời đó nhiễm một tư tưởng lảng mạn, mà lại bị ràng buộc bởi lễ giáo rất nghiêm, nên tuổi trẻ coi t́nh yêu thật là tuyệt đối và có tính cách tôn thờ, yêu là hy sinh cho t́nh yêu, cho người yêu, mà không phải yêu là chiếm hữu, thực tế như bây giờ. Cháu nghe những bài hát diễn tả t́nh yêu ngày đó như chuyện t́nh Lan và Điệp, Hàn Mạc Tử, và một chuyện t́nh nổi tiếng bằng mấy bài thơ làm xúc động ḷng người, đó là TTKh. Bài thơ Hai sắc hoa Ti-gôn được phổ nhạc mà cháu đă nghe, rồi các bài như Đan áo cho chồng, Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng, là những chuyện t́nh lảng mạn và thơ mộng thời đó. Nói tới thơ, nhạc thời ấy th́ quả thật là lời văn rất bóng bẩy, hoa mỹ và sâu xa, nhẹ nhàng, nhưng lại rất tha thiết, lời êm như ru, mà nhạc th́ du dương như rót vào hồn. Đặc biệt là ḍng nhạc tiền chiến mà h́nh như tuổi trẻ bây giờ không mấy yêu thích.



Và trong thời chiến tranh ở 36 năm trước đây, t́nh yêu nam nữ vẫn c̣n tuân giữ giềng mối phong tục và đạo đức, mang sắc thái tiền chiến, nên thơ nhạc cũng rất êm ái, lời rất hoa mỹ nhẹ nhàng mà tư tưởng vẫn sâu xa. Những bài hát làm người lính nhớ đời vẫn ngọt ngào hay da diết như, Ai lên Xứ Hoa Đào, Chiều mưa Biên Giới, Sao Chưa Thấy Hồi Âm, Vườn Tao ngộ . . . . . . Và rất nhiều những tập thơ mà các ông yêu thích thời đó như là, "Thủa Làm Thơ Yêu Em" "Đường vào T́nh Sử”, “Chuyện Chúng Ḿnh " . . .



Có lẽ tại ḷng ông hoài cổ, hay yêu thích những cái đă mất, nên ông chưa t́m thấy một thanh sắc nhẹ nhàng, êm ái và bâng khuâng, ngọt ngào mà da diết, mang sắc thái hay văn phong như thời tiền chiến hoặc thời chiến tranh ở giai đoạn vừa qua.
Và theo ông, tuổi học tṛ thời nào cũng là mộng mị đáng yêu, những giấc mộng hồng của đời người chính là quảng đời niên thiếu với lứa tuổi học tṛ, yêu nhau rồi làm thơ, cho nên người ta đă gọi là thơ t́nh tuổi học tṛ, hoặc để đánh dấu một thời thơ mộng của con người, hay để mỉa mai những cuộc t́nh khờ dại, mà thực ra nhiều mối t́nh học tṛ, đến măi bây giờ, đă bao nhiêu người quên được, v́ vậy nên ông thích hai câu thơ này lắm, nhưng bổng chốc đă quên mất không biết là của ai:


"Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy"
"Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên".


- Nghe ông kể chuyện, cháu tưởng là ông dạy Văn chương hơn là dạy Vật Lư.


- Văn chương mà kiểu như ông, trước 1975 tại miền Nam, cháu chém 3 năm cũng chưa hết.


- Hôm nào cháu lại xin ông kể chuyện người yêu của lính cho cháu nghe nha, ông hứa đi.


- Vâng để rồi có dịp ông sẽ kể chuyện t́nh đời lính cho cháu, cháu nghe để hiểu biết về tâm hồn và đời sống của những người lính như ông ngày đó.



Và rồi ông chú Ngoại như tôi bây giờ không phải chỉ làm công việc chăm sóc người mất trí, mà c̣n là người giải homework và kể chuyện đời xưa, nhưng tất cả sinh hoạt ấy đă giúp tôi thấy lại chút t́nh đời, thú vị của kiếp người, trên mảnh đất mà tôi đành chọn làm chốn tạm dung.


Du tử Nguyễn Định








Nơi Ta Đi Về


Du tử Nguyễn Định


Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Phúc Ấm Con Ban” kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài thứ hai, “Người Bạn Già Mất Trí” kể việc ông bố nhận công việc chăm sóc một cụ già mất trí. Bài thứ ba, “Ông Chú Ngoại”, kể việc ông giúp kèm học cho lũ trẻ trong nhà chủ. Bài mới nhất là phần cuối. Chuyện cuối đời lưu vong, dù buồn vẫn sáng lên t́nh người tử tế với người.



***



Thế là ông cụ đă ra đi, như bao nhiêu người đă ra đi từ trước, như những người sẽ phải đi sau này, và cả tôi nữa, nhưng sao ḷng tôi sầu năo không cùng. Tôi nghe rơ tiếng bụi đất rơi xuống ḷng huyệt khô khóc đến lạnh lùng. Tôi cầm nắm đất cuối cùng bỏ lên nắp quan cũng là khi những người lo công việc an táng khỏa bằng mộ huyệt. Tôi đứng lên đi ra khỏi ngôi mộ mới.

Chiều nay mây rất trắng và nắng rất gay gắt, những hàng cây xanh trên nghĩa trang không đủ bóng mát che cho nóng bức mà cũng không đem được gió tới làm mát mặt con người, cũng như anh và tôi, tất cả chúng ta không ai cưỡng lại được sự chết. Chết là hết, chết đi là phủi tay quên hết mọi sự trên đời, đóng khung tất cả hạnh phúc hay đau khổ của một đời người! Tôi bổng thầm ước tại sao tôi không thể thay thế cụ, tại sao là cụ mà không phải là tôi? Để cho tôi thay thế cụ đi vào thế giới bên kia của con người, v́ nhưng hiện hữu quanh tôi đâu có ǵ vui thích, những thực tại bên tôi là bao nhiêu buồn tủi, và cô đơn bủa ngập tâm hồn lẫn cuộc sống! Cụ đang sống giữa t́nh thân và ḷng thương yêu của các con và đoàn cháu, cũng không phải bận tâm hay lo lắng một điều ǵ, không biết yêu thích hay hờn giận, cụ hạnh phúc nhất trên cuộc đời hạnh phúc, hơn cả những con người hạnh phúc ta bắt gặp .

Bao nhiêu tư tưởng đổ về trong đầu tôi với hai chữ ngày mai quen thuộc. Nhẩm tính khoản tiền dành dụm bấy lâu nay và tiền trợ cấp An sinh mà tôi được lảnh lần đầu vào tháng tới như thông báo, tất cả vẫn c̣n cất trong ba lô học tṛ, chiếc ba lô mà tôi mang theo khi rời bỏ căn pḥng là closet buồn tủi trước đây. Một căn nhà 6 bed, 3 Garages dĩ nhiên là closet rất rộng, đủ cho tôi gói gém một đời sống cô đọc bên cạnh người thân mà thật ra rất lạ! Tư tưởng này làm tôi lại rơi nước mắt và rỉ máu trong tim, mà không chắc ǵ một ai trên đời này đă hiểu, có thể thông cảm và phải chịu đựng như tôi.

Ngày gặp được cụ, tôi cứ ngỡ đây là nơi tôi đă đến, và mơ tưởng đoạn đường êm ái này sẽ để tôi đi trong một khúc rất dài, ở những bước cuối của kiếp người, nhưng tất cả chỉ là tôi cố tưởng, như ao ước của một đời người đă quá nhiều chua xót mà không phải là Thánh ư.

Tôi bước chậm răi, ra khỏi Nghĩa Trang lúc nào không rơ và đứa "Cháu lớn" của “Ông Chú Ngoại" vẫn âm thầm theo sau, trên đầu vẫn c̣n đội tấm lúp trắng,

- Ông ơi thôi đi về, cháu cũng buồn lắm, tiếng nói của cháu lạc đi v́ nước mắt. Tôi quay lại nh́n cháu,

- Vâng chúng ta về.

Một tư tưởng thoáng qua trí óc tôi thật nhanh, "Về đâu?" Tôi về đâu khi ông cụ đă mất!

- Ông ơi thôi ḿnh về đi, đứa cháu "Người dưng" gọi tôi lần nữa, tôi quay lai cầm hai tay cháu như để chuyển qua cho cháu nỗi cô đơn trong ḷng tôi hay là để cùng cháu chia nhau nỗi mất mát đau đớn trong ḷng,

- Vâng th́ chúng về.

Chiếc xe Van của vợ chồng cô chủ vẫn chầm chậm theo sau chúng tôi, tôi dắt cháu bước lên xe, cô chủ liền bảo,

- Chú cũng mệt lắm rồi phải không? Cháu cũng vậy. Khi ba c̣n sống lúc nào cháu cũng lo có ngày này, nhất là từ lúc bệnh ba trở nặng, hơn một năm trước ngày chú đến, gia đ́nh cháu đă nhờ hai ba người đến coi sóc ba, nhưng không người nào làm hết một tuần, ông cụ rất khó chịu, luôn luôn đập bể đồ đạc, cho tới lúc chú đến, gặp chú, ba cháu như vui hơn, như khỏe hẳn ra, da mặt hồng hào và ăn uống đi đứng ra chiều cứng cáp hơn, cháu đă mừng thầm, đâu có ngờ ba lại bỏ đi . . .

- Cô ơi ai rồi cũng phải đi. Người đi bao giờ cũng thanh thản nhẹ nhàng, chỉ có người ở lại là nặng nề đau khổ mà thôi.

- Cháu đă cố không khóc, nhưng khi nghĩ tới ba cháu đă không cầm ḷng được, những ngày cuối cùng của ba mà cháu vẫn không nh́n ra để cứ lo đi làm, cho đến ngày chú nhắc cháu mới ở nhà với ba được vài ngày, thành ra làm con mà bất hiếu không hiểu ba hơn chú . . . rồi cô cúi đầu lên thành ghế phía trước khóc tức tưởi . . . các con cô cũng khóc theo.

- Ông cụ ra đi như thế là hạnh phúc lắm rồi, lúc ra đi có các con các cháu quây quần bên giường, hồn cụ linh thiêng nơi chốn cửu tuyền tất cũng an ủi, có biết bao nhiêu người đă phải lặng lẽ ra đi không nhang khói, cô đơn không người thân . . . Nhưng không sao, chết đi là phủi tay quên hết mọi sự.

Có lẽ cô chủ lại sợ tôi mũi ḷng, nên cô nín khóc, dùng khăn tang lau nước mắt và bảo,

- Chú đừng suy nghĩ nhiều quá, những người thấy như cô đơn, chưa chắc đă cô đơn, những người thấy quây quần chưa chắc đă hiệp nhất...

Chúng tôi mải lo tâm sự th́ chiếc xe đă về đến nhà, tôi bước xuống ṿng ra sân sau, bỗng nghe bước chân ḿnh như nặng nề không bước nổi, tử khí và cô đơn quanh quất đâu đây. Trong không khí, mùi nhang và đèn cầy c̣n phảng phất đâu đó, khu vườn sau bổng nhuốm màu thê lương của buổi cuối chiều.

Bước vào căn pḥng, tôi nghe cảm giác lành lạnh rùng ḿnh, tương tự như thủa nào tôi đến Nhà Vĩnh Biệt để viếng linh cửu người đồng đội tại Quân Y Viện 72 Quân Y Pleiku.

Căn pḥng vẫn đó, nhưng người đă đi rồi. Nơi đây tôi và ông cụ chung đụng với nhau gần hai năm, từ người săn sóc trở thành kẻ đồng hành, từ người mất kư ức trở thành tri âm để cho tôi trao gởi tâm sự của ḿnh.

Tôi chợt nghe như ẩn hiện quanh bức tường, tiếng thở của ông cụ nặng nề mệt nhọc, h́nh bóng ông cụ nằm đó, tôi xoa bóp tay trái chưa xong, ông cụ đă mau mắn đưa tay phải, rồi co hai chân lên, h́nh ảnh cong queo của một thân xác c̣m cơi đập vào mắt tôi ngày nào bây giờ hiện ra mồn một. Tôi bước nhanh ra khỏi căn pḥng, cố ngăn không cho nước mắt trào ra.

- Ông ơi ba mẹ mời ông vào,

- Vâng để ông vào .

Tôi theo cháu bước sang pḥng ăn, cả gia đ́nh cô chủ đă ngồi quây quần bên hai chiếc bàn tṛn và bàn ăn 12 ghế, con cháu đủ mặt. Trẻ con vô tư vẫn đùa dỡn với nhau, nhưng người lớn ai cũng nặng nề u uất. Mấy người đàn bà đang bày thức ăn mua sẵn ra bàn, có bia và rượu.

- Mời chú dùng cơm với các cháu. Xin chú hăy tự nhiên như khi ba cháu c̣n sống. Chú thương ba cháu thế nào, các cháu quí trọng chú như vậy.

Cô em gái của cô chủ nói đến đây bỗng nghẹn ngào, cô chủ bèn tiếp lời,

- Em cháu nói phải, các cháu xin được cư xử với chú như bậc trưởng bối trong gia đ́nh.

Rồi cô nói tiếp, cháu biết chú thương ba cháu lắm, mà ba cháu cũng rất thương chú, cháu thấy rơ phút cuối cùng ba cháu vẫn nắm chặt bàn tay chú không muốn buông ra, cháu cảm nhận được lời trăn trối của ba cháu trong cử chỉ ấy. Bây giờ ba cháu đă ra đi, nhưng các con của cháu c̣n nhỏ, vợ chồng cháu lại phải đi làm, không ai đưa đón các cháu đến trường, các cháu lại học hành không giỏi, nhưng từ ngày chú dạy chúng, chúng đă rất ngoan và học hành trở nên chăm chỉ. Cháu thật ḷng xin chú ở lại với gia đ́nh cháu, giúp đưa đón các cháu đến trường và chỉ cho chúng học hành, bất cứ lúc nào chú thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi cứ cho các cháu biết, các cháu sẽ thay phiên xin nghỉ để đưa đón chúng tới trường.

Có khi cháu nói như thế hơi vội trong lúc này, nhưng em cháu đă mở lời nên cháu nói ra những suy nghĩ trong ḷng cháu mà thôi. Cháu cũng hiểu lúc này có lẽ chú muốn ra đi cho khuây khỏa trong ḷng...

- Vâng cô nói đúng lắm. Khi tôi bước vào pḥng ngủ, vẫn cảm thấy như ông cụ c̣n đó, ḷng rất xúc động

- Cháu hiểu lắm. Chú hăy coi vợ chồng cháu như là con của chú, ba đứa nhỏ của cháu xin chú hăy coi như là cháu của chu...

- Thôi th́ hăy để tôi nghĩ lại. Nhưng trong vài ngày tới, có khi là một hai tuần hay tháng, tôi muốn đến cùng bạn bè t́m lấy những thay đổi may ra ḷng dịu lại.

- Vâng, chú chịu ở lại với các cháu là được rồi.

Sau bữa cơm, tôi quay về pḥng đi quanh quẩn trong pḥng như khi ông cụ c̣n sống, tâm trí tôi như hoang mang vô định, đi hoài đến khi mỏi chân, nh́n đồng hồ đă 10 giờ rưỡi, nhà trên vẫn c̣n chuyện tṛ chưa ngủ. Tôi nằm xuống, cố nhắm mắt t́m giấc ngủ, nhưng không thể nào. Bao nhiêu ư nghĩ vụt về trong trí óc tôi, hai chữ "ngày mai" cứ lởn vỡn trong đầu. Tôi tự hỏi ḿnh, ngày mai khi tôi lâm chung, phút sinh th́ có ai bên cạnh, ai sẽ nghe tôi nói được lời nói sau cùng của tiếng người, và tôi sẽ nói điều ǵ? Có ai cho tôi cầm lấy bàn tay như cố giữ lấy hơi ấm và sinh khí của sự sống lúc bấy giờ . . . Chắc hẳn là không có ai, cũng như người lính bị đạn, vùng vẫy phút cuối một ḿnh, trong lúc đồng đội vẫn c̣n lo chống trả với quân thù, rồi cô đơn ra đi về bên kia thế giới măi măi biệt tăm! Vâng th́ cũng được v́ tôi là lính, người lính mất nước lạc loài trên xứ người sẽ ra đi cô đơn như đă âm thầm đến, c̣n có ai để bận tâm.

Hôm sau khi thức dậy, tôi nói với cô chủ là tôi muốn đến nghĩa trang nh́n ông cụ một lần, rồi sẽ đến trạm xe buưt đường dài đi rong chơi một lúc, tôi không muốn đợi đến ngày thứ 3 mà người xưa bảo là mở cửa mả, hay tuần Ba, tuần Bảy của tục lệ, v́ như thế tôi sẽ nghĩ tới thân phận ḿnh và chắc là tôi sẽ khóc!

Cô chủ hiểu được ư nghĩ của tôi, liền lên lầu bảo ba đứa con xuống chào tiễn biệt "Ông chú ngoại", ba đứa nhỏ ôm lấy tôi, đứa lớn nhất đă khóc,

- Ông ơi ông phải trở về nha ông,

- Ông đừng bỏ các cháu nha ông! đứa thứ hai nói vào.

- Vâng ông sẽ trở về, các cháu hăy ngoan ngoản, nghe lời ba má và chăm học nhé.

Tôi bước ra ngoài sân để cô chủ đưa tới nghĩa trang, đứa cháu lớn chạy theo níu tay tôi vừa khóc vừa nói,

- Ông đừng bỏ các cháu nha!

- Ông đă hứa rồi đó.

- Vâng ông hứa sẽ cố gắng.

Tôi bước ra khỏi nghĩa trang, quay lại nh́n hàng mộ nơi ông cụ yên nghĩ lần cuối, mà tâm hồn như bỏ xuống được gánh nặng trong ḷng. Bổng nhiên tôi thật b́nh tĩnh nói với cô chủ lời từ biệt, rồi bước tới trạm xe buưt đường dài. Cô ôm tôi mắt rưng rưng, làm tôi thấy ḷng ḿnh mềm nhũn.

Một tháng sau cô chủ nhận được thư của bác Thụy, Cô vừa đọc vừa khóc, cô thương bác như thương ba cô v́ tấm ḷng của bác, và con người dễ gần gũi của bác,

Cô Lan thân mến,

Cuối cùng rồi tôi cũng t́m được nơi tôi phải đi và chổ tôi phải đến để có lại được chính bản thân ḿnh với những tôn nghiêm của một con người. Cám ơn cô và gia đ́nh cô đă cưu mang tôi trong một thời gian dài, thời gian đó tôi thực sự đă được nghĩ ngơi, đă quên được bao mệt mỏi chán chường trong tâm hồn, và đặc biệt là tôi đă t́m được nguồn vui qua ba cháu nhỏ.

Tuy nhiên trong suốt thời gian mà tôi coi là tịnh tâm đó, một đôi khi tôi vẫn nghe ḷng ḿnh khắc khoải băn khoăn, như đang t́m kiếm hay đang thiếu thốn một điều ǵ mà nhiều lúc tôi tự vấn ḷng ḿnh, tôi vẫn không sao hiểu được hoặc trả lời được. Có những buổi chiều, khi ông cụ nghĩ ngơi, tôi một ḿnh đi thơ thẩn ở vườn sau, tâm hồn chợt nghe tróng vắng lạ thường, như đâu đó, văng vẳng tiếng ai gọi ḿnh từ một nơi nào rất xa, mà âm vang đồng vọng dội vào ḷng, để rồi hôm nay ngẩu nhiên hay t́nh cờ mà bổng dưng tôi t́m đến được nơi đây, và rồi tôi hiểu rơ mọi việc, hiểu được nơi đâu tôi phải đến và chốn nào tôi phải đi về , cũng như hiểu ra điều tôi đang t́m kiếm, đó là sự thanh tịnh của tâm hồn và sự gần gủi với tự nhiên.

Ở đây mỗi buổi chiều, khi hoàng hôn về muộn, ráng vàng tụ lại cuối chân trời, tiếng chuông tu viện ngân lên rồi đồng vọng vang xa để tan dần vào không gian, tôi nghe hồn ḿnh như ḥa lẫn với tiếng chuông rồi cũng loảng tan trong không gian, tâm hồn tôi bổng như nhẹ nhàng và thanh thản lạ thường, bao nhiêu sầu muộn lo âu của cuộc đời và kiếp làm người cũng tiêu tan mất hết, tôi thực sự đă t́m thấy hạnh phúc và hiểu được nơi tôi phải tới.

Tôi thực ḷng cám ơn cô và gia đ́nh. Xin cô giải thích với các cháu giúp tôi. Tôi vẫn thường thấy chúng trong những giờ cơm và trước lúc đi ngủ, "Ông làm dấu Thánh giá chưa?". Bất cứ lúc nào các cháu gặp khó khăn về môn học, xin cứ email cho tôi, tôi lấy việc giúp các cháu là niềm vui của ḿnh.

Cũng chẳng c̣n bao lâu nữa, tôi hiểu rơ điều này, và cũng như bao nhiêu người khác, rồi tôi cũng đến nơi tôi phải đi về.

Cầu chúc cô và bửu quyến luôn an vui hạnh phúc, các cháu ngoan, học giỏi và thành đạt.

Thân mến,
Chú Thụy.

Cô chủ đặt lá thư lên bàn, lau những giọt nước mắt trên má, miệng th́ thầm, chú nói đúng lắm, "Rồi ai cũng đến nơi ta phải đi về " Th́ thôi bao nhiêu Phúc Ấm Con Ban xin cũng quên đi.

Du Tử Nguyễn Định