PDA

View Full Version : Me: Phương thuốc Nhuận Trường và Giải Nhiệt



tcl
10-12-2015, 05:01
Me: Phương thuốc Nhuận Trường và Giải Nhiệt




DS TRẦN VIỆT HƯNG




Người Sài G̣n, nhất là những người sống tại Sài G̣n vào thập niên 50, lúc mà người Pháp c̣n cai trị Việt Nam, đều khó quên được con đường từ Phi Trường Tân Sơn Nhất về Dinh Norodom (sau là Dinh Độc Lập) với tên gọi là Charles De Gaulle (sau trở thành Công Lư). Con đường rất đặc biệt với hai hàng tiểu đảo, trồng hàng loạt những cây Me. Với sự phát triển của Sài G̣n, đến khoảng 1958, hai hàng tIểu đảo bị dẹp bỏ, hàng Me thân yêu chỉ c̣n lại vài cây ở tận phía khúc đường Công Lư, giới hạn bởi Phan Đ́nh Phùng, Trần Quư Cáp, Hồng Thập Tự.. Những cây Me đáng nhớ này đă là chủ đề gây cảm hứng cho nhiều văn sĩ, nhạc sĩ với những bài viết về h́nh ảnh thơ mộng của Lá Me màu xanh mơn mởn, rơi xuống phủ tóc hoặc vai những đôi t́nh nhân trẻ…





http://baotreonline.com/images/stories/BAOTREONLINE/TINTUC/Tin-anh/tac-dung-ki-dieu-cua-qua-me.jpg



Me, cùng với người Việt tha hương, đă xuất hiện tại các chợ thực phẩm Việt, Mỹ trên đất Hoa Kỳ; v́ Me là món không thể thiếu trong những món canh chua Việt Nam, hoặc trong món nước chấm “nước mắm Me” tối cần cho những món nhậu như Lươn, Rắn Xào…



TÊN KHOA HỌC:

Tamaridus Indica thuộc họ thực vật Caesalpiniaceae. Mỹ gọi Me dưới tên Tamarind, Indian Date, Pháp gọi là Tamarin. Đông Y gọi là Toan Đậu (Suan-dou) hay Toan Giác (Suan-jiao) với ư nghĩa đơn giản là Quả Đậu Chua, hoặc Trái Chua. Tên “Tamarindus” là do ở chữ Ả Rập Tamr Hindi với ư nghĩa “Trái Chà Là Ấn Độ”. Thái Lan dùng khá nhiều Me, nên có nhiều tên gọi khác nhau tùy địa phương như Makhaam, Mong Khlong..



ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ LỊCH SỬ:

Theo người Ấn Độ th́ chớ ngủ dưới gốc Me, chớ buộc ngựa vào thân Me, v́ dưới bóng Me không cây nào sống nổi!. Người Miến Điện th́ tin rằng Thần Mưa sống tại gốc Me. Người Mă Lai đặt vào miệng đứa trẻ mới sinh một miếng Me nhỏ cùng với nước cốt dừa, để mong đứa trẻ sẽ khôn hơn khi lớn (?).

Me thuộc loại cây thân mộc rất lớn với lá xanh quanh năm, nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Á Châu và Phi Châu. Cây mọc rất nhiều tại Ấn Độ và Thái Lan. Cây cao từ 10 đến 20cm, thân thuộc loại cổ thụ, có những cây cao đến 30m. Lá nhỏ mọc đôi, thành hàng từ 20 – 40 đôi. Hoa màu vành nhạt có cánh hoa với những đường khía đỏ. Trái là một quả sốp (Pod) dài từ 5 đến 15cm và ngang cỡ 2.5cm. Trái Me chín có vỏ ḍn màu nâu, có thể chứa đến 12 hạt. Mỗi hạt được bao bọc bởi một phần thịt mềm xốp có vị chua.

Tại các nước Phương Tây, phần thịt mềm của quả Me được dùng làm Worchester Sauce và một số các nước sốt khác. Me hiện được trồng khá nhiều tại các nước Nam Mỹ. Ngoài việc được dùng trong bột Cà Ri tại Ấn Độ, Me cũng có mặt trong món Satay của Mă Lai và là món giải khát chính cho người Hồi Giáo trong thời gian Ramadan. Người Thái dùng Lá và Hoa Me làm gia vị. Cũng tại Ấn Độ, Me được gọi là Imli, chất nhày lấy từ Hột Me được dùng làm Mứt.

Người di dân Ấn Độ đă đưa Me đến Mă Lai và Indonesia, để sau đó Me trở thành một phần không thể thiếu trong các món ăn tại các nước này. Ngưới Mă Lai và Indonesia cũng chế biến Me theo kiểu “Me Ngào” Việt Nam, nghĩa là loại bỏ Hạt, tạo thành những bánh dẻo và gọi là Asam Kavak. Miền Nam Việt Nam có một phương thức chế biến món Me Ngào như sau: Chọn quả Me vừa chín, bóc vỏ, bỏ hột. Trộn 150g thịt quả với 250ml nước, lược. Cho vào nồi đun với 500g đường, đun nhỏ lửa đến khi có một khối nhăo.

Tại các nước vùng biển Trung Mỹ như Jamaica, Cuba, Cộng Ḥa Dominican c̣n có loại Me xấy khô, dùng làm Kẹo.



THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thành phần dinh dưỡng – 100g Me chứa:

-Calories 115 – 230

-Chất Đạm 3.10g

-Chất Béo 0.1g

-Chất Sơ 5.6g

- Các Khoáng Chất:

Calcium 35 – 170mg

Sắt 1.3 – 10.9mg

Magnesium 92m

Phosphorus 84mg

Potassium 375 – 628mg

Sodium 24mg

- Các Vitamin:

Vitamin A15 – 30 IU

Vitamin B10.160 – 0.428mg

Riboflavin 0.070 – 0.152mg

Niacin 0.6 – 1.93mg

Pantothenic acid 0.143mg

Pyridoxine 0.066mg

Vitamin C 0.7 – 3mg



Thành Phần Hóa Học Từng Phần Của Cây Me:

Lá Me: Chứa Cellulose, các phân hóa tố, những acid hữu cơ như Malic, Oxalic, Oxalo-acetic, Tartaric, tannins

Hoa Me: Chứa các acid hữu cơ như Glyoxalic, Oxaloacetic, Oxalosuccinic, Alpha-oxoglutaric.

Quả Me: Chứa các acid Amin như Beta-Alanin, L-Leucin, Phenylanalin, L-serin.., các acid hữu cơ; nhất là Citric, Malic, các chất Đường như Fructose, Glucose, Mannose, Pectins, Pentosans, sắc tố



DƯỢC TÍNH VÀ CÁCH DÙNG:

- Tác Dụng Nhuận Trường Của Me:

Tác dụng nhuận trường, trị Táo Bón của Me đă được dùng tại khắp nơi trên thế giới. Tác dụng kích thích nhu động của Ruột để tống thải chất bă được xem là do acid Tartric trong Me. B́nh thường chỉ cần dùng một quả Me chín là giúp trị Táo Bón dễ dàng.

- Tác Dụng Trị Viêm Nhiệt:

Y Dược Trung Hoa mới chỉ biết dùng Me trong ṿng 300 năm gần đây và xem như Me có công hiệu giải nhiệt, trị được t́nh trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, ói mửa khi có thai và táo bón với liều dùng từ 15 đến 50g nước Sắc Me, đun đến c̣n 1/3. Tác dụng hạ sốt, giảm nhiệt của Me cũng được dung trong vùng Đông Ấn (West Indies) với phương thức: Dùng 2 trái me, bỏ hột và vỏ; nghiền đều trong máy xay (blender) với 500ml nước và 1 muổng đường. Uống trong ngày .

- Me Trong Y Dược Ấn Độ:

Y Dược Ấn Độ, ngoài việc dùng Me để giúp giải nhiệt và trị say nắng (Sun stroke), c̣n dùng Lá Me để trị nhức đầu, nhức bắp thịt, sán lăi và cả ăn không tiêu. Vỏ thân cây Me được dùng để trị đau bao tử (sắc lấy nước uống, trị Xuyễn).

- Me trong Y Dược Thái Lan:

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan là nước đă có nhiều nghiên cứu về Me nhất. Đa số các thử nghiệm đều được thực hiện tại trường Đại Học Dược Khoa Bhuminol ở BangKok.

Các thử nghiệm dùng Rễ và Vỏ Cây cho thấy chất Ly Trích từ Rễ Me bằng Alcol 95% có những tác dụng ngăn chặn được sự phát triển của một số Nấm gây bệnh ngoài Da như Neurospora crasa) nhưng nếu trích bằng nước th́ không tác dụng). Nước ép từ Vỏ Tươi có thể chặn được một số siêu vi trùng như “Potato Virus X”.


Thử nghiệm trên Hoa Me cho thấy khi trích bằng alcol và nước theo tỷ lệ 1/1, nước Trích có thể diệt được siêu vi trùng Ranikhet.


Thử nghiệm với Quả Me cho những kết quả khả quan hơn: Dung dịch trích bằng ethanol 70% ngăn chặn được sự phát triển của nhiều vi khuẩn như Bacillius cereus, Staphyloccus aureus, E. Coli, Pseudomonas aeruginosa. Dung dịch trích bằng alcol 95% c̣n ngăn được cả Pseudomona và Vibrio cholera. Tác dụng trị nấm c̣n mạnh hơn cả dung dịch trích từ vỏ cây.





TVH (baotreonline)