PDA

View Full Version : Cải cách ruộng đất trong lịch sử



Anamit
08-12-2015, 19:21
Cải cách ruộng đất trong lịch sửThứ Ba, 08 tháng Mười Hai năm 2015 03:50Tác Giả: Trần Gia Phụng

http://saigonecho.com/images/2015/LichSuVN/biemhoa_CCRD.jpg


Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) của cộng sản Việt Nam (CSVN) bắt đầu từ năm 1949 đến năm 1956, diễn ra ở Bắc Việt Nam. Sách báo đă viết nhiều về CCRĐ, về phương pháp CCRD, về tội ác của Hồ Chí Minh (HCM) và CSVN trong CCRĐ. Bài nầy xin đặt lại cuộc CCRĐ trong khung cảnh lịch sử hiện đại

1.- TRƯỚC KHI CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Cải Cách Ruộng Đất Trong Lịch Sử

Sau thế chiến thứ hai, tại Bắc Kỳ, mặt trận Việt Minh (VM) do đảng CS chỉ huy nhanh tay cướp chính quyền và lập chính phủ tại Hà Nội ngày 2-9-1945 do HCM lănh đạo. Trong khi đó, Pháp trở lui Việt Nam, chiếm Nam Kỳ rồi tiến ra Bắc Kỳ. Hồ Chí Minh liền thỏa hiệp với Pháp, kư hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) tại Hà Nội và Tạm ước (14-9-1946) tại Paris, hợp thức hóa sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam.

Pháp càng ngày càng áp lực VM và đ̣i kiểm soát an ninh Hà Nội, th́ VM bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946, để lănh đạo VM có lư do chính đáng trốn khỏi Hà Nội, tránh bị Pháp bắt. Việt Minh và HCM để lại Hà Nội 4,000 quân tự vệ nhằm bảo vệ Hà Nội chống Pháp, thực chất là cầm chân quân đội Pháp tại đây để lănh đạo VM có thời giờ trốn chạy vào các chiến khu trên rừng núi. Quân tự vệ chiến đấu anh dũng, trong từng ngôi nhà được gần 2 tháng, cầm cự cho đến ngày 17-2-1947 mới hoàn toàn rút lui. Đây cũng là kế hoạch của HCM và VM, v́ cuộc chiến đấu trong gần 2 tháng đă làm cho Hà Nội sụp đổ, nhà cửa hư hại. Dân Hà Nội bỏ chạy lánh nạn chiến tranh, về vùng nông thôn lân cận do VM kiểm soát. Việc làm cho Hà Nội sụp đổ hoang tàn đúng theo “Lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến” do HCM đưa ra ngày 16-1-1947, một tháng trước khi cuộc chiến đấu ở Hà Nội chấm dứt. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 5, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 25-26.) “Lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến” chính là kế hoạch “tiêu thổ kháng chiến”, với những khảu hiệu “Phá hoại để kháng chiến”, “Tản cư cũng là kháng chiến” “Vườn không nhà trống”.

2.- CÁC GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

http://saigonecho.com/images/2015/LichSuVN/csvn_caicachrd.jpg

Chủ trương “Vườn không nhà trống” không hiệu quả đối với quân Pháp v́ quân Pháp được tiếp liệu dồi dào từ Nam Việt Nam. Ngược lại “vườn không nhà trống” làm cho dân chúng thêm nghèo đói trong chiến tranh, không có lúa gạo mà ăn, lấy thực phẩm đâu mà nuôi quân CS? Lương thực nuôi quân càng ngày càng cạn kiệt, nên CSVN mở ra kế hoạch CCRĐ bằng sắc lệnh số 78/ SL ngày 14-7-1949, rất nhẹ nhàng để nông dân cày bừa, tăng gia sản lượng nông nghiệp. Đây là giai đoạn CCRĐ lần thứ nhứt.

Giai đoạn thứ hai vào năm 1950, CSVN ra sắc lệnh số 20/ SL ngày 12-2-1950, tổng động viên toàn bộ “nguồn nhân lực [người], vật lực [gia súc, nông cụ] và tài lực [tiền bạc] cho tổ quốc“. Tiếp đó, ngày 22-5-1950, xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh CCRĐ số 89/FL và số 90/ FL, vẫn chưa nặng nể.

Giai đoạn CCRĐ thứ ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20-4-1953, đăng trên Công báo CSVN ngày 20-5-1953. Giai đoạn thứ tư vào cuối năm 1953, CSVN ra sắc lệnh CCRĐ ngày 4-12-1953 gồm 3 phần, 12 đề mục và 38 điều khoản.

Vào giữa năm 1954, nước Việt Nam bị chia hai sau Hiệp định Genève (20-7-1954). Cộng sản Việt Nam ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam vĩ tuyến 17. Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định t́nh h́nh, HCM kư sắc luật về CCRĐ giai đoạn thứ 5 ngày 14-6-1955, rất cứng rắn so với các sắc luật trước. (Lâm Thanh Liêm, Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1994), Paris: Nhà sách và xuất bản Nam Á, 1995, tr. 14.) Sau những cuộc thảm sát “long trời lỡ đất”, CCRĐ đợt 5 của CSVN chấm dứt ngày 20-7-1956.

3.- CỘNG SẢN CÀNG THÀNH CÔNG, CCRĐ CÀNG CỨNG RẮN

http://saigonecho.com/images/2015/LichSuVN/csvn_caicachrd1.jpg

Các giai đoạn CCRĐ chẳng những khác nhau về nội dung cải cách mà quan trọng hơn là khác nhau về cách thi hành CCRĐ. Đặc biệt, CS càng thành công trên chiến trường th́ CCRĐ càng cứng rắn.

Trong chiến tranh, khi thiếu lương thực nuôi quân, CSVN mở cuộc CCRĐ một cách nhẹ nhàng, bằng sắc lệnh số 78/ SL ngày 14-7-1949, thành lập “Hội đồng giảm tô”, giảm thiểu đồng bộ tiền thuê đất, nhằm khuyến khích nông dân ra sức cầy bừa, tăng gia sản lượng nông nghiệp, cung ứng nhu cầu đội quân CS càng ngày càng đông.

Từ năm 1950, CSVN được Trung Cộng viện trợ vơ khí, quân nhu, quân dụng và cả kinh tế nữa. Cộng sản bắt đầu chuyển qua phản công trong chiến tranh. Từ đó, CSVN cần thêm nhân lực, tăng cường quân đội, dân công tải đạn… V́ vậy gọi là để tiếp tục công cuộc CCRĐ, CSVN ra sắc lệnh số 20/ SL ngày 12-2-1950, tổng động viên toàn bộ “nguồn nhân lực [người], vật lực [gia súc, nông cụ] và tài lực [tiền bạc] cho tổ quốc“. Nhờ đó, CSVN dễ bắt lính, đưa cả phụ nữ đi dân công, tải đạn. Kế hoạch đưa phụ nữ đi dân công do tướng Trần Canh đưa ra khi qua làm cố vấn cho HCM năm 1950. (Trương Quảng Ba, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Hồi kư của những người trong cuộc…”, Nxb. Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Dương Danh Dy dịch, tr. 23.)

Trong thời gian từ 1951 đến 1953, phương pháp CCRĐ cứng rắn dần, nhất là trong các vùng hoàn toàn do CS kiểm soát. Tuy nhiên, CS c̣n dè dặt, e ngại tiếng đồn trong quần chúng lan rộng, khiến người ta sợ hăi, bỏ vùng CS mà “dinh tê”, về vùng do chính thể Quốc Gia kiểm soát, hoặc di cư vào Nam năm 1954.

Ngày 20-7-1954, hiệp định Genève được kư kết. Đảng CSVN làm chủ miền bắc vĩ tuyến 17. Ngay khi vừa về Hà Nội ngày 15-10-1954, CSVN ra các quy định nghiêm cấm báo chí: “Không được chống chính phủ và chế độ; không được xúi giục nhân dân và bộ đội làm loạn; không được nói xấu các nước bạn; không được tiết lộ các bí mật quân sự; không được đăng bài vở có phương hại đến thuần phong mỹ tục.” (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa, Sài G̣n 1959, tr. 31.)
http://saigonecho.com/images/2015/LichSuVN/csvn_caicachrd2.jpg

Nắm vững ngành truyền thông, không c̣n lo ngại dân chúng Bắc Việt có thể thông tin liên lạc với bên ngoài lănh thổ, CSVN mở lại cuộc CCRĐ “long trời lỡ đất”, tự do hoành hành bằng phương pháp tàn bạo bất nhân nhất trong lịch sử Việt Nam. Điều mà dân chúng rất lo sợ trong CCRĐ lần nầy là bị quy vào thành phần địa chủ và bị đưa ra đấu tố trước ṭa án nhân dân (TAND).

Cuộc đấu tố bắt đầu bằng đấu lư, rồi đấu lực, đấu pháp và đấu ảnh. Đấu ảnh khá lạ lùng trong lịch sử ṭa án, xảy ra trong trường hợp nạn nhân đă chết. Đội CCRĐ đem h́nh ảnh hay một vật dụng tượng trưng (áo, quần…) của nạn nhân để đấu tố. Nhân vật bị đấu ảnh nổi tiếng nhứt là nhà cách mạng Phan Bội Châu. Ảnh của ông bị đem ra đấu tố, rồi vứt ảnh vào chuồng trâu. (Theo lời kể của đại tá cộng sản Phan Thiệu Cơ (cháu nội Phan Bội Châu) do Phan Thiện Chí viết lại trên báo Kiến Thức Ngày Nay số 50, Tp.HCM ngày 15-12-1990. Ngoài ra, Lê Nhân cũng kể lại việc nầy trong thư viết từ Hà Nội ngày 05-12-2005 gởi cho Phan Văn Khải, lúc đó là thủ tướng CS. (Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005.) (Người viết cũng được cháu nội Phan Bội Châu ở Canada xác nhận điều nầy khi gặp nhau ở Toronto năm 2006.)

Các biện pháp trấn áp, tra tấn, bắt đầu từ bỏ đói, bỏ khát, phơi nắng, phơi mưa, mắng chửi, hành hạ, nhục h́nh, thậm chí đào một cái hố, bắt nạn nhân nằm xuống, rồi bắt dân chúng tiểu và đại tiện lên nạn nhân, giựt tóc, đánh đập, ǵm nước (rồi kéo lên cho tỉnh lại), dùng tre nhọn xuyên thủng tay chân, thân thể. Có khi đội CCRĐ chôn nạn nhân xuống đất, chừa cái đầu lên trên, dùng ḅ kéo lưỡi cày có răng nhọn ngang qua đầu nạn nhân cho đến chết. Nhiều nạn nhân chứng kiến các cuộc trấn áp dă man, sợ quá, lên cơn đau tim chết, hoặc t́m cách tự tử để khỏi bị hành hạ.

http://saigonecho.com/images/2015/LichSuVN/csvn_caicachrd_banam.jpg
Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị bắn oan trong CCRĐ

Kết quả theo một tài liệu trong nước, trong cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956), tổng số người bị quy và bị giết thuộc thành phần địa chủ trong CCRĐ là 172,008 người. Tài liệu nầy cho biết 123,266 người tức tỷ lệ 71,66% bị quy sai. (Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam tập II, 1955-2000, Hà Nội: Nxb.Khoa Học Xă Hội, 2005, tr. 85.) Đó mới chỉ là thiệt hại nhân mạng. Quan trọng hơn nữa là lần nầy, do tự do hoành hành, cuộc CCRĐ hết sức khốc liệt, đẵm máu, vô luân, đảo lộn văn hóa, đạo lư, đúng là “bại nhân nghĩa, nát cả càn khôn”. (Lời Nguyễn Trăi trong “B́nh Ngô đại cáo”.)

4.- TRUNG CỘNG HAY CSVN ĐỘC ÁC?
http://saigonecho.com/images/2015/LichSuVN/biemhoa_CCRD1.jpg

Theo dơi diễn tiến các cuộc CCRĐ, điểm dễ nhận thấy là trong hai đợt CCRĐ đầu tiên (1949 và 1950), CSVN thực hiện CCRĐ để phục vụ nhu cầu lương thực, nuôi quân trong hoàn cảnh chiến tranh. Sau đó, CSVN thực hiện CCRĐ theo bài bản “thổ cải” của Trung Cộng. Nguyên vào đầu năm 1950, Hồ Chí Minh qua Trung Cộng và Liên Xô xin viện trợ. Stalin giao cho Mao Trạch Đông giúp đỡ CSVN. Từ đó, Trung Cộng viện trợ và đáp ứng tối đa cho nhu cầu của CSVN, viện trợ vơ khí, quân nhu, quân dụng, kinh tế, cả cố vấn quân sự và cố vấn chính trị, trong đó có cả cố vấn CCRĐ.

Sau Đại hội 2 tại Tuyên Quang ra mắt đảng Lao Động (từ 11 đến 19-2-1951), CSVN cử người sang Trung Cộng tham dự khóa học tập về chủ nghĩa Mác-Lê tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng chính là để học phương thức CCRĐ theo đường lối “thổ cải” của Trung Cộng. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho mẹ và quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tr. 164.)

Theo các cố vấn Trung Cộng, Mao Trạch Đông đă nói “… Cái cây nó cong về bên hữu, ta muốn uốn nó cho ngay th́ tất nhiên là phải bẻ cong nó qua về bên tả, bên trái. Buông ra nó trở lại là vừa.” Các cố vấn Trung Cộng c̣n cho rằng: “Không sợ quá trớn. Có quá trớn mới bớt lại mà ngay được. Đấu tranh ruộng đất là một cuộc cách mạng kinh thiên động dịa. Trong một cuộc đảo lộn lớn lắm của cuộc sống, có người chưa quen, họ kêu. Không có ǵ lạ cả. Ta đánh họ đau mà họ không kêu, đó mới đáng lấy làm lạ chớ… Một xă có từng nầy bần cố nông th́ theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng nầy địa chủ…” (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 166.) Từ đó cuộc CCRĐ của CSVN trở nên cứng rắn, sắt máu như mọi người đều biết. V́ vậy, nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh và CSVN thực hiện CCRĐ giai đoạn thứ 5 tàn bạo theo mô thức Trung Cộng v́ do sức ép của Trung Cộng.

Điều nầy không ai phủ nhận. Tuy nhiên, nh́n thật kỹ từ phía CSVN, bản thân Hồ Chí Minh và nhóm lănh đạo CSVN chẳng những rất ưng ư mô thức tàn bạo của Trung Cộng, mà c̣n cố t́nh làm mạnh hơn, không phải chỉ v́ CSVN vâng lời Trung Cộng, mà chính v́ bản chất gian ác, Hồ Chí Minh và CSVN tự ư cố t́nh làm như thế. V́ vậy, không thể nói cuộc CCRĐ ác độc là do lệnh của cố vấn Trung Cộng, mà c̣n v́ sự ác độc thú tính của Hồ Chí Minh và lănh đạo CSVN.

5.- ĐẤT ĐAI CỦA TOÀN DÂN DO NHÀ NƯỚC QUẢN LƯ

Âm mưu chính của CSVN là muốn xóa bỏ quan niệm tư hữu đất đai thâm căn cố đế của nông dân Việt Nam, là giới rất bảo thủ và thủ cựu, đồng thời CSVN muốn áp đặt nền nông nghiệp chỉ huy của chế độ CS, thực hiện chủ trương đất đai thuộc “quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lư”. Xin hăy chú ư đến tổ chức hợp tác xă nông nghiệp (HTXNN) do CS bày ra sau CCRĐ. Sau CCRĐ, CSVN chia đất cho nông dân cày cấy, nhưng nông dân chưa kịp mừng vui, th́ CSVN tổ chức HTXNN, lùa nông dân vào HTX, buộc nông dân đem đất đă được chia và cả đất riêng nhỏ nhoi do tổ tiên để lại, gia nhập vào đất HTX do nhà nước quản lư. Từ đây, nông dân hoàn toàn tay trắng, chẳng c̣n đất đai, chỉ làm công cho HTX tức cho nhà nước CSVN, nghĩa là CSVN chẳng những ăn cướp đất của địa chủ, phú nông mà ăn cướp cả đất của nông dân nghèo khổ hết sức bài bản vào tay CSVN.

Một khi đă quản lư đất đai canh tác ở nông thôn, đảng Lao Động (LĐ) quản lư luôn kho lúa gạo toàn dân, nghĩa là dễ dàng làm chủ nền kinh tế nước nhà, bởi v́ nền kinh tế Việt Nam lúc đó hoàn toàn dựa trên nông nghiệp. Quản lư lương thực đồng thời, c̣n giúp quản lư hộ khẩu (gia đ́nh) v́ gạo bán theo sổ hộ khẩu. Đó là lư do chính của cuộc CCRĐ giai đoạn thứ 5 vào năm 1955.

6.- THIẾT LẬP HỆ THỐNG LĂNH ĐẠO CS Ở NÔNG THÔN

Âm mưu thứ hai là cuộc CCRĐ nhắm xóa bỏ hệ thống cấu trúc xă thôn cũ và thay bằng lănh đạo CS. Tổ chức xă thôn Việt Nam có từ lâu đời và rất phức tạp, gồm có (bất thành văn): Ban cố vấn, Hội đồng kỳ mục, và Hương hội. Tổ chức xă thôn cũ c̣n có đặc tính chung là tự trị. Tục ngữ có câu: “Luật vua thua lệ làng”. Chẳng những tự trị, sinh hoạt xă thôn rất dân chủ. Các việc quan trọng trong làng đều được đem ra bàn bạc trong các kỳ họp hằng tháng tại đ́nh làng để hỏi ư dân. Điều nầy đi ngược lại với lối cai trị độc tài của CS. Do đó, CCRĐ với những màn đấu tố dă man nhằm xóa bỏ hẳn cấu trúc xă thôn với những tổ chức và nấc thang giá trị văn hóa cũ, để thay thế bằng tổ chức xă thôn mới, hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của cán bộ đảng viên CS. Giới lănh đạo xă thôn cũ lại là giới khá giả trong làng, có ít nhiều ruộng đất, nên dễ bị CS quy vào thành phần địa chủ, và trở thành đối tượng đấu tố trong cuộc CCRĐ do đội CCRĐ đưa ra đấu tố, đúng theo chủ trương: “Trí, phú, địa, hào; đào tận gốc, trốc tận rễ”, mà cộng sản quyết tâm càn quét toàn bộ giới lănh đạo cũ trong làng.

7.- CHUẨN BỊ TẤN CÔNG NAM VIỆT NAM

Âm mưu thứ ba là CSVN tổ chức thanh lọc kỹ càng dân chúng Bắc Việt Nam, ổn định tuyệt đối nông thôn Bắc Việt Nam. Hồ Chí Minh vốn là một gián điệp của Đệ tam Quốc tế Cộng sản, đă học ngành t́nh báo tại Moscow (Liên Xô). Sau năm 1954, Hồ Chí Minh và CSVN lo sợ chính phủ Quốc Gia Việt Nam và các tổ chức hay đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc hoặc các tôn giáo, gài người ở lại đất Bắc sau hiệp định Genève. Xa hơn, CSVN nghi ngờ các thế lực thù địch cho người trà trộn trong nhóm miền Nam tập kết ra Bắc để phá hoại hoặc làm t́nh báo. V́ vậy, tiến hành CCRĐ là phải truy xét, soi rọi lư lịch ba đời nông dân, điều tra cặn kẽ, không bỏ sót bất cứ một gia đ́nh hay nhân vật nào bị nghi ngờ có thể nằm trong mạng lưới điệp viên của miền Nam.

Cuộc CCRĐ áp đặt nông thôn Bắc Việt Nam với khoảng 70% dân số, dưới quyền thống trị của CSVN,
mở đầu cho kế hoạch áp đặt sự toàn trị của CSVN ở Bắc Việt Nam sau 1954, bằng việc cải cách công thương nghiệp ở thành phố, khóa sổ báo chí (vụ Nhân Văn Giai phẩm) và thanh trừng nội bộ đảng CSVN (Vụ án chống đảng), đi đến chỗ ổn định tuyệt đối Bắc Việt Nam, nhằm chuẩn bị tấn công Nam Việt Nam.

8.- ĐOẠN KẾT CCRĐ: THỜI CƠ CHO LÊ DUẪN

Trong khi đó, Lê Duẫn đứng đầu Trung ương cục miền Nam (đổi thành Xứ ủy Nam Bộ tháng 10-1954, rồi trở lại TƯCMN tháng 1-1961). Lê Duẫn đă dày công xây dựng cơ sở CS ở miền Nam trong thời gian chiến tranh (1946-1954). Tuy nhiên, thành tích nầy không sáng chói bằng giới lănh đạo CS ở miền Bắc. V́ vậy sau năm 1954, Lê Duẫn trốn lại ở miền Nam, quyết chí đánh miền Nam, v́ nếu CSVN đánh miền Nam, th́ quyền lănh đạo chiến tranh chắc chắn phải vào tay Lê Duẫn. V́ tham vọng quyền lực, nên Lê Duẫn nóng ḷng đánh miền Nam, nhằm tạo hào quang cho chính ḿnh.

Điểm đáng chú ư là tuy phản ứng của dân chúng đối với sự tàn bạo của cuộc CCRĐ năm 1956 bị dẹp yên, nhưng để lấy ḷng dân chúng, hội nghị Trung ương đảng LĐ lần thứ 10 từ tháng 9 đến tháng 11-1956, quyết định Trường Chinh, trưởng ban chỉ đạo CCRĐ trung ương, rời chức tổng bí thư đảng LĐ tuy vẫn c̣n trong Bộ chính trị. Hồ Chí Minh, chủ tịch đảng LĐ, kiêm nhiệm chức vụ nầy.

Lúc đó, Lê Duẫn đang nằm vùng ở miền Nam, không lănh đạo CCRĐ giai đoạn 5 ở ngoài Bắc, không bị tai tiếng v́ vụ CCRĐ, nên được gọi về Hà Nội ngày 4-7-1957, giữ chức ủy viên thường vụ bộ chính trị đảng LĐ, phụ tá cho Hồ Chí Minh. Sau đó, đại hội III đảng LĐ từ 5-9 đến 10-9-1960 bầu Lê Duẫn làm bí thư thứ nhất (không phải là tổng bí thư) thay Trường Chinh. Như thế có nghĩa là kết cục của CCRĐ năm 1956 tạo cơ hội cho Lê Duẫn thay Trường Chinh. Nhờ đó Lê Duẫn thăng tiến nhanh chóng.

Ngày nay, một số người cho rằng việc CCRĐ do Hồ Chí Minh chủ trương, c̣n việc tấn công Nam Việt Nam do Lê Duẫn thúc đẩy, Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp không muốn đánh Nam Việt Nam (?). Xin lưu ư một điểm quan trọng: chủ trương tấn công Nam Việt Nam do chính Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp đưa ra đầu tiên tại hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây) từ 3 đến 5-7-1954 với thủ tướng Trung Cộng là Chu Ân Lai, trước khi hiệp định Genève được kư kết. Lúc đó Lê Duẫn c̣n ở trong Nam và không tham dự hội nghị nầy. Như vậy, không thể nói là Hồ Chí Minh không chủ trương tấn công Nam Việt Nam mà phải khẳng định chắc chắn rằng chủ trương tấn công miền Nam là do tham vọng của Hồ Chí Minh và toàn thể tập đoàn lănh đạo CSVN, muốn thống trị toàn cơi Việt Nam. Cấp bậc càng cao, trách nhiệm và tội lỗi càng nhiều.

KẾT LUẬN

Đặt các giai đoạn CCRĐ từ 1949 đến 1956 trong khung cảnh lịch sử, những điểm dễ thấy là: 1) Nội dung và phương pháp các giai đoạn CCRĐ do CS thực hiện thay đổi theo hoàn cảnh chiến tranh. Lúc đầu (năm 1949), nhẹ nhàng để tăng gia lương thực nuôi quân, rồi khi CS siết chặt vùng cai trị, th́ CCRĐ cứng rắn dần dần, và trở nên tàn bạo theo sự thành công của CS trên chiến trường. Cuộc CCRĐ lên cực điểm dă man sau khi CSVN chiếm được miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954. 2) CCRĐ khốc liệt không phải chỉ do sự chỉ đạo và hỗ trợ của cố vấn Trung Cộng, mà do chính lănh đạo CSVN tự ư muốn đẩy mạnh CCRĐ đến độ tàn bạo để thực hiện chủ quyền và chủ thuyết CS. 3) CCRĐ nằm trong tiến tŕnh của CSVN cải đổi nền nông nghiệp tư nhân tự do qua nông nghiệp chỉ huy của CS theo chủ trương “đất đai là tài sản của toàn dân do nhà nước quản lư”. 4) CCRĐ nhắm xóa bỏ hệ thống lănh đạo xă thôn cũ và thay bằng lănh đạo của CSVN. 5) CCRĐ cấp bách ổn định Bắc Việt Nam, để tiến hành chiến tranh xâm lăng Nam Việt Nam của giới lănh đạo CSVN. 6) Kết cục của CCRĐ đưa đến sự thoái lui tạm thời của Trường Chinh, lư thuyết gia hàng đầu của CSVN, tạo thời cơ cho Lê Duẫn tiến lên.

Cuối cùng, một kẻ giấu mặt trong CCRĐ là Trung Cộng. Trung Cộng xúi giục CSVN thực hiện CCRĐ một cách tàn bạo, v́ Trung Cộng ngầm chủ trương tàn phá Việt Nam. Việt Nam càng bị tàn phá, càng yếu kém, th́ càng có lợi cho Trung Cộng.

Trần Gia Phụng