PDA

View Full Version : Quà Tặng Trong Mùa Lễ – Nguyên Giác



Anamit
27-12-2017, 21:05
XIN GIỚI THIỆU MỘT BÀI RẤT HAY NHÂN MÙA LỄ GIÁNG SINH TRỌNG THỂ VÀ PHỔ BIẾN ĐANG TƯNG BỪNG Ở NHIỀU NƠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ỡ VIỆT NAM TRONG TINH THẦN BÁC ÁI KY TÔ GIÁO và TỪ BI PHẬT GIÁO ( qua 7 cách sống cho đi – cúng dường với tâm yêu thương ngời sáng như đoạn kết )


https://ci3.googleusercontent.com/proxy/lZgvTCm1hbqgAmYwkhe6MvjhxfjSL7QdmV-jWxCQUPc-KvAi7X5gY0OkPvnMj8IUI-ZnOhv8EyFeUokCpblMHZhXPkL8dRTrVtN2BlCYKmmRM5tfte63 SP01wJF30m2S_LxSX6Uu6A=s0-d-e1-ft#https://i1.wp.com/www.eternityofspirit.com/wp-content/uploads/2016/08/elder-t.jpg


Yêu thương, hỷ lạc và b́nh an là những tặng vật cao quư, những tính chất thiên thần. Tự thân t́nh yêu, an b́nh và hỷ lạc có những hiệu quả tuyệt vời, nhưng kết hợp lại cả 3 có thể hoàn thành tất cả ( 10) điều luật Chúa. ~ Elder Thaddeus

( Ảnh minh họa trích từ câu dẫn & lược dịch: Huỳnh Huệ )

Bạn đang nh́n thấy mùa Lễ Giáng Sinh khắp nơi, tại Hoa Kỳ, tại Châu Âu — kể cả tại Trung Quốc và Việt Nam, hai quốc gia có dân số Thiên chúa giáo không đông. Nghĩa là, trong khi Lễ Giáng Sinh, tức Christmas, nơi các quốc gia có đa số theo Ky tô giáo sẽ được đón bằng nghi lễ tôn giáo để đón mừng ngày Đấng Christ ra đời, nơi các quốc gia khác sẽ được nh́n như một ngày lễ văn hóa.


Như thế, trong khi Tổng Thống Obama viết trong thiệp chúc mừng là “Happy Holidays” (Chúc Mừng Ngày Lễ Hạnh Phúc), Tổng Thống Trump viết trong thiệp là “Merry Christmas” (Chúc Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh Tưng Bừng). Mỗi người đều có lư do riêng. Nhưng hiển nhiên là về mặt ngôn ngữ, Trump bày tỏ ḷng mộ đạo hơn Obama.

Tuy nhiên, khuynh hướng như TT Obama trên toàn cầu đông hơn, v́ lễ này phần lớn đă thế gian hóa, trở thành một mùa lễ để mua sắm, để tặng quà cho nhau, và cũng là để có một tuần lễtiễn đưa năm cũ qua, trước khi đón thêm một tuổi vào đời. Thực tế, cũng nhờ dịp lễ tặng quà, kinh tế Mỹ tăng vọt trong những tuần lễ cuối năm.
Bản khảo sát năm nay của viện Pew Research Center cho thấy:

— 52% dân Mỹ nói, họ không bận tâm là họ được chúc mừng kiểu Obama hay Trump.

— 32% nói rằng họ thích hơn, nếu được chúc “Merry Christmas.”

— 15% nói rằng họ thích hơn, khi được chúc bằng ngôn ngữ trần gian như “Happy Holidays.”

— 90% nói rằng họ mừng lễ, nhưng chỉ 51% nói họ sẽ dự nghi lễ Ky tô giáo vào đêm trước Lễ Giáng Sinh hay trong ngày Lễ.

Bản khảo sát trên thực hiện từ ngày 29/11/2017 tới ngày 04/12/2017 trong người thành niên Hoa Kỳ.

Tổng Thống Trump nói rằng thái độ thích ứng chính trị đă dẫn tới một “cuộc chiến về Lễ Giáng Sinh.” Báo The Hill ghi lời Trump rằng nhờ ông thắng cử Tổng Thống, nên bây giờ dân Mỹ sẽ “tiếp tục nói câu ‘Merry Christmas’ trở lại.”

Đối với nhiều vị đạo sư Phật giáo, Lễ Giáng Sinh cũng là dịp để tiếp cận với những người tôn giáo dị biệt.
Như trường hợp Thiền Sư Nhất Hạnh, một bài nói chuyện nổi tiếng của Thầy tại Plum Village tựa đề là “Have I Got a True Home?” (Tôi Đă Tới Căn Nhà Chân Thực Chưa?) trong đêm trước Lễ Giáng Sinh (ngày Thứ Ba 24/12/2013), trích dịch từ bản tiếng Anh một đoạn như sau:

“Christmas luôn luôn là một cơ hội để thiền định về căn nhà chân thực của chúng ta. Đức Phật không có một căn nhà khi ngài c̣n trẻ; ngài không hạnh phúc ngay cả dư thừa với tài sản vật chất. Và Jesus Christ sinh ra trong vị trí người tỵ nạn và cũng đang t́m kiếm một căn nhà. Nhưng cả hai, Đức Phật và Đấng Christ đă thực tập và họ đă t́m ra một Căn Nhà Chân Thực. Tôi đă có một căn nhà chân thực chưa?” (https://tnhaudio.org/tag/christmas/ (https://tnhaudio.org/tag/christmas/))

Không có bao nhiêu người có cái nh́n cởi mở như Thầy Nhất Hạnh như thế.

Câu hỏi bây giờ của chúng ta là, truyền thống Hoa Kỳ là nhận quà và tặng quà trong dịp lễ này, nên làm thế nào cho thích nghi?

Dĩ nhiên, chúng ta phải giữ giới luật. Có nghĩa là, không nên tặng rượu, v́ như thế là xúi người phạm giới; đó là chưa kể, say rượu là có khi lắm chuyện. Cũng không nên tặng thuốc lá hay x́ gà, hay bất kỳ thứ ǵ làm người ta mất tỉnh giác, lại hại sức khỏe. Cũng không nên tặng thịt hộp, v́ thêm phần chay tịnh chút nào, sẽ tốt thêm chừng đó.

Tặng hương trầm cũng được, trà xanh cũng tốt. Nhưng cũng nên đoán, người được tặng có hài ḷng với quà ḿnh tặng như thế hay không.

Tuy nhiên, chúng ta có thể h́nh dung ra kịch bản hai Thiền sư muốn đùa giỡn nhau: họ sẽ làm ǵ với việc tặng quà (giả sử, hai vị cũng muốn bày tṛ cho vui).
Thí dụ, Tuệ Trung Thượng Sĩ tặng một hộp quà cho Vua Trần Nhân Tông. Khi vua Trần mở hộp ra, nh́n thấy trong hộp trống trơn, không có ǵ trong hộp cả, vua mới nói rằng: “Thế đấy, Trẫm luôn luôn muốn thấy Tánh Không của các pháp.” Dĩ nhiên, chúng ta kể chuyện giả tưởng cho vui thôi. Nhưng tinh thần Phật giáo là, không nên mong đợi những ǵ trong tương lai, trong khi ngay với những ǵ của bây giờ và ở đây cũng nên nh́n dưới lăng kính như mộng, như huyễn, như bọt nước, như ảnh hiện… và không có ǵ để nắm giữ.

Có thể tặng Kinh sách… nhưng cũng tùy. Nếu người được tặng thuộc tôn giáo khác, chúng ta nên tránh những suy nghĩ phiền năo có thể khởi lên trong tâm của họ. Đối với em, cháu trong nhà, có thể rằng các thiết bị điện tử dùng cho học đường có thể đang cần hơn, để hỗ trợ các em trong việc học thi. Nếu bạn đi một ṿng các thương xá Hoa Kỳ tuần này, sẽ thấy phần nhiều là mua áo quần để tặng nhau, v́ thiết thực; nhưng sẽ bất tiện, nếu kích thước không phù hợp, người nhận lại mang tới tiệm đổi lại cho đúng kích thước.

Trường hợp không biết người được tặng theo đạo nào, an toàn nhất là bạn nên tặng những ǵ họ quan tâm, thí dụ sách về lịch sử Biển Đông, hay sách về truyện cổ dân gian Việt Nam, hay một sách về biên khảo văn học.
Đặc biệt, chớ nên nghĩ rằng ai cũng muốn được tặng quà. Có những người rất mực đơn sơ, có khi một thiệp gửi từ xa cũng đă là quá nhiều. Hay một tin nhắn vài chữ qua điện thoại cũng là đủ vui một năm rồi. Đối với một số người đặc biệt, bạn có thể làm một bài thơ bốn câu là đủ, tuyệt vời hơn rất nhiều các thứ quà tặng vật chất.

Đức Phật nói rằng, trong việc cúng dường và bố thí, cúng dường pháp là tối thắng.

Tuy nhiên, thời này phức tạp. Khi chọn sách để tặng, cũng nên suy tính là có thích nghi không. Ngay cả khi cùng là Phật tử, cũng nên tránh chuyện tranh luận bộ phái. Không có cơ duyên, mà để tranh căi th́ chẳng ích lợi ǵ cho ai.

Tới đây, có thể có một câu hỏi là, trường hợp quá nghèo, làm sao tặng quà? Không lẽ trong mùa lễ, ai cũng tặng quà, mà ḿnh không có ǵ để tặng?

Trả lời câu hỏi đó, Thiền sư Cheng Yen đă có một bài giảng đăng lại trên mạng Tzu Chi Foundation http://tw.tzuchi.org (http://tw.tzuchi.org/) tựa đề là “How to Give, for the Person Who Has Nothing” (Với Người Không Có Ǵ Hết, Làm Sao Tặng Quà). Không thấy trang Tzu Chi ghi rằng Kinh này tên ǵ.

Tóm lược, và dịch như sau.

Một hôm, một người rất nghèo tới vườn Jeta Grove, nơi trú xứ của Đức Phật và chư tăng. Người này tới xin gặp Đức Phật, tŕnh bày rằng người này nghèo đă trọn đời rồi, từ khi sinh ra, nghèo cả những khi làm việc rất cực nhọc. Bây giờ người này muốn cúng dường Phật-Pháp-Tăng để có phước, nhưng lại không có ǵ hết.

Đức Phật nói rằng, ngay cả khi một người nghèo mạt hạng, người đó vẫn có thể cúng dường. Đó là 7 cách cúng dường mà không tốn kém ǵ.

Cách thứ nhất là thái độ khi gặp người khác, hăy mỉm cười, hoan hỷ, thân thiện, từ ái.

Cách thứ nh́ là luôn luôn nói lời dịu dàng, lời tử tế, với bất kỳ ai và về ai, dù trước mặt hay vắng mặt họ.
Cách thứ ba là luôn luôn suy nghĩ với tâm từ bi về tất cả những người gặp trong đời.

Cách thứ tư là dùng mắt sáng của ḿnh giúp người mắt kém, hăy dẫn người mắt kém đi đúng hướng.
Thứ năm, giúp người khác với sức khỏe của bạn. Những việc cần thể lực, như mang, vác, xách… bạn có thể giúp người khác.

Thứ sáu, bày tỏ ḷng tôn trọng mọi người chung quanh và tất cả những người khác.

Thứ bảy là yêu thương và chăm sóc những người đang cần giúp đỡ, và cả những sinh vật khác.

Trong một nơi khác, Đức Phật giảng về Kinh Metta Sutta. Và hiển nhiên là, khi bạn sống đúng tinh thần bài kinh này, đó chính là quà tặng lớn nhất bạn có thể trao cho tất cả thế giới này. Trích dịch:

“…hăy tu tâm yêu thương vô bờ bến hướng về tất cả chúng sinh, y hệt như người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của bà bằng chính sinh mạng của bà.
“Hăy chiếu sáng ngời t́nh yêu thương vô bờ bến này hướng về toàn thể thế giới – các cơi trên, coi dưới và khắp các phương hướng cơi này – không ngăn che, không chút sân hận, không chút bực dọc.
“Trong khi đứng, trong khi đi, trong khi ngồi, trong khi nằm, hễ tỉnh thức, hăy luôn luôn quán sát [chiếu sáng] tâm yêu thương này. Như thế là Sống Thánh Hạnh…”

Vâng. Đúng vậy. Sống như thế, chính là món quà đẹp nhất chúng ta có thể tặng, không chỉ trong mùa lễ này, mà cũng là cho trọn năm, trọn tháng, trọn tuần, trọn ngày, và trong từng khoảnh khắc.