PDA

View Full Version : Những người đàn bà Trại 5 Lam Sơn - Phan Nhật Nam



Quada09
16-12-2017, 19:54
Rồi anh.. Bưng mặt khóc ̣a em ơi!

Bùi Giáng


Người đàn ông cầm càng chiếc “xe cải tiến” trông trẻ hơn hai người đẩy xe, do anh có đầu tóc dày, sợi dài nhỏ uốn úp vào gáy c̣n nguyên màu xanh đen, và thân thể vẫn giữ được dáng vẻ rắn chắc của tuổi thanh niên dẫu nét mặt hư hao, áo quần nhàu nát, cũ kỹ... Cũng bởi, anh quá tương phản so với hai người đẩy xe mà ngoại h́nh, áo quần rách rưới thảm hại bày ra lộ liễu hơn.

Người thứ nhất với chiếc cổ cao gầy nhô lên từ tấm áo lính bốn túi của quân đội miền Nam mà nay chỉ c̣n được nhận kiểu mẫu cũ, bởi phần vải của những chiếc túi đă được lấy đi được đắp lên đệm hai vai, nổi gồ như hai khối u. Và chiếc áo th́ vá đụp loang lỗ bởi nhiều thứ loại khác nhau gồm những miếng vải nhựa ni-lông màu vàng, xanh; nơi vị trí hai chiếc túi dưới th́ được thay thế bởi hai túi vải bao cát (bao đựng cát xây hầm chống pháo kích của dân cư, quân đội miền Nam trước 1975), chĩu nặng xuống như chiếc bị cói nhàu nát.

Người thứ hai mặc chiếc áo khoát màu xanh nhạt, loại manteau của những người nhàn du, sang trọng thường dùng nơi xứ mưa lạnh du lịch Đà Lạt. Nhưng nay, chiếc áo khoát thanh lịch trước kia đă được cắt ngắn, phần vải (bị cắt xén) biến chế nên thành chiếc nón vải che kín đầu và hai tai như chiếc mũ ni của tăng sĩ cao cấp Phật Giáo. Trước đây, người nầy là một giáo sư Pháp Ngữ nổi tiếng của học giới Miền Nam, và từng giữ chức vụ đại diện chính phủ VNCH tại cơ quan văn hóa quốc tế UNESCO.

Cũng nên nói rơ thêm người đẩy xe thứ nhất, ông vốn là một sĩ quan cấp tá chuyên môn cao cấp của binh chủng truyền tin từ thập niên 60, một trong những người đầu tiên tốt nghiệp ngành truyền tin điện tử quân đội tại Mỹ, cũng của Miền Nam, hoặc chung cả nước. Nhưng số đông người biết đến ông qua tước vị: Danh thủ bóng bàn Miền Nam, đoạt giải vô địch huy chương bạc trước những đấu thủ lừng lẫy thế giới ở lần tranh tài Dormuth, Châu Âu đưa Việt Nam đứng hạng ba toàn cầu về môn bóng bàn - Chỉ một lần (lần độc nhất) của lịch sử thể thao đất nước, Việt Nam đă đứng vào hàng thượng thặng quốc tế măi đến hôm nay gần nửa thế kỷ sau. Nay ông được chỉ định nhiệm vụ giúp vị giáo sư kia hoàn thành công tác lao động vinh quang - Đẩy xe “cải tiến” - Xe nguyên thủy do ḅ kéo, nay “cải tiến” gọn, nhẹ để con người kéo thay con vật.

Ba người đi ngang qua khu hầm đá vôi. Có dạng con người đang gào cuồng trong đó. Không ai bảo ai, cả ba đồng liếc vào, xong nh́n xuống đất im lặng. Họ cảm thấy có tội bởi cách nín lặng bất lực của bản thân. Trước đây, không ai biết người bị giam riêng trong hầm nung đá vôi tên ǵ, là ai.

Năm 1978, từ những trại giam phía Bắc, vùng Hoàng Liên Sơn chuyển xuống miệt trung du, đồng bằng sông Hồng, Sông Mă, những người tù Miền Nam khi đến Trại 5 Lam Sơn, Thanh Hóa nầy, đă thấy người tù kia trong hầm nung đá vôi - Loại đá kết nên tầng nền móng vùng núi đá Ninh B́nh, Thanh Hóa - Địa phương có hệ thống trại giam đă một thời nổi tiếng: Trại Đầm Đùn thuộc hệ thống trại Lư Bá Sơ, thành danh “địa ngục trần gian” từ những năm chiến tranh Pháp-Việt (1946-1954). Công an trại nầy đă từng có lời: Đá chúng ông c̣n nung ra vôi. Bọn ngụy chúng mầy xem thử cứng được bao nhiêu!

Người bị đưa vào hầm nung vôi kia đă bị đưa thẳng từ Miền Nam ra trại nầy ngay sau ngày 30 tháng Tư, 1975. Sau nầy, ban giám thị Trại 5 thông báo chính thức trong một buổi học tập: “Đấy là tên giám đốc nhà giam Chí Ḥa, thằng ngụy cực kỳ gian ác, tay đẫm máu đàn áp nhân dân và chiến sĩ cách mạng. Nhưng nay cách mạng do ‘chính sách khoan hồng nhân đạo’, nặng về giáo dục hơn trừng trị, nên không giết bỏ mà cho vào hầm đá vôi để có điều kiện học tập cải tạo tốt.”

Lư lịch “tên ngụy” được xác định vào buổi học tập khoảng cuối năm 1979 khi người tù miền Nam trong hầm đá vôi đă hoàn toàn hoá điên. Tù nhân đi qua thấy ông ngồi trần truồng trong hầm vôi, đưa mắt đứng tṛng nh́n ra ngoài không cảm giác. Ê... ê... Thỉnh thoảng ông gào gh́m những âm, tiếng vô nghĩa, tay cào lên thân, lột từng tảng da loang lổ. Hơi vôi nóng ghim sâu, ngấm vào da, thịt, biến người ông thành một đống thịt đỏ, xám bầy nhầy như con tôm lột vỏ. Hôm nay, bên ngoài trời mùa đông Miền Bắc xám đục giá rét, nhưng bên trong hầm vôi con người trần truồng kia dường như đang bị nung sôi giữa khối hơi bỏng rát, cào xé. Ê... ê... Người cầm càng xe cải tiến lén lút đưa bàn tay ngoắt ngoắt xót thương. Âm động một xe (cải tiến) khác tiến tới sau lưng với tiếng gào kêu đe dọa. Nào... nào... mấy thằng ngụy đứng lại bà bảo... Xe thứ hai (được kéo và đẩy bởi ba cô gái trẻ) xáp tới gần. Dẫu với chiếc áo tù vải thô màu xám vá đụp và khối tóc khô se vén ngược cột cao ở đỉnh đầu, ba cô gái vẫn c̣n nguyên vẻ đẹp sắc sảo của tuổi trẻ, dáng dấp thanh xuân. Cả ba đồng đi chân đất, cổ chân đầy, màu da trắng nổi lộ bởi ống quần màu đen rách lai tơi tả. Ông giáo sư thân mật, ấm giọng hỏi nhỏ (phần râu tóc bạc trắng, và do số tuổi lớn cho ông cảm giác có khoảng cách an toàn đối với các cô gái mà ông ước chừng độ tuổi con, cháu):

- Chào cô Thái Ḥa, các cô chở sắn về nhà bếp trại phải không?

Cô gái đẩy cánh phải chiếc xe (cùng chiều với ông giáo sư) vừa được gọi tên Thái Ḥa tỏ vẻ ngạc nhiên thích thú. Mầy biết tên bà ấy à? Ông giáo thoáng ngạc nhiên trước trả lời xưng hô đối đáp, xong vẫn giữ thái độ tự nhiên, làm như không để ư. Chúng tôi bên nầy biết cô, v́ hôm liên hoan 2 tháng 9 vừa rồi có xem cô tŕnh diễn vỡ nhạc kịch ở sân khấu trại. Cô dựng nhạc kịch hay lắm. Ông giáo tỏ lời khen ngợi, lấy ḷng cô gái, cốt qua câu chuyện:

- Đấy là nhạc kịch Cách Chim Mặt Trời, đề án tốt nghiệp phó tiến sĩ biên đạo vũ của bà đấy. Bọn giám hiệu người Bun-ga-ry ở đại học Xô-phi-a khen bà suốt.

Ông giáo sư ngỡ ngàng, bối rối do cách xưng hô, nhưng vẫn cố đẩy đưa:

- Cô giỏi quá, nếu ở miền Nam, cô là giáo sư trường quốc gia âm nhạc đó. Tôi đă dạy ở đấy nên biết quư tài năng hiếm hoi của những người như cô.

- Tài cái đéo!

Cô gái đẩy xe bên mé trái tru tréo.

- Nó chỉ được tài “phọc phạch” thôi lăo già ơi... Mả mẹ mầy, phó tiến sĩ với chả biên đạo vũ, để có được đồng bạc ăn bát phở là biến ngay vào chỗ đại sứ quán kiếm mấy thằng chuyên gia Liên Sô để tuột quần, nằm ngữa, lăn đùng ra... Mầy “đ... vải” th́ có chứ “đạo vũ” ǵ! Bà đây tốt nghiệp ưu hạng nhạc viện Mát-xcơ-va mà chúng c̣n tống vào đây v́ một tội giời ơi do con mụ vợ thằng thủ trưởng đoàn văn công trung ương dựng chuyện, đến nỗi bây giờ, một con buồi cũng không có! Đéo mẹ cái chế độ khốn nạn!

Cô gái vừa chửi vừa dậm chân xuống đất, đập tay lên khối sắn để làm mạnh thêm lời nói, tṛ vui. Cô gái cầm càng xe cười rũ.

- Ơ hay, chúng mầy điên đấy phỏng, cần đ̣i chúng nó cái ǵ th́ nói mẹ nó ra, chứ làm sao phải khai lư lịch biên đạo vũ với lại là tốt nghiệp nhạc viện... Cô đi sát gần với người đàn ông kéo xe, dóng dả:

- Nầy, mầy có thuốc lào không, cho bà một bi!

Cô đưa đầu ngón tay trỏ để ước tính độ lớn của bi thuốc lào.

Rút kinh nghiệm qua câu chuyện giữa ông giáo sư và cô phó tiến sĩ, người cầm càng xe đáp gọn.

- Tôi không có thuốc lào.

Và anh chuyển tốc độ như chạy, bứt khoảng cách xa xe ba cô gái. Bên nầy cô gái cầm càng xe không chịu nhường.

- Ê... ê ngụy... thằng ngụy... Mầy có đứng lại không nào, không th́ bảo... Đứng lại... nầy đứng lại nghe bà chửi!

Người cầm càng xe cố chạy nhanh, nhưng hai người đẩy xe nài nĩ.

- Anh Nhân. Anh đi chậm lại xem họ nói cái ǵ?

- Nói ǵ, chúng nó chưởi vào mặt như thế chứ nói ǵ. Tôi phải nhịn đến đây th́ quá sức rồi.

Anh vốn là một tiểu đoàn trưởng Biệt Động Quân lừng lẫy của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, lên lon trung tá mặt trận từ năm 1972. Ông giáo sư rền rĩ:

- Khổ thật! Khổ thật!

Và như một phản xạ khi nguy khốn, ông cho tay vào túi chiếc áo choàng nắm chặt chiếc Thánh Giá bằng gỗ khắc chạm từ ngày vào tù nơi Miền Nam. Cách tự bảo vệ, an ủi mỗi khi gặp t́nh huống ngặt nghèo suốt bao năm nay.

Cô gái cầm càng xe thứ hai đă theo kịp chiếc chở lúa của ba người đàn ông, cô hét lớn qua hơi thở dồn.

- Tiên sư bố mầy thằng ngụy nhá... Bà đây chỉ mỗi tội bán dâm c̣n chúng mầy là đồ bán nước. Bà chỉ hỏi xin mầy tí thuốc lào bằng đầu đũa như thế nầy nầy mà chúng mầy bần tiện không cho bà (cô dứ dứ ngón tay trỏ vào mặt viên trung tá biệt động). Mầy bán nước được khối tiền của Mỹ giả cho mầy. Thế mà... thế mà chỉ mỗi bi thuốc lào bà hỏi mầy lại không cho. Tiên sư bố chúng mầy bọn đàn ông, thằng bí thư đảng ủy công đoàn bần tiện, đéo xong cũng chỉ thí cho bà năm hào đủ ăn bát bún riêu. Mả mẹ thằng ngụy... đồ bán nước...

- Tôi không có thuốc lào... Thế thôi!

Anh trung tá biệt động bỏ con lộ đá rẻ nhanh vào khu nhà kho chứa lúa.

- Tiên sư bố chúng mầy... Đồ bán nước. Bà đây chỉ bán dâm...

Từ trên đường cái ong óng tiếng chưỡi chen lẫn giọng cười và lời tán thán nồng nhiệt.. Chế độ khốn nạn không có đến con buồi! Tiếp lời hát lanh lảnh vút cao với kỹ thuật điêu luyện dần vọng xa.. Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng.. Của núi sông và của mai sau...

Khu chứa lúa Trại 5 Lam Sơn vốn là Chủng Viện Công Giáo Xă Lam Sơn (nơi vị anh hùng dân tộc Lê Lợi dấy binh chống quân Minh xâm lược Thế Kỷ 15), Huyện Thiệu Yên, Tỉnh Thanh Hóa. Chắc rằng người cai quản giáo xứ vùng Thanh Hóa thế kỷ trước đă có ư hướng muốn lưu giữ nơi địa danh lịch sử nầy dấu ấn của Đức Tin - Nguồn lực vô h́nh siêu việt đă gián tiếp hiện thực nhiều lần với Ḷng Yêu Nước của Người Dân Đại Việt qua bao thế kỷ - Tất cả kết nên biểu hiện về đời sống tinh thần của một dân tộc biết quư trọng Nhân Nghĩa, bảo vệ giá trị Tâm Linh.

Sau 1954, tất cả di tích, cơ sở tôn giáo toàn vùng đồng bị hủy hoại. Thật ra, chúng đă bị bốc dỡ từ sau lần chiến tranh bùng vỡ, 19 tháng 12, năm 1946 theo “kế hoạch vườn không nhà trống”, dẫu vùng Thanh Hóa đă là An Toàn Khu suốt giai đoạn chín năm chiến tranh Việt-Pháp 1946-1954.

Người cầm quyền cộng sản nại lư do yêu cầu của chiến tranh giành độc lập đă ra tay tàn phá toàn bộ di sản vật chất, tinh thần của đời sống, sinh hoạt, văn hóa làng xă, luân lư cổ truyền, tôn giáo nói chung và của cộng đồng công giáo nói riêng. Thánh Giá, tượng h́nh Thánh đúc bê-tông cốt thép, những cửa gỗ đền thờ kiên cố, băng ghế cầu kinh, bệ bàn thờ... đều “được” xung công xử dụng làm nền, cột chống, tấm che... của những công sự chiến đấu trong giai đoạn chiến tranh.

Khi ḥa b́nh tái lập 1954, chúng trở thành vật dụng xây dựng Xă Hội Chủ Nghĩa ở Miền Bắc. Thế nên, khi đến đây sau 1978, những người tù Miền Nam nhận ra những khối tượng vật thể linh thiêng, cao quư kia nơi những hầm chứa, ủ phân, kho thóc.

Chiếc xe chở lúa do ba người kéo, đẩy lăn chậm vào một lối đi lót đá tảng giữa hai hàng cây sứ khô cằn lạnh lẽo. Trước đây, những dăy nhà dọc theo lối đi là nhà nguyện hoặc nơi trú ngụ của các chủng sinh, nay chỉ c̣n trơ lại mái che (lợp ngói âm dương theo kiến trúc xây dựng cổ truyền) phần lớn đă sụt vỡ, và hàng cột ngă nghiêng hư hỏng do những khối đá xanh lót chân cột đă bị nạy lấy đi.

Ông giáo vốn người ngoan đạo, mạnh mẽ đức tin, liên lũy cầu nguyện đưa mắt ưu phiền nh́n lên nóc khu nhà loang lỡ, sụp vỡ, vá víu. Ông thấy ra dạng h́nh Thánh Giá trên nền trời mờ đục. Viên trung tá biệt động rà xe vào sân khu chứa lúa. Có h́nh người ngồi rũ trên sân gạch, đầu tóc dài che khuất mặt và phần lưng chiếc áo fielf jacket màu đất sét vàng, nâu của lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến Miền Nam.

- Bà Được... chị Được... Cho chúng tôi nộp lúa.

Viên trung tá biệt động tên Nhân chủ động lật ngược càng xe, ra vẻ đă quen người, quen việc.

- Ǵ!

Người ngồi rũ ngững mặt lên, vén mái tóc khô xạm, quăn queo, rối rắm. Da mặt nhăn nhúm, tia nh́n vô hồn, khô rốc...

- Chúng tôi bên phân Trại D (phân trại tù người Nam) đến nộp lúa.

Người tên Nhân giải thích. Anh điều chỉnh.

- Vâng, chúng tôi đến nộp thóc của đội nông nghiệp bên phân Trại D... Bà, chị... chỉ cho chúng tôi đỗ nơi đâu...

-Thối! Bà với chị...

Người đàn bà nhếch mép chế diễu. Ba người đàn ông đưa mắt nh́n nhau ước định t́nh thế, sau cùng, người tên Nhân nhắc lại thêm một lần.

- Chúng tôi thuộc đội nông nghiệp bên phân trại D đến nộp thóc. Chị cho biết xuống lúa nơi đâu.

Anh nhấn mạnh danh từ “chị”, tỏ vẻ nghiêm chỉnh.

- Lại chị nữa. Rơ nỡm!

Người đàn bà cao giọng với cách vui vẻ chứ không tỏ ư phiền trách. Ba người vẫn chưa hiểu hết ư nghĩa tiếng lời ngắn ngủi từ người đàn bà, phần do “tai nạn” vừa xẩy ra với ba cô gái trên đường đi, nhưng họ cảm thấy có phần “tin cậy” nơi “đàn bà lớn tuổi” nầy (ước đoán cùng chung độ tuổi với họ) qua cung cách, âm nói được đánh giá “không đến nỗi”.

Người đàn bà chỉ tay vào một góc sân dưới mái che.

- Đấy, cho xuống nơi ấy. Nhưng này, đừng “bà” hay “chị” nữa nhá!

- Th́ chúng tôi đă ở trại nầy hơn hai năm rồi, cũng đến nộp thóc nơi đây mấy mùa, biết chị vài lần.

Viên trung tá biệt động thoáng ngần ngừ trước từ “chị” (do lời gióng trước của người đàn bà) nhưng làm ra vẻ không để ư khi trút đống lúa nhánh xuống sân.

Rơ khỉ chửa! Đă nói đằng ấy đừng gọi chị ǵ ǵ nữa...

Người đàn bà trở lại nhắc nhở với giọng thân mật.

- Thế th́ cô ở đây đă bao lâu?

Ông giáo sư chen vào với chữ “cô” khôn ngoan, hợp lư.

- Hai mươi năm rồi đấy!

- Trời đất!

Cả ba người đàn ông cùng kêu lớn không ḱm giữ.

- Vậy, vậy cô đi tù từ năm nào?

Viên trung tá vượt qua ranh giới ngăn cách do tác động bởi nỗi khổ gớm ghê của hai-mươi năm tù.

- Ối dào... Kể làm ǵ. Năm ư, năm ư tớ mười-tám tuổi. Mà đằng ấy có thuốc lào không cho tớ mấy bi.

Nghe đến chữ “thuốc lào” cả ba ngần ngại nh́n nhau. Cuối cùng, viên thiếu tá, danh thủ bóng bàn quốc tế góp lời

- Chúng tôi người Nam không hút thuốc Lào, nhưng nếu mai trở lại đây nộp lúa, chúng tôi sẽ biếu cô mấy điếu thuốc lá.

- Thuốc thẳng hả?

Người đàn bà vụt trở nên mau mắn như thể đă cầm được điếu thuốc.

- Vâng, chúng tôi sẽ biếu cô mấy điếu thuốc lá làm từ trong Nam. Chúng tôi giữ lời.

- Thuốc thẳng có cán nhé. Hết ư! Em cám ơn các bác.

Người đàn bà như đang đắm ch́m trong hoan lạc với khói thuốc lá. Cô trở nên sinh động, tươi tỉnh, đằm thắm.

- Đời em nó không ra ǵ các bác ạ!

- Mà... mà việc ǵ đến nỗi phải hai-mươi năm? Gần hết một đời người. Con gái tôi cũng gần bằng tuổi cô.

Ông giáo bùi ngùi thương cảm.

- Chẳng là... Chẳng có sự ǵ sất!

Người đàn bà bắt đầu câu chuyện, giọng tỉnh táo, đều đều.

- Năm ấy, Đỗ Thị Được, mười tám tuổi, người dân tộc Mường thuộc Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa đầu nguồn Sông Mă được chỉ định vào tổ chăn nuôi của huyện do khả năng có thể lội xuống ao sâu suốt buổi sáng mùa đông để vớt bèo lên băm cho đàn vịt của hợp tác xă. Cô hai lần được đề nghị, b́nh bầu là “Chiến sĩ thi đua lao động xuất sắc toàn huyện”; nên đang là đoàn viên thanh niên, cô đă được động viên để trở thành “đối tượng kết hợp đảng”.

Khi đứng nhận lănh cuốn sổ tay và tấm khăn hồng do đại diện hội phụ nữ trao tặng, Được có mối xúc động gây đỏ nhừ khuôn mặt dày rộng. Cô có cảm giác từng sợi chân tóc ứa đẫm mồ hôi. Dẫu không hiểu lời của chị hội trưởng hội phụ nữ.. “Phấn đấu công tác tốt. Huy động mọi phương tiện. Tranh thủ mọi điều kiện.Tận dụng mọi khả năng. Khắc phục mọi khó khăn... để tiến tới một mùa bội thu trong mặt trận nông nghiệp, chăn nuôi, yểm trợ tiền tuyến, hạt gạo cắn làm đôi, nuôi Miền Nam ruột thịt đang rên xiết dưới gông cùm của bọn Mỹ Ngụy..” Cũng như không rơ chiếc khăn hồng và cuốn sổ tay dùng để làm ǵ bởi cô không có nhu cầu với hai quà tặng kia.

Được không biết chữ cũng không hề lau mặt với một chiếc khăn. Nhưng cô nhất quyết trở nên “đối tượng kết hợp đảng” qua hoàn tất công tác buổi sáng trầm ḿnh xuống ao sâu vớt bèo, xong ngồi băm đủ cho bầy vịt mấy trăm con - Vịt là tài sản xă hội chủ nghĩa, của nhân dân. Nhân dân lao động. Mấy chữ nầy giúp Được loáng thoáng hiểu: Nhân dân chính là ḿnh. Nhưng cô có thắc mắc: Sao ban quản lư hợp tác xă thỉnh thoảng lại bỏ vịt vào bu đem lên văn pḥng ủy ban nhân dân huyện mà bản thân ḿnh không hề được ăn thịt vịt? Cô chỉ có ư nghĩ mơ hồ như thế thôi v́ không đủ sức để đặt vấn đề “khẩn trương” hơn.

Cho đến buổi sáng hôm ư. Được tiếp tục câu chuyện. Hôm ư, giời cũng vào đông như hôm nay, măi đến trưa mới từ ao lên, do sớm phải đi đồng kéo thay con trâu của hợp tác xă vừa ngă chết tối hôm trước v́ rét, em ngồi băm đến vă mồ hôi mà lũ vịt th́ kêu nháo nhào ngoài sân v́ đói. Rồi chẳng hiểu từ đâu “thằng ư” lù lù đi vào...

- “Thằng ư” là thằng nào?

Anh sĩ quan biệt động hỏi gấp do thấy ra phần mở đầu bi kịch câu chuyện.

- Th́ thằng chồng em ư mà, nó là thằng chăn vịt, trên bố trí nó kết hợp với em để thực hiện khẩu hiệu Ba đảm đang. Ba sẵn sàng. Ba xây. Ba chống. Bởi nó bị bệnh ǵ ǵ từ bé nên hai chân teo lại, quặp vào với nhau, cái đầu buồi th́ nhỏ bằng của thằng bé con. Nó khỏi phải đi B, ở nhà bố trí vào đội sản xuất với em. Trên bảo như thế nó là đúng “tiêu chuẩn của đối tượng kết hợp” để khỏi có con gây tiêu cực công cuộc giải phóng miền Nam!

Được kể tiếp giọng sôi nổi, chen phần công phẫn như đang bị oan ức. Vừa lết vào th́ nó làm như ông giời con, hét tướng lên: Nầy cái con trây lười lao động kia. Sao mầy không khẩn trương chấp hành lệnh trên cho vịt ăn cho đúng giờ, đúng chất lượng. Mầy mà không chấp hành công tác tốt th́ tao nhất trí báo cáo lên trên buộc mầy sửa sai, để đạt, vượt chỉ tiêu như trên đă đề xuất. Nếu mầy cứ tiếp tục công tác tiêu cực như thế nầy th́ tao sẽ đề nghị chi bộ lấy lại khăn hồng và sổ tay của mầy. Tao là ủy viên kế hoạch giữ sổ chấm công của mầy cơ mà! Đến nước nầy th́ em không chịu nổi nữa. Thế là sẵn con dao trong tay, em hươi một nhát. Nó ngă ra chết tốt. Giọng Được dứt khoát, mạnh mẽ.

- Anh ấy chết như thế rồi cô tính sao?

Ông giáo sư rúng động.

- Hỏi rơ thối... Th́ nó cứ nằm đó mà chết chứ sao! Em c̣n bao nhiêu việc. Vịt th́ đang kêu nháo cả lên...

- Rồi sao nữa?

Ông danh thủ bóng bàn nh́n xuống bàn tay của ḿnh và bàn tay người đàn bà. Th́ em cứ tiếp tục băm bèo. Rồi, rồi... bố nó ở đâu vác xác về, thấy thằng ư nằm như thế, ấy là lại la toáng lên, định bỏ chạy ra cơ quan. Em phóng theo, cho ngay một nhát. Lăo già ngă xuống, máu phun ra có ṿi. Đă nói, em đang sẵn con dao trong tay mà nó lại cứ hét um lên tưởng làm em sợ. Em chả sợ cái ǵ sất.

- Rồi sao nữa...

Ba người đàn ông xem chừng như kiệt lực, dẫu viên trung tá biệt động vốn dạn dày chiến trận. Được hạ giọng kết luận.

- Trở vào, thấy bèo vẫn c̣n thiếu, sẵn cái chân cong queo của thằng ư, thế là em véo vào băm luôn.. Cho vịt ăn no, em cắp dao lên cơ quan báo cáo xong công tác, và đi tù từ ngày ấy đến nay. Các bác nhớ cho em mấy điếu thuốc nhá. Thuốc thẳng có cán...

Phan Nhật Nam