PDA

View Full Version : 55 năm Ngày kết thúc cuộc Di Cư Vĩ Đại 1954



Anamit
19-10-2017, 20:19
55 năm Ngày kết thúc cuộc Di Cư Vĩ Đại 1954Thứ Năm, 19 tháng Mười năm 2017 13:38Tác Giả: Trùng Dương

Trong lịch sử Việt Nam có hai cuộc di cư vĩ đại, cả hai cùng để lánh nạn cộng sản, vào năm 1954 và 1975
http://saigonecho.com/images/2017/LichSuVN/vnch_DiCu1954_HaiPhong.jpg
H́nh (U.S. Foreign Adminstration, 1955): Cuộc di cư vĩ đại đầu tiên của dân tộc
Việt Nam lánh nạn Cộng Sản vào năm 1954 từ miền Bắc vào miền Nam.

Trong lịch sử Việt Nam có hai cuộc di cư vĩ đại, cả hai cùng để lánh nạn cộng sản, vào năm 1954 và 1975. Cuộc di cư 1975, kéo dài từ những ngày tháng 4 cho tới năm 1988, là năm đóng cửa các trại tị nạn ở Đông Nam Á với sự ra đời của Chương Tŕnh Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program) sau bao thảm kịch vượt biên vuợt biển với khoảng 500 ngàn người bỏ mạng trên đường đi t́m tự do, theo một thống kê của Liên Hiệp Quốc. Cuộc di cư này đă có nhiều sách vở tài liệu cùng với h́nh ảnh dẫy đầy trong các thư viện cũng như trên Internet. Riêng cuộc di cư năm 1954-55 có thể nói là chưa có một tài liệu nào đúc kết lại cho đầy đủ, dù không trọn vẹn, cho tới gần đây.

Cuốn “Operation Passage to Freedom – The United States Navy in Vietnam, 1954-1955” (Texas Tech University Press, Lubbock, Texas, 2007), tạm dịch là “Chiến Dịch Đường Tới Tự Do – Hải Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam, 1954-1955”, do Ronald B. Frankum, Jr. biên soạn, có thể nói là cuốn sách đầu tiên đă cho ta một cái nh́n khá đầy đủ và chi tiết về cuộc di tản kéo dài 300 ngày, từ ngày 15 tháng 8, 1954, gần ba tháng sau khi ngày kư kết sau khi Hiệp Định Geneva chia cắt Việt Nam thành hai miền Bắc, Nam, tới ngày 15 tháng 5, 1955, ngày chiếc tầu cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi mỏm Đồ Sơn.

Cuộc di tản này có sự tham dự của 115 chiến hạm và các loại tầu lớn, nhỏ khác của Mỹ, và đă chuyên chở trên 310,000 người trong số 800,786 tổng số người di cư, kể cả dân lẫn quân sự, từ Bắc vào Nam. Số c̣n lại do các cơ quan của chính phủ Việt, Pháp và Anh đảm trách, bằng phương tiện vừa tầu thủy vừa máy bay, và khoảng trên 40,000 người tự túc bằng các phương tiện riêng. (Table 10.1. Evacuation Totals, May 1955, tr. 205, và Phụ Lục C, tr. 216).

Cuốn sách dầy 250 trang, b́a cứng, gồm 9 chương và một chương kết, và ba phụ lục, đă hẳn được biên soạn như một phần của lịch sử Hải Quân Hoa Kỳ, đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh đóng góp vào các công tác nhân đạo của binh chủng này. Song đây cũng là một tài liệu quư và có lẽ là độc nhất về cuộc di tản vĩ đại, tuy không bi thảm bằng cuộc di tản năm 1975 và những chuyến vượt biên sau đó, cho những nhà viết sử và những người quan tâm tới lịch sử Việt Nam. Bởi v́ tập sách không những chỉ đề cập tới việc di tản người di cư, mà c̣n kể tới cả những nỗ lực định cư khối gần 1 triệu người tại miền Nam nữa, ít ra là trong thời gian 300 ngày di tản, cho tới khi chuyến tầu chót rời vùng Hải Pḥng vào ngày 15 tháng 5, 1955 khi bức màn tre buông xuống ở miên Bắc.

Sử gia Frankum cho biết sở dĩ ông quan tâm tới cuộc di tản 1954-55 này v́ trong khi nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam và các diễn biến khởi thủy dẫn tới việc Mỹ tham dự vào Việt Nam, ông nhận thấy biến cố di tản này thường chỉ được đề cập tới qua loa. Vào đầu năm 1998, ông kể trong bài tựa, trong lúc đang ngồi duyệt lại một số h́nh ảnh trong bộ sưu tập của Douglas Pike, một nhân viên Bộ Ngoại Giao đă trải qua nhiều năm làm việc ở và sưu tập các dữ kiện về Đông Nam Á, có một tấm h́nh đă lôi kéo sự chú ư của ông. Đó là bức h́nh một bà cụ Việt Nam vẻ khốn khó tiều tùy vây quanh bởi một số thủy thử Mỹ. Chú thích đằng sau tấm h́nh ghi là h́nh chụp trong chiến dịch được mệnh danh là Passage to Freedom (Đường TớiTự Do). Bức h́nh, với nét mặt nói lên một đời khổ cực, niềm bàng hoàng từ kinh nghiệm vừa trải qua, và một thoáng hy vọng của người đàn bà đă lưu lại trong kư ức Frankum dai dẳng cả một, hai năm sau đó. Ông bắt đầu một cuộc t́m hiểu về chiến dịch này. “Điều mà tôi đă học hỏi được sau đó khá sốc, v́ rằng một số tài liệu quan trọng về cuộc chiến Việt Nam đă chỉ đề cập qua loa tới chiến dịch Đường Tới Tự Do này.”

Vào đầu năm 2000, ông quyết định dùng chiến dịch này làm nền tảng cho dự án nghiên cứu kế đó của ông. Vào một ngày thứ Sáu, ông lục t́m trên Internet và thấy một số Web sites của các hội cựu chiến binh thuộc một số chiến hạm Mỹ và địa chỉ liên lạc, ông gửi e-mail đi để t́m và xin liên lạc với những người đă từng tham dự vào chiến dịch Đường Tới Tự Do. “Những hồi âm tôi nhận được vào sáng thứ Hai khi tôi trở lại làm việc đă châm ng̣i cho tiến tŕnh h́nh thành cuốn sách này,” ông Frankum, tác giả của nhiều tập sách biên khảo về chiến tranh Việt Nam, cho biết.

“Chiến Dịch Đường TớiTự Do là một biến cố [đáng được đề cập tới nhiều] hơn là chỉ bằng một đoạn ngắn trong cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam,” tác giả viết trong phần dẫn nhập. “Đối với phần lớn người Mỹ, Chiến Dịch Đường TớiTự Do, nếu có nghĩ tới chăng, là một ghi chú trong giai đoạn tham dự khởi thủy của một cuộc chiến sẽ nuốt chửng cả nước Mỹ một thập niên sau đó. Tuy nhiên, đối với các chàng trai trẻ hồi ấy, giờ đă ở tuổi 70 và 80, những người đă di tản một quốc gia vào năm 1954 và 1955, Chiến Dịch Đường Tới Tự Do là điểm mấu chốt của đời họ. Ngay cả 50 năm sau, đối với những thủy thủ đă phục vụ trên những con tầu của Task Force 90, biến cố này đă là một trong những điểm quyết định của đời họ.”

Cuộc di tản không những đă gây ấn tượng sâu đậm nơi các thủy thủ đă tham dự vào chiến dịch di tản vĩ đại này, nó c̣n thay đổi cuộc đời của gần 1 triệu người Bắc di cư, bên cạnh cuộc đời của 11 triệu người sinh quán ở miền Nam, sự ra đời của một quốc gia mang tên Việt Nam Cộng Hoà hừng hực một sức sống và tiềm năng phát triển. Với sự bảo lănh của Hoa Kỳ, VNCH đă lôi kéo được nhiều hứa hẹn tiếp tay kiến thiết và xây dựng từ các nước tự do trên thế giới. Nếu không v́ tham vọng thanh toán miền Nam của Hànội và sự hỗ trợ ồ ạt của khối cộng sản thế giới sau đó, có thể VNCH đă trở thành một thứ Nam Hàn.

Và, nh́n từ khía cạnh văn hóa, ta đă thấy sự h́nh thành và phát triển rầm rộ, chưa từng có trong lịch sử về mọi khía cạnh, giáo dục, xă hội, và đặc biệt văn học nghệ thuật, mặc dù chỉ trong một giai đọan ngắn có 20 năm, 1954-1975, thời gian chưa đủ cho một cá nhân trưởng thành. Nền văn học ấy đă nẩy nở, phô sắc muôn mầu muôn vẻ là nhờ được sinh ra trong bầu không khí tự do, lại được tiếp sức, nuôi dưỡng bởi nền văn học tiền chiến trước đó cũng từ Bắc di cư vào Nam (vốn đă bị bức tử ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của nó), phối hợp với nền tảng văn học sẵn có bấy giờ của miền Nam vốn vẫn được hưởng một không khí tự do cởi mở hơn ở Bắc trước đó, và bởi việc mở tung cửa ngơ đón nhận các trào lưu tư tưởng và triết lư của phương Tây vô cùng phong phú của thập niên 1950 và 1960.

Trở lại cuốn “Operation Passage to Freedom”, Frankum cho rằng Hoa Kỳ đă hành xử trong tinh thần trách nhiệm: sau khi đă giúp di tản khối người khao khát tự do đông đảo này vào miền Nam (mà nếu để một ḿnh hai chính phủ Pháp và Việt Nam chắc chắn đă không mang được cái biển người muốn rời khỏi miền Bắc vào Nam ấy, trong khi Anh quốc cũng chỉ tiếp tay cầm chừng v́ coi đó là vấn đề của Pháp). Để giúp họ ổn định chỗ ở, Hoa Kỳ đă không thể quay lưng coi như đă hoàn tất phần sự và đă tiếp tục hỗ trợ giúp miền Nam xây dựng nên một quốc gia mới trên căn bản dân chủ tự do, điều mà ai cũng phải công nhận. Sự tham dự tích cực này của Hoa Kỳ lại chính là điều mà Hànội đă khôn khéo khai thác tuyên truyền cho chiêu bài chiến tranh giải phóng của họ vài năm sau đó, đồng thời khiến cho nhiều người miền Nam cũng chấp nhận chiêu bài ấy một cách cố t́nh hay vô thức. Tôi vẫn nghĩ, cũng như với chiến dịch Đường Tới Tự Do ít được đề cập tới một cách chi tiết, công lao định cư cả một biển người của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm h́nh như vẫn chưa được nghiên cứu t́m hiểu tường tận. Và tôi cũng rất ṭ ṃ muốn biết báo chí Miền Nam lúc ấy đă tường thuật ra sao về cuộc di cư khổng lồ này, cũng như công cuộc định cư sau đó.

Đọc “Operation Passage to Freedom” tôi có cái thích thú, ngoài một thỏa măn về phương diện kiến thức, của người được nghe kể những chuyện chưa hề được nghe hay chỉ nghe biết lơm bơm đâu đó mỗi nơi một chút, về một biến cố đă thay đổi cả cuộc đời của bao nhiêu triệu con người. Những chuyện từ nhỏ tới lớn, quan trọng tới tiểu tiết, mà Frankum đă t́m thấy qua những văn thư chính thức, bản tường tŕnh, thư từ trao đổi giữa các nhân vật trong thời gian liên hệ được lưu trữ trong văn khố của Hải Quân và Thư Viện Quốc Hội, và qua những cuộc phỏng vấn với các cựu thủy thủ hiện c̣n sống và đă có mặt trên 100 chiến hạm tầu bè chở dân di cư suốt 300 ngày ngược xuôi hai miền Bắc Nam. Có những tài liệu ghi lại lời kể của các nhân chứng về những ngăn chặn, tuyên truyền (như việc sẽ bị thủy thủ Mỹ ném xuống biển một khi tầu nhỏ neo ra khơi nếu ghi danh di cư, chẳng hạn), phá hoại, kể cả việc đ̣i nạp tiền mua giấy tờ di chuyển, của Việt Minh, khiến nhiều vạn người đă bị kẹt lại.

Một trong những chi tiết tôi không khỏi bật cười, bên cạnh những cái nhíu mày không tránh khỏi trước những biến cố lịch sử tưởng đă vùi sâu chôn chặt sau cả hơn nửa thế kỷ: Đó là chuyện (mặc dù Pháp đă hứa sẽ cung cấp thông dịch viên, nhưng đă không đáp ứng) thiếu người trên tàu Mỹ biết tiếng Việt cũng như tiếng Pháp, hoặc biết tiếng Pháp mà là thứ tiếng Pháp học ở trung học chẳng ai hiểu; và không có người biết tiếng Anh bên phía dân di cư. Vậy làm sao để nói chuyện, truyền đi thông tin cần thiết nơi tầu bốc người, trong lúc trên tầu cho chuyến hải hành ba ngày vào Nam, và tại nơi đổ người xuống bến? Bên phía Mỹ chợt có người khám phá ra mấy ông linh mục Việt là những người biết tiếng La tinh, một ngôn ngữ đă chết không c̣n mấy ai dùng; và trên tầu Mỹ t́nh cờ có mấy ông tuyên úy đạo Thiên Chúa cũng phải biết tiếng La tinh. Một thủy thủ nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với Frankum là tiếng La tinh do đấy đă có lúc được xử dụng trong chiến dịch di tản và anh ta nghĩ là thật nực cười khi một tử ngữ đă được dựng dậy để làm phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, không phải tầu nào cũng có cái may mắn xa xỉ có được một ông tuyên úy nói được tử ngữ này. Do đấy nói chuyện bằng tay trở thành ngôn ngữ chung.

Cuốn sách, với lời giới thiệu của Tiến sĩ James R. Reckner, chủ bút nhà xuất bản Texas Tech University Press, được tŕnh bầy theo thứ tự thời gian của các diễn biến của các biến cố và sự việc, nên khá dễ đọc, vớí Chương 1 mang tựa là Đường tới Geneva (Road to Geneva); Chương 2 Khủng Hoảng Gia Tăng (The Growing Crisis); Chương 3 Tổ Chức Di Tản (Organizing the Passage); Chương 4 Một Biển Người, Tháng 8, 1954 (A Mass of Humanity, August 1954); Chương 5 Thách Thức Trên Bộ, Tháng 8, 1954 (Challenges by Land); Chương 6 Từ Hà Nội tới Hải Pḥng: Ṿng Tṛn Khép Lại (Hanoi to Haiphong: The Circle Closes); Chương 7 Cuộc Định Cư Một Quốc Gia (Resettling a Nation); Chương 8 Từ Hà Nội Tới Hải Pḥng: Một Đất Nước Trong Chuyển Tiếp (Hanoi to Haiphong: A Country in Transition); Chương 9 Chuyển Tiếp và Đổi Thay (Transitions and Change); và phần Kết Luận Bức Màn Tre Buông Xuống (The Bamboo Curtain Falls).

Trong chương kết, Frankum có viết một đoạn khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi: “Chuyến tầu Mỹ cuối cùng, chiếc General Brewster, rời cảng Hải Pḥng đúng hạn vào ngày 13 tháng 5 [1955], hướng về Đồ Sơn để bốc lực lượng an ninh và đồ phụ tùng cuối cùng của Pháp, cùng với nhóm khoảng 10 người tị nạn đă bỏ trốn khỏi vùng Việt Minh. Trong đám 10 người này có một người cha và cô con gái đă phải lưu lại Hà Nội v́ người mẹ không chịu bỏ miền Bắc di cư. Hai cha con này, những người di cư chính thức cuối cùng theo Hiệp Định Geneva, đành bỏ lại người mẹ ở Hà Nội hơn là phải sống dưới sự đô hộ của Việt Minh. Sự chia cắt gia đ́nh này tượng trưng cho giai đọan 1954 và 1955 khi Đông Dương bị chia thành Bắc và Nam. Phần lớn những người bỏ miền Bắc ra đi vào Nam đă bỏ lại đằng sau vài người thân trong gia đ́nh hoặc mồ mả tổ tiên họ. Đối với những người này đất nước thực sự bị chia cắt và chỉ có thể trở lại nguyên vẹn khi nào Việt Minh bị đánh bại và họ được trở về nơi chôn nhau cắt rốn. Đối với những người này, giấc mơ hồi hương ấy đă không bao giờ trở thành hiện thực, và đối với những người sống sót cuộc chiến tới ngày 30 tháng 4, 1975, kinh nghiệm di cư Đường Tới Tự Do – ở một mức độ tàn khốc và vô tổ chức hơn nhiều—lại đă tái diễn. Những người Việt Nam bỏ miền Bắc ra đi chỉ bị mất nhà. Năm 1975, họ mất cả quê hương.” (tr. 205).

Đọc ‘Chiến Dịch Đường Tới Tự Do’, 1954-1955

Trùng Dương