PDA

View Full Version : Trận Midway qua hồi ức của một anh hùng



Anamit
20-11-2015, 21:58
http://thoibao.com/wp-content/uploads/2015/11/LKTD2_14-e1448038219511.jpg
Trận Midway qua hồi ức của một anh hùngon: November 20, 2015In: Featured (http://thoibao.com/category/featured/), Thời sự (http://thoibao.com/category/chuyen-muc/thoi-su-chuyen-muc/) Print Email (?subject=Tr%E1%BA%ADn%20Midway%20%20qua%20h%E1%BB %93i%20%E1%BB%A9c%20c%E1%BB%A7a%20m%E1%BB%99t%20an h%20h%C3%B9ng&body=Tr%E1%BA%ADn%20Midway%20%20qua%20h%E1%BB%93i% 20%E1%BB%A9c%20c%E1%BB%A7a%20m%E1%BB%99t%20anh%20h %C3%B9ng%20http://thoibao.com/tran-midway-qua-hoi-uc-cua-mot-anh-hung/)

Chu Nguyễn
Ở Canada hằng năm, vào 11 tháng 11 diễn ra ngày Lễ Trận vong (Remembrance Day) có nguồn gốc từ Thế chiến thứ nhất kết thúc vào ngày 11 tháng 11 năm 1918. Ngày này trùng hợp với Lễ cựu chiến binh (Veterans Day) ở Mỹ.
Ở Canada, ngày Lễ Trận vong chiêu hồn tử sĩ, được tổ chức rất long trọng ở Ottawa và trong ḷng người dân Canada với hoa anh túc (poppy) cài ve áo gợi nhớ tới bài thơ bất hủ Trên cánh đồng Flanders (In the Flanders Field) của một chiến binh Canada là Trung tá John McCraetừng tham dự chiến trường Flanders (Bỉ), một địa danh ghi lại đất chết, trước sức tấn công dữ dội của Đức nhiều binh sĩ Canada đă hy sinh v́ lư tưởng tự do:
In Flanders fields the poppies blow
Between the crosses, row on row,
That mark our place; and in the sky
The larks, still bravely singing, fly
Scarce heard amid the guns below.
(Flanders, anh túc nở đầy,
Giữa ḍng thánh giá hàng này, hàng kia
Đất ta ranh giới phân chia
Bầy chim bay bổng chẳng ĺa hiểm nguy
Tiếng ca ríu rít lịm đi
V́ muôn tiếng nổ dưới kia vang rền!)
Thế chiến thứ hai đă kết thúc cách đây hơn nửa thế kỷ và dần dần ch́m trong dĩ văng dù là cuộc chiến tàn bạo, kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người đă khiến hàng triệu người thiệt mạng và nhân loại suưt nữa sống trở lại thời kỳ đồ đá khi con người đă sử dụng tới vũ khí hủy diệt hàng loạt là bom nguyên tử.
Ngày nay phim ảnh, sách báo về cuộc chiến, thường được ghi nhận là kéo dài từ 1939 tới 1945 thế kỷ trước, chỉ c̣n là những tài liệu lịch sử và chỉ những người nghiên cứu và những ai hoài cổ mới t́m ṭi xem lại, đọc lại và nhớ lại mà thôi.
Kẻ lăng quên không phải cố t́nh quên những trang sử đẫm máu, với bao cảnh bạo tàn hủy diệt tự do của con người và những gương anh hùng hy sinh bảo vệ giá trị nền tảng của nhân loại, mà chỉ v́ cuộc sống lắm áp lực, thời đại nhiều biến chuyển khiến đa số không c̣n tâm tư nào hoài cựu. Nhưng hằng năm, nhân lễ Cựu chiến binh ở Mỹ mọi người có thời giờ ôn lại chuyện xưa, nh́n lại những ǵ quư báu nhân loại giành được từ cơn hồng thủy, từ con người tới văn hóa, không khỏi không có niềm tự hào trước những chiến công oanh liệt của những anh hùng bảo vệ tự do.
Trong lễ Cựu chiến binh 2015, một kư giả của CNN đă t́m tới San Antonio để gặp một cựu chiến binh được kể là anh hùng trong trận Midway, một trong những trận chiến khốc liệt ởThái b́nh dương đă giúp cho phe Đồng Minh xoay lại cán cân thắng-bại sau khi bị quân phiệtNhật tấn công bất ngờ ở Trân châu cảng.
Nhân vật được phỏng vấn là Norman Kleis
Điều làm kư giả ngạc nhiên là nhân vật anh hùng có cái tên Norman Jack “Dusty” Kleiss không phải hiện ra từ phim ảnh hay sách vở mà bằng xương bằng thịt trước mắt ḿnh, một người b́nh thường sống trong một căn hộ b́nh thường.
Kleiss thực sự là anh hùng trong trận Midway, nhưng ngày nay khó ai tưởng tượng được một ông già 99 tuổi, di chuyển bằng xe vịn (walker) lại là một phi công can trường với một chiến công vĩ đại lập ra tại Thái b́nh dương. Có lẽ Kleiss là người sống sót cuối cùng trong biệt đội cảm tử tấn công bốn chiếc hàng không mẫu hạm của Nhật vào 1942 và cũng là nhân vật hiếm có ở tuổi gần 100 mà c̣n minh mẫn, vui vẻ kể lại đời ḿnh và chiến công ḿnh được tham dự.
Cái tên Dusty từ đâu tới?
Cuộc đời của kẻ phi thường xây dựng bằng những việc làm có thể bị coi là không giống ai như nghịch ngợm ngay từ thuở nhỏ.
Kleiss trưởng thành ở Coffeyville, Kansas. Khi c̣n là chú bé, Kleiss đă bướng bỉnh, gan ĺ và thường tỏ ra bất b́nh đối với hành vi mà cậu cho là bắt nạt. Một lần, một cô giáo nắm tóc bạn của Kleiss và kéo mạnh như để trừng phạt, lập tức Kleiss và một người bạn khác phản ứng, đă ném tuyết vào cô giáo này, rồi đẩy cô té sấp. Hậu quả là Kleiss bị đuổi tạm một tuần. Hành vi chống đối này có thể biểu lộ ư thức chống bất công của cậu bé lúc c̣n chưa phân biệt rơ phải trái trong trường học.
Tại sao Kleiss lại có hỗn danh là Dusty?
Thế chiến thứ hai bùng nổ và Kleiss gia nhập không quân Mỹ. Một năm trước khi diễn ra trậnMidway, vào 1941, chàng phi công trẻ Kleiss toan cho máy bay hạ cánh trên một băi đáp ởHawaii. Tưởng rằng đài không lưu đă cho phép hạ cánh nào ngờ tới lúc cho máy bay đáp xuống, Kleiss mới kinh hoàng khi thấy phi đạo đă có máy bay của thủy quân ngăn lối. Kleissvội vàng cho máy bay né tránh và đâm sầm vào một đống cát. Cát bụi tung bay, trùm lên chàng phi công và cái danh Dusty được bạn bè tặng cho chàng phi công ngổ ngáo đă ứng phó kịp thời trước hiểm nguy bất chấp mọi thử thách.
Trước mặt kư giả, ông già tuy dáng hom hem nhưng ánh mắt c̣n tinh quái và giọng nói c̣n rung lên âm thanh can trường, kể lại cuộc đụng độ sinh tử trên biển cả với hàng trăm ṇng pháo và phi đội kinh khủng của Nhật “Japanese Zeros”.
Mấy tuần trước trận Midway, Dusty nhờ một chiến công thoát hiểm, lái chiếc máy bay máy móc trục trặng, vượt khỏi ṿng lửa đạn pḥng thủ của Nhật bay về căn cứ an toàn. Nhờ đó, ông được thăng làm phi đội trưởng một chi đội phi hành tấn công của không lực Mỹ khi ấy đang chuẩn bị phản công Nhật ở Thái b́nh dương và mở đầu là trận Midway. Đôi mắt của người cựu chiến binh mở to nh́n vào khoảng không, rồi nhắm lại như để cho hồi ức tuôn trào và kể lại cuộc chiến bi hùng nhất trong đời ḿnh.
Ngày 4 tháng Sáu, 1942
Sáu tháng sau khi bị tấn công ở Pearl Harbor, Mỹ quốc đă trả thù, đánh bại hải quân Nhật bảntrong một trận chiến có tính cách quyết định trong Thế chiến thứ hai. Lư do mang lại chiến thắng: nhờ có khả năng giải mật tiên tiến nên hải quân Mỹ đă nắm được chiến thuật của đối thủ. Nhờ đó, phía Mỹ đă chuẩn bị ra tay bất ngờ phá tan âm mưu phục kích của hải quânNhật.
Mưu kế của Nhật khá tinh vi và táo bạo. Chỉ huy lực lượng hải quân Nhật khi ấy ở trung khu phía bắc Thái b́nh dương là Đô đốc Yamamoto Isoroku đă nghĩ ra một kế hiểm. Vị tướngNhật này nhận ra hải quân của Mỹ c̣n khá mạnh ở Thái b́nh dương nhờ một số hàng không mẫu hạm lọt lưới tấn công ở Pearl Harbor. Muốn tiêu diệt lực lượng này th́ phải dụ chúng tập trung lại và phục kích để phá hủy. Bằng cách nào? Yamamoto Isoroku ra lệnh tấn công một vị trí gần Pearl Harbor và chắc chắn chiến hạm Mỹ sẽ kéo tới đó để bảo vệ. Lúc đó, Nhật chỉ việc tập trung toàn bộ hải – không lực để bất ngờ nghiền nát lực lượng tiếp viện của kẻ thù. Đó chính là kế dụ địch “thỉnh quân nhập ủng” (dụ địch vào ống) mà hải quân Nhật đă từng dùng để phá tan hải quân Nga ở g̣ Đối mă vào năm 1905.
Tuy nhiên, kế hay nhưng lại lộ bí mật v́ phía Mỹ giải mă được mệnh lệnh của Yamamoto Isoroku. Chỉ huy hải quân Mỹ ở Thái b́nh dương lúc đó là Admiral Chester W. Nimitz biết rằng hải quân Nhật sẽ điều động bốn hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ, một lực lượng nồng cốt c̣n lại của Nhật, để làm công việc đánh úp này nên ra lệnh cho không quân Mỹ làm công việc phản phục kích, nghĩa là tiêu diệt hạm đội Nhật vào lúc bất ngờ nhất.
Chiến hạm Mỹ, trong đó có tàu của Dusty, chiếc Enterprise, đă theo dơi hàng giờ trên biển tung tích của hạm đội Nhật đang hướng về Midway Island và sau đó phát giác ra bốn hàng không mẫu hạm Nhật có tàu hộ tống đi kèm.
Lập tức chỉ huy Mỹ ra lệnh cho phi đội cảm tử chuyên thả thủy lôi (torpido pilots) đánh chặn hạm đội Nhật mặc dù hỏa lực của đối thủ trên tàu rất mạnh.
Chiếc Dauntless Douglas của Dusty tới địa điểm trong khi tàu Nhật chuẩn bị bom trên sàn tàu th́ bị đánh bất ngờ. Kleiss và phi công cảm tử (dive bomber) trong đội tấn công chiếc Kaganhưng đợt đầu đánh trật và đợt hai mới thành công.
Dusty kể lại: “tôi cho máy bay bay lên cao độ 20.000 ft và nh́n vào tiêu điểm là ṿng tṛn đỏ lớn, điều chỉnh cho rơ, thế là thả trái bom đầu tiêng nặng 500 pound vào Kaga khiến nhiều máy bay địch bốc cháy. Thế là chiếc Kaga bùng lên như hỏa diệm sơn. Lúc đó, một máy bay Nhật Japanese Zero lên nghinh chiến nhưng bị tay súng bên cạnh tôi đă cho nó nhào xuống biển.”
Sau đợt đầu, Phi đội cảm tử quay trở lại tàu ḿnh là chiếc Enterprise, nhận thêm tiếp tế bom đạn, Dusty làm sao quên đă ăn vài chiếc sandwich và uống một ly cà phê rồi lại bay đi làm nhiệm vụ.
Trận tấn công thứ hai nhắm vào chiếc Hiryu. Chiến hạm này khôn khéo toan t́m đường né tránh nhưng cũng không tránh được số phận trước chiếc máy bay cảm tử của một Dusty, giàu kinh nghiệm, nên nó lại trúng bom và bốc cháy tới mức xa mười dặm c̣n thấy ngọn lửa.
Trận chiến kết thúc, bốn chiếc hàng không mẫu hạm của Nhật: Akagi, Kaga, Soryo và Hiryutừng tham chiến tấn công Pearl Harbor sáu tháng trước bị ch́m xuống đáy biển với hàng ngàn thương vong, trong khi phía Mỹ mất chiếc Yorktown và một khinh tốc hạm (destroyer).
Khi được hỏi liệu ông có nhận ra ḿnh là anh hùng khi không nề nguy hiểm đưa máy bay vào họng tử thần hay không, th́ Kleiss khiêm tốn trả lời: “Bất chấp mọi hiểm nguy có thể xảy ra cho tôi, nhờ Thượng đế đă ban cho tôi đủ sức mạnh nên nếu tôi thêm cố gắng, thêm kiên cường th́ tôi có thể hoàn thành chút ǵ để bảo vệ Mỹ Quốc.”
Chu Nguyễn