PDA

View Full Version : Hủ tục Đốt Vàng Mă



phanngoc
17-11-2015, 20:49
Hủ tục Đốt Vàng Mă

Hỏi:

…”… Vào mùa lễ Vu Lan của đạo Phật, người Trung Hoa và Việt Nam thường đốt rất nhiều tiền vàng và đồ dùng làm bằng giấy, gọi là hàng mă, để gửi xuống âm phủ cho người chết. Xin hỏi rằng phải chăng tục lệ này từ đạo Phật sinh ra, hoặc do đức Khổng tử dạy, hay là do tôn giáo nào mang vào Việt Nam?

Đáp:

T́m hiểu l‎ư lịch vấn đề đồ vàng mă, có lẽ chúng ta phải nh́n ngược lại từ thời mông muội xa xưa, thời mà sự suy nghĩ của con người c̣n đơn sơ, mới chỉ biết sống túm tụm trong những bộ lạc, đồ dùng th́ chỉ có dăm ba món tối cần thiết thí dụ lọ chứa nước, nồi niêu bằng đất, khí giới bằng đá, áo quần bằng da thú, vân vân …. Tóm lại, toàn bộ của cải vật chất chỉ là mấy món đồ đơn giản đủ làm vật dụng sinh nhai hằng ngày và bảo vệ mạng sống trước thú dữ và kẻ thù mà thôi. Ngành khảo cổ đă phát giác ra những ngôi mộ từ thời rất xa xưa, tại đó, lẫn với xương cốt là những món đồ dùng hằng ngày như nồi niêu ṿ nước vân vân, chứng tỏ chúng đă được chôn theo người chết.

Sau này, theo với đà tiến hóa, lịch sử chôn của cải theo người chết cũng trải qua những bước thăng trầm, có những hồi cực thịnh lên tới mức tối dă man như khi chôn hoặc thiêu cả đến những người c̣n sống mà sinh thời được người quá cố thương yêu hoặc có những thời nhờ lương tâm thức tỉnh một phần, người ta dùng người giả thay cho người thật, gọi là “mộc nhân thế mạng” (h́nh người bằng gỗ) hoặc “h́nh nhân thế mạng” (h́nh người đan bằng tre dán giấy bên ngoài),và đồ giả gọi là hàng mă thay cho đồ thật để đốt theo người chết.

Tuy vậy, cái tư‎ tưởng “thế mạng” vẫn gợi lên h́nh ảnh dă man về sự giết người, nên Khổng Tử và Mạnh Tử đă nặng lời thống trách rằng:

“Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân”

“Kẻ nào dùng người bù nh́n là tuyệt tự".

Như thế, vấn đề đốt đồ giả là vàng mă này đă có chiều dài lịch sử gần dài bằng lịch sử loài người, duy không phải trước sau đồng nhất mà biến thiên theo từng thời gian, thoát thai từ chôn đồ dùng thật, chôn sống người thật hoặc hỏa thiêu cho chết theo, hoặc dùng mộc nhân thế mạng, h́nh nhân thế mạng, dùng đồ bằng giấy thay đồ thật đốt cho người chết, tựu trung cũng từ niềm tin mê muội cộng với ḷng xót thương người thân yêu qua đời một cách mù quáng, muốn cho họ có những tiện nghi như khi c̣n sống mà thôi.

Hành động dă man hỏa thiêu người c̣n sống trong tang lễ này, lịch sử Việt Nam c̣n ghi lại câu chuyện đáng buồn xảy ra ở thế kỷ 13, là chuyện Huyền Trân Công Chúa nhà Trần, được gả cho vua Chiêm Thành để đổi lấy 2 châu Ô L‎ư. Chẳng bao lâu vua chết, theo phong tục th́ bà phải lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng. Nhưng tướng Trần Khắc Chung đă cứu thoát đem về quê hương Việt Nam.

Theo cuốn Champaka số 1 – 1999, người Champa (tức là Chiêm Thành) coi sự việc này là quốc nhục và các vua Champa kế tiếp đă từng dùng vũ lực, vào các năm 1311 – 1312 -1317 – 1318 - 1326 và 1353, để yêu cầu Đại Việt trao trả cho vương quốc này hai châu Ô Lư nhưng không thành.

Sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử kư Toàn Thư phê phán rằng:

“Ngày xưa Hán Cao Hoàng v́ nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người không cùng giống ṇi, các tiên nho đă từng chê trách, song dụng ư là muốn binh yên, dân nghỉ, th́ c̣n có thể nói được. Hán Nguyên Đế th́ v́ chúa Hung Nô là Hô Hàn Tà sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. C̣n như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đă trót hứa gả, sợ thất tín th́ sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đă xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó th́ có khó ǵ, mà lại đem gả cho người xa không phải giống ṇi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế th́ Tín ở đâu?

Trong trong Việt Sử Toàn Thư, nhà sử học Phạm Văn Sơn viết:

“ Việc tướng Trần Khắc Chung lập mưu đưa Huyền Trân trở về nước sau khi Chiêm Vương qua đời, dù sao ta cũng phải nhận là một việc bất tín đối với Chiêm Thành. Vậy th́ phản ứng của nước Chiêm là lẽ dĩ nhiên và chính đáng."

Như thế, niềm tin chôn hoặc thiêu người c̣n sống, -- mà sau này dần dần thay thế bằng đồ giả, gọi là hàng mă, -- để tiếp tục làm bầu bạn hoặc hầu hạ người đă chết ở thế giới bên kia không phải là từ đạo Phật hoặc đạo Khổng, mà vốn có từ thời đại cổ xưa, khi sự suy nghĩ của con người c̣n quá đơn giản.




http://www.vangma.com/images/plg_imagesized/23-bietthu.jpg (http://www.vangma.com/images/plg_imagesized/23-bietthu.jpg)

Biệt thự hàng mă


Để thấu triệt vấn đề này, ḥa thượng Thích Tố Liên, một vị danh tăng của Phật giáo Việt Nam đă có bài giảng rất minh bạch. Ngài là một trong những cột trụ của Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo ở miền Bắc, trong việc thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt nam trên Toàn Quốc và trong công cuộc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới vào những năm giữa thế kỷ 20. Ngài vốn ḍng dơi Nho gia, đi tu từ trẻ, Phật học và Khổng học đều uyên thâm. Ḥa thượng dạy rằng:

…”… Ở đời, cái ǵ cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mă cũng vậy.

Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng tục chôn người chết của người Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khoanh phần mộ ǵ cả.

Đến đời vua Hoàng đế (2679 trước Tây Lịch) mới cho rằng: “Con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận”, bèn mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế, đến đời Đường Ngu, tục lệ chôn cất người chết vẫn chỉ có thế.

Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 trước Tây Lịch), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v... để chôn theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quư khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy.

Đă chế ra đồ dùng cho người chết, tất nhiên phải có kẻ hầu hạ người chết, thế là người ta lại chế ra người bù nh́n bằng gỗ đem chôn theo người chết. Đến đời nhà Ân (1765 tr.TL), lại không dùng mâm, bát, đồ đất và nhạc khí bằng tre, gỗ để chôn theo người chết nữa, họ dùng toàn đồ thật chôn theo.




http://www.vangma.com/images/plg_imagesized/22-xehop.jpg (http://www.vangma.com/images/plg_imagesized/22-xehop.jpg)

Xe hơi hàng mă


Đến đời nhà Chu (1122 trước Tây Lịch), người Trung Hoa đă bắt đầu văn minh hơn; cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, đối với người chết, đă được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc thực hiện lễ nghi chôn cất. Từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ và đồ vật thật theo lệ nhà Ân để chôn theo các vua chúa đă chết; c̣n từ hạng sĩ phu tới b́nh dân, khi chết chỉ được chôn theo độc nhất một thứ đồ giả thôi. Nếu người hèn hạ nào mà dùng lễ nghi ngang với người sang, tức khắc phải tội "tiếm lễ".

Không những thế, dă man nhất, độc ác nhất là người ta c̣n bịa đặt ra những "tuẫn táng"; nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quư của người chết khi c̣n sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đă chết.

Sách Tả Truyện chép: "Đời vua Văn Công thứ sáu, vua Trần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công. Người trong nước tỏ ḷng thương tiếc ba anh em họ Tứ Xa là người hiền đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ư than văn, mỉa mai. Trong thơ đại ư nói: “Ba anh em họ Tứ Xa đều là những người hiền đức gấp trăm ngh́n người khác, trời đất ơi! Sao nỡ đem chôn sống để đi theo người đă tận số là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mạng cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui ḷng mà chết thay".

Về sau người ta cũng nhận thấy đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ Sô Linh. Rồi v́ người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ "mộc ngẫu" như trước. Sách Trang Tử chép: "Đời vua Mục vương nhà Chu (1001 trước Tây Lịch) có người tên là Yến Sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết.

Đến thời nhà Hán, giới trí thức Nho học cảm động trước lời cự tuyệt thống thiết của Khổng Tử và Mạnh Tử trong tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới bỏ tục lệ "tuẫn táng", không dùng người sống chôn theo với người chết nữa mà làm nhà mồ để cho vợ, con, tôi, tớ người đă chết ra để săn sóc mộ. C̣n các đồ ăn mặc của người chết kia, khi c̣n sống dùng những thứ ǵ, khi chết cũng đem chôn theo hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vệ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh phần mộ.

Từ đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy cỏ cây dó và vải rách, lưới rách đem chế ra giấy. Đă có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v... đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong tang ma, tế lễ. Sách Thông Giám cương mục chép: "V́ vua Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mă dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mă được".

Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mă để cúng gia tiên. Thế th́ tại sao ngày Rằm tháng Bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo, mà một số tín đồ nhà Phật đốt rất nhiều vàng mă để kính biếu gia tiên?

Nguyên nhân đốt vàng mă vào ngày rằm tháng Bảy là thế này, vào thời vua Đạt Tôn nhà Đường (762 Tây Lịch) bên Trung Hoa, nhằm lúc Phật giáo cực thịnh, một vị sư tên là Đạo Tăng muốn cho dân chúng theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mă của người dân, vào tâu với nhà vua rằng:

“Rằm tháng Bảy là ngày của Diêm Vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng Bảy nên đốt nhiều vàng mă để cúng biếu các vong nhân dùng."

Vua Đạt Tôn đương muốn được ḷng dân nên rất hợp ư với lời tâu của Đạo Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ. Thế là nhân dân Trung Hoa lại được dịp thi nhau đốt vàng mă vào ngày Rằm tháng Bảy để kính biếu gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu lại bị giới Tăng sĩ Phật giáo công kích bài trừ, v́ cho rằng việc đốt vàng mă vào ngày lễ trọng của Phật giáo đă làm cho cái lệ ngày Rằm tháng Bảy không c̣n có chính nghĩa nữa.

Phần lớn dân chúng Trung Hoa hồi đó đă tỉnh ngộ, cùng nhau bỏ tục đốt vàng mă, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề sản xuất vàng mă gần như bị thất nghiệp, nhất là người tên Vương Luân, ḍng dơi của Vương Dũ, đă bịa đặt chế ra đồ vàng mă.

Thất nghiệp, Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mă. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, c̣n cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đă có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem hàng ngàn thứ đồ mă trong đó có cả h́nh nhân thế mạng ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ.

Trong khi mọi người đang suưt xoa khấn khứa, bỗng trăm ngh́n mắt như một, trông thấy hai năm rơ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đă đứng sẵn bên quan tài. Chàng giả chết kia cũng ḷ ḍ ngồi dậy, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật chuyện với công chúng rằng:

- "Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận được h́nh nhân thế mạng cho tôi, với tiền bạc và đồ mă, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế".

Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng h́nh nhân có thể thế mạng được và thánh thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mă, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ.

Từ đấy các nghề hàng mă lại được phục hưng một cách nhanh chóng v́ không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mă, mà đến cả thiên, địa, quỷ, thần trong tam, tứ phủ cũng dùng đồ giả, th́ dĩ nhiên là vàng mă phải đắt hàng. Chuyện này c̣n chép rơ ràng ở sách Trực Ngôn Cảnh Giáo.

Như thế, chúng ta nên thẳng thắn nh́n nhận rằng:

"Bịa đặt ra tục mê tín, dị đoan, làm h́nh nhân thế mạng vào lễ tam, tứ phủ để đầu độc mê tín đến ngày nay là bắt đầu từ Vương Luân”. Người Trung Hoa đă bị cái bả mê tín vàng mă do Vương Luân đầu độc đến nay đă được gần hai ngàn năm. Dân tộc Việt Nam chúng ta mê tín cũng chẳng kém, v́ trước đây chúng ta bị họ đô hộ hơn 1.000 năm. Phong tục của người họ như thế nào, người ḿnh cũng dập theo đúng khuôn khổ như vậy, bất luận hay, dở, phải, trái, tà, chính. Đó là do cái tính cẩu thả, phụ họa của người ḿnh.

Nếu chúng ta đă thừa nhận tinh thần của dân tộc Việt Nam đều nhờ Phật giáo và Nho giáo đào tạo nên, vậy th́ xin hỏi giới trí thức Việt Nam:

“Hiện tại có ai t́m thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mă ở kinh sách nào? Nếu không t́m thấy tục đốt vàng mă do Phật giáo hay Nho giáo truyền dạy, tôi xin thiết tha yêu cầu người Việt Nam ta bỏ tục đốt vàng mă đi, và khuyên mọi người cùng bỏ tục ấy.”

Trên đây là lời giảng dạy tha thiết của ḥa thượng Thích Tố Liên. Ngài là bậc uyên thâm Phật học và Nho học. Ngài đă nghiên cứu kỹ lưỡng và quả quyết rằng tục đốt vàng mă không do đạo Phật hoặc Khổng Tử bày ra, mà từ rất nhiều nguồn gốc, tựu trung đều do thói tật mê tín.

Theo sách Trung Dung của nhà Nho, đức Khổng Tử dạy:

“Kính kỳ sở tồn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sanh, sự vong như sự tồn”, có nghĩa là “dù cha mẹ đă qua đời, người con có hiếu vẫn nhớ lời dạy bảo của cha mẹ như khi các người c̣n sống, thương kính những người mà khi c̣n sinh tiền cha mẹ đă thương kính”.

Được hỏi về vấn đề con người sau khi chết, Khổng Tử dạy:

“Bất tri sinh yên tri tử" có nghĩa là “chưa biết rơ về đời sống làm sao biết về việc sau khi chết”.

Được hỏi về cách ứng xử với quỷ thần, Ngài dạy:

"Kính quỷ thần nhi viễn chi" , có nghĩa là “kính trọng quỷ thần, nên tránh xa”.

Điều đó nói lên quan điểm nhân bản và thực tế của Không Tử, muốn đời sống trở nên tốt đẹp, tạo dựng hạnh phúc cho kiếp người, không lan man về những điều huyền hoặc xa vời.


Tuệ Đăng (ĐPK)
_http://phuongkhanhdo.wordpress.com/category/chuong-trinh-phat-thanh-tim-hieu-phat-phap-tue-dang/